Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH dân tộc THIỂU số ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.49 KB, 79 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM


- Tổng quan nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài
luận văn
- Ở ngoài nước
Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ KNS được đưa ra
bởi những nhà tâm lí học thực hành, coi đó như một khả năng
xã hội rất quan trọng trong việc phát triển cá nhân [39]. Năm
1979, Tiến sĩ người Mỹ, Gilbert Botvin - nhà khoa học hành vi
và giáo sư tâm thần học - đã nghiên cứu và đưa ra một chương
trình đào tạo KNS có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên từ lớp 7
tới lớp 9. Thông qua các môđun tương tác, chương trình của ông
đã tạo cơ hội cho người học được tiếp cận với những kĩ năng xã
hội như: quyết đoán, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết
vấn đề để thể hiện sự từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
Chương trình đào tạo KNS của Botvin đã được triển khai trong
nhiều trường học khác nhau, từ các trường công lập đến các
trung tâm tạm giam người chưa thành niên và đã thu được nhiều
kết quả ấn tượng. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa hút thuốc trong
thanh thiếu niên mà còn giúp tăng thêm giá trị trong mối quan
hệ giữa giáo viên và học sinh, tăng kết quả học tập và sự quan
tâm của nhà trường [46]. Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế


như: UNICEF, UNESCO, UNFPA, WHO, chương trình


GDKNS đã được phát triển rộng khắp. Thông qua mạng lưới
toàn cầu, các tổ chức đã mở các cuộc hội thảo, cung cấp tài liệu,
đồng thời phối hợp với nhau để đẩy mạnh hoạt động GDKNS
trong thanh thiếu niên thông qua các cách tiếp cận khác nhau.
Chương trình này đã được thực hiện và phát triển mạnh trong
khu vực Mỹ Latinh và Caribe (bao gồm: Chile, Colombia,
Mexico, Peru, Venezuela, Uruguay, Brazil, Costa Rica và vùng
Caribe), khu vực Nam Phi và Botswana, khu vực Châu Á
(Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông
Cổ, Nepal, Srilanka, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar,
Philipines, Thái Lan, Việt Nam). [40]; [46]; [31]; [58]; [38];
[27]; [30]; [34].
Tại Mỹ Latinh, năm 1996, một cuộc hội thảo về KNS được
tổ chức tại Costa Rica nhằm đẩy mạnh giáo dục sức khoẻ thông
qua giáo dục kĩ năng sống trong các trường học và coi đó như
một trong những ưu tiên của mạng lưới y tế tại đây [46]. Tại
vùng biển Caribe, các cơ quan Liên Hiệp Quốc phối hợp với
Đại học Tây Ấn, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế đã tiến hành nghiên
cứu và đưa chương trình giảng dạy KNS vào các bậc học: mẫu


giáo, tiểu học và trung học trên toàn vùng Caribe thông qua
cách tiếp cận giáo dục sức khoẻ và cuộc sống gia đình [46]. Tại
Botswana và Nam Phi, bắt đầu từ năm 1996, được sự hỗ trợ bởi
Trung tâm Chính sách quốc tế về rượu (ICAP), chương trình
“Growing Up” (1996-1999) được ra đời nhằm thực hiện
GDKNS cho một số trường tiểu học ở khu vực này. Chương
trình “Growing Up” được thiết kế để giúp người học tìm hiểu
một số kĩ năng liên quan đến cuộc sống hàng ngày của các em,
bao gồm 7 chủ đề rộng: (1) Xây dựng một lớp học chia sẻ; (2)

học tập hợp tác, làm việc nhóm, giao tiếp, lắng nghe và kết bạn;
(3) đối phó với tình cảm và cảm xúc; (4) Ra quyết định; (5) lớn
lên khoẻ mạnh; (6) giúp đỡ để trường học và gia đình trở thành
nơi an toàn hơn; (7) mỗi cá nhân là một người đặc biệt. Chương
trình này đã đạt được nhiều thành công lớn và càng được mở
rộng với sự nhấn mạnh thêm về HIV/AIDS [31]. Tại khu vực
Châu Á, được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là
UNICEF, UNESCO, UNFPA, các nội dung về GDKNS đã được
nghiên cứu và triển khai rộng khắp ở cả Nam Á (Bangladesh,
Bhutan, ấn Độ, Nepal, Sri Lanka), Đông Á (Trung Quốc), Trung
Á (Mông Cổ), Đông Nam Á (Campuchia, Indonesia, Lào,
Myanmar, Philipin, Thái Lan, Đông Timor, Việt Nam) [33]; [37];


[38]. Tại khu vực Đông Nam Á, các nghiên cứu về giáo dục dựa
trên KNS xuất hiện ở các quốc gia chủ yếu vào 5 năm cuối của
thế kỉ XX [33]; [38]. Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau qua
từng lĩnh vực cụ thể, các quốc gia đã từng bước triển khai để
đưa KNS vào giáo dục ở trong và ngoài nhà trường. KNS được
coi như một phương tiện hiệu quả trong việc phát triển kĩ năng
trong thanh thiếu niên để có thể lựa chọn lối sống lành mạnh và
tối ưu về mặt thể chất, xã hội và tâm lí. Ở Thái Lan, năm 1996,
GDKNS được nghiên cứu và triển khai cùng chương trình ngăn
chặn AIDS. Chương trình được thực hiện ở cả ba bậc học phổ
thông, chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khoá. Hiện nay,
Thái Lan đang trong giai đoạn duy trì và mở rộng phát triển
GDKNS trên nhiều lĩnh vực khác nhau và coi đó như là nội
dung bắt buộc phải đưa vào giảng dạy trong chương trình của
nhà trường ở tất cả các cấp học [33]; [38]. Ở Indonesia, năm
1997, GDKNS được đưa ra qua chương trình GDKNS cho cuộc

sống khoẻ mạnh, thực hiện trong cấp tiểu học. Từ năm 2001,
chính phủ Indonesia đã nỗ lực đưa KNS vào trong chương trình
giảng dạy của giáo dục cơ bản. Nội dung GDKNS bao gồm:
GDKNS cho sống khoẻ mạnh (dinh dưỡng, giáo dục vệ sinh, trẻ
em/ nhân quyền); GDKNS cho phòng chống HIV/AIDS [33];


[38]. Ở Philippin, KNS bắt đầu được tích hợp giảng dạy vào
trong chương trình giáo dục cơ bản từ năm 2001. Bên cạnh các
chương trình tiếp cận KNS trong giáo dục, Philippin còn triển
khai GDKNS trong quân sự, nhằm lồng ghép đưa 11 KNS cốt
lõi (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra
quyết định, tự nhận thức, đối phó với cảm xúc, đối phó với căng
thẳng, đồng cảm, giao tiếp hiệu quả, kĩ năng quan hệ tích cực, kĩ
năng sản xuất kinh doanh) vào chương trình giảng dạy [33];
[29]; [38]. Ở Lào, năm 1998, các nghiên cứu về KNS bắt đầu
phát triển. Nhìn chung, GDKNS ở Lào được thực hiện thông
qua các nội dung cơ bản: phòng chống HIV/AIDS; phòng chống
ma tuý và sử dụng rượu, thuốc lá; phòng chống dịch bệnh; sức
khoẻ sinh sản; vấn đề giới; vệ sinh; giáo dục dân số; bảo vệ môi
trường; các mối quan hệ với gia đình và bạn bè; trách nhiệm
công dân. Các nội dung này được đưa vào trong chương trình
giảng dạy của 5 môn học: Thế giới xung quanh ta (ở tiểu học);
Sinh học, Công dân, Địa lí, Khoa học tự nhiên (ở trung học)
[33]; [38]. Ở Myanmar, năm 1998, dự án “Chương trình giáo
dục sống khoẻ mạnh và phòng chống HIV/AIDS dựa vào
trường học” (School-based healthy living and HIV/AIDS
preventive education) (SHAPE) được bắt đầu. Dự án này là sự



hợp tác giữa chính phủ Myanmar và tổ chức UNICEF nhằm đưa
KNS vào trong giáo dục để thúc đẩy lối sống lành mạnh và
ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Nội dung của dự án tập trung vào các
vấn đề y tế và xã hội liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên và
đã có tác động rộng lớn trên cả quốc gia Myanmar [33]; [41;
[38].
Ở Campuchia, năm 2001, chương trình GDKNS được phát
triển bởi một nhóm liên ngành của Bộ Giáo dục, thanh niên và
thể thao (MoEYS). Chương trình này là một phần của kế hoạch
quốc gia “Giáo dục cho mọi người”, được thực hiện ở cả chính
khoá và ngoại khoá trong cả hai cấp học: tiểu học và trung học.
Một số dự án thí điểm đã được thực hiện bởi MoEYS cùng với
sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ để phát triển các
KNS, cùng với nó là phát triển các tập sách về KNS (tập trung
vào nông nghiệp, chăn nuôi và vệ sinh) [33]; [38]. Đến nay, trên
thế giới đã có rất nhiều công trình, dự án nghiên cứu về KNS và
GDKNS. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng rất phong phú,
đa dạng cả trong lĩnh vực chính quy và không chính quy, trong
đó số lượng các công trình nghiên cứu về GDKNS cho trẻ em
và vị thành niên chiếm ưu thế hơn. Nhìn chung, trong các


nghiên cứu này, KNS và GDKNS đã được chỉ ra khá rõ về vai
trò, khái niệm, cách phân loại, các nguyên tắc, lí thuyết nền tảng
làm cơ sở cho việc tiếp cận GDKNS. Việc triển khai GDKNS
cũng được áp dụng mạnh mẽ vào trong giáo dục chính quy và
giáo dục không chính quy. Trong hệ thống giáo dục chính quy,
việc đưa các KNS lồng ghép, tích hợp vào các môn học được
giảng dạy ở nhà trường là biện pháp được nhiều quốc gia lựa
chọn và đã đạt được nhiều kết quả tốt.

- Ở trong nước
Từ những năm 1995- 1996, thuật ngữ “kĩ năng sống” bắt
đầu được biết đến ở Việt Nam qua dự án của Quỹ Nhi đồng
Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện chương trình:
“GDKNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho
thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Chương trình này
được tập huấn dưới sự dẫn dắt bởi các chuyên gia Australia.
Thông qua dự án này, UNICEF đã giới thiệu tại Việt Nam các
KNS cơ bản như: Tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, ra
quyết định, kiên định và thiết lập mục tiêu nhằm vào các chủ đề
giáo dục sức khoẻ [21]; [22]. Năm 2003, hội thảo “Chất lượng


giáo dục và KNS” do UNESCO phối hợp với Viện Chiến lược
và Chương trình giáo dục tổ chức từ 23- 25 tháng 10 tại Hà Nội
đã làm rõ hơn, đầy đủ hơn về khái niệm KNS. KNS được tiếp
cận dựa trên bốn trụ cột của việc học trong báo cáo của Delors:
“Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự
khẳng định” và KNS được coi như là năng lực cá nhân để thực
hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng
ngày [21]; [22]. Năm 2003- 2004, Viện Chiến lược và Chương
trình giáo dục phối hợp với tổ chức UNESCO triển khai nghiên
cứu về “GDKNS ở Việt Nam”. Nghiên cứu này sau đó đã được
xuất bản thành sách năm 2006. Trong nghiên cứu này, các tác
giả đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về: Quá trình nhận thức về
KNS và tổng quan các chủ trương, chính sách, điều luật phản
ánh yêu cầu tiếp cận kĩ năng sống trong giáo dục và quá trình
nghiên cứu, thực hiện GDKNS ở Việt Nam; Thực trạng giáo dục
kĩ năng sống cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn ở

Việt Nam; Khái quát được cách thức giáo dục kĩ năng sống ở
Việt Nam, những phương pháp cụ thể và hình thức đã được sử
dụng để tiến hành GDKNS; Đánh giá về GDKNS ở Việt Nam
và rút ra những bài học kinh nghiệm; Xác định những thách
thức và định hướng trong tương lai để đẩy mạnh GDKNS ở Việt


Nam trên cơ sở thực tiễn Việt Nam và đối chiếu với mục tiêu 3
và mục tiêu 6 của Chương trình Hành động Dakar [21]. Năm
2005, có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu được triển khai liên
quan đến GDKNS trong các trường trung học cơ sở và trung
học phổ thông như: Dự án VIE 01/10 do UNFPA tài trợ “Giáo
dục dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt
động ngoại khoá trong nhà trường”; đề tài cấp Bộ “Giáo dục
một số KNS cho học sinh trung học phổ thông”, mã số B. 200575- 126 do trung tâm nghiên cứu Giáo dục học, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội triển khai nghiên cứu, nội dung các đề tài này
chủ yếu đề cập đến thực trạng, quan niệm GDKNS, những KNS
cần được giáo dục cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ở
Việt Nam [3]; [21]. Đến năm 2007, các kết quả nghiên cứu của
đề tài đã được biên tập và in thành sách: “Giáo dục kĩ năng
sống” (2007), “Giáo trình chuyên đề GDKNS” (2009, 2010)
được sử dụng làm giáo trình, tài liệu tham khảo cho các trường
cao đẳng, đại học. Nhìn chung, các nghiên cứu này đã đưa ra
những vấn đề chung về KNS: quan niệm, đặc tính, cách phân
loại KNS và vai trò cấp thiết của việc GDKNS trong xã hội hiện
đại; đồng thời thiết kế một số chủ đề GDKNS cho học sinh
THPT. Qua đó, người học có cái nhìn tổng quan về KNS và


GDKNS, có những KNS cần thiết cho chính bản thân mình, đặc

biệt có thể vận dụng để khai thác tiềm năng GDKNS trong các
chương trình giáo dục hiện nay thông qua việc tổ chức dạy học
các môn học và các hoạt động giáo dục ở nhà trường [3]. Năm
2010- 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn triển khai
số 453/KH-BGDĐT ngày 30/07/2010 về việc tăng cường thực
hiện GDKNS trong tất cả các bậc học. Theo chủ trương này, Bộ
đã cho phép thực hiện biên soạn và xuất bản bộ tài liệu về tích
hợp GDKNS qua dạy học các môn học ở cả ba cấp học phổ
thông. Trong các tài liệu này, các tác giả đã nêu khá rõ khái
niệm, các cách phân loại, nguyên tắc, phương pháp tiếp cận,
quy trình để GDKNS, đồng thời chỉ ra nội dung KNS được tích
hợp trong các môn học ở nhà trường và đưa ra những hướng
dẫn cụ thể để giáo viên trong trường phổ thông có thể thực hiện
được tốt việc đưa GDKNS vào tích hợp giảng dạy trong các
môn học ở nhà trường. Tuy nhiên, các hướng dẫn của Bộ được
đưa ra trong các tài liệu này mới chỉ đề cập đến những vấn đề
chung, cơ bản về KNS và GDKNS cho tất cả các cấp học phổ
thông ở tất cả các khu vực, địa bàn trên cả nước, chưa có những
hướng dẫn, chương trình cụ thể cho việc GDKNS trong các nhà
trường cho các đối tượng học sinh khác nhau ở các khu vực sinh


sống khác nhau [4]; [5]; [6]; [7]; [8]; [9]. Bên cạnh những
nghiên cứu liên quan đến GDKNS trong giáo dục phổ thông ở
nước ta, còn có một số chương trình, dự án và tài liệu nghiên
cứu khác đề cập đến GDKNS trong giáo dục thường xuyên. Có
thể kể ra một vài chương trình, dự án tiêu biểu như: Dự án Dân
số và sức khoẻ sinh sản (Tổ chức dân số và phát triển quốc tếPDI và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc – UNFPA tài trợ); Dự án
“GDKNS ở trung tâm học tập cộng đồng” (2005); “GDKNS
cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” (Dự án hợp tác Viện Khoa

học Giáo dục Việt Nam với văn phòng UNESCO Hà Nội,
2006)... [22];[24];[3].
Như vậy, nhiều quốc gia đã thực hiện GDKNS thông qua
nhiều hình thức trải nghiệm khác nhau song có thể khái quát
thành hai hình thức: trong dạy học các môn học và ngoài các
môn học. Các cơ sở lí luận về KNS đã được hình thành khá rõ
với các khái niệm, nội dung, các cách phân loại KNS; các con
đường thực hiện GDKNS; nguyên tắc, phương pháp GDKNS.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về KNS hiện nay, đặc biệt
những nghiên cứu về quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt
động trải nghiệm còn mới mẻ. Do đó, nghiên cứu về lí luận và


thực tiễn quản lý GDKNS thông qua trải nghiệm thực sự là
khoảng trống, cần nghiên cứu làm rõ, đặc biệt ở các trường
THPT huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở
trường trung học phổ thông qua hoạt động trải nghiệm
- Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm kĩ năng và kĩ năng sống
Kĩ năng: Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển
học Hà Nội, kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức thu
nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [20; tr.517].
Theo cách giải thích này thì kĩ năng và kiến thức luôn gắn liền
và có quan hệ mật thiết với nhau. Kĩ năng gắn với việc chủ thể
đưa kiến thức đã được học vào hành động trong thực tế. Theo từ
điển Anh - Anh: kĩ năng (Skill) được mô tả là khả năng đưa ra
các giải pháp trong một số vấn đề nhất định, nó có thể được
hình thành thông qua rèn luyện, đào tạo. Còn “ability” được mô
tả là các phẩm chất bên trong cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi để

họ tạo ra những thành công hay thành tích nào đó, “ability” có
thể hiểu là khả năng thuộc về lĩnh vực tâm lí, nó mang những


đặc điểm tâm lí của con người, nó là yếu tố tạo ra tính khả thi
trong sự thành công của một cá nhân. Như vậy, kĩ năng có bản
chất tâm lí nhưng có biểu hiện cụ thể là hành động, hoạt động
của cá nhân, nó có thể rèn luyện được và là yếu tố tạo ra sự
thành công trong cuộc sống của con người. Trong tâm lí học, khi
bàn về kĩ năng, các nhà nghiên cứu như: Ph.N.Gônôbôlin,
N.D.Lêvitôv, V.V.Bôgxloxki, K.K.Platônôv... cũng đưa ra nhiều
quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu
đều cho rằng: kĩ năng và tri thức luôn gắn liền và có mối quan
hệ mật thiết với nhau, có tri thức (hiểu được biểu hiện, ý nghĩa,
mục đích, cách thực hiện…) thì mới có kĩ năng (thực hiện hành
động trong thực tiễn ứng với các điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau), và khi chủ thể thực hiện kĩ năng thì sẽ khẳng định lại vốn
tri thức, hiểu biết của chính chủ thể về những vấn đề liên quan
đến hành động của chính họ. Nói cách khác kĩ năng được hình
thành thông qua việc lĩnh hội tri thức và kinh nghiệm rèn luyện
thực tế của chính chủ thể. KN vừa có tính ổn định, vừa có tính
mềm dẻo, linh hoạt, có mục đích cụ thể. Theo Đặng Thành
Hưng, “kĩ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác
dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều
kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có kĩ năng đó)


như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt
được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ
thành công theo chuẩn hay quy định” [15]. Theo WHO, “kĩ

năng là khả năng cho phép con người thực hành một hành vi
nhất định” [45; tr.8]. Theo cách giải thích này thì kĩ năng luôn
gắn liền với năng lực hoạt động, làm việc, giải quyết vấn đề của
con người. Do đó, kĩ năng hoàn toàn có thể nhận thấy, đo đạc và
đánh giá được. Điều đó cũng có nghĩa rằng để có được kĩ năng
thì con người cần phải trải qua một quá trình rèn luyện, thực
hành các hành vi của bản thân trong thực tiễn cuộc sống. Mặc
dù có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng, chủ yếu là khác
nhau ở phạm vi vận dụng tri thức của chủ thể hành động vào
thực tiễn, nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất ở các
điểm sau:
- Thứ nhất, KN có nguồn gốc tâm lí, nhưng có hình thức
vật chất là hành vi hoặc hành động, kĩ năng luôn gắn liền với
việc thực hiện các thao tác hay hành động nhất định.
- Thứ hai, KN luôn gắn liền với tri thức, tức là nó gắn liền
với việc triển khai và vận dụng những kiến thức mà cá nhân lĩnh
hội được thông qua quá trình học tập, rèn luyện vào thực tiễn.


- Thứ ba, KN hoàn toàn có thể giáo dục và rèn luyện được.
Sự hình thành và mức độ phát triển của kĩ năng thể hiện qua
tính đúng đắn, thành thạo và sáng tạo của chủ thể hành động.
Nó được tích lũy, rèn luyện thông qua sự kết hợp giữa tri thức
và kinh nghiệm của mỗi cá nhân trong các hoạt động thực tiễn
hàng ngày. Từ những đặc điểm trên, chúng tôi quan niệm: kĩ
năng là khả năng chủ thể thực hiện được hành động dựa trên
vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để đạt được kết quả theo những
tiêu chí nhất định, phù hợp với mục đích và điều kiện hành
động.
Như vậy, kĩ năng có các đặc điểm cơ bản sau:

- Kĩ năng cho phép con người thực hiện các hành động cụ
thể, có tính khoa học, cá nhân, có tính chuẩn mực nhất định và
có thể đánh giá được dựa trên những tiêu chí nhất định.
- Kĩ năng luôn có tính linh hoạt trong những hoàn cảnh
khác nhau sao cho phù hợp với mục đích, điều kiện thực hiện.
- Kĩ năng của một con người chỉ quan sát và đánh giá được
thông qua hành động cụ thể của họ trong các tình huống thực
tiễn.


- Kĩ năng có thể rèn luyện được thông qua sự lĩnh hội các
tri thức khoa học cùng với những hành động cụ thể của cá nhân
trong cuộc sống.
- Kĩ năng và tri thức luôn gắn liền và có quan hệ chặt chẽ
với nhau.
Kĩ năng sống
Cho đến nay, có rất nhiều cá nhân, tổ chức cùng nghiên
cứu về KNS, tuy nhiên chưa có một sự thống nhất chung, rõ
ràng về khái niệm này. Tuỳ thuộc vào người sử dụng hay tiếp
cận ở góc độ, lĩnh vực nào mà KNS được mô tả với nội hàm, ý
nghĩa khác nhau. Theo UNESCO (Hà Nội, 2003): KNS là khả
năng của cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham
gia vào cuộc sống hàng ngày [22]; [21]; [24]; [35]. Như vậy,
theo UNESCO, khái niệm KNS được hiểu theo nghĩa rộng, gắn
với toàn bộ khả năng của con người khi tham gia vào tất cả các
hoạt động của xã hội. Khả năng cá nhân này không chỉ chịu sự
chi phối và ảnh hưởng đến bản thân cá nhân mà nó còn tác động
tới các cá nhân khác trong xã hội khi cá nhân thực hiện quá
trình tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Theo WHO (1993):
KNS là khả năng thích ứng và thực hành các hành vi tích cực



giúp cá nhân có thể giải quyết vấn đề có hiệu quả và khắc phục
những khó khăn của cuộc sống hàng ngày. KNS bao gồm một
nhóm các năng lực tâm lí xã hội và kĩ năng nhận biết, làm chủ
bản thân để giúp mọi người thông báo, ra quyết định, giải quyết
vấn đề, suy nghĩ, phê bình, sáng tạo và giao tiếp hiệu quả, xây
dựng mối quan hệ lành mạnh, thông cảm với người khác và để
đối phó với những thách thức của cuộc sống. KNS có thể dẫn
đến các hành động đối với bản thân cá nhân hay hành động đối
với những người khác, cũng như những hành động đối với môi
trường để làm cho nó trở nên thân thiện và an toàn [45]; [41];
[42]; [43]; [44]. So sánh cách biểu đạt khái niệm KNS của
WHO với cách biểu đạt khái niệm KNS của UNESSCO chúng
tôi thấy rằng: nội hàm khái niệm KNS đã được thu hẹp hơn.
KNS được gắn với năng lực tâm lí của mỗi cá nhân và thể hiện
thông qua hành động, cách ứng xử, giao tiếp với người khác
(năng lực xã hội) một cách có hiệu quả. Theo UNICEF (Thái
Lan: 1995): KNS là khả năng phân tích tình huống và hành vi,
khả năng phân tích hậu quả của hành vi và khả năng phòng
tránh một số tình huống nào đó. KNS là một cách tiếp cận để
giải quyết sự cân bằng giữa các yếu tố: kiến thức, thái độ và kĩ
năng. UNICEF đưa ra quan điểm này dựa trên các bằng chứng


nghiên cứu cho thấy: sự thay đổi hành vi của con người không
thể có được nếu như không có kiến thức, thái độ và kĩ năng dựa
trên năng lực của cá nhân [35]; [41]. Như vậy, theo quan điểm
của UNICEF, KNS được xem xét và nhấn mạnh đến việc con
người tham gia phòng tránh và giải quyết các vấn đề trong cuộc

sống hàng ngày, đề cao đến khả năng tư duy của con người
trong cuộc sống. KNS luôn gắn liền với năng lực cá nhân khi
con người tham gia phòng tránh và giải quyết các tình huống,
vấn đề nảy sinh trong cuộc sống dựa trên những hiểu biết, quan
điểm và thái độ đã có của bản thân. Nhìn chung, trên thế giới
cho đến nay có rất nhiều các quan niệm về KNS với nội hàm
rộng, hẹp khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, có thể chia các quan
niệm này thành 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất, quan niệm KNS với nội hàm rộng
(UNESCO), nó bao gồm tất cả các nhóm kĩ năng. Bất cứ cái gì
thuộc về khả năng của con người (ability) và được con người sử
dụng khi tham gia vào cuộc sống hàng ngày đều là KNS. Như
vậy, KNS được hiểu với phạm vi rất rộng, nó bao gồm tất cả các
kĩ năng cơ bản của của cuộc sống như: kĩ năng đọc, viết, tính
toán, kĩ năng tìm kiếm việc làm, kiếm tiền, kĩ năng giao tiếp, kĩ


năng tư duy…
Nhóm thứ hai, quan niệm KNS với nội hàm hẹp hơn (WHO,
UNICEF…), coi KNS là những biểu hiện của nhóm kĩ năng
nhận biết, ứng phó với bản thân và kĩ năng xã hội của con
người, giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các tình huống của
cuộc sống. Tuy quan niệm KNS này có nội hàm hẹp hơn nhưng
nó lại phản ánh sự phức tạp hơn, bởi nó đề cập đến những năng
lực tâm lí xã hội (psychosocial competencies) và kĩ năng nhận
biết, ứng phó với bản thân (interpersonal skills).
Ở Việt Nam, cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về
KNS. Theo quan điểm gần đây nhất của Viện Khoa học giáo
dục Việt Nam (2010): KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ
thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất

của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết
để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi
người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác, khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. [4]; [5]; [6];
[7]; [8]; [9]. Theo cách biểu đạt này, KNS được mô tả có những
đặc điểm tương đồng, giống với cách biểu đạt về KNS của


WHO, UNICEF. KNS bao gồm các khả năng tâm lí bên trong
mỗi cá nhân để làm chủ cảm xúc, hành vi của bản thân và năng
lực ứng xử trong thực tiễn bên ngoài khi tham gia vào các hoạt
động sống, học tập và làm việc.
Trong nghiên cứu này, KNS được quan niệm là: khả năng
cá nhân được thể hiện thông qua hành động làm chủ bản thân,
hành động ứng xử tích cực với mọi người xung quanh và ứng
phó, giải quyết có hiệu quả các tình huống, vấn đề trong cuộc
sống dựa trên những tri thức, thái độ và giá trị mà chủ thể có
được. Theo đó có thể thấy rằng:
- KNS có hình thức vật chất là hành động. Nó chỉ được thể
hiện khi con người tham gia giải quyết các tình huống, các vấn
đề cụ thể gắn liền với các mối quan hệ với bản thân, với người
khác và với xã hội xung quanh.
- KNS giúp con người sống thành công và làm việc hiệu
quả.
- KNS chỉ có được khi cá nhân đã có những tri thức, thái
độ và giá trị nhất định.
- KNS khác với các kĩ năng để sống còn (livelihood skills,



survival skills) như học chữ, học nghề, làm toán, bơi lội … hay
các kĩ năng có thể giúp một người trẻ tuổi tự tìm kiếm việc
làm, kiếm tiền cho cuộc sống như: phỏng vấn, tìm kiếm việc
làm, mở tài khoản ngân hàng… (nó thuộc về khả năng, nguồn
lực và cơ hội để đạt được mục đích cá nhân và kinh tế gia đình,
nó liên quan đến thu nhập). KNS được coi như là những kĩ
năng cốt lõi để phát triển con người.
* Khái niệm giáo dục kĩ năng sống
Khi nói đến GDKNS, có nhiều cách biểu đạt nhấn mạnh
đến những khía cạnh khác nhau như: “GDKNS nhằm tạo thuận
lợi cho việc thực hành, củng cố các kĩ năng tâm lí trong một nền
văn hoá và phát triển một cách thích hợp, nó góp phần vào việc
thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội, phòng chống các vấn đề y
tế, xã hội và việc bảo vệ quyền con người”. [43;tr.5] GDKNS là
“hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói
quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị,
thái độ và kĩ năng thích hợp”.[3; tr.32] Giáo dục KNS cho HS,
với bản chất là “hình thành và phát triển cho các em khả năng
làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người


khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ
thông”.[4; tr.12]. Nhìn chung, các quan niệm về GDKNS trên
đây đều được biểu đạt nhấn mạnh đến một khía cạnh nào đó của
quá trình giáo dục KNS, WHO và tác giả Nguyễn Thanh Bình
nhấn mạnh đến mục đích thực hiện GDKNS, Viện KHGDVN
nhấn mạnh đến tính chất và ý nghĩa của GDKNS. Trong nội
hàm các quan niệm chưa nêu ra được cách thức để thực hiện

GDKNS. Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Ở
cấp độ nhà trường, khái niệm giáo dục chỉ quá trình giáo dục
tổng thể (dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) được thực hiện
thông qua các hoạt động giáo dục. Đó là những hoạt động do
các cơ sở giáo dục tổ chức, thực hiện theo kế hoạch, chương
trình giáo dục và trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về
chúng. Trong các hoạt động giáo dục thì hoạt động dạy học giữ
vai trò nền tảng và chủ đạo. Các hoạt động giáo dục được tổ
chức trên cơ sở các giá trị, nhằm tạo ra môi trường hoạt động và
giao tiếp có định hướng cho người học, tuân theo những nguyên
tắc chung, những mục tiêu chung, những chuẩn mực giá trị
chung, những biện pháp chung. [2].


Dựa vào cách hiểu về khái niệm giáo dục ở cấp độ nhà
trường, căn cứ vào khái niệm về KNS mà đề tài đã xác định,
trong nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm rằng: GDKNS là
trang bị cho người học những kiến thức, thái độ, giá trị và tạo
cơ hội cho họ rèn luyện, trải nghiệm trong cuộc sống thực tiễn
từ đó giúp họ có thể làm chủ bản thân, ứng xử tích cực với mọi
người xung quanh và ứng phó, giải quyết có hiệu quả các tình
huống, vấn đề trong cuộc sống. GDKNS thông qua hoạt động
TN ngoài giờ chính khóa là quá trình tổ chức các hoạt động TN
trong thực tế nhằm giúp người học vừa chiếm lĩnh được kiến
thức, hình thành được kĩ năng sống, rèn luyện để có được những
KNS nhất định.
* Khái niệm trải nghiệm [16]; [19]; [32]
Theo triết học, trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tác
động qua lại giữa con người với thế giới khách quan. Sự tác
động qua lại này gồm có cả hình thức và kết quả các hoạt động

thực tiễn trong xã hội, gồm cõ cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những
nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan.
Solovyev V.S.- Nhà triết học vĩ đại người Nga quan niệm rằng
trải nghiệm là tri thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất


bao gồm tri thức và kỹ năng. Trải nghiệm là kết quả của tác
động qua lại giữa thế giới và con người, được truyền qua nhiều
thế hệ.
Đối với tâm lý học, trải nghiệm thường được xem như là
năng lực của cá nhân, ví dụ Platon K.K nhận định trải nghiệm
cũng như sự tích lũy của nhận thức và năng lực (cá nhân, nhóm)
tạo lên trong quá trình hoạt động, đào tạo và giáo dục, trong đó
tổng hợp những tri thức, kỹ năng, khả năng và thói quen. Theo
quan điểm của tâm lý học giáo dục, A. N. Leontiev đã giải quyết
được vấn đề trải nghiệm của nhân loại: “Trong cuộc đời mình,
con người đã đồng hóa kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm
của những thế hệ trước. Nó diễn ra dưới hình thức nắm vững
kiến thức và ở mức độ làm chủ kiến thức”.
Lý thuyết về trải nghiệm trở thành đối tượng nghiên cứu
trong các tài liệu sư phạm học. Các sư phạm quan niệm trải
nghiệm được hiểu theo một vài ý nghĩa sau:
Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống tri thức và kỹ
năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy;
Trải nghiệm là tri thức, kỹ năng mà trẻ tiếp thu được từ


×