Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập học kì Luật Điều ước quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.29 KB, 5 trang )


hay các thực thể đặc biệt khác. Và trong luật điều ước quốc tế, quốc gia cũng là chủ
thể phổ biến nhất.
- Về sự hình thành luật, cũng giống như luật quốc, luật điều ước quốc tế được
hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể.
- Nguồn của luật điều ước quốc tế: các quy phạm của luật điều ước quốc tế
được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế.
+ Các tập quán quốc tế về luật điều ước quốc tế chủ yếu từ chính thực tiễn đàm
phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của quốc gia. Hiện nay, các tập quán quốc
tế liên quan đến thủ tục, nghi lễ ký kết điều ước quốc tế vẫn được các chủ thể áp dụng
trong các quan hệ điều ước quốc tế với nhau.
+ Nguồn thành văn (điều ước quốc tế) chủ yếu của luật điều ước quốc tế hiện
nay gồm có Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và
Công ước viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và tổ chức quốc
tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế.
+Trong từng quốc gia, để thống nhất quản lý hoạt động ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế, mỗi quốc gia đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước
điều chỉnh cụ thể quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế giữa nước đó và các
chủ thể khác của Luật quốc tế. Ví dụ: Luật Điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2016,
Luật về Điều ước quốc tế của Liên Bang Nga năm 1995, Luật về trình tự kí kết điều
ước quốc tế điều ước của Cộng hòa nhân dân Trung hoa năm 1990.
Từ các đặc điểm trên, có thể khẳng định luật điều ước quốc tế là một ngành luật
trong hệ thống pháp luật quốc tế.
2. Luật điều ước quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc
tế.
- Về quan hệ mà luật điều chỉnh là các quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực
thể quốc tế khác về việc ký kết và thực hiện điều ước của điều ước quốc tế. Cũng
2


giống như các lĩnh vực khác của luật quốc tế như luật thương mại quốc tế điều chỉnh


quan hệ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau.
- Về nguyên tắc ký kết: Bên cạnh những nguyên tắc chung của luật quốc tế,
Luật điều ước quốc tế còn có những nguyên tắc khác như: Nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng trong quá trình ký kết điều ước quốc tế; Nguyên tắc điều ước quốc tế phải có nội
dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và nhấn mạnh nguyên tắc
Pacta sunt servanda qua điều 26 Công ước Viên năm 1969: “Mọi điều ước đã có hiệu
lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành một cách
thiện chí.”
- Vai trò của luật điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế hướng đến điều chỉnh quá
trình hình thành khung pháp luật quốc tế thông qua sự hình thành của hệ thống các
điều ước đa dạng về nội dung.
Như vậy, cùng với các ngành luật khác trong luật quốc tế, luật điều ước quốc tế
có vai trò nhất định và không thể thiếu, cùng với các ngành luật khác làm hoàn thiện
hơn hệ thống pháp luật quốc tế.
KẾT LUẬN
Trên đây là bài luận của em về vấn đề “Chứng minh rằng luật điều ước quốc
tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế”. Qua đây em đã thấy
được tầm quan trọng của luật điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc tế.
Bài làm của em do thiếu sự hiểu biết sâu rộng nên còn nhiều thiếu sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thiện bài tập
của mình. Em xin chân thành cám ơn!

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an
Nhân dân, Hà Nội năm 2015.
2. Tập bài giảng môn học Pháp luật về Điều ước quốc tế.
3. Công ước Viên năm 1969.


4


MỤC LỤC

5



×