Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích các tố chất và kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo tài ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.06 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH CÁC TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA MỘT NHÀ
LÃNH ĐẠO TÀI BA
Khi nhắc đến khái niệm “lãnh đạo”, hầu hết mọi người thường nghĩ đến một
người ở vị trí đứng đầu, của một tổ chức hay một nhóm người. Rất nhiều người
cho rằng năng lực lãnh đạo là một tố chất bẩm sinh được “trời phú” cho một số cá
nhân nhất định để họ thực hiện vai trò của người lãnh đạo. Tuy nhiên, trên thực tế
tham gia vào sự phát triển chung nền kinh tế của đất nước không thể không kể đến
sự đóng góp và nỗ lực không mệt mỏi của bộ máy chính trị, người đứng đầu đất
nước đặc biệt là các tổ chức kinh tế như các tập đoàn, các công ty ….Để có được
sự thành công của các tổ chức kinh tế này không thể không nói đến sự đóng góp
đầy trách nhiệm của các cá nhân đó chính là người lãnh đạo tổ chức, với những có
thành tích xuất sắc của các nhà lãnh đạo các tổ chức đó chính là nhà lãnh đạo tài
năng. Vậy đâu là yếu tố dẫn đến những thành công của những nhà lãnh đạo này?
Phải chăng chính là nhờ có những tố chất, năng lực, lòng tin và kỹ năng của những
nhà lãnh đạo tài ba đó? ở mọi điều kiện, môi trường trong lĩnh vực chính trị hay
kinh doanh… khi ngày càng phức tạp và cạnh tranh gay gắt, khốc liệt lại đòi hỏi
các tổ chức cần phải xây dựng được một đội ngũ với nhiều con người có khả năng
lãnh đạo ở mọi cấp bậc hơn để có thể dẫn dắt tổ chức cạnh tranh hiệu quả trong bối
cảnh mới.
Cho nên, hiểu rõ khái niệm “nhà lãnh đạo” là rất quan trọng. Bản chất công
việc của họ và bản chất bên trong con người họ là gì?

1


Để phân tích làm rõ bản chất công việc, các hoạt động của nhà lãnh đạo
trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích các phẩm chất, kỹ năng của nhà lãnh
đạo,
I. Lý thuyết về lãnh đạo:
1. Định nghĩa về lãnh đạo.
Các nhà nghiên cứu thường định nghĩa lãnh đạo theo quan điểm cá nhân của


mình và các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm nhất. Sau khi tổng quan các tài
liệu viết về lãnh đạo, Stogdill (1974, trang 259) kết luận rằng “ Có bao nhiêu
người cố gắng định nghĩa thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa”.
Các định nghĩa khác nhau liên tiếp ra đời từ khi Stodill đưa ra kết quả nghiên cứu
của mình. Lãnh đạo được định nghĩa dưới góc độ tố chất, hành vi, ảnh hưởng, cách
giao tác, lãnh đạo vai trò, sự đảm nhiệm một vị trí quản lý. Một số định nghĩa về
lãnh đạo
Lãnh đạo là “ Hành vi của một cá nhân… chỉ đạo các hoạt động của một
nhóm người thực hiện một mục tiêu chung (Hemphilll & Coons, trang 7)
Lãnh đạo là “sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo sự tuân thủ về
cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một tổ chức” ( D.Katz & Kahn, 1978,
trang 528)
Lãnh đạo là “ một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của một
nhóm người có tổ chức để thực hiện mục tiêu chung” ( Rauch & Behling, 1984,
trang 46)

2


Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay
nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia)
2. Định nghĩa về “Nhà lãnh đạo”:
- Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định
nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo.
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự
ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi
hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính
hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
Theo House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây

ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có
hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh
hưởng.
-

Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có

một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều
gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng
ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác
chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà
lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.

3


Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ quan
trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua,
các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng
phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là
đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn
học... Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách
là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướn đi cho mọi người, và quyết
định cho các hoạt động nội bộ.
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các
cơ cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên
người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được
nữa. Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm
quyền của ông ta.

Nhà lãnh đạo thật sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để
gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây
mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất
phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ.
Khái niệm “Nhà lãnh đạo” hay bị nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác.
Người ta thường đánh đồng nhà quản lý, hay chủ doanh nghiệp với nhà lãnh đạo.
Thực chất những đối tượng này là hoàn toàn khác nhau. Trong cuốn Leaders
( Những nhà lãnh đạo), Bennis và Nanus đã nói: “ Sự thật là có rất nhiều cơ hội để
trở thành nhà lãnh đạo và chúng đều nằm trong tầm tay hầu hết mọi người”. Mỗi

4


thời đại đều có một thời điểm đòi hỏi nhà lãnh đạo vượt lên phía trước để đáp ứng
nhu cầu của thời cuộc. Vì vậy, không có nhà lãnh đạo nào lại không tìm thấy thời
khắc của mình. Lãnh đạo là sự phát triển chứ không phải là sự khám phá. “Nhà
lãnh đạo bẩm sinh” luôn xuất hiện. Song, để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, cần
phải trau dồi và phát triển những tố chất lãnh đạo qua quá trình làm việc tích lũy
kinh nghiệm, học hỏi mà bản thân trải qua hay từ những người xung quanh.
Các nhà lãnh đạo đều có sự khác biệt, tuy nhiên nhìn nhận theo cách nào, thì
một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng
truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng:
Hiện nay tôi đang công tác tại Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì
người lãnh đạo mà tôi biết là thành công đó là anh Trần Quý Kiên Chánh Văn
phòng Bộ là một tấm gương sáng về một nhà lãnh đạo tài ba, người mà có những
tố chất và kỹ năng đáng để tôi phải học hỏi học hỏi. Là một kỹ sư địa chất, thạc sỹ
luật học, đồng chí đã không ngừng học hỏi, phấn đấu để đạt được vị trí như ngày
hôm nay. Là lãnh đạo cao nhất của Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường với
chức năng nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp giúp lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi
trường điều hành mọi hoạt động của Bộ và bảo đảm điều công tác cho các cơ quan

chức năng thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua đồng chí luôn
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và điều hành Văn phòng Bộ hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
Với những kiến thức được học tôi đi sâu phân tích những tố chất và kỹ năng
dẫn đến tới thành công của anh.

5


Tầm nhìn: Anh luôn tạo ra hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà
tất cả mọi người trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện
thực. Đồng thời anh biết dẫn dắt tổ chức mình phải hình dung ra tương lai và kết
quả sẽ đi tới đâu.
Cảm hứng: Khi xây dựng được tầm nhìn, anh ấy đã khơi dậy và truyền
được cảm hứng cho những người cấp dưới của anh để họ đi theo và thực hiện. Với
nhiều phương pháp anh đã truyền đạt tầm nhìn tới mọi người và truyền cảm hứng,
khích lệ họ thực hiện.
Ảnh hưởng: Anh Trần Quý Kiên là người có ảnh hưởng và quyền lực rất
lớn được tạo ra từ trình độ, uy tín của bản thân. Nói cách khác, tất cả các công việc
anh ấy đều phải sử dụng khéo léo quyền lực của minh điều đó tạo sự cuốn hút, lôi
kéo người khác đi theo mình.
Như vậy, một nhà lãnh đạo thành công phải là người có những tố chất và kỹ
năng gì:
Tố chất
1. Phải có tầm nhìn, óc sáng tạo và sự
quyết đoán
2. Sự hiểu biết và ham học hỏi

Kỹ năng
1.


Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch

2.

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

3.

Kỹ năng phân tích và xử lý tình

3. Là người bền bỉ, chịu được áp lực
4. Tự tin, không sợ thất bại, dám nhận
trách nhiệm

huống
4.

Khả năng truyền nhiệt huyết

5.

Trao quyền và thể hiện lòng tin vào

6


5.

Hỗ trợ và chỉ dẫn cho nhân viên


cấp dưới

Chúng ta cùng xem ở con người anh Kiên có những tố chất và kỹ năng trên
không?
• Tố chất
-

Phải có tầm nhìn, óc sáng tạo và sự quyết đoán:

Anh Kiên luôn xác định hướng đi đúng đắn là kim chỉ nam cho sự phát triển
của mình bởi anh ấy có tầm nhìn xa, trông rộng đồng thời rất quyết đoán xử lý
khéo léo trong mọi tình huống.
- Sự hiểu biết và ham học hỏi:
Đa số các nhà lãnh đạo thành công đều dựa trên kinh nghiệm vốn có hay
được tích lũy của họ tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo của mình họ thường ngủ
quên trên chiến thắng mà quên mất rằng để giúp cho tổ chức không ngừng phát
triển và lớn mạnh thì việc học hỏi và hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của nhà lãnh
đạo là không thể thiếu được. Đối với anh Kiên thì đây là một trong những việc mà
anh thường xuyên quan tâm và coi trọng. Anh tham gia học thạc sỹ và hoàn thành
các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt để luôn bắt kịp với tình hình
phát triển hiên nay.
- Là người bền bỉ, chịu được áp lực:
Mặc dù công việc rất nhiều, có những lúc anh gặp rất nhiều khó khăn như áp
lực công việc ở cơ quan và đặc biệt là những lúc gặp khó khăn đối với gia đình khi

7


người vợ thương yêu của anh bị bệnh và qua đời để lại cho anh hai cháu còn nhỏ,

nhưng anh đã can đảm để bố trí hài hòa trong việc thực hiện công việc được giao.
Bởi anh có sức khỏe dẻo dai, có nghị lực tốt nên với cường độ làm việc lớn và
căng thẳng như hiện nay sẽ dễ dàng bị khuất phục chỉ bởi một trận ốm do thay đổi
thời tiết hay những buổi tiếp đối tác do phải uống rượu bia nhiều. Sự deo dai về thể
chất và tinh thần đã giúp anh minh mẫn đối mặt với những tình huống căng thẳng
và khó khăn trong các mối quan hệ với đối tác. Chính nhờ có sự dẻo dai bền bỉ về
thể chất và tinh thần đã giúp chịu được những áp lực, căng thẳng và luôn hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Tự tin, không sợ thất bại, dám nhận trách nhiệm:
Anh là con người rất tự tin đây chính là tố chất cần thiết của một nhà lãnh
đạo mà còn là sự hỗ trợ hữu hiệu giúp anh khi phải thuyết trình trước Bộ trưởng,
các Lãnh đạo Bộ hay phải giải quyết một tình huống công việc chưa bao giờ gặp
phải. Anh là Chánh văn phòng Bộ nên không thể tránh được việc tổ chức, điều
hành các Hội nghị, Hội thảo… hay diễn thuyết trước đám đông để truyền đạt ý
tưởng của mình cho cấp dưới hoặc đối tác hiểu để thực hiện được mục đích của
mình.
Anh không sợ thất bại và dám chịu trách nhiệm cho những hành động, lời
nói của chính mình, dám đương đầu với mọi thử thách cam go và anh cũng sẵn
sàng để nhận trách nhiệm về mình khi thất bại.
Hỗ trợ và chỉ dẫn cho nhân viên:

8


Là một người lãnh đạo thì ngoài việc hoàn thành các mục tiêu mình đề ra thì
phần không thể thiếu đó là lòng vị tha, bao dung, hỗ trợ và hướng dẫn cho nhân
viên thực hiện tốt công việc của họ. Đây cũng chính là phong các mà anh là người
dẫn đầu luôn thực hiện trách nhiệm phân công công việc theo đúng khả năng của
từng người, đưa ra định hướng kết quả công việc cần hướng tới, cũng như cho họ
thời gian cần thiết, chi phí, nhân lực, thông tin và các công cụ hỗ trợ để cấp dưới

hoàn thành tốt công việc của họ. Đối với những người mắc sai lầm hay chưa làm
đúng phần công việc được giao thì anh luôn có trách nhiệm hỗ trợ hướng dẫn cần
thiết cho cấp dưới nhất là những trường hợp cấp dưới mắc sai lầm khi thực hiện
công việc mà rủi ro đã được dự báo trước. Trong nhiều trường hợp cụ thể anh cùng
tham gia xử lý với cấp dưới để cùng rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực
hiện công việc thực tế. Hơn nữa anh luôn tôn trọng và lắng nghe cấp dưới để tìm
ra giải pháp hưu hiệu.
• Kỹ năng:
-

Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch:

Bản thân anh ấy là người có kỹ năng quản lý và lập kế hoạch rất tốt, điều
hành theo kế hoạch và bảo đảm tính khoa học cao. Bởi sau khi vạch ra tầm nhìn
chiến anh ấy đã lập kế hoạch theo lộ trình, từ khái quát đến cụ thể để từng bước đạt
được mục tiêu của mình. Chính vì thế khi điều hành công việc anh luôn dành thế
chủ động, cấp dưới cũng dễ dàng trong thực hiện nhiệm vụ.
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán:

9


Một trong những kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo đó chính là khả
năng giao tiếp và đàm phán. Một người lãnh đạo dù có tài giỏi đến đâu nhưng nếu
thiếu kỹ năng giao tiếp thì khó có thể truyền đạt được lý tưởng, đường đi nước
bước cũng như thuyết phục được mọi người nghe theo mình.
Đúng như vậy, với cương vị Chánh văn phòng Bộ là người mà phải thường
xuyên quan hệ, giao tiếp với các cấp lãnh đạo từ Trung ương, Tỉnh và các doanh
nghiệp, người dân trong các công việc liên quân đến các lĩnh vực của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, anh đề giải quyết rất tốt đẹp vừa đảm bảo tính nguyên tắc,

vừa để lại ấn tượng, tình cảm với mọi người. Đặc biệt là khi gặp phải những vấn
đề khó khăn ngay trong nội bộ hay xử lý các tình huống nhạy cảm đối với cấp trên
và các mối quan hệ giữa các bộ, ngành… Hay trong quá trình làm việc trình bầy
các kế hoạch với lãnh đạo cấp trên hoặc thương lượng với đối tác anh luôn giành
thế chủ động cho mình và kết quả công việc rất tốt; đây là kỹ năng đàm phán và
khả năng giao tiếp tuyệt vời của anh.
- Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống:
Nếu người lãnh đạo không có kỹ năng phân tích sẽ dễ dàng có những quyết
định theo cảm tính nhiều khi gây ra hậu quả khôn lường cho tổ chức của mình. Kỹ
năng phân tích cũng bao gồm cả dự báo tình huống tốt xấu, từ đó có những
phương án dự phòng tốt nhất cho tổ chức mình. Trong lĩnh vực này, Anh ấy là
người có trình độ phân tích tình hình rất tốt, đặc biệt khi gặp phải những vấn đề
khó khăn chưa gặp phải bao giờ, bao giờ anh cũng bình tĩnh phân tích tình huống,
nhận diện vấn đề, tìm ra cốt lõi vấn đề cần xử lý ở đâu cũng như nhận biết được

10


điểm mạnh điểm yếu của bản thân tổ chức mình đề từ đó có hướng giải quyết phù
hợp.
- Khả năng truyền nhiệt huyết:
Anh luôn biết truyền cảm hứng và sự nhiệt huyết cũng như gây ảnh hưởng
cho mọi người. Trong công việc anh luôn thể hiện sự tự tin, nhìn xa trông rộng và
bảo đảm tính khả thi nên khi anh triển khai đến cấp dưới thi hầu hết cấp họ luôn bị
thuyết phục và tuân theo một cách rất tự nhiên và khi làm việc với anh Kiên thì
chúng tôi không còn thói quen áp đặt hay cưỡng ép nhân viên làm theo ý mình.
Anh thường khuyến khích nhân viên làm việc tận tâm với công việc như bản thân
mình, làm cho nhân viên yêu thích công việc của họ và sẵn sàng phấn đấu vì mục
tiêu chung của tổ chức.
- Trao quyền và thể hiện lòng tin vào cấp dưới

Anh là người có thể xử lý rất nhiều công việc tại một thời điểm và có được
sự ngưỡng mộ của mọi người xung quanh tuy nhiên anh không ôm đồm công việc
và luôn có lòng tin cấp dưới thường xuyên giao việc cho các đồng chí cấp phó, hay
nhân viên dưới quyên. Bởi vậy, trong những năm qua tại Văn phòng Bộ Tài
nguyên và Môi trường luôn có sự chủ động trong công việc được giao, mọi cán bộ,
nhân viên đều chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình, các đồng chí Phó chánh văn
phòng đề sẵn sàng thay thế anh Kiên khi anh ấy đi công tác, hoặc vắng mặt tại cơ
quan.
Chính vì vậy trong những năm qua, kể từ khi đồng chí lên lãnh đạo Văn
phòng Bộ, Văn phòng Bộ có nhiều đổi mới và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được

11


giao. Với những thành tích mà đồng chí cống hiến cho đơn vị nhiều năm qua đồng
chí đã được Văn phòng chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhiều bộ,
ngành tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua, Bằng, giấy khen và nhiều phần thưởng cao
quý.
Cá nhân tôi luôn kính trọng một con người đức độ, tài năng, luôn tràn đầy
nhiệt huyết trong công việc như đồng chí. Anh ấy chính là tấm gương sáng của
một người lãnh đạo thành công mà bản thân tôi luôn phấn đấu học hỏi và làm theo.

12


Tài liệu tham khảo:
-Phát triển kỹ năng lãnh đạo – Tài liệu chương trình đào tạo thạc sỹ kinh doanh
quốc tế
- />-
-Doanhnhan360.com


13



×