Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương ôn thi trạng nguyên tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.26 KB, 15 trang )

SÂN CHƠI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT
(Phần luyện nói)
1. Bạn hãy kể tóm tắt (hoặc một đoạn) câu chuyện cổ tích Tấm Cám.
Truyện kể về nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, tốt bụng,
chăm chỉ nhưng bố mất sớm nên phải ở với dì ghẻ và con của bà ta tên là Cám.
Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử tàn nhẫn, bất công, phải làm hết mọi công việc.
Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai được nhiều sẽ thưởng, Tấm chăm chỉ bắt nên
được giỏ được đầy còn Cám dong chơi nên giỏ trống không, sau đấy thấy vậy
Cám lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép vào giỏ của mình. Tấm chỉ còn mỗi con cá
bống và ngồi khóc nức nở, sau đó được bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ
của Bụt mà Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội,
được bầy chim sẽ giúp đỡ. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, xem ai đi vừa chiếc dầy
tìm thấy ở khúc sông hôm hội làng sẽ được làm hoàng hậu, và Tấm đi vừa vì đó
chính là đôi dày nàng đánh rơi. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị, nên nhân một lần
Tấm về giỗ cha đã chặt cây cau khi Tấm đang trèo lên hái và hại chết Tấm. Sau
lần ấy, Cám vào cung tiến vua thay Tấm, còn cô Tấm bị biến thành con chim
vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành
con gái của bà cụ. Đến cuối cùng, sau bao nhiêu khó khăn cô Tấm được trở lại
làm người và quay trở về sống hạnh phúc bên vua. Mẹ con Cám chết. Đó là kết
thúc có hậu mà nhân dân ta mơ ước.
2. Trong tác phẩm Dế mèn phưu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, Bạn
thích nhất nhân vật nào? Vì sao? Hãy kể lại một đoạn trích có nhân vật đó.
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu
nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Em
thích nhất nhân vật Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu
tiên. Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng,
những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn
thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với


tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập


rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị
Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút
ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
3. Nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ “Chung lưng đấu cật” là như thế
nào? Kể tóm tắt câu truyện có nghĩa trái ngược với ý nghĩa câu thành ngữ
tục ngữ trên.
“Chung lưng đấu cật” nghĩa là: Cùng góp sức và dựa vào nhau để giải
quyết công việc chung đang gặp khó khăn.

4. Bạn hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một
người có tấm lòng nhân hậu.
Nhà chị Hương chỉ cách nhà em một khu vườn đẹp. Hàng ngày, em
thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Hôm ấy chị đến rủ em
sang nhà bà Tư chơi, thấy việc làm của chị đối với bà Tư, em lại càng yêu
thương và quý trọng chị hơn. Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu
đi nhiều so với mây năm trước. Chị Hương bảo:
– Bà có năm người con đều hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà
được chính phủ phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng".
Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương bà
lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm
lưng, bóp chân... cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ, không họ
hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân
chị gọi hai, ba tiếng, không thây bà trả lời. Chị bảo em: "Mình đẩy cửa vào đi!".
Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: "Bà làm sao thế hở bà? Bà bị bệnh ư?
Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt, trở
mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: "Hai cháu đến với


bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy

được".
– Suốt mấy ngày nay, bà chưa ăn gì, hở bà! Cháu tệ quá, không biết sang giúp
bà!Chị quay sang em, nói vội: "Em ngồi đây bóp chân bóp tay và xoa dầu cho
bà, chị ra tìm mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.Nhìn theo bóng chị vội vã
khuất sau hàng rào râm bụt, em cảm thấy lòng mình dâng lên một tình thương và
một sự cảm phục. Đời chị cũng quá ư vất vả và bất hạnh. Mồ côi mẹ từ tấm bé,
chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến
bây giờ. Phải chăng sông trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn,
bóng chiếc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Tư
và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý
chị. Giờ đây nghĩ lại những lời ca tụng của mọi người về đức hạnh của chị, em
lại càng hiểu chị hơn. Đang miên man suy nghĩ thì đã thấy chị trên tay cầm tô
cháo đang bốc hơi nghi ngút, nhanh nhẹn bước vào. Đặt tô cháo lên bàn, chị đến
bên giường nhỏ nhẹ:
– Để cháu đỡ bà dậy, bà ăn cháo cho khỏe, bà nhé!
Nhìn chị đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây, mẹ em
cũng chăm sóc ngoại em như chị Hương bây giờ. Chao ôi! Chị Hương thật là
tuyệt! Chị là tấm gương, là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương
và đức hạnh cho em và các bạn noi theo.
Trên đường trở về nhà cùng em, chị dặn:
– Những lúc học bài xong, rỗi rãi, cưng ráng qua lại thăm bà, động viên bà nghe
cưng. Tội nghiệp bà lắm Trúc Ly ạ.
– Vâng! Em sẽ làm như lời chị dặn.
5. Bạn hãy kể tóm tắt câu truyện: Sự tích cây khế:
Sự tích Cây khế kể về hai người anh em sớm mồ côi cha mẹ. Người anh
thì lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc trút cả cho hai vợ chồng người em.
Hai vợ chồng người em thức khuya dạy sớm làm lụng. Thấy thế, người anh nảy
lòng tham và quyết định chia gia tài và đẩy người em vào hoàn cảnh nghèo khó
và cũng vì tham lam mà chết. Người anh và túi vàng bị nhấn chìm xuống đáy



biển.
Câu chuyện khuyên dạy chúng ta không nên tham lam và phải biết yêu thương
anh em trong gia đình.
6. Bạn hãy giới thiệu về một nhân vật lịch sử mà bạn đã được học
trong chương trình tiểu học.
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân
ta và ra sức vơ vét của cải.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc
còn em là Trưng Nhị. Cả hai bà dều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.
Trưng Trắc có chồng là Thi sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng
với vợ.Tướng giặc là Tô Định làm Thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập
mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng
hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà Trưng tiến về giải phóng thành
Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng lên ngôi vua,
xưng là Trưng Nữ Vương.
Năm 43, quân giạc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc
khởi nghĩa, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc
quá mạnh, yếu thế, Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta
lại chìm trong vòng áp bức của quân giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh
liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
7. Bạn hãy kể lại tóm tắt (hoặc một đoạn) câu chuyện Thánh Gióng
Ngay khi còn bé, chúng ta đã được bà, được mẹ kể cho rất nhiều những
truyền thuyết, những câu chuyện cổ tích. Những câu chuyện đầy sắc màu huyền
ảo ấy đã làm say mê, thu hút bao trí tò mò của trẻ thơ. Sẽ là một thiếu sót nếu
không nhắc đến “Thánh Gióng”, truyền thuyết để lại trong ta ấn tượng về một


người anh hùng nhỏ tuổi nhưng đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ nền độc lập,

chủ quyền của dân tộc.
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy
làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà
vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai: Mười hai tháng
sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau,
cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng
bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé
bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm
ăn mấy cũng chẳng no.
Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt
giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc
thù.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng
về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ.
Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận
đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua.
8. Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh
nhân của nước ta
Ông cha ta vẫn thường dạy “Có chí thì nên”. Những người có ý chí, vượt
qua những gian khổ đều sẽ gặt hái được thành công. Ông Trạng trong câu
chuyện “Ông Trạng thả diều” chính là một người như vậy.
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một cậu
con trai. Cha mẹ cậu đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn
bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng.


Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ
thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Được ít lâu, vì hoàn cảnh nghèo quá, chú đành phải bỏ học. Ban ngày, những

khi chú đi chăn trâu, dù trời có mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe
giảng nhờ. Tối tối, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Khi học,
chú cũng đèn sách như ai. Nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón
tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Dù chú bận
làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút
tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn
xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.Vài
năm sau, nhà vua mở khoa thi. Chú bé thả diều lên kinh làm sĩ tử, chú đỗ Trạng
nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất
của nước Nam ta.
Ông Trạng Nguyễn Hiền mãi là một tấm gương sáng mà bao thiếu niên
nước Nam ta cần học tập. Dù nghèo khó, thiếu thốn, chú vẫn học tài và trở
thành Trạng nguyên. Tài năng của ông Trạng đã bay cao như chính những cánh
diều mà ông đã thả lên vòm trời vậy.
9. Bạn hãy nói về mơ ước của mình trong tương lai.
Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội,
người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của
mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn.
Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là
người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan
sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú
Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị
nhưng tình cảm của chú ấy.
Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi,
gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó
cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ


thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của
riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.

Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật
nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn,
nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng
những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.
Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một
chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm
hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.
Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước
mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được. Em muốn viết những
cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ dành tặng ba, tặng
mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập
thật tốt để đạt được ước mơ ấy.
10. Bạn hãy tượng tưởng, bạn được ông Bụt ban cho bạn một điều
ước, bạn sẽ ước gì? Vì sao?
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của em là một thế giới đầy màu
sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có chị tấm thảo hiền và chàng
Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng em
thích nhất lại là ông Tiên, ông bụt – những cụ già tốt bụng, luôn mang đến
những điều ước màu nhiệm.
Nếu được ông bụt cho em một điều ước em sẽ ước tìm ra một thứ thuốc
thần kỳ để đem về chữa bệnh cho mẹ. Bỏi mẹ là một thứ quý giá nhất đối với
em, mẹ đã không quản nhọc nhằn chăm bẵm, nuôi nấng chúng em. Nhưng giờ
đây căn bệnh quái ác đang hành hạ mẹ em làm mẹ đau đớn hàng ngày. Em chỉ
mong điều ước nhỏ nhoi ấy thành hiện thưc!
11. Bạn hãy nói về cuốn sách mà bạn yêu thích?


Cuốn sách yêu thích của em là bộ truyện " Doremon". Bộ truyện nói về
chú mèo máy đến từ tương lai Doremon trở về quá khứ cùng kết bạn và giúp đỡ
Nobita bằng những bảo bối thần kỳ. Nhân vật chính là Doremon cùng với nhóm

bạn Nobita, shizuka, Xeko, Chaien. Câu chuyện vô cùng thú vị, lôi cuốn người
đọc bằng sự vui nhộn, hóm hỉnh, và đầy phép màu. Nhưng cũng không kém
phần hồi hộp qua những chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm của nhóm bạn. Bộ
truyện được phân ra làm hai loại: truyện ngắn và truyện dài. em rất thích bộ
truyện dài, nó viết về những cuộc phiêu lưu ở miền đất lạ hay những lần xuyên
thời gian thú vị nhưng đầy nguy hiểm và cả nhóm phải trải qua nhiều khó khăn
và từ đó chúng ta thấy được tình bạn cao quý của đám nhóc. Khi em đọc truyện
tôi cứ tưởng tượng chính mình là nhân vật trong đó, cuốn truyện khiến em
không thể bỏ xuống được. Và tem học được nhiều điều từ nó nhất là tình bạn!
Nếu như bạn chưa đọc nó hãy thử đọc nhé chắc chắn bạn sẽ thích nó.
Truyện cổ tích là một món quà không thể thiếu với bất kỳ một đứa trẻ nào. Đặc
biệt là với những em bé Việt Nam, thì truyện cổ tích chính là món ăn tinh thần
quen thuộc, không thể nào bỏ qua.
12. Bạn hãy nói về một truyện cổ tích mà bạn yêu thích?
Trong những câu chuyện cổ tích em đã được nghe thì chuyện cổ tích "Cây
khế" là câu chuyện để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi nó tố cáo tội
ác của những kẻ tham lam và hướng con người tới cuộc sống lương thiện.
Truyện cổ tích "Cây khế" là một câu chuyện chứa nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn,
khiến cho chúng em vô cùng thích thú, yêu mến câu chuyện này.
Chuyện kể về một gia đình nó có hai anh em, cha mẹ qua đời để lại tài sản
cho hai anh em. Khi hai anh em lớn lên, đến tuổi lập gia đình và phải ra ở riêng,
thì người anh quyết định phân chia tài sản cha mẹ để lại. Người anh cho rằng
mình là anh cả trách nhiệm cúng giỗ cha mẹ nên nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò,
lợn gà cái gì quý giá thì người anh được hưởng. Chỉ chia cho người em một
mảnh vườn nhỏ có một túp lều chui ra chui vào, và một cây khế. Người em khi
nghe anh phân chia cho vợ chồng mình như vậy cũng cảm thấy hợp lý nên vui


vẻ đồng ý rồi dọn ra ở riêng. Ngày ngày, người em đi làm thuê cuốc mướn cho
người ta, tối về nhà ngủ ở chiếc lều nhỏ cạnh cây khế. Một hôm người em đang

ngủ say thì nghe tiếng quạ kêu rất to "Quạ!Quạ!" người em tỉnh giấc thấy có một
con chim rất to đang ăn khế của mình. Người em cầm cây đuổi chú chim đi,
mồm van xin "Chim ơi! mày đừng ăn khế của tao, cả gia tài của tạo có mỗi cây
khế này thôi. Mày ăn hết tao biết lấy gì tao sống"Chim thần nghe người em nói
vậy liền đáp "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng".
Nói rồi chú chim thần bay đi. Người em nghe vậy lấy làm lạ lắm, không biết
chim thần có nói thật không. Nhưng anh vẫn thử xem sao, nghĩ vậy anh lấy
mảnh vải may một chiếc túi ba gang. Đúng như lời chim thần đã nói, ngày hôm
sau chim thần lại tới ăn khế, rồi bảo người em ngồi lên lưng mình nó cõng người
em vượt biển cả tới một hòn đảo toàn vàng là vàng. Người em đựng đầy túi ba
gang rồi chim thần lại cõng chàng bay về nhà.Từ ngày có vàng cuộc sống của
người em khấm khá hơn trông thấy. Hai vợ chồng người anh không hiểu chuyện
gì xảy ra, rồi một hôm người anh sang gặp người em dò hỏi vì sao chú giàu
nhanh thế? Người em thật thà kể lại câu chuyện ăn khế trả vàng của chim thần.
Thế là người anh nghe xong thích quá bèn nói với người em rằng "Chúng ta hãy
đổi vị trí cho nhau" từ nay em lấy nhà lớn, vườn tược, trâu bò, con anh dọn ra
túp lều và lấy cây khế. Ngày hôm sau, người em cũng đang ngủ dưới gốc khế thì
chim thần tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc than nghèo chim thần lại nói
"Ăn một quả trả một cục vàng may túi ba gang đem đi mà đựng"Người anh
tham lam may hẳn chiếc túi mười hai gang tay cho to đựng được nhiều vàng.
Ngày hôm sau chim thần lại tới như đã hẹn nó cắp người em ra đảo vàng, người
anh nhìn thấy vàng lóa cả mắt, rồi vơ vét rất nhiều đựng đầy túi, nhét vào người,
nhưng khi đi qua biển chim thần gặp cơn bão người em to béo nặng cân, lại
thêm số vàng lớn nên sức chim thần không cõng nổi nó hất người anh ngã rơi
xuống biển chết mất xác.Hậu quả mà người anh nhận được đó chính là sự trả giá
của người anh khi quá tham lam, không làm theo lời chim thần căn dặn, may
một chiếc túi lớn đựng nhiều vàng, khiến chim thần kiệt sức.Chú chim thần
trong câu chuyện này là một chú chim trọng chữ tín biết giữ lời hứa. Khi đã hứa



ăn khế trả vàng chú chim thần đều thực hiện nghiêm túc không nuốt lời, thể hiện
chú chim là người biết giữ lời hứa của mình.Qua truyện cổ tích Cây khế người
xưa muốn nhắc nhở con người chúng ta đừng để lòng tham che mờ đi đôi mắt
của mình, hãy tỉnh táo để phân tích tình hình để biết phân biệt trước sau, đúng
sai trong cuộc đời này.Tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm thiêng liêng
cao quý, không nên vì một chút của cải vật chất mà làm mất đi tình cảm gia đình
gắn bó, keo sơn.Hãy luôn nhớ rằng "ở hiền gặp lành còn ác giả ác báo" con
người sống ở đời đều có luật nhân quả của mình, không nên vì một chút tham
lam, tiền bạc tài sản mà đánh mất nhân cách, lương tri của con người mình, biến
mình thành nô lệ của đồng tiền một cách ngu ngốc.
Câu chuyện này cũng dạy chúng ta một bài học về sự đền ơn đáp nghĩa.
Chú chim thần ăn khế biết lấy vàng để trả cho con người, thể hiện tấm lòng của
chú chim dành cho người nuôi trồng cây khế. Chúng ta là những con người được
hưởng những thành quả tốt đẹp từ bố mẹ, thầy cô… cần phải có thái độ biết ơn
và trả ơn, đó mới là đúng đạo lý.
13. Bạn hãy nói về gia đình của mình
Giống như một gia đình truyền thống ở Việt Nam. Em cũng có một gia
đình lớn. Gia đình em có 5 thành viên, bao gồm bố, mẹ, bà nội, chị gái và em.
Mẹ emtên là Giang. Mẹ có mái tóc dài và đôi mắt đen. Mẹ là một giáo viên. Bố
em tên là Trung. Bố cao và rất khỏe mạnh. Công việc của bố là một bác sỹ. Đối
với em, mẹ là người phụ nữ đẹp nhất, còn bố là người đàn ông tuyệt vời nhất. Bà
nội em tên là Tám. Năm nay bà 95 tuổi, và trong năm tới, gia đình em sẽ tổ
chức lễ mừng thọ 96 tuổi của bà, em rất mong chờ để tham gia lễ mừng thọ này.
Ngoài ra, một người phụ nữ khác mà em rất yêu quý, đó chính là chị gái em. Chị
tên là Linh, chị 26 tuổi, và là một người phụ nữ xinh đẹp như mẹ. Hiện tại, chị
sống ở thủ đô Hà Nội để làm việc. em thực sự rất yêu quý gia đình mình, và em
hy vọng rằng chúng em sẽ luôn luôn bên nhau cho dù thế nào đi nữa.


14. Bạn hãy nói về chương trình tivi mà bạn thích

Em rất thích xem phim hoạt hình. Và trong tất cả các bộ phim em đã xem,
“Căn hầm đom đóm” là một trong những phim hoạt hình mà em thích nhất. Đó
là một câu chuyện bi thảm về hai đứa trẻ trong cuộc chiến. Bộ phim kể một câu
chuyện đau đớn nhưng chuyển sang tình cảm anh em của hai đứa trẻ mồ côi:
Seita và Setsuko. Họ mất mẹ sau một vụ đánh bom khốc liệt của lực lượng
không quân Mỹ đến thành phố Kobe trong khi cha họ chiến đấu cho hải quân
Nhật Bản. Vì vậy, Seita và Setsuko phải đấu tranh để tồn tại giữa nạn đói và sự
kháng cự tàn nhẫn của những người xung quanh (có quan hệ họ hàng). Họ phải
sống trong một nơi trú ẩn và thường ăn ếch và thằn lằn. Cuối cùng, Setsuko phải
chết vì đói, hình ảnh mô tả sự đau đớn và cái chết của cô bé có thể được coi là
những bộ phim tàn khốc nhất trong lịch sử hoạt hình Nhật Bản. Khi tất cả mọi
người, những người đã xem bộ phim này được yêu cầu, hầu hết trong số họ nói
rằng họ đã khóc, và trong đó có em.
15. Bạn hãy kể một việc làm tốt để bảo vệ môi trường
Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công
nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi
lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng
đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường.
Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi
ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa:
"Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình
xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt
nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em,
có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ
mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.
16. Bạn hãy kể lại một tấm gương dũng cảm cứu người khi bị đuối
nước (đã chứng kiến, nghe, đọc…) và nêu cảm nghĩ của mình trước hành
động đó.



Em đã được nghe, được đọc rất nhiều câu chuyện cảm động về về những
tấm gương dũng cảm cứu người bị đuối nước. Nhưng câu chuyện mà em sẽ kể
sau đây là một câu chuyện khiến em thực sự xúc động về hành động dũng cảm
của Anh Nam. Anh đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn nhỏ bị đuối nước mà
em được đọc trên báo tuổi trẻ.
Ngày 30 tháng 4 năm 2013, sau khi ăn bữa cơm trưa mừng mẹ mới mua
cho chị chiếc xe máy khoảng 14 giờ 30 phút, anh Nam đi bắt tổ chim ở bãi tắm
Động Chùa gần nhà thì thấy 5 em nhỏ bị đuối nước. Không chút do dự, anh
Nam cởi phăng áo, lao xuống sông. Trong khoảng 20 phút đầu vật lộn với dòng
nước chảy khá mạnh, anh Nam cứu được 4 em nhỏ, đưa lên bờ là các em
Nguyễn Công Linh, Nguyễn Công Lương, Nguyễn Công Mạnh, Trần Quốc
Mạnh.
Sau khi đưa được 4 em lên bờ nhưng thấy vẫn còn em Nguyễn Hữu Đô đang ở
dưới sông, có nguy cơ chìm dần trong dòng nước, lúc này mặc dù đã rất mệt vì
đuối sức nhưng anh Nam vẫn cố bơi ra sông để cứu em Đô. Khi dìu được em
Đô lên gần đến bờ cũng là lúc Nam kiệt sức, không cưỡng lại được dòng nước
nên đã bị nhấn chìm và tử vong. Đến chiều cùng ngày, thi thể em Nam đã được
tìm thấy và đưa về gia đình an táng
Hành động dũng cảm cứu người của anh Nam cho thấy anh là một người
có tấm lòng nhân ái, không ngại hy sinh để cứu người. Đó là một hành động rất
cao quý, đáng khen, đáng ngưỡng mộ. Nó chẳng những biểu hiện phẩm chất cao
đẹp của bản thân anh mà còn nói lên phẩm chất đẹp đẽ của thế hệ trẻ Việt Nam,
của con người Việt Nam. Nó còn là một tấm gương cho nhiều người để họ tự soi
lại mình trong cuộc sống.
17. Bạn hãy nói về một kỉ niệm đáng nhớ của mình
Mỗi khi nhắc về thời thơ ấu, con tim em lại bồi hồi xốn xang. Ôi cái thời
sao mà hồn nhiên, vô tư, trong sáng đến thế. Thời thơ ấu cũng để lại trong em
nhiều kỉ niệm thật đẹp, buồn có mà vui cũng có.



Tuổi thơ của em gắn với con sông uốn khúc quang xóm làng, nằm bên bờ
đê cạnh những nương dâu, nương rẫy. Hàng chiều, bọn trẻ con trong xóm lại tụ
tập ở bờ sông bày ra biết bao trò chơi thú vị. Cũng chính tại con sông này, em đã
có một kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên. Hồi đó, em mới lên 8, vừa bắt đầu
biết đi xe đạp. Lần đầu tiên đạp được tròn vòng, em làm một chuyến đua xe ra
bờ sông. Con sông đang mùa nước cạn, nước sông nông và trong vắt. Nhìn
những anh lớn tuổi đang nô đùa thỏa thích dưới sông, em trông mà thèm thuồng,
cũng muốn được xuống dưới đó để hòa mình trong dòng nước mát. Mặc dù mẹ
luôn dặn rằng không được xuống sông tắm, nhưng vì ham vui và nghĩ rằng nước
cạn thế này chắc sẽ không sao đâu, em bỏ xe lại trên bờ, nhảy xuống sông tắm
cùng các anh. Nước sông mới trong và mát làm sao, nó như cuốn bay tất cả cái
nắng, cái gió của mùa hè oi ả. Tắm mãi cũng chán, một anh bày ra ý kiến:
- Hay là mình chơi trò gì đi.Tất cả hò reo hưởng ứng nồng nhiệt. Mọi người
thống nhất sẽ thi bơi, ai bơi xa nhất người đó sẽ thắng. Những người dự thi vào
vị trí, sau tiếng hô “Bơi”, những con kình ngư vươn sải tay dài rẽ nước tiến về
phía trước. Trận đấu diễn ra rất căng thẳng và hồi hộp, không ai chịu kém cạnh
ai. Ban đầu tuy có hơi sợ nhưng bị cuộc thi cuốn hút, em cũng muốn thử một lần
xem sao. Vừa xuất phát, em bơi rất hăng, thể hiện hết sức lực của mình. Bơi
được nửa đường, em bỗng thấy chân mình khựng lại, không thể bơi được nữa,
chết rồi, là chuột rút. Dòng nước xoáy giữa sông nhanh chóng kéo tôi chìm
xuống dưới, em cố gắng kêu cứu nhưng ở miệng chỉ là vài tiếng ú ớ phát ra. Lúc
này, em mới hoảng thật sự, nhỡ đâu mọi người không đến cứu tôi kịp thời thì
sao. Một lát sau, cảm giác mình được một cánh tay lôi đi. Lên được đến bờ, em
đã uống một bụng no nước. Em hối hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ và
ham vui nên suýt nữa đã mất mạng.
Kỉ niệm ấy đã giúp em học được bài học sâu sắc. Từ sau lần đó, em cẩn
thận hơn, không vì nước nông mà dám bơi xa bờ nữa.


18. Kể lại một câu chuyện bạn đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình,

chống chiến tranh
Em đã được nghe, được đọc rất nhiều câu chuyện ca ngợi hòa bình chống
chiến tranh nhưng câu chuyện để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là
chuyện “Những con sếu bằng giấy”.
Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử. Hơn nửa
tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống đất
nước mặt trời mọc - Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Chúng đã
cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần
100000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Hậu quả do
bom nguyên tử gây ra quả thực rất nặng nề và đau thương.
Khi thành phố Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi
đã may mắn thoát nạn. Nhưng nào ngờ cơ thể em đã bị nhiễm phóng xạ. Mười
năm sau đó, em lâm bệnh nặng. Gương mặt nhỏ nhắn ngày càng hốc hác đi. Khi
nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của cuộc đời mình, cô bé ngây
thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy
treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Ngày qua ngày, em
vẫn miệt mài gấp từng chú sếu nhỏ. Một chú sếu hoàn thành là em lại nở nụ cười
bởi niềm tin tăng lên. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế
giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô
mới gấp được 644 con thì em đã mãi mãi lìa xa cõi đời này.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp
tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát
hại. Trên đỉnh tượng đài cao chín mét là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời
để nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới
này mãi mãi hòa bình".
Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, hẳn ai ai cũng xúc động trước
lòng yêu chuộng hòa bình của em. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc



sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn
bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.



×