Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở huyện văn lâm, hưng yên trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.24 KB, 19 trang )

1

Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường Trung học cơ sở ở huyện Văn Lâm,
Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay
Educational management about live skill for students studying at Secondary Schools
in Van Lam district, Hung Yen province at present
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 101 tr. +


Nguyễn Hồng Thanh


Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh. Khảo sát thực trạng quá trình giáo dục kĩ năng sống và chất lượng giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở (THCS) ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
hiện nay. Đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trường THCS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Keywords: Quản lý giáo dục; Kỹ năng sống; Học sinh; Trường trung học cơ sở; Hưng Yên

Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kỹ năng sống (KNS) là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy


hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống
hàng ngày của con người.
Giáo dục KNS cho học sinh (HS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giáo dục toàn
diện trong các nhà trường. Hiện nay nước ta chuyển từ kinh tế hợp tác xã sang nền kinh tế thị trường,
mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ. Các tệ nạn xã hội tác động xấu
đến đạo đức và làm méo mó các chuẩn mực đạo đức, lối sống của học sinh nói chung và học sinh bậc
trung học cơ sở (THCS) nói riêng. Không ít học sinh đã sa vào các tệ nạn xã hội, sống tùy tiện,
buông thả như Đảng ta đã nhận định trong Nghị quyết TƯ II, khóa VIII : "Đặc biệt đáng lo ngại là
trong một bộ phận sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối
sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước". Vì vậy
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Indent: First line: 0", Space
Before: 0 pt, After: 0 pt
2

trong giai đoạn hiện nay cần :" Tăng cường giáo dục, kĩ năng sống, đạo đức công dân, giáo dục tư
tưởng, lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Mác - Lê Nin tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động
xã hội, văn hóa - thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện".
Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là một địa danh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội nằm ở cửa ngõ
phía Đông nơi có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ số 5 tuyến đường Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh đi qua. Từ gần hai thập kỷ trở lại đây (từ năm 1995 đến 2012) tỉnh Hưng Yên
đón nhận nhiều tổ chức doanh nghiệp, công ty đến sản xuất kinh doanh, biến vùng đất thuần túy
nông nghiệp vốn có thành nhiều nhà máy, khu công nghiệp lớn Ngoài những mặt tích cực, sự phát
triển của kinh tế địa phương cũng kéo theo những tiêu cực đáng lo ngại, đặc biệt là lối sống tự do,
buông thả và nhu cầu vật chất tầm thường của một bộ phận học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường
không có kĩ năng và thấy được giá trị của cuộc sống. Những thực trạng trên đã và đang xảy ra ở
huyện Văn Lâm và có chiều hướng ngày càng gia tăng, vì vậy là một cán bộ quản lý giáo dục tôi
nhận thức rõ vấn đề này đặc biệt là việc nghiên cứu quản lý giáo dục KNS cho HS các trường THCS
ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu tổng kết kinh
nghiệm để rút ra những kết luận khoa học về việc quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho

HS các trường THCS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Từ những thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo
dục ở địa phương, nên tôi chọn đề tài : "Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường
trung học cơ sở ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay".
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng quá trình quản lý giáo dục KNS và chất lượng giáo dục KNS cho HS
trường THCS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho HS trường
THCS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
: Công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường THCS ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên
trong bối cảnh hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu giới hạn vào các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh;
3

- Khảo sát thực trạng quá trình giáo dục kĩ năng sống và chất lượng giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh trường THCS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trường THCS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
6. Giả thuyết khoa học
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã có
một số thành tích, song còn một số bất cập. Nếu có những biện pháp quản lý hợp lý; chỉ đạo chặt chẽ,
tổ chức thực hiện tốt, kiểm tra đánh giá chính xác, thì sẽ khắc phục được các bất cập và nâng cao

chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong bối cảnh hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- 7.2. Các Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được
trình bày trong 3 chương :
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc Quản lý giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh trung học
cơ sở.
Chương 2. Thực trạng Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở
ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục kĩ năng sống
Nền giáo dục ở nước ta những năm gần đây đã quan tâm nhiều đến nội dung giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Nhiều nhà khoa học, giáo dục là tác giả nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo
đức, kĩ năng sống cho học sinh như : PSG.TS Hà Nhật Thăng viết bài “Thực trạng đạo đức, tư tưởng
chính trị, lối sống của Thanh niên – Học sinh – Sinh viên” - Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Số
39/2002. PGS.TS Đặng Quốc Bảo viết “Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục”, Hà Nội, 1998.
PGS.TS Nguyễn Thanh Bình tác giả của “Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống”, Hà Nội,
2011. Nhóm tác giả Đặng Thúy Anh, Lê Minh Châu, Trần Thị Tố Oanh đã biên soạn bộ Tài liệu
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold
Formatted: Font: 12 pt, Bold, Italic
Formatted: Indent: First line: 0", Space After:

0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Font: 12 pt, Bold
4

dành cho giáo viên về Giáo dục kỹ năng sống trong các môn Ngữ văn, Địa lý, GDCD, Hoạt động
GDNGLL trong trường THCS
Ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ngành giáo dục cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc
giáo dục đạo đức, kĩ năng sống /quản lý giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường, hàng năm
tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo về công tác phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý xâm nhập học
đường, phong trào "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Tuy nhiên hệ thống lý luận
và giải pháp về quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho HS chưa được
nghiên cứu một cách hệ thống.
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý; quản lý nhà trường; quản lý giáo dục
- Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức
năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra
- Quản lý nhà trường được hiểu là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ
chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa
các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
- Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm
đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn. Quản lý giáo dục theo
nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào
tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
1.2.2. Trường Trung học cơ sở
Trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, trên Tiểu học và
dưới Trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Thông thường, độ
tuổi học sinh ở trường THCS là từ 11 đến 15. Trước đây, để tốt nghiệp THCS, học sinh phải vượt
qua một kì thi tốt nghiệp vào cuối lớp 9 nhưng kể từ năm 2006 kì thi đã chính thức bị bãi bỏ và được

thay bằng kỳ xét tốt nghiệp THCS.
Trường THCS được bố trí tại từng xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một
số xã không có trường THCS. Đó thường là các xã ở vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo. Theo qui định
trong Luật Ngân sách Nhà nước, đầu tư xây dựng trường THCS cũng như trường Tiểu học thuộc
trách nhiệm của chính quyền cấp quận, huyện.
1.2.3. Kỹ năng sống; Giáo dục kỹ năng sống; Quản lý giáo dục kĩ năng sống
- Kỹ năng sống từ quan điểm giáo dục là tất cả những kỹ năng cần thiết trực tiếp giu
́
p cá nhân
sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả năng, phẩm chất, hành vi tâm lý, xã hội và
văn hoá phù hợp và đương đầu được với những tác động của môi trường. Những KNS cốt lõi cần
nhấn mạnh là kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xác định giá trị, kỹ
năng xử lý tình huống, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng tự nhận thức…
5

- Giáo dục kỹ năng sống là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất, kinh nghiệm ứng xử của một đối tượng giáo dục, làm cho họ dần dần có những
phẩm chất, kỹ năng như yêu cầu đề ra.
- Quản lý giáo dục kỹ năng sống là quá trình định hướng chung về mục tiêu, nội dung,
phương pháp và các bước thực hiện một bài giáo dục kỹ năng sống / một hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
Kỹ năng sống được phân loại ở rất nhiều góc độ: Góc độ xã hội, góc độ giáo dục giá trị, góc
độ giáo dục hành vi xã hội và theo những quan điểm khác nhau.
1.2.4. Bối cảnh hiện nay
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn
lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc
phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một
thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục
phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.
Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết đối nhân xử thế, kinh

nghiệm làm ăn để đáp ứng những thách thức của thiên tai… đã được phản ánh khá phong phú qua ca
dao, tục ngữ. Còn trong hệ thống giáo dục thì quan điểm học để làm người, nghĩa là để biết ứng xử
với đời đã được coi như một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục. Cho nên, giáo dục đã
quan tâm cung cấp cho người học những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho
người học có khả năng gia nhập cuộc sống xã hội.
1.3. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đối với việc phát triển nhân cách toàn diện của
học sinh
Giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục các kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết
định, kỹ năng xác định giá trị, cho học sinh THCS nói riêng là làm thay đổi hành vi của học
sinh/con người từ thói quen sống thụ động, có thể gây rủi ro mang lại hiệu quả tiêu cực chuyển thành
những hành vi mang tính xây dựng, tích cực có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản
thân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.
Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công
của con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng
lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò
quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp…
1.4. Những yêu cầu trong công tác quản lý đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trong bối cảnh hiện nay
Để quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường THCS trong bối cảnh
hiện nay học viên đề cập tới những yêu cầu sau :
Formatted: Font: 12 pt
6

1.4.1. Kế hoạch hoá nội dung giáo dục
1.4.2. Tổ chức, triển khai các nội dung vạch ra
1.4.3. Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch đã vạch ra
1.4.4. Giám sát, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh
1.4.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục kỹ năng sống và tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục là điều tất yếu để nâng cao
chất lượng giáo dục và để người học có thể đáp ứng những thách thức của cuộc sống. Những nội
dung nào hàm chứa kỹ năng sống thì cần xây dựng những chủ đề có nội dung và phương pháp hướng
tới hình thành / giáo dục những kỹ năng sống chuyên biệt đó.
Với các trường THCS việc giáo dục kỹ năng sống được thực hiện theo nhiều cách khác nhau.
Để đạt được mục tiêu giáo dục của Việt Nam là chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu
sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải có những nghiên cứu khoa học để đề ra các
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh đạt hiệu quả.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN
2.1.1. Quy mô phát triển
Toàn huyện có 12 trường THCS với 158 lớp và 5740 học sinh. Hằng năm, duy trì sĩ số đạt
trên 99%.
Ngành giáo dục đã củng cố và duy trì kết quả của các đơn vị đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục
THCS (7/12 trường); Nâng tỉ lệ, chất lượng các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS;
2.1.2. Thực hiện giáo dục toàn diện
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Văn Lâm đã chỉ đạo, hướng dẫn và
kiểm tra các nhà trường chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn thống nhất điều chỉnh phân phối chương trình
dạy học các môn cho phù hợp.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức dạy học và đánh
giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy
học, thực hiện tích hợp trong giáo dục; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động GDNGLL có hiệu quả theo nội dung của phong
trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức
Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Bold

7

dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội cho học
sinh.
2.2. Thực trạng về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trƣờng THCS huyện Văn Lâm,
Hƣng Yên
Để khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên, học viên tiến hành khảo sát trên ba trường THCS trong huyện đó là: Trường
THCS Trưng Trắc thuộc địa bàn xã Trưng Trắc (thuộc "khu ngoài" của huyện, điều kiện kinh tế ở
đây phát triển là nơi tập trung các cơ quan Hành chính của huyện); Trường THCS Minh Hải nằm trên
địa bàn xã Minh Hải (trung tâm về địa lý của huyện, điều kiện kinh tế trung bình); Và trường THCS
Đại Đồng nằm trên địa bàn xã Đại Đồng (thuộc "khu trong" của huyện, điều kiện kinh tế khó khăn
nhất huyện), đây là ba trường mang ba nét đặc trưng riêng đại diện cho 12 trường THCS trong toàn
huyện
Trước hết, tác giả so sánh về Hạnh kiểm của học sinh ở 3 trường:
Hình 2.1. Biểu đồ so sánh về hạnh kiểm học sinh
của 3 trường THCS: Trưng Trắc, Minh Hải, Đại Đồng
62,4%
27,7%
6,8%
3,1%
71,8%
18,5%
7,8%
1,8%
57,1%
31,6%
9,0%
2,3%
0,0%

10,0%
20,0%
30,0%
40,0%
50,0%
60,0%
70,0%
80,0%
1 2 3 4
Tỉ số phần trăm
Trưng Trắc
Minh Hải
Đại Đồng

Qua biểu đồ cho thấy số học sinh có hạnh kiểm tốt ở trường THCS Minh Hải chiếm tỉ lệ
nhiều nhất và tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm yếu ở trường này ít nhất trong 3 trường. Tuy nhiên, xét
tổng thể thì số học sinh có hạnh kiểm tốt và khá ở cả 3 trường đều chiếm đa số so với tổng số học
sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà quản lý, nhà sư phạm có thể giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh.
Mặt khác, trong các năm học gần đây cả 3 trường THCS Trưng Trắc, Minh Hải, Đại Đồng
đều giữ vững danh hiệu Trường tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc. Đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
Tốt
Khá
TB

Yếu
Formatted: Centered, Indent: First line: 0",
Space After: 0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Bold, Italic
Formatted: Font: 12 pt, English (United

States)
Formatted: Font: 4 pt
Formatted: Centered
Formatted: Font: 11 pt
Formatted: Centered
Formatted: Centered
Formatted: Centered
8

viên ở cả ba nhà trường đều thường xuyên quan tâm đến chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục
toàn diện, trong đó có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2.3. Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trƣờng THCS huyện Văn Lâm,
Hƣng Yên
2.3.1. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận (thu thập tài liệu, nghiên cứu các công trình có liên quan, tham khảo các
kết quả đã đạt được ).
Điều tra khảo sát tại các trường THCS huyện Văn Lâm, Hưng Yên theo mẫu điều tra, nhằm
đánh giá và xin ý kiến.
Các phương pháp khác (nghiên cứu so sánh, phương pháp thống kê và phân tích thống kê,
đánh giá điều tra khảo sát mẫu ).
2.3.2. Kết quả điều tra và đánh giá
Để tìm hiểu đúng thực trạng quản lý giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường THCS trong
bối cảnh hiện nay học viên tiến hành các điều tra sau:
- Điều tra nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh các trường THCS ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên
- Điều tra nhận thức học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh các trường THCS ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên
Học viên đi sâu vào điều tra nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ
năng sống:
Tiến hành pho

̉
ng vấn một số học sinh ở 3 trường THCS trong huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên:
Trường THCS Trưng Trắc, trường THCS Minh Hải, trường THCS Đại Đồng về kỹ năng sống như :
Em có nghe thấy từ kỹ năng sống bao giờ chưa?
Em có biết kỹ năng sống là gì không?
Em có quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho mình không?
Bảng 2.1. Những kỹ năng sống rất cần và cần được giáo dục.
Thông qua trò chuyện với các em tác giả nhận thấy các em đều đã có những nhận thức cơ bản
về KNS như em Nguyễn Thị Hà lớp 7A Trường THCS Minh Hải cho rằng: "Em đã được nghe các cô
nói về kỹ năng sống, em hiểu kỹ năng sống là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng
đặt vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng nói trước đám đông v.v "…
Khi chu
́
ng tôi tiến hành khảo sát thực trạng thái độ của học sinh lớp 7 về việc tham gia xử lý
tình huống thông qua môn Giáo dục công dân, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2a :
Bảng 2.2a. Thái độ của học sinh về việc tham gia xử lý tình huống (Đơn vị %)

Formatted: Font: 12 pt
Formatted: Font: 12 pt, Bold, Italic
Formatted: Font: 12 pt
9

Học sinh
nhận thức
Trưng Trắc
Minh Hải
Đại Đồng
Tổng
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
Rất thích
73
60,8
59
49,2
76
63,3
208
57,8
Thích
25
20,8
39
32,5
26
21,7
90
25,0
Bình thường
14
11,7
17
14,2
12

10,0
43
11,9
Không thích
8
6,7
5
4,2
6
5,0
19
5,3
Bảng 2.2a. Thái độ của học sinh về việc tham gia xử lý tình huống (Đơn vị %)

Nhìn vào bảng số liệu chu
́
ng tôi nhận thấy rằng 208 HS (chiếm 57,8%) các em rất thích tham
gia xử lý những tình huống trong bài học giáo dục công dân, có 25% các em thích tham gia xử lý tình
huống. Như vậy, có thể khẳng định phần lớn HS lớp 7 của ba trường THCS Trưng Trắc, Minh Hải,
và Đại Đồng đều thích và rất thích tham gia xử lý tình huống đây là một thông tin rất quan trọng bởi
hiệu quả của giáo dục KNS nói chung và kỹ năng xử lý tình huống nói riêng phụ thuộc không nho
̉

vào hứng thu
́
tập luyện và rèn luyện của HS. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ HS có thái độ bình
thường và không thích còn chiếm tỷ lệ 17,2%, như vậy hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS
chưa được HS tham gia một cách triệt để với thái độ tích cực và tự giác 100%.
2.4. Đánh giá công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống của học sinh các trƣờng THCS
huyện Văn Lâm, Hƣng Yên

2.4.1 Thành tựu, ưu điểm
Cán bộ quản lý các trường THCS ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên đã xác định rõ vai trò, nhiệm
vụ của giáo dục kỹ năng sống trong quá trình giáo dục ở nhà trường:
- Kỹ năng sống được coi như một phần trong chương trình đang diễn ra trong nhà trường,
thông qua tích hợp với các môn khoa học khác để giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
- Kỹ năng sống được tiếp cận trong quá trình tương tác giữa dạy và học tập trung vào kiến
thức, thái độ và kỹ năng cần đạt được để có những hành vi giúp HS có trách nhiệm cao đối với cuộc
sống riêng bằng cách lực chọn cuộc sống lành mạnh, kiên định từ chối sự ép buộc tiêu cực và hạn
chế tối đa những hành vi có hại.
2.4.2. Hạn chế, bất cập
Hệ thống giáo dục nói chung và thực trạng về giáo dục huyện Văn Lâm nói riêng nhìn chung
chưa tập trung vào sự thay đổi hành vi và thường ở mức mong muốn chỉ thay đổi về kiến thức của
người học. Do đó thực trạng trên đã gặp thách thức đáng kể trong việc thực hiện tiếp cận kỹ năng
sống.
Formatted: Font: 12 pt
Formatted: Centered, Indent: First line: 0",
Space Before: 0 pt, After: 0 pt
10

Với mục đích cao nhất là thay đổi hành vi, tiếp cận KNS sẽ không giới thiệu toàn bộ thông tin
được coi là cần thiết có ảnh hưởng đến thái độ và để đạt được mục tiêu là làm giảm thiểu những hành
vi mạo hiểm và thúc đẩy những hành vi tích cực.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS ở
huyện Văn Lâm (thông qua dạy học môn Giáo dục công dân, Công nghệ ) học viên có nhận xét như sau:
1. Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS Trưng Trắc, Minh Hải, Đại Đồng đều
nhận thức đúng về tầm quan trọng từ đó có biện pháp quản lý hợp lý đối với việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh THCS.
2. Việc tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Giáo dục công

dân ở các trường THCS đã được thực hiện nhưng hình thức và nội dung tích hợp chưa được khai thác
triệt để qua từng nội dung bài học.
3. Giáo viên đã quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định
cho HS nhưng phương pháp, hình thức thực hiện còn hạn chế, đặc biệt là môi trường rèn luyện kỹ
năng cho học sinh chưa được quan tâm.
4. Tính tự chủ của HS trong việc ra quyết định và xử lý tình huống chưa cao, HS còn thiếu tự
tin, nhút nhát vì v ậy phần lớn các em không tự quyết định mà phụ thuộc vào ý kiến của bạn, hoặc
nhóm bạn.
5. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết định của học
sinh THCS chưa cao đó là do HS nhu
́
t nhát thi ếu tự tin, và do chưa có sự kết hợp giữa nhà trường,
gia đình trong việc quản lý, giáo dục KNS. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục KNS
cho học sinh THCS ít được các nhà trường quan tâm đúng mức để tổ chức.

CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
3.1. Các nguyên tắc chọn lựa biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa :

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.
3.2. Các biện pháp
Để quản lý giáo dục KNS cho HS, học: viên đề cập tới 6 biện pháp sau:
Formatted: Space After: 0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Font: 12 pt, Bold
11


3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho mọi lực lượng có
trách nhiệm trong và ngoài nhà trường.
3.2.2. Xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống thiết yếu trong các môn học, trong các mặt giáo dục ;
3.2.3. Triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống thiết yếu trong nhà trường theo lịch biểu vào
các môn học.
3.2.4. Giám sát kiểm tra, kịp thời biểu dương những điển hình tốt và chấn chỉnh những yếu kém;
3.2.5. Phối hợp các lực lượng Gia đình - Nhà trường - Xã hội
3.2.6. Tăng cường nguồn lực để đạt những mục tiêu đề ra
Học viên. đi sâu vào biện pháp thứ 3: Triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống thiết yếu trong
nhà trường theo lịch biểu vào các môn học.
* Ý nghĩa của biện pháp
Giáo dục KNS thiết yếu trong nhà trường theo lịch biểu vào các môn học giúp GV và HS có
kế hoạch trong các hoạt động giáo dục, và tham gia các hoạt động đó một cách chủ động. Ngoài ra
với cách triển khai như vậy còn giúp cho các cấp quản lý theo dõi, giám sát việc thực hiện và đánh
giá kết quả của các hoạt động giáo dục đối với HS.
* Nội dung biện pháp
Học KNS trong quá trình dạy học các môn học, các nội dung giáo dục - thông qua tiếp cận KNS.
Tiếp cận KNS đề cập đến quá trình tương tác giữa dạy và học tập trung vào kiến thức, thái độ
và kỹ năng cần đạt để có những hành vi giúp con người có trách nhiệm cao đối với cuộc sống bằng
cách lựa chọn cuộc sống lành mạnh, kiên định từ chối sự ép buộc tiêu cực và hạn chế tối đa những
hành vi có hại.
* Cách tiến hành
Triển khai giáo dục KNS qua tích hợp với các môn học có tiềm năng:
- Công nghệ là môn học có nhiều tiềm năng để giúp học sinh "Học để làm". Trong chương
trình THCS đổi mới để giúp phát triển tư duy kĩ thuật và tư duy công nghệ cho HS, môn kĩ thuật và
kĩ thuật ứng dụng trước đây được đổi tên là môn công nghệ. Chương trình được biên soạn theo định
hướng quán triệt nguyên tắc cơ bản, phổ thông, kĩ thuật tổng hợp, mang tính thiết thực gắn sát với
yêu cầu học tập, sinh hoạt và lao động của HS ở lứa tuổi 11 đến 15.
- Giáo dục công dân cũng là môn học có nhiều tiềm năng để giáo dục KNS. Môn GDCD ở

trường THCS cung cấp cho HS một hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần
thiết đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; qua đó, HS được trang bị những phương
thức ứng xử cần thiết, có đạo đức, có văn hóa, phù hợp với những quy định của pháp luật, giúp HS biết
sống hòa nhập trong đời sống xã hội hiện tại với tư cách là một chủ thể tích cực, năng động và làm
một công dân có ích trong tương lai. Vì vậy có thể tích hợp nội dung giáo dục KNS vào các chủ đề của
môn học mà không cần phải đưa thêm các thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung môn học.
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto,
Condensed by 0.2 pt
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto,
Condensed by 0.2 pt
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Swedish (Sweden)
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Swedish (Sweden)
Formatted: Font: 12 pt, Swedish (Sweden)
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Font color: Black, Swedish (Sweden),
Condensed by 0.6 pt
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Font color: Auto
Formatted: Bullets and Numbering
Formatted: Font: 12 pt, Italic, Condensed by
0.1 pt
Formatted: Font: 12 pt, Italic, Condensed by

0.1 pt
12

- Để triển khai được nội dung giáo dục KNS thiết yếu vào các môn học BGH nhà trường cần
có định hướng cho việc tích hợp giáo dục KNS vào bộ môn GDCD và các bộ môn khác. Thống nhất
bổ sung yêu cầu giáo dục KNS vào phần mục tiêu của bài dạy ở phần thái độ. Đưa vấn đề giáo dục
KNS vào nội dung đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy trong các giờ thao giảng.
Một số mô hình minh họa cho biện pháp 3:
Mô hình 1: Đổi mới giáo án và cụ thể địa chỉ nội dung giáo dục kỹ năng sống:
Một số ví dụ :
1. Về nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường
THCS
LỚP 7
Tên bài dạy
Các kỹ năng sống cơ bản đƣợc giáo dục
Các PP/ KTDH tích cực
có thể sử dụng
Bài 1.
Sống giản dị
- Kỹ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý
nghĩa của sống giản dị.
- Kỹ năng so sánh những biểu hiện giản dị và
trái với giản dị.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những biểu
hiện giản dị hoặc thiếu giản dị.
- Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức
tính giản dị.
- Nghiên cứu trường hợp
điển hình.
- Động não.

- Xử lý tình huống.
- Liên hệ và tự liên hệ.
Bài 2
Trung thực
- Kỹ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện
trung thực và không trung thực.
- Kỹ năng tư duy phê phán hành vi trung thực
hoặc thiếu trung thực.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong các tình
huống liên quan đến tính trung thực.
- Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về tính
trung thực.
- Động não.
- Tranh luận.
- Thảo luận nhóm xử lý
tình huống.

2. Về giáo án bộ môn GDCD, Công nghệ:
Trong mô hình giáo án bộ môn GDCD, Công nghệ xét về mặt hình thức, giáo án có bổ sung
thêm nội dung giáo dục KNS cho HS ở phần mục tiêu bài dạy nội dung thái độ. Tuy nhiên để hoạt
động này đi vào thực chất bài dạy thì bên cạnh ý thức thái độ của giáo viên trong công việc rất cần
đến công tác chỉ đạo của quản lý nhà trường.
Mô hình 2 : Tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Formatted: Font: 12 pt, Bold, Not Italic
Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Centered, Space After: 0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Italic

Formatted: Space After: 0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Font: 12 pt, Italic
13

.3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
Trong chương này, tiểu luận đã đề xuất 6 giải pháp chủ yếu hướng tới mục tiêu nâng cao
quản lý chất lượng giáo dục KNS cho học sinh THCS. Tất cả các giải pháp trên đều đứng từ góc độ
chức năng, nhiệm vụ của nhà quản lý trường học để xây dựng. Trong đó 4 biện pháp đầu thể hiện rõ
nét chức năng quản lý khi thực hiện chu trình quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS. Chức năng
cuối cùng đề cập đến vai trò chủ đạo của nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo dục. Việc giáo
dục KNS cho HS không thể được coi chỉ là nhiệm vụ của trường học mà còn là nhiệm vụ của cha
mẹ, gia đình HS và là nhiệm vụ của toàn xã hội.
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Qua khảo sát bằng phiếu điều tra để lấy trưng cầu ý kiến của 45 đồng chí CBQL (kể cả tác giả) tham gia
lớp bồi dưỡng CBQL trường THCS khóa IX, khảo sát mức độ của tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
trên đạt ở mức độ thế nào, từ đó đưa ra kế hoạch áp dụng trong các nhà trường.
Kết quả khảo sát được thể hiện trên bảng thống kê sau:.
Bảng 23.1: Bảng tTổng hợp khảo sát về mức độ cấp thiết
Đơn vị tính: Người
TT
Nội dung các biện pháp
Mức độ đánh giá
Rất cấp thiết
Cấp thiết
Không cấp
thiết
SL
%

SL
%
SL
%
1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo
dục kỹ năng sống cho mọi lực lượng có trách
nhiệm trong và ngoài nhà trường
40
88,9
5
11,1


2
Xác định được nội dung giáo dục kỹ năng sống
thiết yếu trong các môn học, trong nội dung tập
huấn lồng ghép;
43
95,6
2
44,4


3
Triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống thiết
yếu trong nhà trường theo lịch biểu vào các môn
học.
38
84,4

7
15,6


4
Giám sát kiểm tra, kịp thời biểu dương những
điển hình tốt và chấn chỉnh những yếu kém;
31
68,9
14
31,1


5
Phối hợp các lực lượng Gia đình - Nhà trường -
Xã hội
30
66,7
15
33,3


6
Tăng cường nguồn lực để đạt những mục tiêu đề
ra.
25
55,6
18
40
2

4,4
Formatted: Font: 12 pt, Not Italic, Font color:
Auto
Formatted: Centered, Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Font color: Auto
Formatted: Normal
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Not Italic,
Swedish (Sweden)
14


* Nhận xét: Đa số các CBQL trường học đều cho rằng các biện pháp trên là rất cấp thiết trong việc giáo
dục KNS cho HS. Đặc biệt ở các biện pháp 1 và 2. Đối với biện pháp 6 tỉ lệ đánh giá “rất cấp thiết” thấp hơn. Tôi
cho rằng xuất phát từ vấn đề đa số các đồng chí được hỏi ý kiến đang công tác tại huyện Văn Lâm là vùng nông
nghiệp trong tỉnh nên vấn đề xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 3.2 : Bảng tTổng hợp khảo sát về mức độ khả thi
Đơn vị tính: Người

TT
Nội dung các biện pháp
Mức độ đánh giá
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi
SL
%
SL
%
SL
%
1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
giáo dục kỹ năng sống cho mọi lực lượng
có trách nhiệm trong và ngoài nhà trường
40
88,9
5
11,1


2
Xác định được nội dung giáo dục kỹ năng
sống thiết yếu trong các môn học, trong
nội dung tập huấn lồng ghép
39
86,7
6
13,3



3
Triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống
thiết yếu trong nhà trường theo lịch biểu
vào các môn học
39
86,7
6
13,3


4
Giám sát kiểm tra, kịp thời biểu dương
những điển hình tốt và chấn chỉnh những
yếu kém
44
97,8
1
2,2


5
Phối hợp các lực lượng Gia đình - Nhà
trường - Xã hội
30
66,7
15
33,3



6
Tăng cường nguồn lực để đạt những mục
tiêu đề ra
15
33,3
22
48,9
8
17,8

* Nhận xét: Đánh giá của mỗi chuyên gia có thể cho thấy mức độ khó khăn, phức tạp của nhiệm vụ giáo
dục KNS trong các nhà trường THCS nói chung và các trường THCS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nói riêng.
Tuy nhiên tỉ lệ đánh giá mức độ "rất khả thi” vẫn chiếm đa số tạo ra sự tin tưởng vào sự thành công của các biện
pháp đề xuất.
Tiểu kết chƣơng 3
Quản lý giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên nói
riêng và các trường phổ thông nói chung ở Việt Nam bước đầu được cải thiện thông qua quản lý cách
Formatted: Centered
Formatted: Font: 12 pt
15

tiếp cận KNS trong các chương trình THCS và THPT đổi mới. Tư tưởng đổi mới và cách tiếp cận
chung của các chương trình này là dựa trên cơ sở định hướng của 4 trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI,
chuyển từ trang bị tri thức sang hình thành năng lực cho người học.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý giáo dục HS ở
trường THCS Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý
giáo dục KNS cho HS.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho mọi lực lượng
có trách nhiệm trong và ngoài nhà trường.

Biện pháp 2 : Xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống thiết yếu trong các môn học, trong các mặt
giáo dục ;
Biện pháp 3 :Triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống thiết yếu trong nhà trường theo lịch biểu
vào các môn học.
Biện pháp 4 :Giám sát kiểm tra, kịp thời biểu dương những điển hình tốt và chấn chỉnh những yếu
kém;
Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng Gia đình - Nhà trường - Xã hội
Biện pháp 6 :Tăng cường nguồn lực để đạt những mục tiêu đề ra.
Với các biện pháp đều có tính khả thi cao, chắn chắn trong thời gian tới, ngành giáo dục
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên sẽ được quan tâm hơn nữa, được chú trọng đầu tư hơn để các trường
THCS trong huyện sớm trở thành lá cờ đầu trong phong trào giáo dục của tỉnh Hưng Yên, trong đó
có nội dung giáo dục KNS thiết yếu cho HS.





KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
* Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho HS hiện nay là một công tác hết sức quan
trọng cần thiết trong nhà trường phổ thông. Đây là một công tác có tính đặc biệt, yêu cầu nhà giáo dục
phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện. Việc thực
hiện phải trong một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự công phu, kiên trì, liên tục; Thực hiện có sự
thống nhất, có sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường như đã nêu trên cơ sở
nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá tính, hoàn cảnh của từng HS. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp
chặt chẽ, sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto

Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 12 pt, Swedish (Sweden)
16

Con đường cơ bản và quan trọng đề giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho HS lứa tuổi thiếu
niên chính là hoạt động, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể.
Cần giáo dục HS trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Từ đó, biến quá trình giáo dục thành quá
trình tự giáo dục.
* Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân thực trạng và ứng dụng những giải pháp chủ yếu
trong việc tăng cường chỉ đạo giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho HS tại các trường THCS ở huyện Văn
Lâm. Bản thân tôi thấy rằng, việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục KNS để hình thành nhân cách cho
HS là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến
các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người giáo viên phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử,
tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng HS, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành.
Muốn giáo dục cho HS tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì giáo viên phải biết kết hợp các
phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu, hiểu và nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng
như những biểu hiện bất thường của từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các giải pháp nhằm
giáo dục đạo đức, giáo dục KNS thích hợp cho từng cá nhân.
Đi đôi với việc giáo dục cũng cần chú ý tới việc biểu dương, khen thưởng kịp thời những học
sinh có đạo đức tốt trước cờ hoặc trên các bản tin của nhà trường, trong sơ, tổng kết… Đồng thời,
đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể, xây dựng tốt nề nếp học tập, thu hút các em
vào các trò chơi bổ ích như câu lạc bộ vui để học, đọc sách, thi tìm hiểu về lịch sử, về các danh
nhân… Xây dựng mô hình lớp tự quản, gắn cá nhân với tập thể lớp. Cần chú ý các tiết giảng dạy
môn : GDCD, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Sinh hoạt lớp.
Mặt khác; Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ cho nhau để

hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng
là con ngoan trò giỏi - Đội viên tốt - Cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ.
Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho HS chúng ta lại
càng tâm đắc và thấm thía với lời nhận xét của nhà giáo dục nổi tiếng người Nga - Makarenkô:
"Không có phương pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có nhà sư phạm nào đơn thương độc
mã có thể đào tạo, giáo dục thành công. Sản phẩm của giáo dục là con người, đó là kết quả của sự kết
hợp, phối hợp với mọi điều kiện, mọi tác động của toàn bộ xã hội mà nhà sư phạm là người điều
chỉnh, phối hợp tất cả những yếu tố đó".
Trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm một số giải pháp và
mạnh dạn đưa đề tài này áp dụng cho tất cả đội ngũ cán bộ, GV, công nhân viên và học sinh tại các
trường THCS huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong những năm học tiếp theo.
2. Khuyến nghị.
2.1. Khuyến nghị đối với Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên
Formatted: Font: 12 pt, Swedish (Sweden)
17

Để làm tốt được công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong bối cảnh hiện nay
Sở Giáo dục & Đào tạo cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển các nhà trường phù
hợp với điều kiện của tỉnh; ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho việc giáo dục để phát triển toàn diện
cho học sinh và đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý,
tăng cường tính tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội của các nhà trường trong công tác nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, tuyển chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên có chất lượng cho các nhà trường.
Tham mưu với UBND tỉnh, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học, chế độ, chính
sách đãi ngộ, sử dụng đội ngũ giáo viên của các Phòng Giáo dục huyện.
Có kế hoạch tập huấn thường xuyên, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên trong toàn tỉnh; tập huấn và nâng cao vai trò trách nhiệm của các lực lượng nghiệp vụ bộ
môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên Tổng phụ trách đội. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và các hoạt động giáo dục KNS cho HS đối với tất cả các trường trong toàn tỉnh để
thực hiện đồng bộ.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động giáo dục đối với các Phòng Giáo dục &

Đào tạo, chú trọng đến thanh, kiểm tra việc lồng ghép các nội dung chương trình giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
2.2. Khuyến nghị đối với Phòng giáo dục và đào tạo Văn Lâm.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển các trường THCS ở huyện trong điều kiện hiện có.
Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dạy –học và giáo dục theo mục tiêu giáo dục toàn diện.
Trước mắt, tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng chương trình giáo dục KNS, thống nhất nội dung
dạy học tích hợp các chuyên đề giáo dục KNS trong các môn GDCD, Công nghệ, và các môn học
khác để hình thành nhân cách, giúp cho các em thành công trong học đường và thành công trong
cuộc sống.
Có kế hoạch tập huấn thường xuyên, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên trong toàn huyện; tập huấn và nâng cao vai trò trách nhiệm của các lực lượng nghiệp vụ bộ
môn Hoạt động GDNGLL, Tổng phụ trách đội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các hoạt
động giáo dục KNS cho HS đối với tất cả các trường trong huyện để thực hiện thống nhất.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động giáo dục đối với các nhà trường, chú
trọng đến thanh, kiểm tra việc lồng ghép các nội dung chương trình giáo dục KNS cho học sinh.

References.
A. VĂN KIỆN, VĂN BẢN
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Chỉ thị 10/ GD&ĐT, ngày 30/6/1995 về tăng cường công
tác phòng chống AIDS, các tệ nạn khác trong trường học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường Trung học, Hà Nội.
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Not Highlight
Formatted: Font: 12 pt, Not Highlight
18

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chỉ thị Số 3398/CT-BGD ĐT ngày 12/8/2011 của Bộ
trưởng Bộ GD &ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011- 2012, Hà Nội.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo

(2008), Chỉ thị số: 40/2008/ CT- BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008, về việc phát động phong trào
thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn
2008 - 2013", Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chỉ thị Số 3398/CT-BGD ĐT ngày 12/8/2011 của Bộ
trưởng Bộ GD &ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011- 2012, Hà Nội.
5. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Quyết định số 1363/QĐ-
TTg, ngày 17/10/2001 về Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống Giáo dục quốc dân.
6. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Quyết định số
05/2005/QĐ-TTg, ngày 14/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hóa và
thể dục thể thao.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX, tháng
4/2001.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Nghị quyết TƯ 2 - Khoá VIII Về định hướng chiến
lược phát triển Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tháng 3/2009.
9. Luật giáo dục và các quy định mới nhất đối với ngành Giáo dục và Đào tạo (2009).
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
B. SÁCH VÀ TÀI LIỆU.
10. Đặng Thúy Anh - Lê Minh Châu (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục
công dân ở trường THCS. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
113. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống. Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
13. Lê Minh Châu - Bùi Ngọc Diệp - Trần Thị Tố Oanh (2010), Giáo dục kỹ năng sống
trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
5149. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lý hiện đại và
việc vận dụng vào quản lý giáo dục. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Chính, Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Bài giảng cao học quản
lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Italic
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt
19

17. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
180. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6191. Phạm Minh Hạc (2001), Về vấn đề phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7202. Đặng Xuân Hải (2003), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Bài giảng cao học quản lý
giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Trọng Hậu, Quản lý phát triển nhân sự trong giáo dục. Bài giảng Cao học quản
lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Lý luận dạy học hiện đại. Bài giảng Cao học quản lý giáo dục,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Công Khanh, Phương pháp giáo dục Giá trị sống, Kỹ năng sống. Nhà xuất bản

Đại học Sư phạm, 2012.
24. Hà Nhật Thăng, Xu thế phát triển của Giáo dục Việt Nam. Bài giảng Cao học quản lý
giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
254. Diane Tillman (2010), Những giá trị sống dành cho trẻ từ 8 đến 14 tuổi. Nhà xuất bản
trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
26. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.


Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Font: 12 pt, Bold
Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Left, Space Before: 0 pt, After: 0
pt
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Italic
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold
Formatted: Font: 12 pt, Not Bold

×