Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tác động của già hóa dân số đến kinh tế và xã hội ở nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.8 KB, 5 trang )

Tác động của già hóa dân số đến kinh tế và xã hội ở nhật bản
Dân số hiện tại của Nhật Bản là 127.097.185 người vào ngày 06/10/2018 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,68% dân số thế giới. Nhật
Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh
thổ. Mật độ dân số của Nhật Bản là 349 người/km2. Với tổng diện tích đất là 364.571
km2. 94,50% dân số sống ở thành thị (120.356.505 người vào năm 2016). Độ tuổi
trung bình ở Nhật Bản là 47 tuổi. (Nguồn: />Trong năm 2018, dân số của Nhật Bản dự kiến sẽ giảm -299.118 người và đạt
127.018.680 người vào đầu năm 2019. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm, vì
số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến -345.863 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở
mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 46.745 người. Điều đó có nghĩa là số người
chuyển đến Nhật Bản để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước
này để định cư ở một nước khác. Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi dân số
hàng ngày của Nhật Bản vào năm 2018 sẽ như sau: 2.816 trẻ em được sinh ra trung
bình mỗi ngày 3.764 người chết trung bình mỗi ngày 128 người di cư trung bình mỗi
ngày Dân số Nhật Bản sẽ giảm trung bình -820 người mỗi ngày trong năm 2018.
(Nguồn: />
Năm 2017, Nhật Bản là nền kinh tế có tăng trưởng tệ thứ 2 sau Italy trong nhóm các nước
công nghiệp phát triển và năm nay nhiều chuyên gia dự báo thị trường này sẽ soán ngôi
Italy.


Tuy nhiên, điều trớ trêu là khi nền kinh tế Italy có tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao với số việc
làm ít thì tỷ lệ thất nghiệp của Nhật lại thấp nhất trong nhóm G7. Tỷ lệ người trong độ
tuổi lao động có việc làm tại Nhật đã lên mức cao nhất kể từ thập niên 1960. Tỷ lệ việc
làm bình quân mỗi lao động tại đây cũng lên gần mức cao nhất của năm 1963.
Báo cáo mới nhất của IMF cho thấy sự già hóa dân số của Nhật sẽ khiến tăng trưởng
GDP bình quân giảm 1 điểm phần trăm mỗi năm trong vòng 30 năm tới.
Nếu tính từ năm 2010, Nhật Bản đã mất đi 1,3 triệu người do quá trình lão hóa dân số.
Đến năm 2065, Liên Hiệp Quốc dự báo dân số Nhật Bản sẽ còn giảm thêm 28 triệu
người, tương đương mức suy giảm 22%. Trái ngược lại, các nền kinh tế phát triển được
dự báo sẽ tăng 3% dân số trong cùng kỳ.


Không chỉ suy giảm lực lượng lao động, chất lượng nguồn nhân viên Nhật cũng suy giảm
do già hóa dân số. Kể từ năm 2000, trong khi dân số thuộc độ tuổi lao động tại Mỹ tăng


13% thì Nhật Bản lại giảm với tỷ lệ tương tự. Tính đến năm 2040, hơn 1/3 số người Nhật
sẽ lớn hơn 65 tuổi, mức cao nhất trên thế giới.

/>Dân số già đang đe dọa nghiêm trọng tốc độ phát triển kinh tế, ổn định an ninh xã
hội và vị thế Nhật Bản trên trường quốc tế.
Thứ nhất, kinh tế sẽ khốn đốn hơn. Chính phủ Nhật Bản sẽ phải sử dụng nhiều ngân sách
hơn cho các chương trình phúc lợi xã hội, điều này khiến cơ cấu tài chính quốc gia bị ảnh
hưởng. Hiện nay, gánh nặng nợ công đã lên tới 200% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
mức tồi tệ nhất trong số các nước phát triển, khiến kinh tế Nhật Bản luôn trong tình trạng
tê liệt. Điều này chưa có xu hướng được cải thiện khi nền kinh tế vẫn tiếp tục giảm phát.
Hiện nay Chính phủ Nhật Bản chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu, do đó tăng thuế tiêu dùng
vẫn là lá bài cứu cánh. Giảm phát sẽ tiếp tục là vấn đề đe dọa nền kinh tế Nhật Bản, và
đời sống người dân ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong những năm tới, công tác y tế
và chăm sóc người già sẽ là vấn đề ngày càng nan giải đối với các nhà hoạch định chính
sách xứ sở mặt trời mọc. Dù rô-bốt sẽ được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực y tế, chăm
sóc sức khỏe hay dịch vụ tại nhà, Nhật Bản vẫn thiếu hụt đội ngũ chăm sóc y tế bởi số


lượng người già ngày càng lớn, kéo theo nhu cầu ngày càng nhiều. Cùng với người chăm
sóc, Nhật Bản sẽ phải trang trải ngày càng nhiều để hiện đại hóa hệ thống bệnh viện, trại
dưỡng lão cũng như thuốc men để đảm bảo cuộc sống cho những người này.
Thứ hai, “lỗ hổng giữa các thế hệ” ngày càng gia tăng. Do nhiều người già có ảnh hưởng
trong lĩnh vực chính trị nên chính sách quốc gia sẽ chú ý nhiều hơn tới các chương trình
phúc lợi xã hội như tăng ngân sách cho y tế, chăm sóc sức khỏe và lương hưu. Điều này
sẽ làm dấy lên làn sóng phản đối của những người trẻ, đe dọa sự thống nhất vốn có trong
xã hội Nhật Bản. Thứ ba, vị thế Nhật Bản sẽ suy giảm trên trường quốc tế. Ngân sách

phân bổ cho các vấn đề an ninh quốc gia giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các chức năng
của bộ phận này. Trong thế kỷ 21, quan hệ quốc tế được cho là sẽ có nhiều biến đổi, khi
trung tâm quyền lực sẽ dịch chuyển từ Đại Tây Dương sang châu Á - Thái Bình Dương,
các cuộc xung đột lãnh thổ, cạnh tranh tài nguyên sẽ diễn ra phức tạp. Nếu Nhật Bản
không có những đóng góp xứng đang cho cộng đồng quốc tế, vai trò và vị thế nước này
sẽ suy giảm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi Tokyo đã bị Bắc Kinh chiếm ngôi vị thứ
hai của nền kinh tế thế giới.
/>Giải pháp Giới phân tích cho rằng, để giảm bớt khó khăn cho bài toán dân số hiện nay,
Chính phủ Nhật Bản cần thực hiện các biện pháp sau: Một là, phải có chiến lược rõ ràng
để định hướng phát triển cho đất nước có quy mô dân số tầm trung. Dù có giảm xuống
hàng chục triệu người, dân số Nhật Bản vẫn lớn hơn nhiều nước châu Âu. Nếu Nhật Bản
xây dựng được một xã hội “mạnh”, có khả năng tạo ra các giá trị tinh thần thì nước này
vẫn có thể đóng góp đáng kể cho thế giới. Để làm được điều này, trước hết, Nhật Bản cần
cải tổ cơ cấu kinh tế với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, ký các
thỏa thuận tự do thương mại và hợp tác kinh tế với nhiều nước khác. Hai là, phải tìm mọi
biện pháp để tăng tỷ lệ sinh. Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là phải tìm ra và thực thi các
biện pháp toàn diện nhằm cải thiện tình trạng thất nghiệp trong những người trẻ để họ có
thể đảm bảo cuộc sống gia đình, qua đó cải thiện độ tuổi kết hôn, bởi giới trẻ Nhật Bản
đang có xu hướng kết hôn muộn hơn. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng cần xây dựng hệ
thống chăm sóc y tế dành cho trẻ em, thay vì quá chú trọng vào người già. Ba là, phải có
biện pháp để phụ nữ và người già tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động thông qua
cải thiện môi trường làm việc và môi trường xã hội. Bốn là, phải nâng cao năng suất lao
động thông qua những sáng kiến về công nghệ. Để làm điều này, Nhật Bản phải đầu tư
nhiều hơn cho giáo dục, có nhiều chính sách ưu đãi những người làm việc trong lĩnh vực
khoa học công nghệ. Năm là, phải có chính sách thu hút người nước ngoài có trình độ
đến làm việc và cống hiến. Nếu thu hút được đội ngũ trí thức trình độ cao, Nhật Bản sẽ có
nhiều chương trình thúc đẩy kinh tế cũng như các lĩnh vực khác, và khi đó vị thế của
Nhật Bản trên trường quốc tế sẽ được cải thiện với những đóng góp xứng đáng cho nhân
loại





×