Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Báo cáo môn học phân tích và thiết kế hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÁI NGUYÊN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: Khảo sát, phân tích và thiết kế hệ thống

thư viện trường tiểu học Phúc Thành Hải Dương

Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thị Tuyến
Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Liên

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Page 1


Mục lục
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
1. Hướng phân tích
Chương 2. Khảo sát, phân tích, thiêt kế hệ thống
1. Khảo sát
1.1 Giới thiệu về thư viện
1.2 Hiện trạng hệ thống cũ
1.3 Mô tả bài toán
1.4 Yêu cầu của hệ thống mới
2. Phân tích hệ thống
2.1 Xây dựng biểu đồ BFD
2.2 Xây dựng biểu đồ DFD
2.2.1 Xây dựng biểu đồ DFD mức khung cảnh
2.2.2 Xây dựng biểu đồ DFD mức đỉnh


2.2.3 Xây dựng biểu đồ DFD mức dưới đỉnh
3. Thiết kế hệ thống
3.1 Xây dựng mô hình thực thể liên kết
3.2 Xây dựng sơ đồ cấu trúc dữ liệu ERD
Chương 3. Xây dựng demo chương trình
1. Bảng dữ liệu
2. Một số hình ảnh của giao diện

Page 2


Mục lục hình ảnh
Hình 1, 2. Một số hình ảnh của thư viện trường tiểu học Phúc Thành
Hình 3. Sổ theo dõi mượn trả sách của thư viện
Hình 4. Biểu đồ BFD
Hình 5. Biểu đồ DFD mức khung cảnh
Hình 6. Biểu đồ DFD mức đỉnh
Hình 7. Biểu đồ DFD dưới đỉnh chức năng quản lý mượn trả
Hình 8. Biểu đồ DFD dưới đỉnh chức năng quản lý độc giả
Hình 9. Biểu đồ DFD dưới đỉnh chức năng quản lý sách
Hình 10. Biểu đồ DFD dưới đỉnh chức năng báo cáo thống kê
Hình 11. Mô hình thực thể liên kết
Hình 12. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu ERD
Hình 13. Bảng độc giả
Hình 14. Bảng nhà xuất bản
Hình 15. Bảng phiếu mượn
Hình 16. Bảng phiếu trả
Hình 17. Bảng phiếu vi phạm
Hình 18. Bảng phiếu nhập
Hình 19. Bảng sách

Hình 20. Bảng phiếu quản lý sách
Hình 21. Giao diện chính của chương trình
Hình 22. Form quản lý mượn trả
Hình 23. Form phiếu mượn
Hình 24. Form phiếu trả
Page 3


Hình 25. Form phiếu vi phạm
Hình 26. Form quản lý độc giả
Hình 27. Form quản lý sách
Hình 28. Form báo cáo thống kê

Page 4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Hướng phân tích bài toán
Bài toán quản lý thư viện trường tiểu học Phúc Thành được thực hiện theo
hướng cấu trúc.
1.1 Khảo sát hệ thống
- Mục đích: Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án là giai đoạn đầu của quá trình
phân tích và thiết kế hệ thống. Mục đích của giai đoạn này là tìm được sự mô tả hệ
thống bằng văn bản, đề xuất ra phương án thực hiện, cuối cùng là ký được một hợp
đồng và hình thành một dự án mang tính khả thi.
- Việc khảo sát thường được tiến hành qua 2 giai đoạn:
 Khảo sát sơ bộ nhằm xác định tính khả thi của dự án
 Khảo sát chi tiết nhằm xác định chính xác những gì sẽ thực hiện và khẳng
định những lợi ích kèm theo
- Yêu cầu của việc khảo sát:

 Khảo sát, tìm hiểu, đánh giá sự hoạt động của hệ thống cũ
 Đề xuất các yêu cầu, các mục tiêu và các ưu tiên giải quyết cho hệ thống
mới
 Phác họa giải pháp mới và cân nhắc tính khả thi của dự án
 Lập kế hoạch cho dự án cùng với các dự trù tổng quát
1.2 Phân tích hệ thống
- Mục đích:
 Nhận diện và phân định các thành phần và mối quan hệ trong hệ thống
 Đầu vào của giai đoạn này là hồ sơ kết quả của giai đoạn khảo sát hệ
thống
Page 5


 Đầu ra bao gồm:
+ Biểu đồ chức năng nghiệp vụ (BFD – Bussiness Function Diagram)
+ Biểu đồ dòng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram)
+ Biểu đồ cấu trúc dữ liệu (ERD – Entity Relational Diagram)
- Cách tiến hành :
 Xuất phát từ hệ thống cũ và các nhu cầu phát triển để xây dựng hệ thống
mới
 Chuyển từ mô tả vật lý sang mô tả logic
 Sử dụng kỹ thuật phân tích từ trên xuống (Top-down) hay đi từ tổng thể

đến chi tiết. Phân tích hệ thống thành 2 giai đoạn con là phân tích hệ
thống về xử lý và phân tích hệ thống về dữ liệu
 Có thể tóm tắt giai đoạn phân tích hệ thống về xử lý thông qua lược đồ
‘‘How-What’’
+ What : Mô tả hệ thống làm việc gì chỉ ra nhược điểm của hệ thống cũ
+ How : Mô tả hệ thống mới làm việc như thế nào chỉ ra ưu điểm của hệ
thống mới

- Phân tích hệ thống theo xử lý: Cần thiết kế được các biểu đồ BFD, DFD
- Phân tích hệ thống về dữ liệu : Sử dụng mô hình thực thể - liên kết
1.3 Thiết kế hệ thống
- Xuất phát : Đầu vào của giai đoạn này bao gồm biểu đồ phân cấp chức năng
BFD, biểu đồ luồng dữ liệu DFD, biểu đồ cấu trúc dữ liệu ERD.
- Nhiệm vụ : Nhiệm vụ của giai đoạn này là chuyển các mô tả ở mức khái niệm
của hệ thống mới thành mô tả vật lý bằng cách bổ sung trở lại các biện pháp, các
phương tiện (bổ sung lại các yếu tố vật lý)
Page 6


1.4 Giới thiệu các biểu đồ BFD, DFD, ERD
 Biểu đồ phân cấp chức năng BFD
BFD là việc phân rã có thứ bậc đơn giản các chức năng của hệ thống trong
miền khảo cứu thành các chức năng nhỏ hơn, cuối cùng thu được một cây
chức năng
Đặc điểm của biểu đồ phân cấp chức năng :
 Cung cấp cách nhìn tổng quan về chức năng của hệ thống, phạm vi
cần phân tích
 Biểu đồ phân rã chức năng thường được dùng để bổ trợ cho việc xây
dựng luồng dữ liệu
 Chất lượng của tên đặt cho các chức năng là quan trọng cho thành
công của hệ thống. Mỗi chức năng cần có một tên duy nhất, tên nên
biểu thị thật sát, đầy đủ ý nghĩa của các chức năng con của chức năng
được đặt tên. Tên của chức năng cần phải phản ánh được các chức
năng của thế giới thực chứ không chỉ cho hệ thống thông tin
 Biểu đồ này rất gần với sơ đồ tổ chức, tuy nhiên không được nhầm lẫn
giữa hai sơ đồ
 Biểu đồ luồng dữ liệu DFD
 DFD diễn tả tập hợp các chức năng của hệ thống và mối quan hệ

chuyển giao thông tin giữa các chức năng hay nói khác đi DFD cung
cấp bức tranh động về hệ thống
 DFD được sử dụng là công cụ cơ bản trong tất cả các giai đoạn phân
tích, thiết kế, trao đổi và lưu trữ dữ liệu
 Biểu đồ cấu trúc dữ liệu theo mô hình thực thể liên kết ERD
Page 7


 Sơ đồ thực thể xác định các đơn vị thông tin cơ sở cần thiết cho hệ
thống và mối quan hệ giữa chúng
 Trong thực tế có nhiều mô hình biểu diễn trong đó có mô hình quan
hệ. Dữ liệu lưu trữ trong hệ thống dưới dạng các bảng. Sơ đồ thực thể
liên kết sẽ xác định trong hệ thống có bao nhiêu bảng và mối quan hệ
giữa chúng

Page 8


CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1. Khảo sát
1.1 Giới thiệu về thư viện
Trường tiểu học Phúc Thành được thành lập vào năm học 1994-1995, trường có uy
tín và thành tích về chất lượng giáo dục và đào tạo bậc tiểu học học của huyện. Do
vậy, việc đầu tư cho thư viện và các phương tiện dạy học là điều kiện không thể
thiếu để cải tiến phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học của nhà trường.
Năm học 2010 thư viện nhà trường được xây dựng và hoạt động. Với nhận thức
đầy đủ về vị trí, vai trò của thư viện đối với chất lượng giáo dục, nhà trường đã tập
trung đầu tư, được tập thể giáo viên, học sinh và phụ huynh đồng tình hỗ trợ.
Trong suốt 2 năm qua, thư viện không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng
phục vụ bạn đọc, với chức năng lưu trữ, giới thiệu và cho mượn sách, báo, tài liệu

thư viện đã cung cấp đến thầy, trò một lượng thông tin không nhỏ về xã hội khoa
học và các lĩnh vực chuyên môn cho công tác dạy và học.
Để từng trang sách nhỏ đến được với bạn đọc trong nhà trường, dẫn dắt mỗi người
hướng đến một chân trời rộng mở, rất cần có hoạt động tuyên truyền thông tin về
sách.

Hình 1,2. Một số hình ảnh của thư viện

Page 9


1.2 Hiện trạng hệ thống cũ
Vì nhà trường mới xây dựng hệ thống thư viện nên việc quản lý sách và độc giả
còn rất nhiều thiếu sót. Như:
- Sử dụng hầu hết các phiếu là viết tay
-Độc giả không có thẻ độc giả mà phải dùng phù hiệu học sinh nên chỉ học sinh
trong trường mới có thể mượn sách
-Quản lý kho sách là dùng sổ sách để lưu trữ nên vẫn còn tình trạng thiếu sót, mất
thời gian
-Quản lý độc giả vẫn dùng sổ để theo dõi
-Việc theo dõi sách hết hạn quá khó khăn và mất thời gian
Sổ theo dõi cho mượn sách của thư viện trường tiểu học Phúc Thành

Ngày
mượn


sách

Tên sách


Số
lượng

Ngày
trả

Họ
tên
người
mượn

Chữ

người
mượn

Hình 3. Sổ theo dõi mượn-trả sách của thư viện

Page 10

Chữ ký
thủ thư

Ghi
chú


1.3 Mô tả bài toán
 Khi độc giả đến thư viện để mượn sách, độc giả sẽ tra cứu sách cần mượn tại


danh mục có sẵn trong thư viện. Khi tìm được sách cần mượn độc giả sẽ tiến
hành mượn sách, trước khi lập phiếu mượn cho độc giả thủ thư sẽ kiểm tra
thẻ độc giả của độc giả, nếu thẻ độc giả sắp hết hạn sẽ nhắc nhở độc giả làm
thẻ mới, nếu thẻ độc giả hết hạn hoặc độc giả chưa có thẻ thì sẽ tiến hành
làm thẻ độc giả. Thông tin trên thẻ độc giả gồm: Mã thẻ, tên độc giả, ngày
sinh, địa chỉ, ngày tạo, ngày hết hạn. Sau đó thủ thư mới lập phiếu mượn
sách cho độc giả thông tin trên phiếu mượn gồm: Số phiếu mượn, ngày
mượn, mã thẻ độc giả và thông tin về sách mượn gồm {Mã sách, số lượng,
tình trạng sách, số ngày được mượn}. Khi độc giả đến trả sách thì thủ thư sẽ
kiểm tra nếu sách bị hỏng hoặc bị trả quá hạn thì độc giả sẽ bị phạt tiền.
Thông tin vi phạm sẽ được lưu trong phiếu vi phạm gồm: Số phiếu vi phạm,
ngày lập, mã độc giả, tên độc giả, lý do phạt và thông tin về sách vi phạm
gồm {mã sách, tên sách, số lượng, số tiền phạt, tổng }, tổng tiền.Sau đó thủ
thư sẽ lập phiếu trả sách cho độc giả, thông tin trên phiếu trả gồm: Mã phiếu
trả, mã độc giả, tên độc giả, ngày lập và thông tin về sách trả gồm {Mã sách,
số lượng, tình trạng sách}
 Theo một khoảng thời gian định kỳ thư viện sẽ bổ sung sách mới về kho.

Một bộ phận sẽ dựa vào nhu cầu đọc sách của độc giả và xu hướng thị
trường để gửi yêu cầu nhập sách đến NXB. Khi NXB đáp ứng và gửi sách
đến bộ phận nhập sách sẽ kiểm tra chất lượng sách nếu sách hư hỏng không
đạt yêu cầu sẽ gửi trả lại NXB, nếu sách không hư hỏng thì sẽ tiến hành
nhập sách vào kho, thông tin sách nhập được lưu trên phiếu nhập sách gồm:
Số phiếu nhập, ngày nhập, mã NXB, tên NXB, địa chỉ, SĐT và các thông tin
về sách gồm {Mã sách, tên sách, tên tác giả, thể loại, số lượng, đơn giá
thành tiền}, tổng tiền.
 Khi sách đã được nhập vào kho một bộ phận sẽ tiến hành nhập các thông tin

cho sách mới, các thông tin của sách được lưu vào phiếu quản lý sách gồm:

Mã sách, tên sách, số lượng, ngày nhập, mã NXB, tên NXB, mã thể loại, tên
thể loại, mã tác giả, vị trí. Ngoài ra bộ phận này còn kiểm tra xem sách nào
Page 11


không còn sử dụng được thì sẽ đem hủy và xóa thông tin sách và chỉnh sửa
thông tin của sách.
 Hàng tháng bộ phận báo cáo thống kê sẽ lấy dữ liệu từ các bộ phận khác và
có nhiệm vụ thống kê sách mới nhập về, sách mượn-trả, thống kê độc giả,
thống kê sách trả quá hạn.
 1.4 Yêu cầu hệ thống mới
Thông qua những thông tin về hiện trạng hệ thống cũ của thư viện và mô tả
của hệ thống mới đã đưa ra được giải pháp tuy chưa phải là triệt để nhất
nhưng cũng góp phần làm thay đổi hiện trạng của thử viện theo chiều hướng
tích cực hơn.
Một là: Cung cấp thẻ độc giả cho mỗi độc giả để ai cũng có thể mượn được
sách từ đó thư viện nhà trường cũng được quảng bá
Hai là: Dễ dàng quản lý việc mượn trả sách, quản lý sách, quản lý nhập
sách, quản lý độc giả và báo cáo thống kê hàng tháng mà không bị nhầm lẫn
trùng lặp
Ba là: Hạn chế được việc sử dụng quá nhiều giấy tờ, sổ sách

Page 12


2 Phân tích hệ thống
2.1 Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng BFD

Hình 4. Biểu đồ BFD


Page 13


2.2 Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu DFD
2.2.1 Biểu đồ DFD mức khung cảnh

Hình 5. Biểu đồ DFD mức khung cảnh

Page 14


2.2.2 Biểu đồ DFD mức đỉnh

Hình 6. Biểu đồ DFD mức đỉnh

Page 15


2.2.3 Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh
a) Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh cho chức năng “Quản lý mượn trả”

Hình 7. Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh chức năng “QL mượn trả”

Page 16


b) Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh chức năng “Quản lý độc giả”

Hình 8. Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh chức năng “Quản Lý Độc Giả”


Page 17


c) Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh chức năng “Quản Lý Sách”

Hình 9. Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh chức năng “Quản lý sách”

Page 18


d) Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh chức năng “Báo cáo thống kê”

Hình 10. Biểu đồ DFD dưới đỉnh chức năng “Báo Cáo Thống Kê”

Page 19


3. Thiết kế chương trình
3.1 Xây dựng mô hình thực thể liên kết

Hình 11. Mô hình thực thể liên kết

3.2 Xây dựng sơ đồ cấu trúc dữ liệu ERD

Hình 12. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu ERD
Page 20


CHƯƠNG 3. DEMO CHƯƠNG TRÌNH
1. Bảng dữ liệu

1.1 Bảng độc giả

Hình 13. Bảng độc giả

1.2 Bảng nhà xuất bản

Hình 14. Bảng NXB

Page 21


1.3 Bảng phiếu mượn sách

Hình 15. Bảng phiếu mượn

1.4 Bảng phiếu trả sách

Hình 16. Bảng phiếu trả

Page 22


1.5 Bảng phiếu vi phạm

Hình 17. Bảng phiếu vi phạm

1.6 Bảng phiếu nhập sách

Hình 18. Bảng phiếu nhập


Page 23


1.7 Bảng sách

Hình 19. Bảng sách

1.8 Bảng phiếu quản lý sách

Hình 20. Bảng phiếu quản lý sách

Page 24


2. Demo chương trình
2.1 Giao diện chính của phần mềm

Hình 21. Giao diện chính của chương trình

Page 25


×