Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cách thử chất lượng nước rửa bát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.85 KB, 2 trang )

Cách thử chất lượng nước rửa bát
(chén)
Người tiêu dùng hiện đang nằm trong ma trận của vô vàn nhãn hàng và lời quảng cáo
đường mật, nào là "chất lượng là trên hết", nào là "hàng chất lượng cao", v.v... và v.v...
Nhưng trên thực tế họ rất khó nhận biết đâu thực sự là hàng chất lượng và làm thế nào
để nhận biết và thử nghiệm được ngay ở nhà.
Sau đây chúng tôi xin bật mí một số phương pháp đơn giản để mọi gia đình đều có thể
thử nghiệm được chất lượng nước rửa bát (chén) ngay tại nhà.

Hiệu ứng rửa bề mặt
Sau khi rửa và tráng các bát đĩa, cốc chén có bám dầu mỡ, bạn hãy để dốc ngược đồ vật
để quan sát bề mặt của chúng. Nếu bề mặt để cho nước chảy đều, không bị loang chỗ
bám nhiều chỗ bám ít, không để lại có chỗ cả giọt nước bám trên bề mặt trong khi các
chỗ khác đã chảy hết... đó là nước rửa chén tốt. Ngược lại là nước rửa chén chưa đủ chất
lượng.
Sau đó bạn hãy miết tay vào đồ vật, cảm thấy có độ rít và có tiếng kêu "ken két" (độ ma
sát cao), đó là nước rửa chén tốt. Còn nếu cảm thấy còn nhờn hoặc độ ma sát thấp là
nước rửa chén kém chất lượng.

Hiệu ứng mùi và đánh mùi
Sau khi rửa và tráng đồ bát đĩa, cốc chén xong, bạn hãy lau khô tay và lấy ngay trên giá
để róc nước đưa lên mũi ngửi (đừng để mùi ở tay ảnh hưởng đến thử nghiệm này). Nếu
bạn còn ngửi thấy mùi thức ăn (thịt cá, đồ nướng...) hoặc mùi hương của nước rửa chén
lưu lại trên bát đĩa là nước rửa chén chất lượng kém. Không còn lưu mùi là nước rửa chén
chất lượng tốt.

Tỷ lệ hoạt động bề mặt
Để xác định tỷ lệ này không phải dễ dàng đối với các gia đình, nhưng chúng ta có thể xác
định thông qua tỷ trọng của nước rửa chén. Để có được chất hoạt động bề mặt đủ đạt
tiêu chuẩn 13-14% thì tỷ trọng phải là 1,03-1,04.
Bạn hãy cho nước rửa chén vào 1 chai dạng PET (chai nước suối) càng mỏng càng tốt, để


lại khoảng trống chừng 3% thể tích của chai (đổ đến lưng chai còn chừa ra chừng 3% thể
tích) sau đó đóng chặt nút chai. Sau đó bạn hãy cho vào 1 xô nước, nếu chai chìm hoặc lơ
lửng gần chìm là đủ tiêu chuẩn, nếu chai nổi phần có khí khí lên là chưa đủ tiêu chuẩn.

Độ chảy
Nước rửa chén dưới dạng gel vừa phải, có độ chảy hơi chậm, nếu loãng quá sẽ bị chảy
nhanh có thể gây lãnh phí, nhưng nếu đặc quá thì cũng không hẳn là tốt vì vào mùa đông
khi trời lạnh nó sẽ hầu như không chảy hoặc gây kết tinh khó tan nhưng thực ta không
ảnh hưởng nhiều tới chất lượng hoạt động bề mặt. Tuy nhiên nước rửa chén tốt phải có độ
chảy đều kể cả trong môi trường lạnh.
Để thử, bạn hãy cho nước rửa chén vào 1 chai nhựa nhỏ, đóng chặt nắp chai và cho vào
ngăn mát của tủ lạnh. Sau vài giờ, nếu không bị đóng đông và nhất là đổi màu thì đó là
nước rửa chén tốt, đã xử lý tác động của môi trường.
Tuy nhiên, với nước rửa chén bị đông đặc hoặc đổi màu chưa chắc đã phải là chất lượng
kém mà chỉ là chưa được xử lý mà thôi. Nếu bỏ ra ngoài ở nhiệt độ phòng, nó lại trở về


trạng thái bình thường là chấp nhận được, nhưng nếu nó bị chuyển màu hoặc tách lớp thì
đó là nước rửa chén chất lượng kém hoặc hàng giả.

Độ trong suốt
Nước rửa chén kể cả khi được pha màu thì phải có độ trong suốt khá lớn, nếu không có
pha màu thì nó phải có màu ngà vàng.
Bạn hãy đổ nước rửa chén vào 1 chai PET trong suốt, mang ra ánh sáng, nếu độ trong
suốt đều, không bị lởn vởn hoặc có những cục gel bên trong (gel đặc trong gel loãng) thì
đó là nước rửa chén có chất lượng tốt, ngược lại là hàng chất lượng kém.
Tuy nhiên nếu hàng không được bảo quản tốt, để nơi quá nóng hoặc ngoài nắng thì các
chất lơ lửng có thể bị tách ra, lúc này chất lượng không còn được đảm bảo nữa. Bạn có
thể nhận biết điều này khi bao bì, nhãn mác đã bị bạc màu hoặc can bị méo mó, ngả
vàng...


Vẩn đục hoặc kết tủa
Nước rửa chén tốt phải có độ gel đều, nếu có kết tủa hoặc vẩn đục là đã có vấn đề về
chất lượng.
Sau khi bạn đã dùng gần hết can nước rửa chén, bạn hãy đổ giốc toàn bộ nước rửa
chén còn lại vào 1 chai PET trong suốt và bạn hãy xem có vẩn dục hoặc kết tủa hay
không.

Độ pH
Nước rửa chén tốt ngoài tác dụng làm sạch, còn phải bảo vệ sức khoẻ cho người dùng và
người hưởng thụ. Nếu độ kiềm cao thì có thể gây hại cho người ăn (nếu không được tráng
thật kỹ) và nhất là người rửa đồ (gây dị ứng, sưng ngón tay, ăn da...). Vì vậy nước rửa
chén cần có độ pH trung tính là tốt nhất.
Bạn có thể dùng giấy pH để đo bằng cách cho vào nước rửa chén và để chừng 5 phút cho
nó ngấm vào giấy. Nếu độ pH từ 6,5 đến 7 là nước rửa chén tốt đã xử lý tốt phù hợp với
yêu cầu mới của người sử dụng.

Bảo vệ da tay
Nước rửa chén tốt phải bảo vệ được da tay và bạn không cần phải dùng găng tay cao su
để rửa vì khi dùng găbg tay bạn sẽ rất khó cảm nhận độ sạch của đồ vật cũng như hay bị
tuột tay đánh vỡ chúng.
Sau khi rửa và tráng bát đĩa, cốc chén, bạn có thể rửa lại tay chỉ bằng nước thường và
sau đó lau tay. Nếu tay vẫn mềm mại, không bị khô ráp hoặc "mốc" hoặc ngứa... thì đó là
nước rửa chén chất lượng tốt.



×