Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích về điện TOán đám mây và tác động tới hoạt động marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.14 KB, 12 trang )

Phân tích về Điện TOán Đám Mây và tác động tới hoạt động Marketing

Mô hình điện toán đám mây dường như ngày càng được ưa chuộng. Điện
toán đám mây hay còn gọi điện toán máy chủ ảo là mô hình điện toán được sử
dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám
mây" ở đây chính là mạng Internet và các kết cấu hạ tầng bên trong.
Trên thực tế, điện toán đám mây đơn giản chỉ là một bước tiến khác trong
cách mạng công nghệ thông tin. Mô hình đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu
tố cơ bản gồm máy tính trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng Web. Nhưng bản
chất của 3 thành phần này đều tồn tại các vấn đề về bảo mật.
Khi công nghệ số ngày càng phát triển nhanh chóng và chiếm trọn tình cảm
của giới trẻ thì mô hình điện toán đám mây tạo ra một cơ hội cho những nhà sản
xuất, nhà kinh doanh phục vụ nhiều khách hàng cùng một lúc. Đây là một mô hình
mới tuy nhiên đã làm thay đổi thói quen sử dụng công nghệ và thói quen marketing
của các công ty kinh doanh.
Hiện nay, mô hình điện toán đám mây được ứng dụng vào marketing rất
nhiều với các vai trò đặc biệt, tạo ra mối quan hệ hai chiều gắn kết giữa nhà kinh
doanh với khách hàng một cách mật thiết:
BKAV 2010 đang xây dựng bằng công nghệ điện toán đám mây. Với công
nghệ điện toán đám mây, các tác tử đám mây tích hợp trong Bkav (Bkav Cloud
Agent) tương tác online với hệ thống đám mây Bkav Cloud, khiến việc cập nhật
mẫu virus có thể nhanh tới từng phút và phục vụ khách hàng nhanh chóng với chi
phí được giảm đáng kể. Hay Misa HRM.net là phần mềm quản trị nguồn nhân lực
1


của công ty cổ phần Misa hiện nay cũng đang sử dụng trực tuyến theo mô hình
điện toán đám mây bằng việc sử dụng một máy tính chủ có công suất lớn đã làm
giảm đi cho khách hàng thời gian truy cập và sử dụng phần mềm.
Mức độ tiêu thụ máy tính của Trung Quốc sẽ dẫn đến sự phát triển của
ngành điện toán đám mây thông qua chính sách tập trung chi tiêu cho công nghệ


thông tin 5 năm của chính phủ. Hiện tại, Trung Quốc đang chiếm 3% thị phần trong
thị trường sử dụng điện toán đám mây. Theo Gartner – tập đoàn nghiên cứu và tư
vấn thị trường, thị trường Trung Quốc được dự đoán sẽ phát triển đạt mức
40%/năm. Tuy Trung Quốc tự phát triển ngành phần mềm, nước này cũng là người
tiêu dùng lớn của các công ty phần mềm điện toán đám mây của các nước khác,
đáng chú ý nhất là Mỹ.
Google, Microsoft, VMware và Oracle tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu
trong ngành này. Các nhà cung cấp này cũng sẽ tiếp tục tăng cường dung lượng
trên đám mây của mình bằng cách mua lại các công ty khác, có thể kể đến VMware
mua lại Nicira để mở rộng trung tâm dữ liệu ảo hoá của họ.
GIỚI THIỆU
Gartner, tập đoàn tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin đã dự đoán ngay
từ tháng 12/2011 rằng điện toán đám mây sẽ trở nên phổ biến vào năm 2012.
Theo thống kê, 33% các công ty sử dụng điện toán đám mây cơ bản để kết
nối thông tin từ bất kể thiết bị nào hơn là để giảm chi phí. Chỉ 14% các công ty cắt
giảm nhân sự IT sau khi ứng dụng điện toán đám mây, 20% công ty thuê nhiều
chuyên gia điện toán đám mây hơn. 82% trong số tất cả các công ty tiết kiệm được
tiền nhờ sử dụng điện toán đám mây, 23% các doanh nghiệp Mỹ và 45% các doanh
nghiệp nhỏ (ít hớn 50 nhân viên) cho biết không tiết kiệm được chi phí trong khi
35% các doanh nghiệp tiết kiệm được số tiền ít hơn 20.000USD. 92% doanh
2


nghiệp Brazil tiết kiệm được chi phí trong khi 70% các doanh nghiệp Australia tiết
kiệm được chi phí khi sử dụng điện toán đám mây
65% các công ty lựa chọn đăng ký sử dụng điện toán đám mây kéo dài 1
năm hoặc hơn, 64% các công ty cho biết việc sử dụng điện toán đám may giúp họ
giảm chất thải và giảm tiêu thụ điện năng.
Hầu hết các doanh nghiệp thúc đẩy cải thiện IT sau khi ứng dụng điện toán
đám mây, 93% công ty nhận thấy sự cải thiện trong ít nhất một lĩnh vực IT kể từ

khi ứng dụng điện toán đám mây, 52% công ty gia tăng hiệu quả khai thác của các
trung tâm dữ liệu trong khi 47% công ty cho biết họ nhận thấy chi phí hoạt động
được cắt giảm sau khi sử dụng điện toán đám mây. 80% trải nghiệm sự cải thiện
trong vòng 6 tháng từ khi chuyển sang điện toán đám mây.
Doanh nghiệp nhỏ ít phải đối mặt với sự phản đối của nhân viên về việc sử
dụng điện toán đám mây, 74% doanh nghiệp nhỏ cho biết không ai trong công ty
phải đối việc chuyển sang sử dụng điện toán đám mây, 80% doanh nghiệp Mỹ
chậm chấp trong việc chuẩn bị trước cho nhân viên về việc ứng dụng điện toán
đám mây, 81% công ty Australia cung cấp thông tin hay đào tạo trước cho nhân
viên, trong khi có đến 97% công ty Brazil chuẩn bị trước cho các nhân viên của họ.
Với những số liệu ở trên, việc phát triển của mô hình điện toán đám mây đã
mang lại sự thay đổi đáng kể và hiệu quả, là tiền đề cho công cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật cho tương lại, sẽ dánh dấu sự thay đổi trong mô hình kinh doanh của
các doanh nghiệp.

NỘI DUNG
1.Điện toán đám mây là gì?
1.1.Khái niệm về điện toán đám mây
3


Thuật ngữ điện toán đám mây (cloud computing) ra đời giữa năm 2007
không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở
hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua.
Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán
khổng lồ như phần mềm, dịch vụ và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám
mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để
mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có
trên Internet,doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng
nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực

riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay
họ. Google, theo lẽ tự nhiên, nằm trong số những hãng ủng hộ điện toán máy chủ
ảo tích cực nhất bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các cloud
(virtual server). Đa số người dùng Internet đã tiếp cận những dịch vụ đám mây phổ
thông như e-mail, album ảnh và bản đồ số.
Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách
được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức
tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng
liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho
phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó
"trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ
đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Ví dụ đơn giản, nếu một website được chứa trên một máy chủ, người dùng
phải lựa chọn hệ điều hành để cài đặt (Linux/Windows/Mac), tiến hành các thiết
lập để máy chủ và website có thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu trang web được chứa
trên “đám mây”, người dùng sẽ không cần phải thực hiện thêm bất cứ điều gì khác.
Điều này cũng đảm bảo yếu tố đầu tư về phần cũng được giảm tải ở mức tối đa.
4


1.2.Mục tiêu của điện toán đám mây:
Mục tiêu cao nhất mà phương pháp điện toán đám mây mang lại chính là tạo
ra những sự mở rộng trong kết nối qua mạng internet. Hiện nay khi công nghệ
thông tin phát triển mạnh mẽ thì việc khai thác các tài nguyên thông qua hệ mạng
trực tuyến là một giải pháp đem lại hiệu quả khá cao.
Và ứng dụng điện toán đám mây trong marketing sẽ tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp đến trực tiếp và phục vụ từng đối tượng khách hàng.
1.3.Ưu và nhược điểm của điện toán đám mây
1.3.1. Ưu điểm: Những ưu điểm và thế mạnh dưới đây đã góp phần giúp
"điện toán đám mây" trở thành mô hình điện toán được áp dụng rộng rãi trên toàn

thế giới.
a. Tốc độ xử lý nhanh, cung cấp cho người dùng những dịch vụ nhanh chóng
và giá thành rẻ dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tập trung (đám mây).
b. Chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lựa của
người sử dụng điện toán đám mây được giảm đến mức thấp nhất.
c. Không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý, cho phép người dùng
truy cập và sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt web ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ
thiết bị nào mà họ sử dụng (chẳng hạn là PC hoặc là điện thoại di động…)
d. Chia sẻ tài nguyên và chi phí trên một địa bàn rộng lớn, mang lại các loại
ích cho người dùng như:
• Tập trung cơ sở hạ tầng tại một vị trí giúp người dùng không tốn nhiều giá
thành đầu tư về trang thiết bị.
• Công suất xử lý nhanh hơn do tài nguyên được tập trung. Ngoài ra, người
dùng không cần phải đầu tư về nguồn nhân lực quản lý hệ thống.
5


• Khả năng khai thác và hiệu suất được cài thiện hơn 10-20% so với hệ thống
máy tính cá nhân thông thường.
e. Với độ tin cậy cao, không chỉ giành cho người dùng phổ thông, điện toán
đám mây phù hợp với các yêu cầu cao và liên tục của các công ty kinh doanh và
các nghiên cứu khoa học.
f. Khả năng mở rộng được, giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ được cung
cấp trên “đám mây”.
g. Khả năng bảo mật được cài thiện do sự tập trung về dữ liệu.
h. Các ứng dụng của điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa hơn bởi lẽ
chúng không được cìa đặt cố định trên một má tính nào. Chúng cũng dễ dàng hỗ
trợ và cài thiện về tính năng.
i. Tài nguyên sử dụng của điện toán đám mây luôn được quản lý và thống kê
trên từng khách hàng và ứng dụng, theo từng ngày, từng tuần, từng tháng. Điều này

đảm bảo cho việc định lượng giá cả của mỗi dịch vụ do điện toán đám mây cung
cấp để người dùng có thể lựa chọn phù hợp.
1.3.2. Nhược điểm: Tuy nhiên, mô hình điện toán này vẫn còn mắc phải một
số nhược điểm sau:
a. Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện
toán đám mây vẫn chưa đảm bảo được riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử
dụng
b. Tính sẵn dùng: các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho
người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những
khoảng thời gian nào đó khiến ảnh hưởng đến công việc

6


c. Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất
ngờ ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùng
phải sao lưu dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất
nhiều thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người
dùng bị mất và không thể phục hồi được.
d. Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu: người dùng chưa thể chia sẻ dữ
liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác, Hoặc trong trường
hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cáp từ đám mây, người dùng có thể
sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây.
e. Khả năng bảo mật: đây không thực sự là vấn đề của riêng “điện toán đám
mây”, bởi lẽ tấn công đánh cắp dữ liệu là vấn đề gặp phải trên bất kỳ môi trường
nào, ngay cả trên các máy tính cá nhân.
1.4. Đặc điểm của điện toán đám mây
- Tránh phí tổn cho khách hàng
- Độc lập thiết bi và vị trí: cho phép khách hàng truy cập hệ thống từ bất kỳ
nơi nào hoặc bất kỳ thiết bị gì

- Nhiều người sử dụng: giúp chia sẽ tài nguyên và giá thành, cho phép tập
trung hóa cơ sở hạ tầng, tận dụng hiệu quả các hệ thống
- Phân phối theo nhu cầu sử dụng
- Quản lý được hiệu suất
- Tin cậy
- Khả năng mở rộng
- Cải thiện tài nguyên
2.Tác động của điện toán đám mây với marketing
7


- Các nhà quản lý giờ đây có thể theo dõi các chiến dịch truyền thông bằng
các phép phân tích dựa trên điện toán đám mây để tối ưu hóa lợi nhuận trên đầu
tư trong thời gian thực thay vì sử dụngcác bản báo cáo muộn so với thực tế về sự
thành công hay thất bại.
Điện toán đám mây không chỉ mang lại nhiều tiền hơn mà còn tác động đến
sự phát triển của công nghệ và kinh doanh. Theo Phó Chủ tịch Frank Gens - nhà
phân tích chính của IDC, "các dịch vụ điện toán đám mây gắn chặt với những đột
phá công nghệ như thiết bị di động, mạng vô tuyến, xử lý phân tích khối lượng dữ
liệu lớn và mạng xã hội”.
Việt Nam hiện có tới 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên và
nền tảng 3G đã được các nhà mạng triển khai rộng khắp với 69% người sử dụng ở
độ tuổi trung bình 15 - 24, tạo nên một thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng
và mạnh mẽ khiến nhu cầu về Lập trình viên di động cũng tăng lên tương ứng.
Điều này cũng tạo lên xu hướng marketing mới có ứng dụng công nghệ điện toán
đám mây.
- Marketing mới tạo ra một văn hóa thu hút khách hàng:
+ Cung cấp tất cả các điểm tiếp xúc quan trọng để thu thập dữ liệu phù hợp
về mỗi khách hàng.
+ Kết nối dữ liệu mạng xã hội, dữ liệu giao dịch và thông tin khác để vẽ ra

một bức tranh sinh động về mỗi khách hàng.
+ Chạy các công cụ phân tích phù hợp vào đúng thời điểm cho những khách
hàng phù hợp để tạo ra các ý tưởng mới về khách hàng sẽ phục vụ và cách phục vụ
tốt nhất cho khách hàng đó.
+ Tạo ra thông tin chiến lược mang tính dự báo chứ không phải mang tính
lịch sử.
8


+ Tạo các tính năng để thực hiện điều này trên quy mô rộng.
- Marketing thông qua mô hình điện toán đám mây cũng tạo ra một hành
trình đầy đủ cho khách hàng, tạo giá trị tại mỗi điểm tiếp xúc:
+ Tạo nên các trải nghiệm kết hợp giúp kết nối công ty, các kênh marketing
và các khách hàng có đồng quan điểm.
+ Tạo ra và tự động hóa hệ thống quản lý để mang lại các tương tác cá nhân
này ở một quy mô rộng lớn.
+ Sử dụng các công cụ phân tích để dẫn hướng cho quá trình phát triển danh
mục đầu tư cho tương lai.
- Marketing thông qua mô hình điện toán đám mây xác định một triển vọng,
sau đó xây dựng hệ thống để triển vọng đó tồn tại một cách đích thực:
+ Phát triển hiểu biết sâu sắc về danh tiếng của nghề mới này bằng cách linh
hoạt lắng nghe và gắn kết trong mạng xã hội.
+ Xóa bỏ khoảng cách một cách có hệ thống giữa đặc điểm đặc thù của
doanh nghiệp và thực tế trong tất cả tương tác quan trọng.
+ Bảo vệ các công cụ kết nối tổ chức và các nền tảng cho phép nhân viên
làm hài lòng khách hàng.
+ Đảm bảo các hệ thống ở đúng chỗ để quản lý rủi ro khi trở thành doanh
nghiệp xã hội.
- Quảng bá thương hiệu của văn hóa
Thương hiệu được kiểm tra ở mỗi lần tương tác. Ngày nay, tính minh bạch

cho phép hiểu mỗi khách hàng như một cá thể đồng thời cũng cho phép mỗi khách
hàng hiểu mọi thứ về công ty của bạn. Khoảng cách giữa những gì thương hiệu hứa
hẹn và những gì thương hiệu đó mang lại là có thể nhận biết được không chỉ bởi
9


những người trải nghiệm chúng mà còn bởi những người khác trong mạng xã hội
của họ.
Vì vậy, cách mà một thương hiệu thể hiện văn hóa một cách đích thực sẽ trở
thành một thước đo thành công. Ðiều này là cốt lõi để trở thành một doanh nghiệp
xã hội. Vai trò của marketing là xóa bỏ những khoảng cách bằng việc xây dựng một
hệ thống sao cho ở mỗi lần tương tác, thương hiệu và văn hóa là một.
- Dữ liệu khách hàng phong phú
Dữ liệu phong phú ngày nay giúp các doanh nghiệp hiểu được từng khách
hàng ở nhiều khía cạnh. Ðiều này đem đến các thông tin chiến lược mà khi được
kết hợp, các thông tin này giúp hiểu rõ hơn về từng khách hàng như là một cá thể.
Có được điều đó, các nhà marketing có thể đưa ra quyết định tốt hơn giúp phục vụ
khách hàng một cách toàn diện hơn dựa trên nhu cầu, mong muốn, hành động có
khả năng xảy ra tiếp theo và ý kiến của khách hàng. Thực tiễn marketing ngày nay
đòi hỏi khả năng thấu hiểu khách hàng như một cá thể xuyên suốt hàng triệu mối
tương tác. Và tạo điều kiện cho marketing đóng vai trò mới trong việc thúc đẩy
thành công trong kinh doanh.
- Tạo ra các dữ liệu mong muốn cho khách hàng
Các doanh nghiệp luôn có trách nhiệm trong việc tạo ra những sản phẩm,
dịch vụ gì cho thị trường và cách tiếp thị chúng. Bởi vì họ biết khách hàng như một
cá thể, họ có thể gắn kết mỗi khách hàng như một cá thể. Ðể làm được điều đó, các
nhà marketing phải đối diện với hai câu hỏi riêng biệt:
Thứ nhất, nếu việc hiểu biết sâu sắc hơn về mỗi khách hàng sẽ tạo ra thêm
nhiều cơ hội mang lại giá trị, thì marketing có thể mang lại những sản phẩm, dịch
vụ gì tốt nhất mà khách hàng sẽ thật sự coi trọng?


10


Thứ hai, phải xây dựng loại "hệ thống gắn kết" nào để cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ này? Ðây là vấn đề lựa chọn một cách có hệ thống đối tượng sẽ cung
cấp sản phẩm, dịch vụ, loại hình sản phẩm, dịch vụ và cách phục vụ họ tốt nhất.
Bằng việc điều chỉnh riêng lẻ từng nội dung, giải pháp, các chương trình khuyến
mãi, và các trải nghiệm thú vị qua mỗi lần tiếp xúc, marketing trở thành một dịch
vụ.

KẾT LUẬN
Việc chấp nhận dần điện toán đám mây đang tạo ra sự thay đổi không chỉ
trong vai trò của các Giám đốc thông tin (CIO), mà trong cả cách mà công nghệ
thông tin (CNTT) đảm nhiệm như thế nào cho doanh nghiệp.
Khi chuyển sang dịch vụ điện toán đám mây, các doanh nghiệp không còn là
chủ sở hữu cơ sở hạ tầng CNTT nữa mà là nhà quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ,
chất lượng dịch vụ, hiệu quả và chi phí các dịch vụ CNTT. Với tác động của xu
hướng này, sẽ đòi hỏi những kỹ năng mới và tư tưởng mới cho các CIO và đội
ngũ IT. Các kỹ năng quản lý bán hàng, kiến thức kinh doanh và kỹ năng giao tiếp
sẽ thay thế dần các kỹ năng công nghệ.
Lợi ích tiềm năng của việc chuyển đổi sang dịch vụ đám mây đó là giúp cho
việc ra quyết định nhanh hơn, liên kết chặt chẽ và mạnh mẽ hơn với các đối tác và
đổi mới nhiều hơn, dẫn đến sự phát triển kinh doanh bền vững. Các CIO - những
người am hiểu về những lợi ích này và sẽ trở thành nhà vô địch, có thể bắt đầu định
vị lại tổ chức.

11



Tài liệu tham khảo:
1. />2. />3. />%C4%91%C3%A1m_m%C3%A2y
4. />
12



×