Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phương án xuất khẩu xi măng sang thị trường myanmar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.37 KB, 12 trang )

PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU XI MĂNG SANG THỊ TRƯỜNG MYANMAR

Cộng hòa Liên bang Myanmar còn có tên gọi khác là Miến Điện, là một quốc
gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Myanmar là một nước giầu tài
nguyên khoáng sản, trữ lượng khí tự nhiên vào hàng thứ 13-14 trên thế giới, đất đai
phì nhiêu với tổng diện tích trồng trọt khoảng 23 triệu héc ta, nông nghiệp chiếm
40% tổng giá trị xuất khẩu. Tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Myanmar rất lớn, không chỉ
hấp dẫn về đầu tư, Myanmar còn là nước có vị trí địa- chính trị khá quan trọng, được
các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản rất quan tâm. Myanma là quốc
gia tôi cảm thấy sẽ là quốc gia có tiềm năng đầu tư khôn ngoài và lâu dài cho sư
mở rộng của doanh nghiệp chúng tôi chuyên sản xuất vật lieeujxaay dưng, với
các lý do như sau:

1


Về điều kiện tư nhiên Myanmar: Cộng hòa Liên bang Myanmar là một quốc
gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với
Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và
Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km², là nước
lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, và là nước lớn thứ 40 trên thế giới (sau Zambia).
Năm 2011, đất canh tác 15,3% (2% có tưới), đồng cỏ 0,5%, rừng và cây bụi 49,3%,
các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram,
chì, than, đá quý.
Về hành chính: Myanmar được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính.
Vùng lớn nhất là Bamar, các bang khác thực chất là các vùng sinh sống của một số
sắc tộc đặc biệt. Các vùng hành chính được chia nhỏ tiếp thành các thành phố, khu
vực và các làng. Các thành phố lớn được chia thành các quận. Các vùng và bang của

2



Myanmar lại được chia thành các huyện (kayaing). Bang Shan là bang có nhiều
huyện nhất (11 huyện). Các bang Chin, bang Mon và bang Kayah chỉ có hai huyện
mỗi bang. Thủ đô: Naypyidaw (thủ đô mới), Rangoon (thủ đô cũ).
Mối quan hệ Việt Nam và Myanmar: Myanmar thiết lập quan hệ ngoại giao
cấp đại sứ với Việt Nam từ ngày 25 tháng 5 năm 1975. Myanmar là một trong số ít
nước Việt Nam có quan hệ rất sớm. Chỉ hai năm sau khi Việt Nam giành được độc
lập, năm 1947, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã mở Văn phòng Đại diện của
mình ở Thủ đô Rangoon (nay là Nay Pyi). Văn phòng Đại diện lúc đó được giao
nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ đặc biệt là mua sắm vũ khí và vận
chuyển vũ khí, đạn dược về trong nước để phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp. Tháng 11/1954, Thủ tướng U Nu thăm chính thức nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà và tháng 12/1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức Miến Điện.
Tháng 12/1957, hai nước thiết lập cơ quan Tổng Lãnh sự và đến tháng 5/1975 thiết
lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ, Cơ quan Tổng Lãnh sự trở thành Đại sứ quán đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Miến Điện. Từ đó đến nay, quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển vì lợi ích của nhân dân
Việt Nam và Myanmar, vì hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á.
Về chính trị: Ngày 22 tháng 10 năm 2010, Myanmar tuyên bố đổi quốc hiệu
thành Cộng hòa Liên bang Myanmar, thay đổi quốc kỳ và quốc ca. Sự kiện này diễn

3


ra chỉ trước 17 ngày diễn ra cuộc bầu cử sau 20 năm kể từ lần bầu cử gần nhất trước
đây vào năm 1990. Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar đóng một vai trò quan
trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này
thời hiện đại. Hệ thống chính trị của nước này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát chặt
chẽ của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang, chính phủ quân sự do Thống
tướng Than Shwe lãnh đạo từ năm 1992. Từng là một nước thuộc địa bên trong Đế

quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanmar tiếp tục đấu tranh cải thiện những căng
thẳng sắc tộc, và vượt qua những cuộc đảo chính. Nền văn hóa nước này bị ảnh
hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có
hòa trộn các yếu tố địa phương.
Về kinh tế:
- GDP: $ 82,68 tỷ (2011)*
- GDP bình quân đầu người: $ 1,300 (2011)*
- Tăng trưởng: 5,5% (2011)*
Nguồn: CIA Facbook Myanma 2012
Ở thời thuộc địa Anh, Miến Điện là một trong những nước giàu có nhất vùng
Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu
khí thông qua Công ty Dầu khí Miến Điện. Miến Điện cũng có nguồn tài nguyên

4


thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế
giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao. Nước này từng được tin tưởng sẽ có
tương lai phát triển nhanh chóng.
Myanmar là một nước giầu tài nguyên, đất đai phì nhiêu với tổng diện tích
trồng trọt khoảng 23 triệu héc ta. Nông nghiệp chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu. Từ
năm 1988, Myanmar tiến hành cải cách nền kinh tế từ hành chính bao cấp sang nền
kinh tế thị trường, ban hành luật đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập lại các doanh
nghiệp tư nhân. Tăng trưởng GDP từ 1989 đến 1996 lần lượt được cải thiện. Trong 5
năm (1996-2001), GDP của Myanmar tăng trưởng bình 5,5%/năm. Chính phủ đưa ra
kế hoạch phát triển kinh tế 10 năm từ 2001-2011 với mức tăng trưởng GDP trung
bình là 7,2%/năm. Tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 đạt 4%, giai đoạn 2009- 2011
đạt khoảng 5,5%. Đầu tư nước ngoài hiện có 374 dự án từ 25 nước và lãnh thổ, trong
đó đầu tư từ các nước ASEAN là 3,844 tỷ USD chiếm 51,64%. Tổng kim ngạch
thương mại chính ngạch giữa Myanmar với các nước năm 2005-2006 đạt khoảng 5,5

tỷ USD, tuy nhiên, đến giai năm 2011 đã tăng vọt, đạt mức 15,041 tỷ USD.
Môi trường kinh tế: Về kinh tế, Myanmar là quốc gia có tài nguyên phong phú,
có thể coi là mảnh đất vàng cuối cùng chưa bị khai thác của châu Á. Sau khi chuyển
thành công sang chính quyền dân sự, đầu tư trực tiếp nước ngoài hứa hẹn sẽ tăng
mạnh, tiềm năng tăng trưởng kinh tế nhanh, như đã từng chứng kiến tại Việt Nam
những năm 90.
5


Về pháp luật: Hệ thống Luật pháp của Myanma theo hệ thống pháp luật Anh –
Mỹ (Common law), hệ thống pháp luật đang dần được hoàn thiện, năm 2012 đã ban
hành Luật Đầu tư nước ngoài
Về cơ bản, luật này có nhiều điểm thay đổi mang tính thuận lợi hơn cho nhà
đầu tư (NĐT) nước ngoài. Chẳng hạn, thời hạn thuê đất tăng lên 70 năm thay vì theo
luật cũ là 45 năm. Ưu đãi về thuế thu nhập DN cũng được kéo dài hơn. Nếu trước
đây, NĐT được miễn thuế 3 năm tính từ năm đầu tiên đi vào sản xuất, thì nay được
miễn 5 năm. Sau đó, nếu xét thấy có lợi cho Myanmar, chính phủ có thể quyết định
kéo dài thêm thời hạn miễn giảm thuế.
Ngoài ra, Myanmar cũng khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực tạo nhiều
công ăn việc làm, thân thiện với môi trường, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và sản
xuất thay thế hàng nhập khẩu. Một điểm thay đổi nữa là nếu trước kia NĐT phải góp
vốn tối thiểu 35% trong liên doanh, thì nay tỷ lệ góp vốn này sẽ do các đối tác thỏa
thuận với nhau.
Thời hạn xem xét cấp phép đầu tư được rút ngắn. Theo luật mới, Ủy ban Đầu tư
Myanmar (MIC) sẽ xem xét trả lời NĐT về việc dự án có được chấp thuận hay không
trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, và nếu được chấp thuận thì trong vòng
90 ngày sẽ cấp phép. Thời hạn này trước đây có thể kéo dài đến 6 tháng hoặc 1 năm.

6



Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các
nước đến Myanmar. Cụ thể, khách du lịch được cấp phép lưu trú 28 ngày, (không gia
hạn), doanh nghiệp được lưu trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công vụ 28 ngày
(được gia hạn). Đặc biệt, ngoài 4 sân bay nội địa, 2 đường bay quốc tế từ Việt Nam,
BangKok, tháng 8 này Myanmar sẽ có thêm đường bay trực tiếp từ Malaysia đến
Yangon. 98%
* (Nguồn: Vietstock)
* Một số văn bản ký kết với Việt Nam
- Hiệp định thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương giữa hai nước
(5/1994);
- Hiệp định Thương mại (5/1994);
- Hiệp định Hợp tác Du lịch (5/1994);
- MOU về Chương trình Hợp tác 6 năm (1994-2000) giữa hai bộ Nông nghiệp
(8/1994);
- MOU về Hợp tác Phòng chống ma tuý (3/1995);
- MOU về Hợp tác trong lĩnh vực Lâm nghiệp (3/1995);
- Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (5/2000);
- Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (5/2000);

7


- Hiệp định hợp tác Văn hoá (5/2000);
- MOU về Hợp tác giữa UBDT và Miền núi Việt Nam và Bộ Biên giới, Dân tộc và
Phát triển Myanmar (7/2000);
- MOU thành lập Uỷ ban Hợp tác chung về Thương mại (5/2002);
- MOU về Hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp (5/2002);
- MOU về xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Kế hoạch và
Phát triển kinh tế quốc gia Myanmar ký kết (4/2010).*

* Nguồn Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Về điều kiện xã hội:
-

Dân số: 54.584.650 người (July 2012) *

-

Dân số so với các nước trên thế giới đứng thứ 24

-

Tốc tăng dân số 1,07%, đứng thứ 108 so với các nước trên thế giới

-

Độ tuổi 15 – 64 chiếm 69,3%*

-

Dân tộc: Buddhist 89%, Christian 4% (Baptist 3%, Roman Catholic 1%),
Muslim 4%, animist 1%, other 2%*

* Nguồn CIA Facbook Myanma 2012
- Tiếng Myanmar, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của
Myanmar, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc.
8


Xã hội Myanmar truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Bên trong

các ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa.
Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ.
Phật giáo được xem là quốc giáo chiếm 89,3% dân số, đạo Cơ đốc 4,9%, Hồi giáo
3,8%. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, công sở.
* Lĩnh vưc doanh nghiệp chúng tôi lưa chọn đầu tư tại Myanma là sản
xuất ngành vật liệu xây dưng: cụ thể là Xi măng
Theo như Luật đầu tư nước ngoài của Myanma và một số văn bản ký kết song
phương giữa Việt Nam và Myanma rất khuyến khích đầu tư một số lĩnh vực như:
- Thiết bị và dịch vụ viễn thông; sản xuất nông nghiệp; chế biến sản phẩm
nông nghiệp, trồng trọt; thăm dò khai thác khoáng sản
- Sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, thiết bị phòng tắm và gạch ngói…
"Trong thời gian tới, nhu cầu về vật liệu xây dựng tại Myanmar rất lớn phục vụ
đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất. Khảo sát của C.T Myanmar, nhu cầu xi măng
tại Myanmar khoảng 5,35 triệu tấn mỗi năm. Nội địa chỉ đáp ứng được 65%, thị phần
còn lại nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc. Về sắt thép, mỗi năm nước này cần
khoảng 500.000 tấn nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 1%. Tương tự, khả
năng sản xuất gạch xây dựng ở nước này hiện chỉ đáp ứng 70% nhu cầu, thị phần còn

9


lại đều nhập khẩu. (nguồn: />
- Sản xuất xi măng là một lĩnh vực công nghiệp nặng đòi hỏi nhiều lao động và
chủ yếu lao động phổ thông, trong khi nguồn lao động của Myanma dồi dào dân số
hơn 50 triệu người, nhân công giá dẻ thu nhập bình quân đầu người 1.300 $/năm,
trong khi ở Việt Nam là 3.400 $/năm, Người dân Myanma sống hiền lành, chăm chỉ,
phật giáo được xem là quốc giáo chiếm 69,3% dân số
- Myanma là nước có diện tích đồi núi nhiều, đá vôi sẵn có nên là nguồn khai
thác dễ ràng để sản xuất ximăng poclăng
* Trước khi bước vào dư án kinh doanh quốc tế thường xuyên rất thuận

lợi nhưng đôi lúc có những rủi ro này cần nghiên cứu cụ thể:
- Trước tiên là kiến thức, hiểu biết chung về đầu tư nước ngoài: khả năng giao
tiếp tiếng Anh, văn hóa và cách thức làm việc của người Myanmar, hiểu biết sâu về
10


cách thức, trình tự chung về đầu tư ra nước ngoài (phải xin phép đầu tư tại Việt Nam,
cách thức lập báo cáo khả thi dự án, v.v.). Sau đó tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ
trong lĩnh vực quan tâm đầu tư, trên cơ sở đó, vạch được chiến lược đầu tư phù hợp:
phải cử cán bộ có năng lực sang tìm hiểu thị trường, khung pháp lý và pháp luật liên
quan, điều kiện thực địa của thị trường, đánh giá xu hướng, tiềm năng, lấy số liệu, lập
nghiên cứu báo cáo tiền khả thi cụ thể. Nếu cần thuê luật sư hoặc các công ty tư vấn
địa phương để tìm hiểu quy định luật pháp liên quan.
- Công ty phải chuẩn bị đầy đủ về nhân lực (cán bộ có quyết tâm, có trình độ
chuyên môn, trình độ kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng bám địa bàn), đủ về năng lực tài
chính (vốn tự có và định hình được vốn vay nếu cần), và có đủ kinh nghiệm, trình độ
công nghệ trong lĩnh vực dự kiến đầu tư. Cần tiến hành tìm và lựa chọn đối tác phù
hợp (về độ tin cậy, về năng lực tài chính, về kinh nghiệm, v.v.).

* Nguồn tài liệu tham khảo:
- Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
- CIA Facbook Myanma 2012
- ViêtStock
- />- />11


- />- />- />
12




×