Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

CƠ sở lí LUẬN về VAI TRÒ của HIỆU TRƯỞNG TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.52 KB, 58 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VAI
TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRONG PHÁT TRIỂN
NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Khái quát tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về vai trò của quản lý và cán bộ quản lý
Trên thế giới, không có nhiều những nghiên cứu về vai
trò của Hiệu trưởng trong phát triển nghề nghiệp cho
GVTHCS mà cơ bản là các công trình nghiên cứu về vai trò
của hiệu trưởng trong quản lý nhà trường hoặc đi vào nghiên
cứu vấn đề bồi dưỡng giáo viên nói chung. Các nghiên cứu
thường dùng thuật ngữ “Teacher Education” để nói đến việc
đào tạo giáo viên, bao gồm đào tạo trước và trong quá trình
giảng dạy.
Vào giữa thế kỷ 18, các nhà khoa học Robert Owen
(1771-1858), Charles Babbage (1792-1871) và Andrew Ure
(1778-1875) đã bắt đầu đưa ra ý tưởng: Muốn tăng năng suất
lao động, cần phải tạo ra phúc lợi công cộng, tìm giải pháp
giám sát công nhân, quan tâm đến mối quan hệ giữa nhà quản
lý với công nhân và nâng cao trình độ cho các nhà quản lý.
Đến đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, khi xã hội phát triển,
công nghệ thông tin được sử dụng phổ biến, khá toàn diện,


các nhà nghiên cứu đã có những đề tài nghiên cứu về quản lý
trong môi trường luôn luôn biến đổi, quản lý theo quan điểm
hệ thống, quản lý tình huống, và từ đây, vấn đề chất lượng,


vai trò của người quản lý thực sự đã được đề cập tới. Cụ thể,
công trình của ba tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell,
Heinz Weihrich với các tác phẩm nổi tiếng là cuốn “Những
vấn đề cốt yếu của quản lý” (NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội 1992) [26]. Công trình này đã đề cập nhiều hơn về các
yêu cầu chất lượng và vai trò của người quản lý. Nghiên cứu
của Henry Minzberg, người đã từng làm việc ở hai trường
kinh doanh: McGill ở Montreal và INSEAD ở Pháp, trong
cuốn sách “The Nature of Managerial Work” (Bản chất của
công việc quản lí) được xuất bản năm 1973 đã đề cập 3 nhóm
vai trò của người quản lý: nhóm vai trò liên kết, nhóm vai trò
thông tin và nhóm vai trò ra quyết định.
Ngoài ra, đứng ở góc độ nghiên cứu lý luận giáo dục
học, hầu hết các công trình nghiên cứu các tác giả Liên Xô
(cũ) đã đề cập tới lực lượng giáo dục; trong đó có nêu lên vai
trò, vị trí, chức năng của cán bộ quản lý nhà trường. Đó là các
công trình tiêu biểu như: Ilina. T.A Savin N.V với tác phẩm
Giáo dục học [13]. Năm 1991, tổ chức UNESCO đã cho xuất


bản cuốn La Gestion adminstraive et Pésdagogique des
escoles (Quản lý hành chính và sư phạm trong các nhà trường
tiểu học) của Jean Valérine [13]. Thông qua việc giới thiệu
một số modun về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người
hiệu trưởng trường tiểu học; tác giả đã bày tỏ quan điểm về
vai trò, trách nhiệm và yêu cầu chất lượng của người hiệu
trưởng tiểu học.
Nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp và bồi dưỡng giáo
viên
Trong báo cáo phát triển con người VNDP đã cho thấy

phần lớn các quốc gia có chỉ số HDI (Chỉ số phát triển con
người) cao là những nước có hệ thống giáo dục tiên tiến như:
Nauy, Ailen, Ôxtrâylia, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc,
Singapore. Để có một nền giáo dục phát triển như vậy các
nước đã rất coi trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên. Vấn đề đào tạo phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên được các nước tiên tiến hết sức
coi trọng dựa trên hệ thống chuẩn giáo viên và chuẩn hiệu
trưởng.


Ở Phi - lip – pin là quốc gia vùng Đông Nam Á có
những đặc thù về giáo dục tương đồng với Việt Nam, trong
quá trình đổi mới giáo dục đã xây dựng kế hoạch tổng thể 10
năm từ năm 2003 đến 2013, trong đó chú trọng đến 3 nội
dung lớn đó là:
Thu hút học sinh giỏi vào các trường sư phạm
Cải cách tiền lương cho giáo viên
Bố trí việc làm và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các
sinh viên mới ra trường
Việc cải cách 3 nội dung trên, Phi – lip – pin đã từng
bước nâng cao tầm quan trọng của nghề dạy học, là tiền đề để
giáo dục của quốc gia có sự phát triển như hiện nay [14].
Ở Nhật Bản: là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực GDĐT,
trong quá trình thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao nghề
nghiệp cho giáo viên, Nhật Bản đã xây dựng phương án với
những nội dung sau:
Mỗi năm đều có chương trình bồi dưỡng giáo viên bằng
nhiều hình thức khác nhau, theo từng mức thâm niên nghề
nghiệp khác nhau.



Đãi ngộ giáo viên thông qua tiền thưởng hàng năm và
theo hiệu quả công việc.
Từ những phương án trên, trong quá trình phát triển giáo
dục Nhật Bản luôn là điểm sáng trong khu vực Châu Á và cả
thế giới[18].
Khái quát tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vai trò của hiệu trưởng trong phát triển
nghề nghiệp cho giáo viên được một số tác giả quan tâm, thể
hiện ở các đề tài:
Tác giả Vũ Nguyên Nhung (2005) với đề tài “Một số
biện pháp quản lý nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên
trung học cơ sở quận Ngô Quyền, Hải Phòng nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học”. Từ nghiên cứu các vấn
đề lý luận có liên quan và phân tích thực trạng, tác giả đã đề
xuất 2 nhóm các biện pháp quản lý nâng cao năng lực chuyên
môn GVTHCS gồm Nhóm các biện pháp sư phạm và Nhóm
các biện pháp bổ trợ. [22]
Tác giả Dương Văn Đức (2006) trong đề tài “Những
biện pháp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo


viên THCS ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay” đã nhấn
mạnh: để chất lượng đội ngũ GVTHCS huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn
hiện nay cần thực hiện các biện pháp quản lý công tác đào
tạo, bồi dưỡng như sau: Nâng cao nhận thức về phát triển và
đổi mới sự nghiệp giáo dục; Xây dựng và thực hiện tốt công

tác quy hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Yên Dũng;
Chỉ đạo thực hiện đổi mới quản lý công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ GVTHCS; Đa dạng hóa các nội dung và cách
thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTHCS; Xây dựng
và thực hiện tốt các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ GV; Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá công
tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV. [12]
Tác giả Trần Thị Hải Yến (2015) thực hiện luận án với
đề tài “Quản Lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên
của trường Trung học phổ thông theo chuẩn chức danh nghề
nghiệp”. Tác giả đã làm rõ yêu cầu năng lực nghề nghiệp của
GVTHCS, vai trò của tổ chuyên môn, của HT trong bồi
dưỡng GV, đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng,
trong đó nhấn mạnh hiệu trưởng phải phát huy vai trò của tổ


chuyên môn, lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt để bồi dưỡng
năng lực dạy học cho GV. [ 31]
Khảo sát các nghiên cứu nêu trên, có thể rút ra một số
nhận xét như sau:
Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên được tổ chức
ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng được đặc biệt quan tâm ở
khía cạnh quản lý của Hiệu trưởng.
Các đề tài thường tập tung vào hai nội dung chính thông
quan công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
+ Một là phát triển GV theo cấp học;
+ Hai là phát triển giáo viên trong từng cơ sở giáo dục.
Chưa có nhiều những nghiên cứu cụ thể về vai trò của
Hiệu trưởng trường THCS đối với phát triển nghề nghiệp giáo
viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Như vậy, việc

nghiên cứu về vai trò của Hiệu trưởng trường THCS đối với
phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên
vùng khó khăn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một
cách hệ thống.


Quản lý nhân sự trong trường trung học cơ sở
Bộ máy tổ chức trường trung học cơ sở
Bộ máy tổ chức ở trường THCS tùy vào điều kiện của
từng trường, tuy nhiên nhìn chung bộ máy tổ chức được thể
hiện qua sơ đồ:

“Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học” Ban hành kèm theo
Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: [3]
Ban giám hiệu gồm Hiệu trưởng và từ một đến ba Phó
Hiệu trưởng ( tùy theo hạng trường), nhiệm kỳ của Hiệu


trưởng, các Phó Hiệu trưởng theo quy định là 60 tháng. Thời
gian giữ chức vụ của Hiệu trưởng ở một trường là không quá
2 nhiệm kỳ. Theo quy định, Hiệu trưởng là công chức và được
“giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị”. Dưới
hiệu trưởng các phó hiệu trưởng (PHT), PHT thay mặt cho
Hiệu trưởng giải quyết một số nhiệm vụ khi Hiệu trưởng vắng
mặt nhoặc được Hiệu trưởng ủy quyền.
Tổ chuyên môn: Tùy theo đặc thù về quy mô của từng
trường lớn, nhỏ, tổ chuyên môn có thể là tổ ghép nhiều môn,

như tổ tự nhiện, tổ xã hội ( trường có quy mô nhỏ) hoặc là tổ
chuyên môn chỉ với giáo viên có cùng một chuyên môn, như
tổ toán, tổ văn,… ( trường có quy mô lớn). Tổ chuyên môn do
Hiệu trưởng thành lập, thông thường mỗi tổ chuyên môn có
01 tổ trưởng và có từ 01 đến 02 tổ phó. Tổ trưởng, các Tổ phó
do Hiệu trưởng bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước HT về
hoạt động của tổ và những nhiệm vụ được phân công.


Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường trung
học cơ sở
Chức năng
Hiệu trưởng thực hiện quyền thủ trưởng của mình đối
với việc quản trị nhà trường thông qua các chức năng quản lý.
Kế hoạch được thể chế hóa bằng văn bản với mục tiêu,
giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
giúp đơn vị, nhà quản lý đạt được mục tiêu. Tùy điều kiện cụ
thể, nhà quản lý sẽ đề ra những mục tiêu dài, ngắn khác nhau.
Nói cách khác, kế hoạch của Hiệu trưởng là văn bản hướng
dẫn, định hướng các hoạt động của nhà trường theo mục tiêu
đã định. Tuy nhiên kế hoạch của Hiệu trưởng không mang
tính tuyệt đối mà nó chỉ mang tính chất tương đối nên trong
quá trình thực hiện phải linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thực
tế sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Nói như thế có nghĩa là
Kế hoạch của Hiệu trưởng không phải là bất di, bất dịch mà
nó có thể thay đổi trong quá trình thực hiện để đạt được các
mục tiêu một cách cao nhất.
Tổ chức là việc phân bổ các nguồn lực hiện có của đơn
vị một cách phù hợp từ nhân lực, vật lực,… đến tài lực nhằm



giúp đơn vị, tổ chức phát triển. Trong công tác tổ chức, việc
sắp xếp, quản lý nguồn nhân lực được cho là yếu tố then chốt,
mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của nhà
quản lý. Sắp xếp, quản lý, phát huy tốt nguồn nhân lực sẽ
mang lại hiệu quả cao trong công việc, giúp tổ chức hưng
thịnh và ngược lại không sắp xếp đúng người, đúng việc,
không quản lý tốt nguồn nhân lực công việc của đơn vị sẽ
đình trệ, nội bộ mất đoàn kết. Bên cạnh đó việc hợp lý trong
việc phân bổ, sử dụng vật lực, tài lực cũng sẽ giúp đơn vị, tổ
chức phát triển góp phần quan trọng trong việc đạt được
những mục tiêu đã đề ra.
Chỉ đạo thực chất là việc tác động của Hiệu trưởng đối
với Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo
viên và những người có liên quan thực hiện những nhiệm vụ
được giao nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Hoạt động chỉ
đạo là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm điều hành bộ máy
nhân sự của nhà trường vận hành theo đúng kế hoạch để thực
hiện mục tiêu quản lý. Tuy nhiên, để cho tổ chức phát triển, đi
lên, người quản lý phải biết tạo động lực cho cấp dưới, thúc
đẩy cấp dưới tích cực thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu của
đơn vị.


Kiểm tra- đánh giá: Ngoài ba chức năng trên, công tác
kiểm tra đơn vị, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và hoàn
thành các yêu cầu của viên chức trong đơn vị đóng vai trò
quan trọng, trong việc thành, bại của đơn vị. Kiểm tra kịp
thời, đánh giá chính xác, khách quan giúp người được kiểm
tra nhìn ra những điểm mạnh, những thiếu sót trong thực hiện

nhiệm vụ để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, khuyến khích họ
thì sẽ giúp tổ chức phát triển. Ngược lại, việc kiểm tra, đánh
giá thiếu khách quan, phiến diện, chỉ thấy mặt tiêu cực của
đối tượng được kiểm tra,… sẽ biến tổ chức ngày càng trì trệ.
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra – đánh giá, yêu cầu đầu
tiên đối với nhà quản lý là phải xây dựng được một thang đo
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; phải khách
quan, công tâm khi kiểm tra, đánh giá; phải biết lắng nghe,
chia sẻ với người được kiểm tra.
Hiệu trưởng thực hiện những chức năng này trong từng
nhiệm vụ quản lý, hoặc tất yếu các chức năng này bao trùm
lên các nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng làm nên chất lượng
và hiệu quả quản lý nhà trường.
Quản lý nhà trường có nhiệm vụ làm cho các thành tố
trên vận hành liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đưa hoạt động


quản lý đạt chất lượng, mục đích và hiệu quả mong muốn.
Muốn làm được vậy, hiệu trưởng phải có phương pháp tổ
chức, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục một cách hợp lý; có
nội dung chỉ đạo cụ thể, phù hợp, tác động vào từng yếu tố và
tạo ra kết quả tổng hợp của những tác động đó. Yếu tố con
người (thầy, trò) phải được nhận thức là những thành tố quyết
định nhất đến kết quả giáo dục.
Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục về
số lượng, chất lượng và cơ cấu là tác động đến nguồn lực con
người, lực lượng trực tiếp vận hành (quản lý) hệ thống các
thành tố trên sao cho đạt kết quả giáo dục mong muốn.
Nhiệm vụ
Đã được quy định cụ thể tại điều 19, Thông tư số

12/2011/TT-BGDĐT “Điều lệ trường trung học cơ sở, trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học” với 10
nhiệm vụ khác nhau. Về nhiệm vụ quản lý nhân sự, tại điểm
đ, khoản 1 điều 19 đã quy định rất cụ thể nhiệm vụ của hiệu
trường “ quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn;
phân công công tác, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên,
nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đôi với


giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên,
nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo
viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước”. Tuy nhiên, tùy
theo sự phân cấp của UBND cấp huyện, Hiệu trưởng có thể
được giao đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định hoặc chỉ được
giao một số quyền nhất định, trong đó có một số nhiệm vụ rất
ít hiệu trưởng được ủy quyền đó là tuyển dụng viên chức,….
Việc này là nguyên nhân dẫn đến việc các trường không chọn
được người có tài, có đức vào làm việc trong nhà trường[3].
Hiệu trưởng quản lý nhân sự trong trường trung học
cơ sở
Quản lý nhân sự là khái niệm được sử dụng khá rộng rãi
vào những năm 1950 - 1960. Khái niệm này đề cập đến việc
quản lý, sử dụng nhân sự trong các cơ quan, đơn vị; việc thực
hiện các chế độ, chính sách; việc hợp đồng, tuyển dụng nhân
sự; công tác khen thương, kỷ luật,…
“Quản lý nhân sự là việc bố trí, sắp xếp, quản lý con
người trong một cơ quan, tổ chức”[9].
Trong trường học, nhân sự gồm nhân sự quản lý (cán bộ
quản lý), nhân sự giảng dạy (giáo viên) và nhân sự làm công



tác hành chính khác (nhân viên). Việc quản lý nhân sự của
nhà trường được phân cấp rõ rệt. Tuỳ vào mức độ tự chủ của
các nhà trường mà các vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh
giá... nhân sự của nhà trường do Hiệu trưởng hay cấp quản lý
cao hơn quyết định.
Đối với trường trung học cơ sở công lập của Việt Nam,
Ngoài hiệu trưởng là công chức thì tất cả các vị trí còn lại
trong nhà trường đều là viên chức, trong đó có phó Hiệu
trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn (cấp quản lý), nhân sự giảng
dạy (bao gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng) và các
nhân viên làm công tác hành chính. Về mặt đoàn thể thì có
chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn (cán bộ quản lý) và các công
đoàn viên bao gồm các thành viên còn lại của nhà trường.
Ngoài ra, trong các trường, ngoài tổ chức Công đoàn còn có
các tổ chức khác như Đoàn thanh niên, chi hội chữ thập đỏ,
chi hội khuyến học,…
Tóm lại, quản lý nhân sự trong tổ chức bao hàm công
việc của nhà quản lý tác động tới giáo viên - động viên
khuyến khích hỗ trợ họ trong vấn đề phát triển nghề nghiệp.


Phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trung học cơ sở
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở
Phẩm chất nghề nghiệp;
Phẩm chất đầu tiên của người giáo viên là phải biết yêu
thương, biết tôn trọng và phải gần gũi, quan tâm học sinh. Bởi
vì, chỉ có như vậy mới hiểu được học sinh, biết học sinh cần
gì và muốn chia sẻ những gì? là cách giáo dục tốt nhất, giúp
học sinh hình thành nhân cách, giúp các em phát huy được tối

đa những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu;
Phải biết giữ gìn đạo đức, uy tín, lương tâm nhà giáo. Có
thể nói nghề nào cũng cần phải có đạo đức, có uy tín và cần
có lương tâm. Nhưng nghề thầy giáo có một sự khắt khe,
những chuẩn mực nhất định, đòi hỏi những người đã theo
nghề phải nỗ lực để giữ gìn, ra sức để bảo vệ và phải hết sức
coi trọng, trân quý. Những người đạo đức không sáng, không
có uy tín, thiếu lương tâm với nghề sẽ bị xã hội quay lưng và
tất yếu sẽ bị đào thải.
Phải có lối sống chuẩn mực, lành mạnh, trong sáng phù
hợp với thuần phong mỹ tục, phù hợp với những quy định của


nghề; có tác phong làm việc mẫu mực, khoa học. Người thầy
giáo không chỉ là hình mẫu của học sinh ở trên lớp, trong nhà
trường mà còn là hình mẫu của xã hội, gia đình người học
trong cả cuộc sống đời thường. Chính vì thế, để học sinh, phụ
huynh và xã hội trân trọng, người thầy phải có lối sống chuẩn
mực, lành mạnh, biết giữ mình trước những cám dỗ của xã
hội,… Như cách nói của các vị tiền nhân muốn “trò ra trò” thì
trước hết “thầy phải ra thầy”.
Phải có tư tưởng, chính trị vững vàng, kiên định với mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, của ngành; làm việc phải có tâm, có
trách nhiệm với nhà trường, với học sinh, đồng nghiệp và với
chính bản thân mình. Biết giữ gìn, bảo vệ và phát huy hình
ảnh của ngành, đơn vị công tác và vị trí của bản thân.
Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và ứng dụng công
nghệ thông tin
Năng lực chuyên môn: Đảm bảo về trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ theo quy định; Có khả năng vận dụng linh

hoạt kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy và giáo dục, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo.


Năng lực sử dụng ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng ngôn
ngữ nước ngoài trong việc nghiên cứu tài liệu bằng tiếng nước
ngoài phục vụ cho chuyên môn. Đối với giáo viên dạy trong
vùng đồng bào dân tộc thì khuyến khích học thêm tiếng của
người dân tộc bản địa để có thể trao đổi với người bản địa
bằng chính tiếng nói của họ; nghe và hiểu được học sinh, phụ
huynh học sinh nói gì?
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng máy
tính, các thiết bị điện tử, phương tiện nghe nhìn,…phục vụ
công tác soạn, giảng; thiết kế giáo án điện tử; sử dụng một số
phần mềm thông dụng, như quản lý học sinh, quản lý điểm,
… và các hoạt động giáo dục khác.
Năng lực nghiệp vụ sư phạm
Đây là năng lực cực kỳ quan trọng đối với nghề dạy học,
năng lực này mang ý nghĩa quan trọng và quyết định đến sự
thăng tiến, phát triển trong nghề nghiệp của hầu hết giáo viên.
Một giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên
môn giỏi và có năng lực sư phạm thì người đó chắc chắn sẽ
thành công với nghề. Người có năng lực này sẽ rất dễ dàng
diễn đạt, trình bày ý của mình để người khác hiểu. Tuy nhiên,


năng lực sư phạm không phải cứ giáo viên là có mà nó được
hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện ở trên bục giảng,
qua công tác dự giờ, qua góp ý của đồng nghiệp, trong các
hoạt động giáo dục khác của nhà trường,… Những người ỷ lại

là mình có năng lực sư phạm mà không chịu cố gắng, không
rèn luyện, năng lực ấy sẽ bị mai một và tụt hậu.
Năng lực sư phạm của người giáo viên được thể hiện
qua nhiều hình thức, như: “năng lực lập kế hoạch, năng lực tổ
chức quá trình dạy học và giáo dục; năng lực sáng tạo và dạy
học hiệu quả; năng lực đánh giá học sinh; năng lực tư vấn và
hỗ trợ học sinh”.
Năng lực lập kế hoạch, tổ chức quá trình dạy học và giáo
dục là khả năng vận dụng được linh hoạt hiệu quả các phương
pháp trong dạy học và giáo dục, là việc sử dụng kĩ thuật trong
việc lập kế hoạch tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục
nhằm phát huy cao hiệu quả của giờ dạy và các hoạt động
giáo dục.
Năng lực sáng tạo và dạy hiệu quả được thể hiện ở việc
thiết kế nội dung giảng dạy, nội dung giáo dục một cách khéo
léo, phù hợp với đối tượng học sinh; là khả năng áp dụng linh


hoạt các phương pháp dạy học, giáo dục một cách tốt nhất
nhằm đem lại hiệu cao nhất trong các tiết dạy và trong các
hoạt động giáo dục; là việc khai thác tối đa đồ dùng dạy học,
phương tiện dạy học hiện có. Ngoài ra còn phải biết cách phát
triển nguồn học liệu một cách hiệu quả, phù hợp với đối
tượng học sinh.
Năng lực đánh giá học sinh được thể hiện qua việc người
giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ,
các thang đo và cách thức đánh giá người học một cách khoa
học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và người
học. Qua đánh giá, người học nhận ra được những ưu, khuyết
của bản thân và tự điều chỉnh, định hướng phù hợp.

Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh là khả năng am hiểu
học sinh, biết học sinh đang ở đâu, học sinh cần những gì, sức
của học sinh đến đâu,… để từ đó có sự tư vấn, định hướng
một cách phù hợp góp phần giúp học sinh thích ứng hơn trong
học tập và cuộc sống. Muốn thực hiện tốt được điều này, thì
người giáo viên phải hiểu về học sinh, từ việc học tập, hoàn
cảnh gia đình, sở thích,… đến mong muốn của học sinh. Chỉ
có hiểu đối tượng thì mới đưa ra lời tư vấn, lời khuyên phù
hợp và hiệu quả.


Năng lực xây dựng, thực hiện môi trường giáo dục dân
chủ Năng lực này yêu cầu giáo viên phải chủ động tham gia
và có ý kiến vào mọi công việc, mọi hoạt động của nhà
trường, tổ chuyên môn và các tổ chức chính trị, xã hội khác
trong nhà trường khi bản thân là thành viên, đúng theo
phương châm “được biết”, “được bàn” và “được kiểm tra”; có
trách nhiệm cùng với đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường,... tạo
ra một môi trường giáo dục dân chủ,... theo đúng phương
châm “thân thiện và tích cực”. Trong môi trường đó, mọi
người từ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ
huynh học sinh đều có điều kiện được thể hiện quan điểm, suy
nghĩ của mình; được đề xuất những ý tưởng của mình,... và
đều phải được tôn trọng.
Năng lực xây dựng các quan hệ xã hội
Là việc người giáo viên sẵn sàng cùng với các bên liên
quan (lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp, gia đình người
học,...) phối hợp trong việc chia sẻ thông tin, phương pháp
giáo dục, ... để hỗ trợ người học tiến bộ, nâng cao chất lượng
dạy học, tạo môi trường văn hóa lành mạnh. Việc xây dựng và

hợp tác này mục đích phải là vì sự phát triển của học sinh, sự
tiến bộ của tổ chức. Các quan hệ xã hội này được thể hiện là


mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh; giáo viên với giáo
viên; giáo viên và lãnh đạo; giáo viên và nhân viên; giáo viên
với phụ huynh học sinh. Nếu các mối quan hệ này được duy
trì một cách bền vững sẽ góp phần hết sức quan trọng trong
việc phát triển học sinh, phát triển tổ chức tạo môi trường
giáo dục thân thiện, lành mạnh.
Yêu cầu năng lực đặc thù đối với giáo viên công tác ở
vùng khó khăn
Vùng khó khăn trong đề tài luận văn này được hiểu là
vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đây
thường là phần đất đai hoặc khu vực tương đối rộng, có
những đặc điểm về điều kiện tự nhiên khó khăn, điều kiện
kinh tế và xã hội đặc biệt lạc hậu, kém phát triển. Để phân
biệt thế nào là vùng đặc biệt khó khăn thì phải có những căn
cứ, nguyên tắc và tiêu chí phân định cụ thể, các nguyên tắc,
tiêu chí phân định đó liên quan tới điều kiện lịch sử, quốc
phòng, văn hóa, dân cư, dân tộc, điều kiện kinh tế.
Tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công
tác dân tộc như sau: “Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có
đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng


đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”.
Ngoài những năng lực bắt buộc đối với giáo viên theo
quy định chung, người Giáo viên công tác ở vùng khó khăn

cần phải có những năng lực đặc thù sau:
Thứ nhất, phải hiểu văn hóa, phong tục, tập quán,… của
dân tộc bản địa nơi mình công tác.
Thứ hai, phải là một cán bộ dân vận giỏi để thực hiện có
hiệu quả yêu cầu phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí. Muốn
vậy, người giáo viên phải tạo được niềm tin trong tập thể hội
đồng sư phạm, trong cộng đồng dân cư và học sinh.
Thứ ba, phải biết ít nhiều về tiếng của người bản địa để
đủ hiểu học sinh muốn nói gì?, hiểu ý nghĩa của một số từ có
tính chất tế nhị để tránh, không gây ra những hiểu lầm đáng
tiếc.
Thứ tư, phải tận tình, ân cần, cởi mở với người học và
gia đình người học, biết lắng nghe và chia sẻ với người học;
biết người học cần gì khi đến trường.


Con đường phát triển nghề nghiệp cho giáo viên
trung học cơ sở
Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng
Một trong những nhiệm vụ của giáo viên là tham dự các
hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển nghề
nghiệp, như: tham gia các lớp sinh hoạt chính trị theo quy
định Ban Tuyên giáo cấp tỉnh, cấp huyện và cơ quan chủ
quản; tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo kế
hoạch hoặc đột xuất khi có yêu cầu do các cơ quan chức năng
tổ chức hoặc được đơn vị cử đi bồi dưỡng.
Chủ động tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn, các hội
nghị có liên quan đến vị trí công tác để đáp ứng ngày một tốt
hơn yêu cầu của công việc cũng như chức năng nhiệm vụ
được giao.

Tự học, tự bồi dưỡng để đảm bảo đạt chuẩn và vượt
chuẩn các yêu cầu mang tính bắt buộc đối với giáo viên theo
chức danh nghề nghiệp và vị trí công tác, ,…, như yêu cầu về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp học; yêu cầu về
năng lực ngoại ngữ, năng lực tin học; yêu cầu về chức danh,
nghề nghiệp,… và một số yêu cầu mang tính bắt buộc khác.


×