Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Chuyên đề thực tập kế toán xây dựng 11 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 67 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU………………...……………………………………..……..….…4
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT, SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VŨ HÙNG ……………………….6
1.1.

Đặc điểm sản phẩm của công ty CP xây dựng Vũ Hùng...………..……….6

1.2.

Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty………………..…………..…........10

1.3.

Quản lý chi phí sản xuất của công ty CP xây dựng Vũ Hùng……..…..…..13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VŨ HÙNG…...…….16
2.1.

Kế toán chi phí sản xuất tại công ty CP xây dựng Vũ Hùng…….…...……16

2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ………………………….....……16
2.1.1.1 Nội dung…………………………………………………………………...16
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng…………………………………………………………16
2.1.1.3 Quy trình kế toán ghi sổ chi tiết……………………………………………17
2.1.1.4 Quy trinhg ghi sổ tổng hợp………………………………………………...27
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp …………………………...…….…….31
2.1.2.1 Nội dung…………………………………………………………………..31
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng…………………………………………………………32


2.1.2.3 Quy trình ghi sổ chi tiết……………………………………………………33
2.1.2.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp………………………………………………….37
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ………………….………………….…......41
2.1.3.1 Nội dung……………………………………………………………………41
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng………………………………………………………….41
2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết……………………………………………41
2.1.3.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp………………………………………………….47
2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.51
2.1.4.1 Kiểm tra tính giá thành sản phảm dở dang………………………………...51
2.2.

Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty CP xây dựng Vũ Hùng…52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC ĐÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


2

2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty……………………..52
2.2.2. Kế toán tính giá thành ……………………………………………………...52
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VŨ HÙNG…………55
3.1.

Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành SP tại công ty

và phương hướng hoàn thiện………………………………………………….……55

3.1.1. Ưu điểm …………………………………………………………………….55
3.1.2. Nhược điểm ………………………………………………………………...59
3.2.

Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại

công ty CP xây dựng Vũ Hùng ……………………………………………………61

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

CN: Công nhân

CP: Cổ Phần

CCDC: Công cụ dụng cụ

TSCĐ: Tài sản cố định

CPNCTT: Chi phí nhân công trực

GTGT: Giá trị gia tăng

tiếp

TK: Tài khoản

KDDD: Kinh doanh dở dang

BTCT: Bê tông cốt thép


CPSXC: Chi phí sản xuất chung

NVL: Nguyên vật liệu

NLĐ: Người lao động

PN: Phiếu Nhập
SH: Số hiệu
PX: Phiếu xuất
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
NC: nhân công

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC ĐÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu số 01: Phiếu nhập kho...................................................................................18
Biểu số 02: Hoá đơn..............................................................................................19
Biểu số 03: Phiếu xin lĩnh vật tư........................................................................20
Biểu số 04: Phiếu xuất kho....................................................................................21
Biểu số 05: Bảng tổng hợp xuất tồn nguyên vật liệu ............................................22
Biểu số 06: Thẻ kho...............................................................................................23

Biểu số 07: Sổ chi tiết chi phí sản xuất .................................................................25
Biểu số 08: Sổ cái TK154......................................................................................27
Biểu số 09: Sổ Nhật ký chung ..............................................................................28
Biểu số 10: Bảng thanh toán lương cho công nhân................................................34
Biểu số 11: Bảng tính và phân bổ tiền lương và BHXH........................................35
Biểu số 12: Sổ chi tiết chi phí sản xuất – TK1542 ..............................................36
Biểu số 13: Sổ cái TK 154.....................................................................................37
Biểu số 14: Sổ nhật ký chung................................................................................38
Biểu số 15: Bảng tính lương cho bộ phận quản lý công trình ...............................42
Biểu số 16: Bảng tính khấu hao TSCĐ..................................................................43
Biểu số 17: Sổ chi tiết chi phí sản xuất – TK 1543................................................45
Biểu số 18: Sổ cái TK 154.....................................................................................47
Biểu số 19: Sổ Nhật Ký Chung ............................................................................48
Biểu số 20: Thẻ tính giá thành...............................................................................55
Biểu số 21: Sổ cái TK 155.....................................................................................56
Biểu số 22: Bảng tổng hợp giá thành.....................................................................66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


4

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế như hiện nay vấn đề cạnh tranh về thị trường cũng như giá
thanh và chất lượng của mỗi công trình đều được các doanh nghiệp, công ty trú
trọng đến, các doanh nghiệp, công ty muốn tồn tại và phát triển được cần có những
chiến lược kinh doanh hiệu quả, rõ ràng, từng bước xây dựng thương hiệu của mình

trên thị trường. Đặc biệt trong tỉnh Bắc Ninh đang là một trọng điểm kinh tế và phát
triển các khu công nghiệp và theo đó là cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, các công trình
phụ trợ cũng phát triển theo. Muốn nâng cao sự cạnh tranh của những công trình thì
các nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt chắc tình hình tài chính của doanh nghiệp đó
bằng phương pháp quản lý tốt bộ phận kế toán. Vì vậy, bộ phận kế toán doanh
nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Đối với các công
ty sản xuất, việc quản lý tốt chi phí, tính giá thành sản phẩm sản xuất chính xác
đóng một vai trò rất quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Bởi sự biến động về giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp tăng lợi
thế cạnh tranh.
Kế toán cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm giúp các nhà quản trị
doanh nghiệp đánh giá được tình hình sử dụng lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố
định, vốn đầu tư,… đã hiệu quả hay chưa, từ đó lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đề ra các
phương án nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
Việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là một yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa thiết yếu đối với các doanh nghiệp.
Kế toán cung cấp thông tin kịp thời, hợp lý hay không cũng quyết định đến sự thành
bại của doanh nghiệp trên thương trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công
tác chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại
Công ty Cổ phần xây dựng Vũ Hùng, em chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng Vũ
Hùng ” làm chuyên đề thực tập. Chuyên đề gồm các 03 chương chính:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


5


Chương I: Đặc điẻm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
công ty CP xây dựng Vũ Hùng.
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và chi phí giá thành sản
phẩm tại công ty CP xây dựng Vũ Hùng.
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty CP xây dựng Vũ Hùng.
Bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích, phân tích tổng hợp các dữ liệu
của công ty, với sự hướng dẫn của cô giáo TS. Hà Thị Phương Dung và các anh
chị em trong phòng kế toán và bộ phận liên quan trong công ty CP xây dựng Vũ
Hùng em đi vào làm chuyên đề nghiên cứu đề tài hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty. Đồng thời qua kiến thức lý luận đã được học tại
trường và trong quá trình thực tập được làm việc thực tế tại công ty, với những kiến
thức được học trên ghế nhà trường và qua thời gian thực tập trong công ty em đã có
những phát hiện về chỗ thiếu sót và hạn chế trong công tác hạch toán chi phí, tính
giá thành sản phẩm. Từ đó, em đưa ra các biện pháp giúp công ty hoàn thiện hơn
trong việc tính giá thành sản phẩm và công tác hoạch toán tại công ty CP xây dựng
Vũ Hùng được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


6

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT
VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VŨ HÙNG

1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty CP xây dựng Vũ Hùng.
A: Sản phẩm của công ty Cp xây dựng Vũ Hùng:

+ Sản xuất và thi công ép cọc bê tông.
+ Sản xuất bê tông thương phẩm.
B. Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm:
a. Tiêu chuẩn chất lượng cọc bê tông :
Cọc bê tông tại công ty được sản xuất đại trà hoặc theo thiết kế, yêu cầu của
đối tác. Đối với cọc đại trà hay cọc thiết kế công ty đều xây dựng định mức sản xuất
cụ thể. Nguyên liệu và vật liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất cọc bê tông là:
thép, xi măng, cát, sỏi….đều được lựa chọn từ những nhà cung cấp uy tín trên thị
trường. Sản xuất cọc đúng chủng loại thép, đúng mác bê tông theo yêu cầu thiết kế
của khách hàng. Có kỹ thuật giám sát trong quá trình thi công cọc và được nghiệm
thu đầy đủ
Sản xuất cọc sẽ không được ra khỏi bệ đúc trước khi cường độ nén bê tông
của khối lập phương đạt 30 MPa. Cọc phải được giữ ẩm trong vòng 7 ngày nếu bê
tông đúc bằng xi măng Portland thông thường hoặc trong vòng 3 ngày nếu đúc với
xi măng đông cứng nhanh mác cao. Trong thời gian đó cọc được bao phủ bằng vải
ẩm và được giữ ẩm liên tục. Cọc sẽ không được đóng cho đến khi cường độ nén bê
tông của khối lập phương đạt 35 MPa
b. Bê tông thương phẩm tiêu chuẩn và chất lượng:
Tiêu chuẩn 1: Đảm bảo đúng yêu cầu theo đơn đặt hàng của khách hàng
Công ty lấy tiêu chuẩn chung của loại bê tông tươi thương phẩm làm nên
tảng từ đó mà căn cứ theo yêu cầu từ khách hàng để đưa ra những biện pháp và
phương thức làm việc để phù hợp với yêu cầu bên khách hàng. Những yêu cầu chủ
yếu như: mác bê tông, chất phụ gia, độ sụt….
Tiêu chuẩn2: Nguyên vật liệu đầu vào dùng để sản xuất
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn

Lớp: Kế toán FNE23A


7

- Xi măng: Chất lượng xi măng phải theo tiêu chuẩn Việt Nam; TCVN – 2682 –
99
- Cốt liệu: Cốt liệu sử dụng phải phù hợp với TCVN- 1770-86 và TCVN- 177186 . Vật liêu như cát, sỏi, đá và kho bãi phải sạch sẽ, có riêng từng khu vực cũng
như được phân ô rõ ràng từng loại nguyên vật liệu. Có hệ thống sang lọc và rửa
sạch nguyên vật liệu trước khi đưa vào để sản xuất. Công ty phải đảm bảo nguyên
vật liệu đưa vào sản xuất luôn đúng tiêu chuẩn về chất lượng cũng như về yêu cầu
kỹ thuật, cần có những lượng nguyên vật liệu dự trữ để đảm bảo yêu cầu sản xuất
không bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến công trình của khách hàng.
- Nước và các chất phụ gia dùng để trộn bê tông tươi thành phẩm cũng được
chú ý và theo tiêu chẩn định mức của TCVN- 4506- 87. Sử dụng các nguồn nước
sạch do thành phố cấp và được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng trong công ty.
Chất phụ gia được nhập từ những công ty chuyên sản xuất nguyên vật liệu phục vụ
cho ngành xây dựng, trước khi đưa vào sản xuất được kiểm tra và thử nghiệm để
bảo bảo đạt yêu cầu theo đơn đặt hàng bên khách hàng. Đi kèm với những tiêu
chuẩn về chất phụ gia chứng ta cần phải có những chứng chỉ và chứng nhận về chất
lượng của những nới sản xuất chất phụ gia.
- Tiêu chuẩn 4 : Sự sụt của bê tông tươi thương phẩm.
Độ sụt của bê tông là vấn đề mà đối với tất cả những công ty sản xuất và
cung ứng bê tông tươi thương phẩm đều phải chấp hành nghiêm theo TCVN và có
sai số trong phạm vi cho phép là trong khoảng (6±10m³), mọi tiêu chuẩn công ty đều
phải áp dụng đúng theo TCVN và theo tiêu chuẩn của bên khách hàng đề ra.
- Tiêu chuẩn 5: Nguyên liệu và vật liệu.
Theo tiêu chuẩn đo lường về nguyên vật liệu xi măng được công ty cụ thể là
phân xưởng cân theo đúng tiêu chuẩn và cho phép độ sai lệch là ±1% so với lượng
yêu cầu xi măng của từng mã và từng công trình. Các nguyện liệu khác như cát, sỏi,

nước cũng được cân với độ chính xác cao và dao động trong khoảng ±3%. Trước
khi nhập nguyên vật liệu về kho bãi, công ty cho kiểm tra nguyên liệu đầu vào có
đảm bảo đúng theo quy cách và tiêu chuẩn về chất lượng mà theo bản hợp đồng đề

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


8

ra hay không. Thiết bị cân đo nguyên liệu cần kiểm tra và kiểm định định kỳ theo
tiêu chuẩn của đo lường chất lượng của Nhà nước.
- Tiêu chuẩn 6: Trạm trộn và máy khuấy bê tông tươi thương phẩm.
+ Trạm trộn bê tông tươi của công ty được đặt cố định tại nhà xưởng và phải đảm
bảo đủ các tiểu chuẩn của trạm trộn bê tông, và được vệ sinh và kiểm tra định kỳ.
Máy khuấy bê tông được đặt trên xe để đảm bảo bê tông luôn được khuấy đều bê
tông từ nhà máy đến công trình của khách hàng, tại trạm trộn cũng như tại máy
khuấy đều phải có bảng thông báo về tốc độ, cánh trộn và dung tích tối đa của trạm
trộn cũng như của thùng chứa bê tông tươi. Thể tích và khối lượng của 1 mẻ trộng
không được vượt quá 70% thể tích của thừng chứa để đảm bảo bê tông luôn trong
trạng thái được đảo đều và không gây quá tải cho thừng chứa làm ảnh hưởng đến
chất lượng của bê tông tươi thương phẩm. Máy trộng và má khuấy phải được kiểm
tra thường xuyên để đảm bảo bê tông luôn trong trạng thái hỗn hợp và đồng nhất.
Trạm trộn và máy khuấy luôn được kiểm tra đinh kỳ để đảm bảo lưỡi khuấy không
quá mòn làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông tươi, máy trộn và máy khuấy
luôn được đảm bảo làm việc không được vượt quá công suất vàtốc độ cho phép.
Tiêu chuẩn 7: Trộn bê tông và vận chuyển bê tông.
a. Bê tông tươi tại trạm trộn được trộn hoàn toàn trong máy trộn, sau khi được trộn

đều trong máy trộn và được chiết sang thùng chứa có máy khuấy để đảm bảo bê
tông luôn trong hỗn hợp đồng nhất trước khi chuyển đến khách hàng. Thùng chứa
bê tông được đặt trên xe chuyên chở và trong quá trình vận chuyển máy khuấy luôn
được hoạt động, để đảm bảo chất lượng bê tông được chuyển đến khách hàng là tốt
nhất.
b. Bê tông tươi trên thùng trộn trên xe chuyên chở.
Trên xe chuyên chở bê tông có đặt một máy trộn bê tông được điều khiển
qua hệ thống trên buồng lái của xe chuyên chở, người lái xe là người giám sat và
vận hành máy trộn bê tông trên xe sao cho đảm bảo được tốc độ quay cũng như việc
phải thường xuyên kiểm tra sự ổn định làm việc của máy trộn trên xe là tốt nhất.
Nếu sự đồng nhất của bê tông không đúng theo yêu cầu của khách hàng phải kiểm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


9

tra trước khi nhận bê tông tại trạm trộn và kiểm tra lại hệ thống máy khuấy trên xe
chuyền chở và các thanh khuấy trong thùng chứa có bị mòn hay không. Trong quá
trình vận chuyển bê tông cần đảm bảo về nhiệt độ cũng như thời gian vận chuyển
của xe chuyên chở, không được để bê tông tươi thương phẩm quá 3 tiếng sau khi từ
trạm trộn đến công trình bên khách hàng.
C. Tính chất của cọc bê tông và bê tông tươi thương phẩm:
- Sản xuất và thi công ép cọc bê tông và bê tông tươi thương phẩm cơ bản được
thực hiện trên các công trình khác nhau, sản phẩm của công ty chủ yếu gắn liền
với nơi sản xuất và công trình thi công nên cơ bản là ổn định về mặt tính chất,
không phát sinh thời gian thi công quá dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả của

công việc thi công cũng như anh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Sản phẩm
gắn liền với địa điểm xây dựng và sản xuất theo hình thức đại trà liên tục tại khu
vực nhà xưởng.
- Sản phẩm bê tông tươi thương phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng không mang
tính chất liên tục tại nhà xưởng.
D. Hình thức sản xuất tại công ty:
- Công ty chủ yếu sản xuất, ép cọc bê tông và bê tông tươi thương thẩm nên chủ
yếu các công trình của công ty là nhận thi công ép cọc cho các công trình dân
sinh ,xây dựng nhà ở, các công trình thuộc dự án của tỉnh và các dụ án khu công
nghiệp cần thì công ép cọc. Một số công trình công ty đã và đang thi công: Công
trình Công An huyện Quế Võ, công trình đầu tư xây dựng Đền Hàn Thuyên,
công trình khu nhà ở xã hội – Khu Yna thành phố Bác Ninh, công trình nhà căn
tin – SENTEC, công trình xây dựng nhà máy Lông Vũ – Cty Nam Vũ, công
trình nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang công suất 650Mw…….
- Công ty có đội ngũ kỹ thuật cao, trước mỗi công trình hay một dự án thì đội
ngũ kỹ thuật lập những hồ sơ dự án về các yêu cầu kỹ thuật kết cấu, cũng như
đặc điểm và tính chất của từng công trình. Qua đó công ty có những biện pháp
thi công phù hợp với từng loại công trình để đảm bảo tiến dộ thi công cũng như
mang lại lợi ích kinh tế cao cho công ty.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


10

E. Thời gian sản xuất:
Do sản phẩm của công ty là sản xuất, ép cọc bê tông và bê tông tươi thương

phẩm nên thời gian sản xuất không kéo dài trên các công trình. Cọc bê tông được
sản xuất đúc sẵn và làm theo đơn đặt hàng, quy trình sản xuất nhanh.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty CP xây dựng Vũ Hùng.
A: Quy trình sản xuất cọc bê tông cốt thép :
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và vật liệu
Nguyên liệu dùng cho sản xuất cọc bê tông phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn về
sản xuất cọc bê tông và đảm bảo yêu cầu theo bản thiết kế bên khách hàng đề ra.
Công tác chuẩn bị nguyên vật liệu cần được trú trọng từ khâu nhập nguyên vật liệu,
bảo quản và phải phân rõ từng khu vực để nguyên vật liệu, đặc biệt nguyên vật liệu
luôn được kiểm tra và thử nghiệm theo đúng tiêu chuẩn trước khi đưa vào sản xuất
cọc bê tông.
Bước 2: Chuẩn bị và thi công cốt thép.
Công tác chuẩn bị và thi công cốt thép được xem là bước chuẩn bị cốt lõi cho cọc
bê tông, các loại thép được sủ dụng theo đúng với bản thiết kế về kết cấu của từng
loại cọc bê tông, thép được nắn thẳng bằng máy công nghiệp và được cắt theo đúng
kích thước của từng loại cọc bê tông. Thép được cắt bàng máy cắt công nghiệp và
sử dụng kìm cộng lực để cắt thép theo kích thước, sủ dụng bàn máy uốn thép theo
đúng thiết kế yêu cầu. Hộp mặt bích của đầu cọc được cắt và gia công chi tiết đảm
bảo được mặt bích không bị vênh hay cong, các dây thép đai được liên kết với thép
chình bằng các dây thép buộc và hàn chắc chắn, đảm bảo đúng theo thiết kế. Khi
chuẩn bị và thi công cốt thép cần được đặt trên một mặt phẳng để đảm bảo khi liên
kết trụ thép và mặt bích không bị biếp dạng.
Bước 3: Chuẩn bị và đổ bê tông.
Nguyên liệu chuẩn bị để trộn bê tông được kiểm tra chặt chẽ và được sàng lọc rửa
sạch theo đúng tiêu chuẩn, bê tông được trộn đều trên cối trộn bê tông. Cát, đá và
nước sử dụng trộng bê tông cần phải sạch sẽ trước khi cho vào máy chộn, các chất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn

Lớp: Kế toán FNE23A


11

phụ gia cũng đc kiểm tra kỹ trước khi cho vào trộn bê tông và được phân rõ trọng
lượng cho vào từng loại cọc bê tông hay từng kết cấu của cọc bê tông.
Bước 4: Chuẩn bị và thi công khuôn hộp ván định hình.
Khuôn ván định hình được kiểm tra kỹ về độ chịu lực ép và không bị biến dạng bê
mặt khi sử dụng ghép và ép bê tông, bê mặt của hộp và ván ghép luôn đảm bảo luôn
phẳng và được phủ bằng một lớp dầu bóng chống dính bê tông sau khi hoàn thiện
đúc cọc bê tông. Bề mặt để hộp và tấm ghép được đặt trên bê mặt bằng phẳng giúp
quá trình ghép tấm ghép được đúng theo thiết kế. Sau khi đúc cọc bê tông xong sau
khoảng thời gian đúng theo tiêu chuẩn thì tiến hành tháo dỡ tấm thép và hộp bê tông
và dùng sơn viết lên mặt bích và đầu cọc bê tông ngày tháng hoàn thiện đúc cọc.
Bước 5: Đúc và bảo dưỡng bê tông
Sau khi chuẩn bị khuôn ván và cốt thép của cọc bê tông hoàn chỉnh ta tiến hành đổ
bê tông, khi đổ ta luôn phải đảm bảo được bê tông trộn luôn đẩm bảo và mang tính
liên tục cho đến khi hoàn thành việc đổ bê tông. Trong khi đổ bê tông cần có máy
phụ trơ như máy đầm rung để đảm bảo cho bê tông được trải đêu và không có
những lỗ khí và các khuyết điểm khác. Máy đầm rung khi đầm cần tránh va chạm
vào thành hộp và ván của khuôn cọc bê tông đễ gây biến dạng cho cọc bê tông
thành phẩm. Trong và sau quá trình đổ bê tông luôn đảm bảo tính liên tục và điều
kiện kỹ thuật, trước và sau quá trình đổ cọc bê tông cần lấy mẫu để kiểm tra về tính
chất và kết cấu của bê tông.
Sau khi hoàn thiện công tác bảo trì bảo dưỡng khuôn, ván ép và cọc bê tông là việc
hết sức quan trọng và cần thiết, toàn bộ cọc bê tông mới hoàn thành phải thường
xuyên được kiểm tra sau 4-6 tiếng sau khi đổ xong. Thời gian bảo dưỡng được quản
lý nghiêm ngặt và liên tục trong suốt thời gian trong vòng 1 tuần sau khi đỏ xong bê
tông. Cần giữ cọc luôn được để, xếp bằng phẳng và giữ ẩm trong thời gian đầu, cọc

đúc xong phải có bề mặt ngoài phẳng không có lỗ và các cạnh phải vuông góc, mặt
bích cũng phải chuẩn với tâm của cọc, kiểm tra kích thước của cọc bê tông sau khi
hoàn thiện có trong phạm vi cho phép sai lệch. Tâm của mũi cọc phải trùng với tâm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


12

của cọc, nếu tâm bị lệc thì phải loại bỏ và kiểm tra lại công tác chuẩn bị trước khi
đúc cọc bê tông.
Bước 6: Vận chuyển, bốc dỡ và xếp cọc bê tông.
Việc vận chuyển bốc dỡ và xếp cọc bê tông cũng cần chú trọng tránh gây ra va trạm
mạnh và không được xếp chồng quá mức cho phép sẽ dẫn đến cọc bị vỡ hay nứt,
ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của cọc. Cọc xếp ở kho bãi cần phân rõ ngày
hoàn thành, từng chủng loại cọc và kết cấu riêng từng khu vực để tiện cho việc quản
lý và thi công.
B: Quy trình ép cọc bê tông:
Bước 1: Kiểm tra địa hình và địa chất của công trình trước khi ép cọc bê tông:
Tiến hành kiểm tra địa hình và địa chất của công trình trước khi cho máy ép coc đến
công trình, để có những phương án tối ưu và hiệu quả nhất cho công trình. Việc
thăm dò địa chất phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chất lượng của TCVN 397285, việc trác địa công trình hoàn thành công ty sẽ chuyển máy ép cọc bê tông và vận
chuyển cọc bê tông đến công trình để bàn giao với khách hàng. Công tý tiến hành
nghiên cứu bản vẽ của công trình ép cọc để chuẩn bị cho buowcs tiếp theo là ép cọc
bê tông theo đúng yêu cầu bản vẽ bên khách hàng.
Bước 2: Thi công ép cọc bê tông:
Mặt bằng cần chuẩn bị trước để vận chuyển cọc bê tông đến theo đúng kích cỡ và

tiêu chuẩn yêu cầu bên khách hàng, cọc được vận chuyển đến và xếp cọc bên ngoài
khu vực thi công ép cọc bê tông. Chuẩn bị các bản vẽ chi tiết vị trí ép cọc và về tiêu
chuẩn của cộc bê tông.
Chuẩn bị xong mặt bằng thi công ép cọc, công ty vận chuyển máy thì công ép cọc
đến và vào vị trí ép cọc, máy ép cọ cần kiểm tra trước khi được vẩn chuyển đến
công trình thi công, đảm bảo đúng loại công suất của từng loại công trình.
Máy ép được kê và định vị chính xác xau khi xác định chuẩn vị trí ép của cọc bê
tông, cần xác định tâm cọc và điều chỉnh cho máy ép cọc đúng vị trí và có phương
thẳng đứng so với cọc bê tông.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


13

Sử dụng các máy chuyên dụng để nâng hạ cọc bê tông cốt thép vào vị trí ép cọc,
máy cẩu để di chuyển cọc và đúng vị trí ép sao cho cọc luôn giữ thẳng với bề mặt
ép cọc, không bị nghiêng hay lệch vị trí theo yêu cầu bên khách hàng. Trong thời
gian thi công cần thường xuyên kiểm tra cọc có bị nghiêng hay lệch vị trí thì cần
dừng máy thi công và điều chỉnh lại cho phù hợp. Việc tiến hành ép cọc cần chú ý
đến độ sâu theo bản vẽ bên khách hàng yêu cầu nếu chưa đủ thì ta tiến hành ép them
cọc thứ 2, thứ 3 sao cho đạt đủ độ sâu của bản vẽ thiết kế yêu cầu. Hoàn thành vị trí
cọc ép thứ nhất ta chuyển đến vị trí ép tiếp theo của bản vẽ, lần lượt ép đúng vị trí
theo bản vẽ đến khi hoàn thành công trình và bàn giao cho khách hàng đến nghiệm
thu công trình. Trong thời gian ép cọc bê tông cần có lịch trình kiểm tra ép cọc cụ
thể để tiện cho việc khách hàng kiểm tra chất lượng của công trình.
C: Quy trình sản xuất bê tông tươi thương phẩm

Sản xuất bê tông tươi thương phẩm tại trạm trộn bê tông để sử dụng trong các công
trình xây dựng, mang lại hiệu quả làm việc cao và đem đến chât lượng cho công
trình tốt nhất, việc tạo ra khối bê tông, vữa đạt tiêu chuẩn cao. Sau đây là các bước
cụ thể vận hành của trạm trộn bên tông tươi thương phẩm.
Bước 1: Kiểm tra trạm trộn bê tông trước khi trộn bê tông:
Kiểm tra các thiết bị sử dụng của trạm trộn bê tông theo đúng tiêu chuẩn đảm
bảo trạm trộn hoạt động an toàn và tránh xảy ra mất an toàn khi đang hoạt động.
Kiểm tra gầu máy xúc, kiểm tra nguồn nước và nguyên phụ liệu đầu vào, kiểm tra
các thông số an toàn về điện khí và yêu cầu kỹ thuật của từng mẻ bê tông của khách
hàng. Kiểm tra băng tải, hệ thống vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào trước khi cho
và trong cối trộn bê tông….
Bước 2: Kết thúc việc vận hành của trạm trộn bê tông:
Tắt nguồn điện cấp áp vào thiết bị, vệ sinh trạm, cối trộn bê tông theo quy
định của công ty đề ra. Đồng thời tiến hành kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng định kỳ
trạm trộn bê tông để tăng tuổi thọ của thiết bị và có độ an toàn cao khi sử dụng.
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty CP xây dựng Vũ Hùng.
Nhằm quản lý có hiệu quả chi phí sản xuất của công ty, ban lãnh đạo doanh
nghiệp đã có những biện pháp phân chia bộ máy gắn liền với công việc theo từng
bộ phận, phân rõ công việc cụ thể cho từng phòng, ban của công ty. Nhiệm vụ của
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


14

mỗi bộ phận, mỗi phòng ban được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động của
công ty:
- Quản trị hội đồng: Là ban điều hành tập chung quyền lớn nhất tại công ty. Lãnh

đạo trong hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công
ty, đề ra phương hướng hoạt động, mục tiêu phấn đấu của công ty trong năm. Ban
quản trị hội đồng có trách nhiệm giám sát và điều hành mọi hoạt động của ban giám
đốc.
- Ban giám đốc: Gồm giám đốc và hai phó giám đốc phân xưởng.
+ Giám đốc: Là người được hội đồng quản trị công ty đề cử, là người đại
điện của công ty, có vai trò lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh tổ chức
của công ty. Là người chịu trách nhiệm chính về mặt pháp lý trước pháp luật.
+ Phó giám đốc: Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm phó giám đốc
theo đề nghị của giám đốc. Phó giám đốc là người giúp việc và hỗ trợ cho giám đốc
trong việc điều hành và quản lý hoạt động của công. Tại công ty CP xây dựng Vũ
Hùng có 02 phó giám đốc phân xưởng, phụ trách hai phân xưởng và là người giúp
việc cho giám đốc.
Phòng Tài chính- Kế toán: Nhiệm vụ của phòng là thực hiện công tác hạch
toán kế toán tài chính, quản lý quỹ, vốn, tài sản…. của công ty. Lập các báo cáo
quản trị, báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm, giúp giám đốc và ban hội đồng
quản trị có những quyết định kịp thời và chính xác trong việc điều hành công ty.
Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là nghiên cứu thị trường
và lập ra những chiến lược theo từng giai đoạn cho công ty, cần theo dõi về mọi
hoạt động kinh doanh của công ty và báo cáo đầy đủ kịp thời cho ban giám đốc. Có
những bước nhìn toàn diện về công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh trong những
gói thầu dự án lớn của công ty, đưa ra được những thế mạnh hay những điểm yếu
của công ty để khắc phục kịp thời trước mọi đối thủ khi cạnh tranh về các công
trình của công ty dự thầu. Xây đựng đội ngũ chăm sóc khách hàng, mang đến những
điều tốt nhất đến khách hàng, đảm bảo lợi nhuận cao cho công ty.
Phòng Kế hoạch – kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc điều hành tổ chức xây
dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật… Xây dựng bảng biếu về giá thành nguyên liệu,
giá thành sản phẩm để giúp cho phòng kế toán dễ dàng trong việc hạch toán chi phí
vào trong quá trình sản xuất. Phòng kỹ thuật cần đưa ra được những phương pháp
sản xuất tối ưu nhất, mang lại chất lượng cũng như hiệu quả cao trong công việc.

Đọc và thiết kế những bản vẽ về kết cấu thép cũng như cọc bê tông của công ty

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


15

cũng như bản vẽ thiết kế của bên khách hàng, đưa ra những phương pháp phù hợp
và tạo lên chất lượng và sản lượng tốt nhất đến công trình cũng như sản xuất tại
phân xưởng.
Kết cấu bộ máy hoạt động của công ty được phân rõ như sau:
- Phân xưởng 1: Gồm các đội sản xuất và ép cọc bê tông.
- Phân xưởng 2: Gồm các đội sản xuất bê tông tươi thương phẩm.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


16

Chương II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VŨ HÙNG
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty CP xây dựng Vũ Hùng
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.1.1.1. Nội dung
Chi phí vật liệu trong sản xuất cọc bê tông và bê tông thương phẩm là chi phí
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm( Chiếm từ 80-85% giá thành). Vì
vậy việc quản lý và sử dụng vật liệu hiệu quả, hợp lý có ảnh hưởng lớn đến sự biến
động của giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty. Nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm: Xi
măng rời, xi măng bao, cát vàng, các loại đá, thép các loại từ Φ6 đến Φ19…Ngoài
ra các nguyên liệu phụ gồm có: Dầu thải, phụ gia bê tông, chất chống thấm…..
Nguyênvật liệu sử dụng trực tiếp cho phân xưởng nào thì kế toán theo dõi và
hạch toán vật liệu xuất dùng cho phân xưởng đó. Kế toán dùng phương pháp thực tế
đích danh để tính giá vật liệu xuất dùng. Theo phương pháp này thì giá vật tư xuất
kho được tính căn cứ theo giá nhập kho của lô hàng đó.
2.1.1.2- Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 1541 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để
hạch toán chi phí vật liệu xuất dùng
Nội dung: Tài khoản này phản ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực
tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tài khoản này được mở chi tiết theo
từng đối tượng hạch toán chi phí: từng phân xưởng sản xuất ( Phân xưởng 1: Sản
xuất và ép cọc bê tông, Phân xưởng 2: Sản xuất bê tông thương phẩm.)
Kết cấu:
+ Bên Nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất
sản phẩm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


17


+ Bên Có: - Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng không hết
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 155 – Thành
phẩm nhập kho hoặc TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 1541- Dư nợ cuối kỳ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối
kỳ
2.1.1.3- Quy trình kế toán ghi sổ chi tiết
Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Bộ phận kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế và kế hoạch sản xuất để lập kế
hoạch thu mua vật tư, nguyên vật liệu kịp thời, đầy đủ.
Khi vật tư mua về nhân viên mua hàng sẽ yêu cầu nhập kho, kế toán kho sau
khi nhận đc yêu cầu nhập kho thì lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập
thành 3 liên, liên 1 lưu tại sổ, liên 2-3 được giao cho nhân viên mua hàng để làm thủ
tục nhập kho. Nhân viên mua hàng giao phiếu nhập kho cho thủ kho.
Thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại của vật tư. Sau
đó thủ kho ký vào phiếu phập kho. Thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó
chuyển thẻ kho lên phòng kế toán.
Kế toán có nhiệm vụ ghi chép đơn giá, số lượng và thành tiền vật tư nhập
kho theo hóa đơn hay hợp đồng mua bán. Phiếu nhập kho được kế toán sử dụng làm
chứng từ hạch toán, đi kèm với Phiếu nhập kho có hoá đơn Giá trị gia tăng
Căn cứ vào phiếu nhập kho đã được kiểm tra và phân loại kế toán vật tư có
trách nhiệm vào bảng kê nhập vật liệu, thủ kho vào thẻ kho để theo dõi chi tiết vật
tư.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


18


Biểu số 01: Phiếu nhập kho
Đơn vị: Công ty CP xây dựng Vũ Hùng

Mẫu số: 01 - VT
Theo TT số 133/2016/TT-BTC
ngày 26/08/2016 của Bộ Tài
Chính

Địa chỉ: Số 68 Đường Gia Định – TT Gia
Bình- Gia Bình- Bắc Ninh

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 03 tháng 04 năm 2017
Nợ: 152

Số: 20

Có: 331
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Thuyết – Công ty TNHH xây dựng Hoàng Hải
Theo hóa đơn GTGT 7430 số ngày 03 tháng 04 năm 2017 của Công ty TNHH xây dựng
Hoàng Hải
Nhập kho tại: Kho công ty
Tên, nhãn hiệu, quy
STT cách, phẩm chất vật tư
(sản phẩm, hàng hoá)
A
1

B

Xi măng PC30

Mã số
C

Số lượng
Đơn
vị
Theo
Thực
tính chứng từ nhập
D

XMPC30 Tấn

1
150

2
150

Đơn giá

Thành tiền

3

4

990.000


Cộng

148.500.000

148.500.000

Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Một trăm bốn mươi tám triệu năm trăm nghìn đồng./.
Nhập,Ngày 03 tháng 04 năm 2017
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)

Quản lý đơn vị
(ký, họ tên)

Thủ kho
(ký, họ tên)

Người giao
(ký, họ tên)

Biểu số 02: Hoá đơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


19


Mẫu số: 01
GTKT3/001

HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 03 tháng 04 năm 2017

Ký hiệu: HH/17P
Số: 0007430

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀNG HẢI
Địa chỉ: SN 35 LÝ CHIÊU HOÀNG, P SUỐI HOA, TP BẮC NINH
Mã số thuế: 2300276443
Điện thoại:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Anh Tuấn
Tên đơn vị: Công ty CP xây dựng Vũ Hùng
Địa chỉ: Số 68, Đường Gia Định, TT Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM
MS: 2300102528
Đơn
STT Tên hàng hoá, dịch vụ
vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
tính
A


B
1Xi măng PC30

C
Tấn

1

2
150 990.000

3=1x2
148.500.000

Cộng tiền hàng:
148.500.000
Thuế suất GTGT: 10% tiền thuế
GTGT:
14.850.000
Tổng cộng tiền thanh toán
163.350.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm sáu mươi ba triệu ba trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./.
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên)

Người bán
(ký, ghi rõ họ tên)

Người mua

(ký, ghi rõ họ tên)

Khi các phân xưởng có nhu cầu sử dụng vật tư thì đội trưởng sẽ lập Phiếu xin
lĩnh vật tư và gửi lên trình phó giám đốc công ty. Sau khi được lãnh đạo công ty phê
duyệt thì kế toán lập Phiếu xuất kho. Đội trưởng đội thi công sẽ đem phiếu này đến
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


20

kho để lĩnh vật tư. Thủ kho căn cứ vào số lượng và chủng loại trên phiếu xin lĩnh
vật tư để xuất vật tư cho bộ phận sử dụng. Đồng thời thủ kho lập phiếu xuất kho,
ghi rõ số lượng và chủng loại vật tư xuất. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, 1
liên giao cho bộ phận xin lĩnh vật tư, 1 liên giao cho bộ phận kế toán để hạch toán,
1 liên thủ kho giữ để theo dõi vật tư tại sổ kho
PHIẾU XIN LĨNH VẬT TƯ
Ngày 06 tháng 04 năm 2017

Họ tên: Nguyễn Đức Anh Địa chỉ: Phân xưởng 1
Lý do xin xuất kho: Thi công cọc bê tông cốt thép.
STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm
chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)

Mã số


Đơn vị
tính

Số lượng

A

B

C

D

1

XMPC30

Tấn

1 Xi măng PC30

10

Thủ trưởng đơn vị

Trưởng phòng kỹ thuật

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)


(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

Biểu số 03: Phiếu xin lĩnh vật tư

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


21

Biểu số 04: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty CP xây dựng Vũ Hùng
Địa chỉ: Số 68 Đường Gia Định, TT
Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh

Mẫu số: 02 - VT
Theo TT số 133/2016/TT-BTC
ngày 26/08/2016 của Bộ Tài
Chính

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 06 tháng 04 năm 2017
Nợ: 1541
Có: 152

Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Hà Địa chỉ : Phân xưởng 1
Lý do xuất kho: Thi công cọc bê tông
Xuất kho tại: Công ty
Tên, nhãn hiệu, quy
Số lượng
Đơn
cách, phẩm chất vật
STT
Mã số vị
Đơn giá
Thực
tư (sản phẩm, hàng
tính Yêu cầu xuất
hoá)
A

B

1 Xi măng PC30

C

D

1

XMPC3
Tấn
0


2
10

3
10 990.000

Cộng

Số: 22

Thành tiền
4 = 2x3
9.900.000

9.900.000

Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Chín triệu chín trăm nghìn đồng./.
Xuất, Ngày 06 tháng 04 năm 2017
Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

Người nhận

Thủ kho

(ký, họ tên)

(ký, họ tên)


(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


22

Tại công ty CP xây dựng Vũ Hùng, kế toán theo dõi vật tư xuất kho theo
phương pháp thực tế đích danh. Nhằm quản lý, theo dõi vật tư nhập- xuất chặt chẽ,
căn cứ vào các phiếu nhập kho và xuất kho hàng ngày kế toán nhập số liệu vào bảng
kê Nhập- xuất- tồn để theo dõi tình hình biến động của vật tư. Căn cứ vào số lượng
vật tư tồn kho trên bảng kê, kế toán lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu kịp thời,
hợp lý, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn.
Biểu 05: BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NHẬP TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 04/2017
Vật liệu: Xi măng PC30
Kho: Công ty
ĐVT: Tấn
Chứng từ
Số
TT Số hiệu
Ngày tháng
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

PN20
PX22
PN21
PX23
PX24
PN22
PX25
PX26
PN23
PX27
PN24
PX28
PN25
PX29
PN26
PX30


Kế toán trưởng

03/04
06/04
07/04
07/04
10/04
15/04
16/04
18/04
20/04
25/04
26/04
28/04
29/04
29/04
30/04
30/04

Diễn giải

Nhập

Xuất

Tồn

Tồn đầu kỳ
20

Nhập xi măng PC30
150
170
Xuất xi măng p
10
160
Nhập xi măng PC30
50
210
Xuất xi măng
80
130
Xuất xi măng
60
70
Nhập xi măng PC30
22
92
Xuất xi măng
50
42
Xuất xi măng
10
32
Nhập xi măng PC30
32
64
Xuất xi măng
14
50

Nhập xi măng PC30
20
70
Xuất xi măng
50
20
Nhập xi măng PC30
100
120
Xuất xi măng
110
10
Nhập xi măng PC30
88
98
Xuất xi măng
80
18
Cộng
462
464
Tồn cuối
18
Ngày 30 tháng 04 năm 2017
Thủ kho

Giám đốc

Biểu 06: Thẻ kho
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


23

Đơn vị: Công ty CP xây dựng Vũ Hùng
Địa chỉ: Số 68, Đường Gia Định, TT Gia
Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 07/04/2018
Tờ số: 25
Tên, quy cách, phẩm chất, nhãn hiệu vật tư : Xi măng PC30
Đơn vị tính: Tấn
Mã số: XMPC30
STT
A

Chứng từ
Ngày
Số hiệu
tháng
B
C

1

Diễn giải
D


Số lượng
Ngày
Ký xác nhận của
nhập
kế toán
xuất Nhập Xuất Tồn
E

1

Tồn đầu ngày

3

4

160

2

PN21

07/04

Nhập kho

07/04

3


PX23

07/04

Xuất kho vật tư

07/04

Tồn cuối ngày

2

50

210
80 130

130
Ngày 07 tháng 04 năm 2017

Kế toán trưởng

Thủ kho

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)


(Ký, họ tên, đóng dấu)

Thẻ kho được lập thành từng tờ rời bởi thủ khoa, mỗi thẻ kho lập riêng cho
một loại nguyên vật liệu. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất
kho, thủ kho cập nhật số liệu vào thẻ kho để theo dõi vật liệu tại kho.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


24

Kế toán vật tư căn cứ vào Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng tổng hợp
nhập xuất tồn nguyên vật liệu để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ
sách kế toán. Hiện tại ở công ty sử dụng phần mềm kế toán, nên kế toán căn cứ
chứng từ gốc nhập số liệu vào phân hệ Kho trên phần mềm kế toán. Số liệu sẽ được
tự động ghi chép vào các sổ sách kế toán có liên quan: Sổ chi tiết tài khoản 152, Sổ
chi tiết tài khoản 154

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A


25


Biểu số 07: Trích Sổ chi tiết chi phí sản xuất – TK1541
Đơn vị: Công ty CP xây dựng Vũ Hùng

Mẫu số: S17-DNN
Theo TT số 133/2016/TT-BTC ngày
28/06/2016 của Bộ Tài Chính

Địa chỉ: Số 68, Đường Gia Định, TT Gia Bình,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT

Tài khoản 1541X1 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tên phân xưởng: Phân xưởng 01
Tên sản phẩm dịch vụ: Cọc bê tông
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Ngày
Diễn giải
Số
hiệu
ghi sổ
tháng
06/04 PX22
06/04 Xuất xi măng sản xuất sản phẩm

..


07/04 PX23
07/04 Xuất xi măng sản xuất sản phẩm





NT

28/04

30/04

PX28

PX30

28/04

30/04

Xuất xi măng

Xuất xi măng
Cộng số phát sinh
Ghi Nợ TK 155

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TK
đối

Ghi Nợ TK154

Chia ra
Tổng số tiền

TK152

ứng
152

152

9.900.000

79.200.000





152

152

49.500.000

79.200.000

49.500.000

459.360.000
459.360.000


459.360.000
459.360.000

9.900.000

79.200.000

TK242

TK152

TK331













79.200.000

SVTT: Nguyễn Văn Sơn
Lớp: Kế toán FNE23A



×