Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 254 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


BÙI THỊ TĨNH

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


BÙI THỊ TĨNH

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 9.34.03.01



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Lời
2. TS. Phùng Thị Đoan

HÀ NỘI – 2018


CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng công bố ở một
công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

BÙI THỊ TĨNH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 15
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
DOANH NGHIỆP ..................................................................................................... 15
1.1

KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
DOANH NGHIỆP.......................................................................................... 15

1.1.1 Khái quát về quản lý và kiểm soát ................................................................... 15
1.1.2 Khái quát chung về quản trị rủi ro trong DN ................................................. 21

1.2

KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP ........ 27

1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc thiết kế và thực hiện kiểm soát nội bộ trong DN .... 27
1.2.2 Các yếu tố cấu thành của KSNB trong DN và hạn chế cố hữu của KSNB ..... 34
1.2.3 Mối liên hệ giữa KSNB với quản trị rủi ro trong DN ..................................... 43
1.3

CÁC YẾU TỐ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG DOANH NGHIỆP ........................................................................... 45

1.3.1 Môi trường kiểm soát hướng đến quản trị rủi ro trong DN ............................ 46
1.3.2 Đánh giá rủi ro hướng đến quản trị rủi ro trong DN ..................................... 52
1.3.3 Hoạt động kiểm soát hướng đến quản trị rủi ro trong DN ............................. 54
1.3.4 Thông tin và truyền thông hướng đến quản trị rủi ro trong DN ..................... 57
1.3.5 Hoạt động giám sát hướng đến quản trị rủi ro trong DN ............................... 59
1.4

KINH NGHIỆM VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP TẠI
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................ 61

1.4.1 Kinh nghiệm KSNB trong DN tại Mỹ .............................................................. 61
1.4.2 Kinh nghiệm KSNB trong DN tại Nhật Bản .................................................... 62
1.4.3 Bài học kinh nghiệm về KSNB cho các DN Việt Nam ..................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 66
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 68
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT GIẤY VIỆT NAM ........................................................................................ 68

2.1

SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC RỦI RO THƯỜNG
GẶP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY ....................... 68

2.1.1 Sơ lược về ngành sản xuất giấy ....................................................................... 68
2.1.2 Các rủi ro thường gặp đối với các DN sản suất giấy ..................................... 70


2.2

KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT NAM
........................................................................................................................ 73

2.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành, phát triển của các DN sản xuất giấy Việt Nam
73
2.2.2 Một số đặc điểm của các DN sản xuất giấy Việt Nam .................................... 75
2.3

THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY
VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................ 78

2.3.1 Thực trạng môi trường kiểm soát hướng đến quản trị rủi ro tại các DN sản xuất
giấy Việt Nam hiện nay ................................................................................... 79
2.3.2 Thực trạng đánh giá rủi ro hướng đến quản trị rủi ro tại các DN sản xuất giấy
Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 95
2.3.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát hướng đến quản trị rủi ro tại các DN sản xuất
giấy Việt Nam hiện nay ................................................................................... 98
2.3.4 Thực trạng thông tin và truyền thông hướng đến quản trị rủi ro tại các DN sản

xuất giấy Việt Nam hiện nay.......................................................................... 102
2.3.5 Thực trạng hoạt động giám sát trong KSNB hướng đến quản trị rủi ro tại các
DN sản xuất giấy Việt Nam ........................................................................... 107
2.4

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN
TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT
NAM ............................................................................................................ 109

2.4.1 Ưu điểm của KSNB tại các công ty sản xuất giấy Việt Nam ......................... 109
2.4.2 Hạn chế của KSNB tại các công ty sản xuất giấy Việt Nam ......................... 113
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................. 117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................................118
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................119
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT GIẤY VIỆT NAM ..........................................................................................119
3.1

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN
THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT NAM .......................... 119

3.1.1 Định hướng phát triển của ngành giấy và định hướng hoàn thiện KSNB hướng
đến quản trị rủi ro trong các DN sản xuất giấy Việt Nam ............................. 119
3.1.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện KSNB trong các DN sản xuất giấy Việt Nam
hướng đến quản trị rủi ro .............................................................................. 122
3.2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY

VIỆT NAM .................................................................................................. 123


3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát hướng đến quản trị rủi ro ....... 124
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro hướng đến quản trị rủi ro tại các DN sản
xuất giấy Việt Nam hiện nay.......................................................................... 141
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát hướng đến quản trị rủi ro tại các DN
sản xuất giấy Việt Nam hiện nay ................................................................... 148
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông hướng đến quản trị rủi
ro tại các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam .......................................... 159
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát trong KSNB hướng đến quản trị rủi
ro tại các DN sản xuất giấy Việt Nam............................................................ 162
3.3

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT
NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT NAM .................................................. 165

3.3.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng ............................................... 165
3.3.2 Về phía các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam ....................................... 167
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................................167
KẾT LUẬN ............................................................................................................................169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT...................................................171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH ...................................................173
DANH MỤC PHỤ LỤC LUẬN ÁN ..................................................................................174


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAA


Hiệp hội kế toán Hoa kỳ

AICPA

Hiệp hội kiểm toán viên công chứng Mỹ

BCTC

Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban giám đốc

BKS

Ban kiểm soát

CAP

Ủy ban thủ tục kiểm toán

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBCNVC

Cán bộ công nhân viên chức


COSO

Uỷ ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

ERM

Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp

ERP

Hệ thống thông tin tích hợp nội bộ

FEI

Hiệp hội Quản trị viên tài chính

GDCK

Giao dịch chứng khoán

GMP


Tiêu chuẩn thực hành sản xuất

GPM

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

IAASB

Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán và các Dịch vụ đảm bảo quốc tế

IFAC

Liên đoàn Kế toán quốc tế

IIA

Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ

IMA

Hiệp hội kế toán viên quản trị


ISA

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

KBNN

Kho bạc nhà nước

KHSXKD

Kế hoạch sản xuất kinh doanh

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTĐL

Kiểm toán độc lập

KTNB

Kiểm toán nội bộ

KTQT

Kế toán quản trị


KTTC


Kế toán tài chính

KTV

Kiểm toán viên

MTKS

Môi trường kiểm soát

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCS

Nghiên cứu sinh

NHTM

Ngân hàng thương mại

NK

Nhập khẩu

NSNN

Ngân sách nhà nước


NVL

Nguyên vật liệu

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

SAP

Thủ tục kiểm toán

SAS

Chuẩn mực kiểm toán

SP

Sản phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCHQ

Tổng cục hải quan

TCT


Tổng công ty

TĐKT

Tập đoàn kinh tế

VPPA

Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam

VSA

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Trách nhiệm quản lý rủi ro của các bộ phận trong DN sản

xuất giấy Việt Nam

132

Bảng 3.2

Ma trận hoạt động quản lý rủi ro

150

Bảng 3.3

Mức độ rủi ro đối với NVL, SP trong từng vị trí sản xuất và
loại hình sản phẩm tại DN sản xuất giấy

154

Bảng 3.4

Mức độ ảnh hưởng của hàng tồn kho đến sự an toàn của sản
phẩm giấy

156

Bảng 3.5

Khả năng xảy ra rủi ro ảnh hưởng của hàng tồn kho đến sự
an toàn của sản phẩm giấy

156



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1

Phân loại kiểm soát theo tiêu thức

17

Sơ đồ 3.1

Các bước của qui trình nhận biết, đánh giá rủi ro rủi ro của
chất nguy hiểm trong hàng tồn kho của DN sản xuất giấy

156

Sơ đồ 3.2

Các bước chính trong quá trình sản xuất giấy

156


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kiểm soát nội bộ (KSNB) là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị xây
dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để
ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa gian lận, sai sót, phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn
tài sản, thông tin và hiệu quả hoạt động trong đơn vị.
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng hội nhập quốc tế và khu
vực, vấn đề KSNB ngày càng được các nhà khoa học, các nhà quản trị doanh nghiệp
quan tâm nghiên cứu về KSNB trong doanh nghiệp (DN), hiện đã có rất nhiều công
trình khoa học, bài viết được công bố trên các sách báo, tạp chí … Qua tìm hiểu các
nghiên cứu về KSNB trong DN, nghiên cứu sinh (NCS) nhận thấy bên cạnh một số
điểm tương đồng, các nghiên cứu này vẫn còn những quan điểm khác biệt đáng kể,
do vậy vấn đề lý luận về KSNB trong DN vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu làm sáng
tỏ.
Về thực tiễn, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các nhà quản lý doanh
nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn tới KSNB trong DN và ngày càng nhận thức rõ
hơn về tầm quan trọng của việc thiết kế và thực hiện các quy chế và thủ tục KSNB
thích hợp và hiệu quả đối với quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm, nhận thức
và hành động đối với KSNB trong DN của một số nhà quản trị DN, trong đó có nhà
quản trị trong các DN sản xuất giấy cũng khác nhau, thậm chí còn những điểm hạn
chế và bất cập. Mặt khác, theo tìm hiểu của NCS thì cho đến nay vẫn chưa có công
trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về KSNB trong các DN sản xuất giấy Việt Nam
để góp phần hoàn thiện KSNB trong các DN này.
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam,
khoảng năm 284, trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay ngành giấy đã
có những bước phát triển vượt bậc, là một trong những ngành công nghiệp quan trọng
cung cấp nhiều loại SP khác nhau cho nền kinh tế như giấy dùng cho in, viết (giấy in
báo, giấy in và viết…), giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất
lỏng…), giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…), giấy dùng cho văn phòng
(giấy fax, giấy in hóa đơn…)…Cho đến nay, ngành giấy Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam nói riêng đã đạt được các thành tựu đáng

kể, đem lại nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách, giúp cung cấp các SP giấy đa
dạng cho thị trường... Qua khảo sát ban đầu tại các DN sản xuất giấy ở Việt Nam hiện
nay, NCS nhận thấy: bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất giấy thành công, còn
không ít DN sản xuất giấy tại Việt Nam hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập,
trình độ quản lý của một số DN còn chưa cao, hiệu quả kinh doanh và khả năng hội
nhập, cạnh tranh thấp, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khó khăn trong việc tồn tại và
phát triển trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh thấp ngay trong thị trường
nội địa... Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hội nhập quốc tế thành công cũng
như có thể cạnh tranh với các DN sản xuất giấy nước ngoài, các DN sản xuất giấy
Việt Nam cần phải cải cách, chuyển đổi các mô hình quản lý, chú trọng KSNB trong
DN, đặc biệt phải đảm bảo kiểm soát được các rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển bền vững.

1


Từ những phân tích trên cho thấy đề tài luận án: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ
trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam” được NCS lựa chọn mang tính
thời sự cấp bách, có ý nghĩa trên cả góc độ lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện
KSNB của các DN sản xuất giấy Việt Nam và các DN tương tự tại Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo tìm hiểu của NCS, cho đến nay có nhiều công trình khoa học trong nước
cũng như ngoài nước đã được nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Tuy nhiên,
mỗi công trình khoa học nghiên cứu đều có đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể,
có những ý kiến đồng thuận và cũng có những quan điểm khác nhau. Sau đây NCS
sẽ điểm qua một số công trình tiêu biểu về KSNB được nghiên cứu trong thời gian
gần đây để chỉ rõ những kết quả đã đạt được và những khoảng trống chưa nghiên cứu
của các công trình khoa học nghiên cứu trước đó, làm cơ sở để xác định rõ nét đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án.
2.1. Các nghiên cứu về KSNB công bố ở nước ngoài

Qua quá trình tra cứu, tham khảo nhiều tài liệu khác nhau đối với các mảng vấn
đề liên quan đến đề tài luận án, NCS nhận thấy trong thời gian vừa qua có rất nhiều
nhà khoa học tại nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện công trình nghiên cứu liên
quan đến KSNB và KSNB trong DN, có thể kể đến những nghiên cứu tiêu biểu như
sau:
Qua nghiên cứu tài liệu về các nghiên cứu liên quan cho thấy KSNB đã được quan
tâm từ năm 1900 trở đi, những nhận thức ban đầu về KSNB được hình thành gắn với
việc quản trị DN và gắn với phục vụ hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) và kiểm
toán tài chính (KTTC).
Trong giai đoạn sơ khai, KSNB xuất phát ban đầu từ sự quan tâm của kiểm toán
độc lập (KTĐL) mà hình thức ban đầu là kiểm soát tiền. Đến năm 1905, trong cuốn
“Lý thuyết và thực hành kiểm toán” của Robert Montgomery đã bắt đầu xuất hiện
thuật ngữ “KSNB”. Một trong những khái niệm đầu tiên về KSNB được cục dự trữ
Liên bang Mỹ đưa ra vào năm 1929, sau đó được Ủy ban giao dịch chứng khoán của
Mỹ sử dụng nhằm đưa ra Đạo luật giao dịch chứng khoán vào năm 1934. Cũng trong
đạo luật này, vai trò của KSNB đối với việc đảm bảo các mục tiêu cơ bản trong đơn
vị chính thức được ghi nhận (đặc biệt là mục tiêu đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế
toán), những vấn đề Đạo luật này đưa ra về KSNB nhằm mục đích khuyến khích các
nhà đầu tư thực hiện các quyết định đầu tư mua bán hay giữ chứng khoán một cách
hợp lý trong điều kiện có đầy đủ thông tin.
Những nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với quản trị DN và kiểm toán tiếp
theo đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: nghiên cứu của
Hiệp hội kiểm toán viên công chứng Mỹ (AICPA) năm 1936, AICPA đưa ra khái
niệm về KSNB, trong đó bổ sung mục tiêu của KSNB không chỉ nhằm bảo vệ tiền và
các tài sản khác mà còn bảo đảm số liệu kế toán chính xác; nghiên cứu của Tác giả
Victor Z Brink và Herbert Witt (1941) về “Kiểm toán nội bộ hiện đại - đánh giá các
hoạt động và hệ thống kiểm soát”; nghiên cứu năm 1949 của AICPA đã bổ sung thêm
mục tiêu thúc đẩy hoạt động có hiệu quả và khuyến khích sự tuân thủ các chính sách
của nhà quản lý vào trong khái niệm về KSNB; Năm 1958 Ủy ban thủ tục kiểm toán
2



(CAP) trực thuộc AICPA ban hành đã lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và
KSNB về kế toán, trong tài liệu về thủ tục kiểm toán 29 (SAP 29 - Statement on
Auditing Procedure 29) trong đó chỉ ra rằng KSNB về kế toán ảnh hưởng trực tiếp
đến thông tin tài chính còn KSNB về quản lý chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến thông tin
tài chính. Dựa trên các khái niệm KSNB về kế toán và KSNB về quản lý, năm 1962,
CAP đã ban hành SAP 33 - Các tiêu chuẩn và thủ tục kiểm toán, trong đó yêu cầu
công ty kiểm toán nên giới hạn nghiên cứu trong phạm vi KSNB về kế toán. Năm
1972, CAP ban hành SAP 54 - Tìm hiểu và đánh giá KSNB, giải thích thêm các thủ
tục KSNB về kế toán, đảm bảo nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê chuẩn,
ghi nhận đúng đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm
kê. Sau đó, AICPA đã ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS - Statement on
Auditing Standard) thay thế cho các thủ tục kiểm toán (SAP), trong đó SAS1 về trách
nhiệm của kiểm toán viên (KTV) đã soát xét lại SAP 54 và đưa ra một khuôn khổ đầy
đủ hơn về kiểm soát kế toán.
Theo dòng thời gian, những nghiên cứu về khái niệm KSNB không ngừng được
mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán trong DN
nhằm phục vụ cho quản trị DN. Đến năm 1992, các công ty ở Hoa Kỳ phát triển
nhanh, kèm theo đó là tình trạng gian lận gia tăng, gây thiệt hại nặng nền cho nền kinh
tế. Trước bối cảnh đó, nhiều Ủy ban ra đời nhằm tìm các biện pháp ngăn chặn và khắc
phục các gian lận, hỗ trợ phát triền kinh tế trong đó có ủy ban COSO (Committee of
Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Uỷ ban của các tổ chức tài
trợ của Ủy ban Treadway) là một tổ chức được thành lập dựa trên sự khởi xướng và
tài trợ của 5 tổ chức, đó là: Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp
hội kiểm toán viên nội bộ (IIA - Institute of Internal Auditors), Hiệp hội Quản trị viên
tài chính (FEI - Financial Executives Institude), Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (AAA American Accounting Association) và Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA - Institude
of Management Accountants). Báo cáo của COSO bao gồm 4 phần, là tài liệu đầu tiên
trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về hệ thống KSNB, làm nền
tảng cho hệ thống lý thuyết về KSNB sau này.

Dựa trên khung lý thuyết căn bản về KSNB năm 1992, tổ chức COSO đã phát
triển nghiên cứu về hệ thống quản trị rủi ro DN (ERM) gồm 8 bộ phận bao gồm: môi
trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro,
các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Cũng từ đây, khi nghiên
cứu về KSNB, các nhà quản lý đã nhìn nhận một cách cụ thể hơn về vai trò cũng như
các bộ phận cấu thành của KSNB để có thể thiết kế và vận hành thích hợp, hiệu quả
KSNB trong DN, phát huy được hiệu lực và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá
trình hoạt động. Vào năm 2004, COSO chính thức ban hành ERM làm nền tảng trong
việc quản trị rủi ro DN. Dựa trên khung lý thuyết căn bản về KSNB trong báo cáo của
COSO, các nhà nghiên cứu đã phát triển và hoàn thiện lý thuyết về KSNB trong những
môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thể, có rất nhiều nghiên cứu mở rộng và phát
triển lý luận về KSNB trên nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Sử dụng báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB) trong KTĐL như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên (KTV)
trong kiểm toán BCTC, cụ thể: Đối với lĩnh vực hoạt động KTĐL, sau khi Báo cáo
COSO năm 1992 được phát hành các chuẩn mực kiểm toán của Mỹ, cũng như hệ
3


thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA - International Standard on Auditing) đã sử
dụng Báo cáo COSO làm nền tảng khi yêu cầu xem xét HTKSNB trong kiểm toán
BCTC. Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán và các Dịch vụ đảm bảo quốc tế (IAASB - The
International Auditing anh Assurance Standard Board) thuộc Liên đoàn Kế toán Quốc
tế năm 2003, đã ban hành một số chuẩn mực kiểm toán mới trong đó có chuẩn mực
kiểm toán quốc tế 315 (ISA 315) - Hiểu biết tình hình kinh doanh, môi trường của DN
và đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu, trên cơ sở đề cập một cách toàn diện về khái
niệm rủi ro trong kiểm toán. Hiện nay, nghiên cứu về KSNB trong lĩnh vực kiểm toán
trong đơn vị được kiểm toán đã được chú trọng trong cả 3 phân hệ kiểm toán, đó là:
KTNN, KTĐL và KTNB, nhằm hỗ trợ cho KTV đánh giá rủi ro trong kiểm toán.
- Sử dụng báo cáo COSO về KSNB vào các loại hình DN… Điển hình như nghiên

cứu của tác giả Oray Wittington và Kurt Pany (1995) về “Các nguyên tắc của kiểm
toán” và một số nghiên cứu của các tác giả khác đều cho rằng KSNB có mối quan hệ
với công tác quản trị DN, điều này thể hiện cụ thể như sau: KSNB có vai trò định
hướng thị trường của DN và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển SP mới của
DN, như nghiên cứu của tác giả Laura F.Spira và Micheal Page (2002) về quản trị rủi
ro trong mối quan hệ với KSNB; nghiên cứu của tác giả Faudizah, Hasnah và
Muhamad (2005) về mối quan hệ chiến lược kinh doanh của DN với KSNB; nghiên
cứu của tác giả Robert Moller (2005) về “KTNB hiện đại kế thừa quan điểm của
Brink”. Một số tác giả khác nghiên cứu tác động của KSNB tới giá trị của DN, điển
hình như: nghiên cứu của tác giả Ge & McVay, (2005) về HTKSNB theo yêu cầu của
đạo luật SOX đã chỉ ra rằng những điểm yếu trong HTKSNB có ảnh hưởng đến giá
trị của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán; nghiên cứu của tác giả
Shenkir & Walker, (2006) cho rằng các DN có thể thực hiện hiệu quả đạo luật SOX
và HTKSNB của DN phải bao gồm đầy đủ các yếu tố, dựa trên phân tích toàn diện
các rủi của DN, kết quả nghiên cứu này còn cho thấy rằng các công ty sẽ thu được ít
lợi nhuận hơn nếu KSNB của công ty đó có nhiều nhược điểm; nghiên cứu của tác
giả Doyle, (2005) cũng đã chứng minh rằng các DN sẽ có doanh thu thấp hơn nếu có
yếu kém về KSNB, nghiên cứu này cũng cho rằng khi HTKSNB yếu kém thì nó sẽ
có tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư vào DN và KSNB là công cụ hữu ích trong
việc tạo ra BCTC chất lượng; nghiên cứu của tác giả Yuan Li, Yi Liu,Younggbin
Zhao (2006) về vai trò định hướng thị trường của DN và KSNB có tác động đến hoạt
động phát triển sản phẩm mới; nghiên cứu của tác giả Bob Tricker (2009) về “Kiểm
soát quản trị” có nghiên cứu về KSNB; nghiên cứu của J.Altamuro (2010) về ảnh
hưởng của các thủ tục KSNB đối với việc lập BCTC đã chỉ ra rằng chất lượng BCTC
trong lĩnh vực ngân hàng được gia tăng khi các đơn vị được tăng cường công tác
KSNB để giám sát việc lập BCTC;
- Sử dụng báo cáo COSO về KSNB vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong
Báo cáo Basel của ủy ban Basel; nghiên cứu của các tác giả Sultana và Haque (2011)
từ 6 ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh cho rằng để xác định khả năng đảm
bảo hoạt động của đơn vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc KSNB

trong một đơn vị; nghiên cứu của tác giả William & Kwasi (2013) về tính hiệu quả
của HTKSNB ở các ngân hàng khu vực phía đông của Ghana đã đưa ra kết luận rằng:
HTKSNB hỗ trợ nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị mình…;
nghiên cứu của tác giả Gamage và cộng sự (2014) về sự hữu hiệu của HTKSNB trong
4


2 NHTM nhà nước và 64 chi nhánh của 2 ngân hàng này tại Srilanka chỉ ra rằng: tính
hiệu lực của KSNB chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Môi trường kiểm soát (MTKS),
đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát…
Như vậy, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về KSNB và HTKSNB của các nhà
khoa học và tổ chức được công bố ở ngoài nước ta, theo đó lý luận về KSNB đã có
được khung lý thuyết căn bản và được xem xét trong nhiều lĩnh vực hoạt động, trong
đó có các loại hình DN. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh,
khả năng tư duy, nhận thức của nhà quản lý và các cá nhân có liên quan, lý luận về
KSNB vẫn luôn tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển chuyên sâu hơn nữa
vào những ngành nghề kinh doanh cụ thể.
2.2. Các nghiên cứu về KSNB công bố ở trong nước
2.2.1. Các nghiên cứu về KSNB công bố trong các giáo trình kiểm toán của các
trường Đại học khối kinh tế
Ở Việt Nam, lý luận về KSNB và HTKSNB đều được trình bày trong các giáo
trình Lý thuyết kiểm toán, giáo trình Kiểm toán tài chính của các Trường Đại học
khối kinh tế. Tất cả các trường đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán trong khối
ngành kinh tế đều xuất bản các giáo trình môn học kiểm toán, trong đó có đề cập đến
KSNB và HTKSNB được tiếp cận dưới góc độ là một phần công việc của KTV cần
phải tìm hiểu đánh giá để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán
thích hợp, có hiệu quả. Cụ thể các giáo trình này thường đề cập đến khái niệm KSNB,
các yếu tố cấu thành HTKSNB, trình tự và phương pháp nghiên cứu, đánh giá KSNB
và HTKSNB của KTV cũng như những hạn chế tiềm tàng (cố hữu) của KSNB trong
đơn vị. Về cơ bản nội dung KSNB và HTKSNB được nghiên cứu và trình bày trong

các giáo trình kiểm toán của các Trường đại học thuộc khối kinh tế là tương đối thống
nhất với nhau, ngoại trừ một số khác biệt về cách tiếp cận cơ cấu của HTKSNB.
Chẳng hạn như: theo Giáo trình “Lý thuyết kiểm toán” của Học viện Tài chính (tái
bản 2013) thì cơ cấu của HTKSNB gồm ba thành phần: MTKS, hệ thống kế toán và
thủ tục kiểm soát, trong đó bộ phận KTNB chỉ là một yếu tố trong MTKS; theo Giáo
trình “Kiểm toán tài chính” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội do GS, TS
Nguyễn Quang Quynh và PGS, TS Ngô Trí Tuệ chủ biên (xuất bản năm 2012) lại đưa
ra quan điểm HTKSNB gồm bốn thành phần đó là: MTKS; hệ thống kế toán; các thủ
tục kiểm soát và KTNB…
Ngoài giáo trình môn học kiểm toán, một số sách tham khảo, chuyên khảo của các
tác giả khác nhau cũng đề cập đến lý luận chung về KSNB và HTKSNB dưới góc độ
nghiên cứu về KSNB để phục vụ cho hoạt động kiểm toán, nghiên cứu về KSNB
trong quản trị DN…, tuy nhiên theo tìm hiểu của NCS thì chưa có nhiều tác giả viết
sách tham khảo, chuyên khảo đầy đủ các khía cạnh về KSNB hướng đến quản trị rủi
ro trong DN.
2.2.2. Các nghiên cứu về KSNB công bố trong các đề tài khoa học
Qua tìm hiểu NCS được biết đã có các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, đề tài nghiên cứu
cấp ngành nghiên cứu về KSNB, điển hình như các đề tài sau:
+ Đề tài “Xây dựng HTKSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công
ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” của tác giả Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) đã
5


trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về HTKSNB như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu
và các thành phần của HTKSNB, các đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD và cơ chế
quản lý tài chính, đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HTKSNB đối với
quản lý tài chính tại Tổng công ty (TCT) Bưu chính viễn thông Việt Nam, đề xuất các
giải pháp để thiết kế và vận hành HTKSNB giúp tăng cường quản lý tài chính tại TCT
Bưu chính viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ các rủi ro tài chính để
làm căn cứ đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các chính sách, thủ tục kiểm

soát tại TCT Bưu chính viễn thông Việt Nam nhằm kiểm soát các rủi ro này.
+ Đề tài “Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong quá trình kiểm toán do Kiểm toán Nhà
nước tiến hành”, do GS.TS. Ngô Thế Chi và TS. Phạm Tiến Hưng đồng chủ nhiệm
thực hiện năm 2013. Đề tài đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về đặc điểm Tập
đoàn kinh tế (TĐKT) Nhà nước và HTKSNB của TĐKT Nhà nước, tiếp cận từ góc
độ đánh giá HTKSNB để phục vụ hoạt động kiểm toán khi thực hiện quá trình kiểm
toán tại các TĐKT Nhà nước. Việc nghiên cứu HTKSNB được trình bày trong đề tài
chỉ làm cơ sở xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, tiêu chí nghiên cứu và đánh giá
HTKSNB của các TĐKT Nhà nước cũng như xây dựng quy trình nghiên cứu và đánh
giá HTKSNB của các TĐKT Nhà nước mà không đi sâu nghiên cứu việc thiết lập và
vận hành KSNB nhằm đối phó với các rủi ro của DN.
2.2.3. Các nghiên cứu về KSNB công bố trong các luận án tiến sĩ, luận văn thạc
sĩ, bài viết đăng tạp chí
Qua tham khảo các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tại các trường đại học kinh tế
Việt Nam, như: Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng,
Đại học Thương Mại, …và các công bố về luận văn, luận án trên các website tại Thư
viện quốc gia và thư viện của các trường đại học, NCS được biết đến nay đã có khá
nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bài viết đăng tạp chí nghiên cứu về KSNB và
HTKSNB theo hướng tiếp cận để hoàn thiện HTKSNB tại một DN hoặc một ngành,
NCS sẽ mô tả khái quát về một số nghiên cứu chủ yếu liên quan đến đề tài luận án
ngay sau đây.
+ Các luận án tiến sĩ nghiên cứu về KSNB và HTKSNB:
Theo tìm hiểu của NCS, cho đến nay đã có nhiều luận án tiến sĩ viết về KSNB và
HTKSNB, có thể kể đến một số luận án tiến sĩ trong những năm gần đây như sau:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Bính Ngọ (năm 2011) về đề tài “Tổ chức hệ
thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng”: Luận án
đã hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận chung về HTKSNB gắn với kiểm
soát tài chính trong các đơn vị dự toán quân đội và trình bày kết quả nghiên cứu thực
trạng tổ chức HTKSNB trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng. Luận án

đã đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện HTKSNB phù hợp với đặc thù
các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng nhằm mục đích tăng cường quản lý tài
chính trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên, luận án chưa làm rõ các rủi ro
đặc thù trong các đơn vị toán thuộc Bộ Quốc phòng, vì vậy chưa phản ánh được thực
trạng của HTKSNB tại các đơn vị này trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro và chưa
đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTKSNB hướng đến quản trị rủi ro một cách hữu
hiệu.
6


- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài (năm 2011) về đề tài “Hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công
ty xi măng Việt Nam”: Luận án đã hệ thống lý luận về HTKSNB trong DN sản xuất
thuộc mô hình tổng công ty (TCT), chỉ ra được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các DN sản xuất xi măng thuộc TCT xi măng Việt Nam có ảnh hưởng
đến việc thiết kế và vận hành HTKSNB như thế nào, từ đó đánh giá được thực trạng
và đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi để hoàn thiện HTKSNB trong các DN
sản xuất xi măng thuộc TCT xi măng Việt Nam. Điểm mới của luận án này là đã đề
cập tới hệ thống KSNB trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên luận
án chưa đi sâu nghiên cứu KSNB dưới góc độ là một công cụ quan trọng để phòng
ngừa các rủi ro có thể xảy ra, chưa chỉ rõ được các rủi ro có thể xảy ra với các DN
sản xuất xi măng và các giải pháp hoàn thiện KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong
DN.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải (năm 2012) về đề tài “Hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”: Luận án đã
khái quát được lý luận chung về HTKSNB trong DN, đúc rút được một số kinh
nghiệm quốc tế về tổ chức và vận hành HTKSNB trong các DN may mặc, phân tích
đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTKSNB trong các DN may
mặc Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung của luận án chưa nghiên cứu HTKSNB dưới góc
độ là một công cụ quản lý để thực hiện các mục tiêu đề ra của DN, chưa trình bày rõ

nét về các rủi ro có thể xảy ra với các DN nói chung và DN may mặc nói riêng, cũng
chưa đi sâu nghiên cứu về KSNB dưới góc độ là 1 công cụ quan trọng để phòng ngừa,
xử lý các rủi ro có thể xảy ra đối với DN.
- Luận án tiến sĩ về đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa
chất Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (năm 2013), nghiên cứu về
HTKSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Luận án đã khái quát hóa được hệ thống
lý luận về HTKSNB tại tập đoàn kinh tế (TĐKT) nói chung và khảo sát thực trạng về
HTKSNB tại Tập đoàn Hóa chất nói riêng. Luận án đã chỉ ra được các đặc điểm đặc
thù của TĐKT có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành HTKSNB như thế nào
cũng như đã đưa ra được những điểm khác nhau căn bản giữa HTKSNB của TĐKT
so với HTKSNB ở một DN riêng lẻ, phân tích thực trạng HTKSNB tại Tập đoàn Hóa
chất và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện HTKSNB tại Tập đoàn này. Tuy nhiên,
luận án mới chỉ nghiên cứu về HTKSNB với 3 yếu tố cấu thành là môi trường kiểm
soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát, chưa chú trọng đến chức năng quan
trọng nhất của KSNB là cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro, chưa chỉ ra được các rủi ro
trọng yếu có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của KSNB tại Tập đoàn hóa chất.
- Luận án tiến sĩ về đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát đối với tăng cường chất
lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tố Tâm (năm 2014). Điểm mới của luận án này là
thông qua việc xây dựng mô hình kinh tế lượng, sử dụng phần mềm phân tích Eviews,
luận án đã lượng hóa được ảnh hưởng của KSNB tới chất lượng thông tin KTTC của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm
vi của đề tài, luận án mới chỉ đề cập đến một trong những mục tiêu của KSNB là đảm
bảo độ tin cậy của BCTC, chính vì vậy các giải pháp hoàn thiện KSNB mà tác giả

7


đưa ra chưa đầy đủ, toàn diện về các khía cạnh của KSNB cho quản trị DN nói chung,
đặc biệt là quản trị rủi ro trong DN.

- Luận án tiến sĩ về đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Trang
(năm 2015): Luận án đã hệ thống hóa lý luận về HTKSNB trong DN, nghiên cứu,
khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTKSNB trong các
DN ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam với 5 yếu tố cấu thành là môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, thủ tục kiểm soát và hoạt động
giám sát. Luận án có nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây dựng HTKSNB tại các DN
ngành năng lượng và dầu khí ở nhiều nước trên thế giới để rút ra bài học cho Việt
Nam. Luận án cũng trình bày khá rõ ràng đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu
khí ảnh hưởng tới việc thiết kế và vận hành HTKSNB cũng như những rủi ro mà loại
hình DN này phải đối mặt. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra còn mang tính định hướng
chung, chưa rõ nét về ngăn ngừa và xử lý các rủi ro mà tác giả đã nhận diện trước đó.
- Luận án tiến sĩ về đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh
nghiệp trong Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị” của tác giả Đinh Hoài Nam
(năm 2016): Luận án đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về HTKSNB trong
DN theo mô hình công ty mẹ - công ty con, nhận diện và phân tích những rủi ro có
ảnh hưởng đến mục tiêu của HTKSNB, phân tích thực trạng HTKSNB tại TCT phát
triển nhà và đô thị dựa trên 3 yếu tố là cấu thành môi trường kiểm soát, hệ thống kế
toán và thủ tục kiểm soát, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện HTKSNB tại các DN
trong TCT đầu tư phát triển nhà và đô thị. Điểm mới của luận án này là đã nghiên cứu
HTKSNB với chức năng quan trọng nhất là cảnh báo và ngăn ngừa các rủi ro có thể
xảy ra đối với DN. Tuy nhiên, luận án chưa nghiên cứu sâu về hệ thống các giải pháp
hoàn thiện KSNB hướng đến quản trị rủi ro, ví dụ như chưa nghiên cứu sâu về việc
chú trọng văn hóa quản trị rủi ro để tăng cường kiểm soát rủi ro trong DN...
- Luận án tiến sĩ về đề tài “Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Bảo
hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (năm 2016):
Luận án đã nghiên cứu lý luận về KSNB trong DN và khảo sát thực trạng HTKSNB
tại các DN Bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam bao gồm 5 yếu tố theo quan điểm của
COSO. Tuy nhiên luận án chưa nghiên cứu sâu về KSNB hướng đến quản trị rủi ro
trong DN.

- Luận án tiến sĩ về đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp chế biến thủy sản Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương (năm
2016): Luận án đã nghiên cứu về lý luận HTKSNB trong DN và khảo sát thực trạng
HTKSNB trong các DN chế biến thủy sản Thanh Hóa bao gồm 5 yếu tố theo quan
điểm của COSO. Tuy nhiên, luận án chưa nghiên cứu sâu về KSNB hướng đến quản
trị rủi ro trong DN.
- Luận án tiến sĩ về đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện
lực Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Thuỷ (năm 2017): Luận án đã khái quát hóa
những vấn đề lý luận cơ bản về HTKSNB trong TĐKT tế Nhà nước hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con, nhận diện và phân tích những rủi ro có ảnh hưởng
đến mục tiêu của HTKSNB, phân tích đánh giá thực trạng HTKSNB tại Tập đoàn
điện lực Việt Nam dựa trên 5 yếu tố và đã nghiên cứu HTKSNB với chức năng quan
8


trọng nhất là cảnh báo và ngăn ngừa các rủi ro đặc thù với các DN tại Tập đoàn điện
lực. Tuy nhiên luận án chưa chú trọng nghiên cứu về văn hóa quản trị rủi ro trong DN
để tăng cường kiểm soát rủi ro của Tập đoàn.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Thủy về đề tài “Giải pháp hoàn thiện
hệ thống KSNB của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” (năm 2017): Luận án đã hệ thống
và làm rõ những vấn đề lý luận về HTKSNB, làm rõ hơn lý luận về HTKSNB trong
các TĐKT Nhà nước, nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện HTKSNB
của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo 5 yếu tố cấu thành là: MTKS; Đánh giá
rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát kiểm soát, theo đó
luận án đã nghiên cứu chỉ rõ hoạt động kiểm soát đối với những rủi ro trọng yếu có
thể xảy ra trong quá trình hoạt động của TĐKT Nhà nước nói chung và rủi ro đối với
Tập Đoàn điện lực Việt Nam nói riêng, tuy nhiên luận án chưa nghiên cứu đầy đủ về
tất cả các yếu tố HTKSNB hướng đến quản trị rủi ro, ví dụ như chưa nghiên cứu về
MTKS hướng đến quản trị rủi ro, trong đó có văn hóa quản trị rủi ro…
+ Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về KSNB và HTKSNB:

Bên cạnh các luận án tiến sỹ, đến nay cũng có khá nhiều các luận văn thạc sỹ
nghiên cứu về HTKSNB. Tuy nhiên, đối với các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về KSNB
và HTKSNB thì phạm vi nghiên cứu lý luận chỉ dừng lại ở mức độ hệ thống hóa lý
luận cơ bản, phạm vi khảo sát thực trạng thì các tác giả mới chỉ khảo sát, đánh giá
thực trạng về KSNB và HTKSNB ở một số lĩnh vực, hoặc một quá trình, một quy
trình hoạt động trong một đơn vị cụ thể, chưa nghiên cứu để đưa ra giải pháp đầy đủ,
toàn diện về các khía cạnh của KSNB cho quản trị doanh nghiệp, đặc biệt hầu như
các luận văn chưa nghiên cứu sâu về KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong DN.
+ Các bài viết đăng tạp chí nghiên cứu về KSNB và HTKSNB:
Ngoài các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về KSNB và HTKSNB, trên
các tạp chí chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính…cũng có nhiều bài viết liên
quan đến KSNB và HTKSNB, điển hình như:
- Bài viết “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản lý rủi ro trong
doanh nghiệp” của Th.S. Lại Thị Thu Thủy đăng trên Tạp chí Kiểm toán số 5/2012
đã trình bày quan điểm về việc xây dựng HTKSNB hướng đến quản trị rủi ro trong
DN theo 5 yếu tố cấu thành, khẳng định một HTKSNB được coi là có hiệu lực khi
yếu tố đánh giá và quản lý rủi ro được thiết lập và hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên
tác giả chỉ trình bày khái quát, chưa phân tích sâu về các yếu tố cấu thành của KSNB
trong DN…
- Bài viết “Bàn về COSO 2013 và định hướng vận dụng trong việc giám sát quá
trình thực thi chiến lược kinh doanh” của tác giả Phạm Quang Huy đăng trên Tạp chí
Phát triển và Hội nhập số 15/2014 đã luận bàn về KSNB theo COSO 2013 và định
hướng vận dụng trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lược kinh doanh, tác giả
đã phân tích kỹ và làm rõ về yếu tố giám sát trong KSNB với việc giám sát quá trình
thực thi chiến lược kinh doanh của DN, tuy nhiên không nghiên cứu đầy đủ về các
yếu tố cấu thành của KSNB trong DN hướng tới quản trị rủi ro.
- Bài viết “Kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 và mối quan hệ với hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp” của ThS. Nguyễn Hoàng Phương Thanh Tạp chí Kế toán
9



và Kiểm toán, đăng trên số tháng 5/2017 đã luận bàn về KSNB theo COSO 2013 với
5 yếu tố cấu thành và mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của các DN, tuy nhiên
không nghiên cứu đầy đủ về các yếu tố cấu thành của KSNB trong DN hướng tới
quản trị rủi ro.
- Bài viết “Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy” của ThS.
Nguyễn Thị Thanh đăng trên Tạp chí Công thương (số tháng 6/2017) đã mô tả thực
trạng về KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam hiện nay, đưa ra
giải pháp hoàn thiện KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam như:
Hoàn thiện MTKS, hoàn thiện hệ thống thông tin, hoàn thiện về rủi ro kiểm soát, hoàn
thiện các hoạt động kiểm soát và hoàn thiện giám sát kiểm soát, tuy nhiên tác giả chỉ
trình bày khái quát, chưa phân tích sâu về các yếu tố cấu thành của KSNB trong DN
hướng tới quản trị rủi ro.
Ngoài ra, qua tìm hiểu, NCS nhận thấy mỗi tác giả của luận án nghiên cứu về
KSNB và HTKSNB kể trên đều có các bài viết đăng tạp chí, trong đó có đề cập ở mức
độ nhất định đến các yếu tố cấu thành HTKSNB, trong đó nhiều tác giả cho rằng quan
điểm tiếp cận KSNB theo 5 yếu tố cấu thành của COSO là phù hợp với KSNB trong
DN trong điều kiện hiện nay, tuy nhiên chưa có bài viết nào đề cập sâu về các yếu tố
của KSNB hướng đến quản trị rủi ro của các DN sản xuất giấy Việt Nam.
2.3. Kết luận về các nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án
Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến KSNB và
HTKSNB có ý nghĩa rất quan trọng giúp NCS có thêm cơ sở để hệ thống hóa lý luận
về KSNB và HTKSNB trong đơn vị, giúp NCS thấy được những vấn đề đã được làm
rõ, những quan điểm khác biệt cũng như vấn đề còn chưa được sáng tỏ, cần tập trung
nghiên cứu làm rõ cả về lý luận và thực tiễn về KSNB trong DN, từ đó NCS tìm ra
khoảng trống và hướng nghiên cứu cụ thể cho đề tài luận án của mình để có thể góp
phần bổ sung, làm rõ lý luận về KSNB và hoàn thiện việc vận dụng KSNB trong DN
hướng đến việc nhận diện, đánh giá để phòng ngừa và xử lý rủi ro nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của KSNB trong DN nói chung và các DN sản xuất giấy nói riêng.
Cụ thể, qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã được công bố trong

và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận án, NCS rút ra được một số kết luận
như sau:
- Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận
án đã tập trung nghiên cứu về KSNB và HTKSNB trên các góc độ sau: nghiên cứu về
KSNB và HTKSNB theo hướng hệ thống hóa và phát triển khái niệm KSNB và
HTKSNB; nghiên cứu vai trò, ảnh hưởng của KSNB đến quản trị DN; nghiên cứu
KSNB trong việc phục vụ kiểm toán; nghiên cứu KSNB theo hướng ảnh hưởng đến
giá trị của DN, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán... Tuy nhiên có ít tác giả
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về KSNB trong việc phòng ngừa rủi ro trong
tất cả các mặt hoạt động của một loại hình DN cụ thể, đặc biệt là loại hình DN có sản
xuất kinh doanh (SXKD) chịu ảnh hưởng cũng như tác động mạnh mẽ đến môi trường,
tiềm ẩn nhiều rủi ro như các DN sản xuất giấy…
- Các nghiên cứu của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài luận án đã tập trung
nghiên cứu về các nhân tố nội tại bên trong của HTKSNB theo báo cáo của COSO
10


như: MTKS, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám
sát, tuy nhiên hầu như các nghiên cứu chưa nghiên cứu đến các nhân tố đặc thù của
nền kinh tế có tác động đến hiệu quả của KSNB trong các DN sản xuất kinh doanh
đặc thù, chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế chính sách phát triển kinh tế của quốc gia
trong từng thời kỳ, cụ thể như các DN sản xuất giấy….
- Đã có khá nhiều tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu những mảng vấn đề
khác nhau có liên quan đến hoạt động KSNB như: Xây dựng các mô hình của KSNB
theo COSO hoặc BASEL; nghiên cứu KSNB và HTKSNB trong các đơn vị cụ thể;
nghiên cứu tác động của các nhân tố trong DN tới hiệu quả của HTKSNB trong các
ngân hàng, nghiên cứu KSNB trong TĐKT Nhà nước…Tuy nhiên chưa có nghiên
cứu nào tập trung nghiên cứu về tất cả các yếu tố của KSNB hướng đến quản trị rủi
ro trong các DN nói chung, các DN sản xuất giấy nói riêng để tìm ra giải pháp hoàn
thiện KSNB hướng đến tăng cường khả năng ngăn ngừa, quản lý một cách hiệu quả

đối với những rủi ro đặc thù của từng loại hình DN, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả
hoạt động của DN.
Như vậy, theo hiểu biết của NCS thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn đối với tất cả các yếu tố của
KSNB để tìm ra giải pháp hoàn thiện các yếu tố của KSNB trong DN để phòng ngừa
và quản lý rủi ro, đặc biệt đối với loại hình DN chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố
môi trường và cơ chế chính sách như doanh nghiệp sản xuất giấy nói chung, các DN
sản xuất giấy Việt Nam nói riêng.
Qua những phân tích trên, NCS nhận thấy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn
thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam” để giải quyết
các khoảng trống nghiên cứu đã chỉ ra trên đây là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn, có tính khả thi cao và không trùng lặp hoàn toàn với bất kỳ đề tài nghiên
cứu trong và ngoài nước nào đã được công bố trước đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Đề tài luận án: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy
Việt Nam” được NCS chọn nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về KSNB trong DN;
- Phân tích làm rõ hơn các yếu tố KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong DN;
- Phân tích và làm rõ thực trạng KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong các DN
sản xuất giấy Việt Nam hiện nay;
- Làm rõ những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của KSNB hướng
đến quản trị rủi ro trong các DN sản xuất giấy Việt Nam hiện nay để làm căn cứ cho
những giải pháp hoàn thiện của tác giả trong luận án.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện KSNB hướng đến quản trị rủi ro cho
các DN sản xuất giấy Việt Nam hiện nay, đưa ra các điều kiện để thực hiện các giải
pháp hoàn thiện đã được đề xuất một cách hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
11



Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận chung về KSNB và
làm rõ các yếu tố của KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong DN. Từ khung lý thuyết
đó, tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng các yếu tố KSNB hướng đến quản
trị rủi ro trong các DN sản xuất giấy Việt Nam và nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện
KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong các DN sản xuất giấy Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
+ Về nội dung: Luận án nghiên cứu lý luận về KSNB và KSNB hướng đến quản
trị rủi ro trong DN, khảo sát thực trạng và nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện KSNB
hướng đến quản trị rủi ro trong các DN sản xuất giấy Việt Nam.
+ Về không gian: Luận án khảo sát thực trạng và nghiên cứu các giải pháp hoàn
thiện KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong các DN sản xuất giấy Việt Nam, tập trung
chủ yếu vào các DN sản xuất giấy Việt Nam có công suất 10.000 tấn/năm trong phạm
vi cả nước.
+ Về thời gian: Tư liệu nghiên cứu thực trạng được khảo sát tại các doanh nghiệp
sản xuất giấy Việt Nam chủ yếu tập trung từ năm 2015 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, luận giải các mục tiêu được đặt ra trong
luận án.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện các mục tiêu đã xác định cụ thể trên đây, NCS đã sử dụng kết hợp
các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
* Phương pháp thu thập tài liệu: NCS thực hiện thu thập tài liệu bằng các phương
pháp như sau:
+ Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu, thông tin liên quan đến KSNB trong và ngoài
nước bao gồm: Giáo trình, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) các
cấp, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bài viết đăng tạp chí...để làm rõ các vấn đề đã
được nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và chỉ rõ khoảng trống của luận án.

+ Thu thập và nghiên cứu các tài liệu về lý luận liên quan đến các vấn đề về quản
trị rủi ro, KSNB và KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong DN.
+ Xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát và sử dụng bảng câu hỏi này để gửi tới các nhà
lãnh đạo, kế toán trưởng, trưởng BKS, KTNB và các nhân viên liên quan đến hoạt
động kiểm soát từng bộ phận trong DN tại các DN sản xuất giấy Việt Nam.
- NCS gửi Phiếu khảo sát đến các nhà lãnh đạo, kế toán trưởng, trưởng BKS, KTNB
và các nhân viên liên quan đến hoạt động kiểm soát từng bộ phận trong DN tại các
DN sản xuất giấy Việt Nam qua nhiều kênh khác nhau như gửi câu hỏi trực tiếp đến
các DN sản xuất giấyViệt Nam hoặc gửi qua email để thu thập thông tin. Danh sách
các đơn vị DN sản xuất giấy Việt Nam được được NCS gửi phiếu phảo sát được trình
bày chi tiết trong Phụ lục 2.1.
12


Phụ lục 2.1. Danh sách các DN sản xuất giấy Việt Nam được khảo sát về thực
trạng KSNB trong các DN sản xuất giấy Việt Nam hướng đến quản trị rủi ro
- Nội dung chi tiết của Phiếu khảo sát các nhà lãnh đạo, kế toán trưởng, trưởng
BKS, KTNB và các nhân viên liên quan đến hoạt động kiểm soát từng bộ phận trong
DN tại các DN sản xuất giấyViệt Nam được trình bày chi tiết trong phụ lục 2.2A.
Phụ lục 2.2A: Phiếu khảo sát thực trạng KSNB trong các DN sản xuất giấy Việt
Nam theo hướng quản trị rủi ro
Kết quả khảo sát được tổng hợp chi tiết phụ lục 2.2B.
Phụ lục 2.2B: Tổng hợp kết quả khảo sát về các yếu tố của KSNB hướng đến quản trị
rủi ro tại các DN sản xuất giấy Việt Nam
+ Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp: NCS thiết kế Bảng câu hỏi mở để phỏng vấn, trao
đổi trực tiếp một số nhà lãnh đạo, kế toán trưởng, trưởng BKS, KTNB tại các DN sản
xuất giấy Việt Nam.
Danh mục các câu hỏi mở được trình bày chi tiết chi tiết tại Phụ lục 2.3A.
Phụ lục 2.3A: Bảng câu hỏi trao đổi về các yếu tố của KSNB hướng đến quản trị rủi
ro tại các DN sản xuất giấy Việt Nam.

Danh sách các DN sản xuất giấy Việt Nam được NCS trao đổi trực tiếp trình bày
chi tiết chi tiết tại Phụ lục 2.3B.
Phụ lục 2.3B: Danh sách các DN sản xuất giấy Việt Nam được trao đổi trực tiếp
+ Nghiên cứu, khảo sát các hồ sơ, tài liệu về quy định và thực hiện các yếu tố
KSNB trong các DN sản xuất giấy Việt Nam hướng đến quản trị rủi ro tại một số DN
sản xuất giấy Việt Nam, quan sát thực tiễn hoạt động tại một số DN sản xuất giấy
Việt Nam.
* Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, tài liệu
Dựa trên các thông tin, tài liệu thu thập được từ việc sử dụng các phương pháp
nêu ở trên, NCS đã thực hiện việc kiểm tra độ tin cậy của tài liệu, sau đó tổng hợp các
kết quả nghiên cứu về lý luận và tính toán, tổng hợp kết quả khảo sát thực tế bằng
phương pháp thống kê.
* Phương pháp phân tích, diễn giải
Dựa trên kết quả tổng hợp từ khảo sát thực tiễn, NCS phân tích đối chiếu giữa lý
luận và thực trạng để rút ra kết luận về ưu điểm, hạn chế về KSNB và phân tích rõ
nguyên nhân hạn chế làm cơ sở đưa ra giải pháp hoàn thiện KSNB hướng đến quản trị
rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN sản xuất giấy Việt Nam, tập trung chủ
yếu vào các DN sản xuất giấy Việt Nam có công suất 10.000 tấn/năm.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Luận án hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung thêm những vấn đề lý luận về KSNB và
làm rõ hơn lý luận về KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong DN để nâng cao hiệu
quả hoạt động của DN.
13


6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận án phân tích, đánh giá thực trạng KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong các
DN sản xuất giấy Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB hướng đến
quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các DN sản xuất giấy Việt Nam,

tập trung chủ yếu vào các DN sản xuất giấy Việt Nam có công suất 10.000 tấn/năm.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, các danh mục tài liệu và phụ lục, luận án được kết cấu
theo 03 chương sau:
+ Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
+ Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt
Nam.
+ Chương 3: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt
Nam.

14


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1

KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái quát về quản lý và kiểm soát
1.1.1.1 Khái quát về quản lý
Khái niệm quản lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và ngày càng được
nhiều người quan tâm nghiên cứu làm rõ, đến nay, khái niệm quản lý do các tác giả
đưa ra rất đa dạng do có sự khác biệt trong cách nhìn nhận và định nghĩa quản lý dựa
trên những khía cạnh khác nhau của hoạt động này, có thể kể đến một số quan niệm
tiêu biểu như sau:
Tác giả Koontz, O’Donnell và Heinr Weihrich cho rằng: “Có lẽ không có lĩnh vực
nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi nhà quản trị ở mọi cấp độ

và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường
mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các
nhiệu vụ và các mục tiêu đã định”.
Còn tác giả James H. Donnelly và các cộng sự đã đưa ra khái niệm về quản lý với
sự nhấn mạnh vào hoạt động và mục tiêu quản lý như sau:
“Quản lý là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các
hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng
rẽ không thể nào đạt được.”
Một số tác giả khác lại tập trung vào sự tương quan giữa tài nguyên sử dụng và
hiệu quả đạt được khi định nghĩa quản lý, điển hình như tác giả John F.M cho rằng:
“quản lý có thể được định nghĩa là nghệ thuật đảm bảo kết quả tốt nhất với nỗ lực nhỏ
nhất để đảm bảo sự thịnh vượng và hạnh phúc cho cả người sử dụng lao động và
người lao động và để cung cấp cho công chúng những dịch vụ tốt nhất có thể”. Tương
tự, tác giả Mary Cushing Niles cho rằng “quản lý hiệu quả hay quản lý khoa học đạt
được một mục tiêu xã hội với việc sử dụng tốt nhất nhân lực, năng lượng vật chất và
thời gian và với sự hài lòng của những thành viên tham gia công việc cũng như là
công chúng”. GS.TS Nguyễn Quang Quynh cũng đưa ra nhận định:“Quản lý là một
quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở các nguồn
lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất”.
Có một số tác giả lại đưa ra định nghĩa về quản lý theo những chức năng cụ thể
của quản lý, ví dụ như các tác giả Stoner và Robbins cho rằng:“Quản lý là hoạch định
tổ chức, quản trị con người và kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị một cách có
hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó”. Tác giả Terry cho rằng: “Quản
lý là lên kế hoạch, tổ chức, hành động và kiểm soát việc sử dụng con người và tài
nguyên nhằm xác định và đạt được mục tiêu”. Tác giả Lundy thì cho rằng: “Quản lý
bao trùm các công tác lên kế hoạch, phối hợp, động viên và kiểm soát nỗ lực của các
15



×