Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Báo cáo: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.96 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
Chương I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG 4
1.1. Giới thiệu về Internet 4
1.2. Sự ra đời và phát triển của Internet 4
1.3. Ứng dụng web 4
1.4. Mô hình hoạt động 5
1.5. Khái niệm về mô hình trên Server 5
1.5.1. Mô hình Client/Server 5
1.5.2. Ứng dụng mô hình Client/Server 5
1.5.3. Mô hình Web Client/Server 6
1.6. Hoạt động của cơ chế Client/Server 6
1.7. Mở rộng khả năng của Web Server 6
Chương II: PHP/MySQL 8
2.1. Giới thiệu về PHP 8
2.1.1. PHP là gì? 8
2.1.2. Lịch sử ra đời của PHP 8
2.1.3. Cài đặt và cấu hình PHP 9
2.2. Giới thiệu về MySQL 10
2.2.1. MySQL là gì? 10
2.2.2. Cài đặt MySQL 10
2.2.3. Sơ lược MySQL 10
2.2.4. Các lệnh cơ bản trong MySQL 11
Chương III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 12
3.1. Đặt vấn đề 12
Chương IV: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG VÀ DEMO CHƯƠNG TRÌNH 39
4.1. Cài đặt chương trình 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay Internet, Website và trang Web không còn là khái niệm xa lạ nữa, và ngày
càng trở nên không thể thiếu trong cuộc sống. Mọi người, mọi lứa tuổi đều biết đến
Internet, Internet còn là công cụ không thể thiếu được mọi người và một số ngành


nghề…
Hiện nay, việc ứng dụng các phương pháp đánh giá, kiểm tra quá trình dạy và
học học một cách khách quan, chính xác và nhanh chóng đang là một vấn đề đặc biệt
thời sự. Trong quá trình học, kiểm tra đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu
hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quy trình đào tạo. Việc kiểm tra, đánh giá
không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học tập của học sinh, sinh viên mà còn có
vai trò to lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực của người học, hoàn thiện
quá trình dạy học, kiểm định chất lượng và hiệu quả dạy học.
Với sự ra đời của Internet, tiến bộ của viễn thông, các trở ngại về khoảng cách
và thời gian trong lưu thông thông tin trong phạm vi hẹp và toàn cầu không còn là một
trở ngại lớn. Các dịch vụ xã hội có những thay đổi lớn lao. Các ngành quản lý đã áp
dụng một cách triệt để trong việc áp dụng Internet vào hoạt động của ngành mình. Với
việc quản lý nhân sự, quản lý điểm, quản lý bài thi, đề thi, ngân hàng câu hỏi trên
mạng, đã giúp các thầy cô giáo rất nhiều trong quá trình ra đề, soạn câu hỏi, chấm
điểm,… giúp tăng thêm hiệu xuất làm việc, giảm thời gian thực hiện.
Chương I:KHẢO SÁT HỆ THỐNG
1.1. Giới thiệu về Internet
- Internet là tài nguyên vô tận của con người trong mọi lĩnh vực.
- Internet là mạng máy tính khổng lồ được kết nối lại với nhau. Bất cứ vị trí,
khoảng cách hoặc thời gian nào, một máy tính kết nối vào mạng Internet đều được coi
là thành viên của mạng Internet.
1.2. Sự ra đời và phát triển của Internet
Trong những năm 60 và 70, nhiều công nghệ mạng máy tính đã ra đời nhưng
mỗi kiểu lại dựa trên những phần cứng riêng biệt. Một trong những kiểu này được gọi
là mạng cục bộ (Local Area Networks –LAN), nối các máy tính với nhau trong phạm
vi hẹp bằng dây dẫn và một thiết bị cài đặt trong mỗi máy. Các mạng lớn được gọi là
mạng diện rộng (Wide Area Networks – WAN), nối nhiều máy tính với nhau trong
phạm vi rộng thông qua một hệ thống dây truyền dẫn kiểu như trong các hệ thống điện
thoại.
1.3. Ứng dụng web

Khi nói đến Internet người ta thường nhắc đến bộ giao thức chuẩn TCP/IP và
các dịch vụ điển hình nhất của nó là email, FTP (File Transfer Protocol) và WWW
(World Wide Web). Tuy nhiên WWW chiếm vai trò quan trọng nhất vì nó quyệt định
mô hình của internet.
1.4. Mô hình hoạt động
WWW là một ứng dụng với nhiều chức năng và vai trò cực kỳ to lớn. Để phân
tích chi tiết được nó thật không đơn giản, do đó trong phạm vi hẹp ở đây chỉ đề cập tới
WWW từ khía cạnh công nghệ.
Hầu hết tất cả các dịch vụ trên Internet đều được triển khai trên mô hình
khách/chủ (Client/Server) và đây cũng là mô hình hoạt động mà WWW áp dụng.
1.5. Khái niệm về mô hình trên Server
Thuật ngữ Server được dùng cho những chương trình thi hành như một dịch vụ
trên toàn mạng. Các chương trình Server này cấp nhận tất cả các yêu cầu hợp lệ đến
từ mọi nơi trên mạng, sau đó thi hành dịch vụ trên Server và kết quả trả về máy yêu
cầu.
Một chương trình coi là Client khi nó gửi các yêu cầu tới máy có chương trình
Server và chờ đợi câu trả lời từ Server. Chương trình Server và Client nói chuyện với
nhau bằng các thông điệp (messages) thông qua một cổng truyền thông liên tác IPC
(Interprosses communication). Để chương trình Server và một chương trình Client có
thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn để giao tiếp, chuẩn này
được gọi là giao thức (protocol). Nếu một chương trình Client nào muốn yêu cầu lấy
thông tin từ Server thì nó phải tuân theo giao thức Server đưa ra.
1.5.1. Mô hình Client/Server
Thực tế mô hình Client/Server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho việc
truyền thông tiến trình trên các máy tính cá nhân, mô hình này cho phép xây dựng các
chương trình Client/Server một cách dễ dàng và sử dụng chúng để liên lạc với nhau
đạt hiệu quả hơn. Mô hình Client/Server như sau :
1.5.2. Ứng dụng mô hình Client/Server
Như vậy, với dịch vụ này trên mạng, người sử dụng máy tính có thể truy cập
vào mạng để lấy thông tin khác nhau dựa trên văn bản, hình ảnh thậm chí cả âm thanh

(thông tin đa phương tiện – multimedia). Giao diện giữa người và máy càng trở nên
thân thiện, nhờ các biểu tượng và các thiết bị ngoại vi như chuột, bút quang,… Người
dùng mạng không cần có trình độ cao về tin học, với một chút vốn tiếng anh đủ để
hiểu những gì máy tính thông báo cũng có thể dùng nó như một công cụ đắc lực.
CLIENT SERVER
Gửi yêu cầu
Trả trang web
1.5.3. Mô hình Web Client/Server
Mô hình Client/Server ứng dụng vào trang Web được gọi là mô hình Web
Client/Server giao thức chuẩn được sử dụng để giao tiếp giữa Web Server và Web
Client là HTTP.
Web client (Web Browser): Các trình duyệt có vai trò như là Client trong mô
hình Client/Server, khi cần xem một trang Web cụ thể nào thì trình duyệt Web sẽ gửi
yêu cầu lên cho Web Server để lấy nội dung trang Web đó.
Web Server : Khi nhận yêu cầu từ một Client/Server, Web Server sẽ trả về nội
dung file cho trình duyệt Web Server cho phép chuyển giao dữ liệu bao gồm văn bản,
đồ hoạ và thậm chí cả âm thanh, video tới ngưòi sử dụng.
1.6. Hoạt động của cơ chế Client/Server
Tất cả các gói tin nhận và trả lời giữa Web Server và Client đều tuân theo giao
thức chuẩn HTTP. Mô hình hoạt động như sau:
- Ban đầu trình duyệt trên máy Client có một văn bản HTML và hiển thị lên
màn hình với đầy đủ các mối liên kết.
- Khi người sử dụng chọn một mối liên kết nào đó trong văn bản trên thì trình
duyệt sẽ sử dụng giao thức HTTP gửi một yêu cầu lên mạng cho Web Server để truy
cập tới một trang Web mới hay muốn được phục vụ một dịch vụ nào đó được chỉ ra
bởi mối liên kết đó.
- Sau khi nhận được thông tin từ trình duyệt nó có thể tự xử lý thông tin hoặc
gửi cho các bộ phận khác có khả năng xử lý (Database Server, CGI…) rồi chờ kết quả
để gửi về cho trình duyệt Client.
- Trình duyệt nhận và định dạng dữ liệu theo chuẩn của trang Web để hiển thị

lên màn hình.
- Quá trình cứ tiếp diễn như vậy được gọi là duyệt Web trên mạng.
1.7. Mở rộng khả năng của Web Server
Web Server là một phần mềm đóng vai trò phục vụ khi được hình thành, nó nạp
vào bộ nhớ và đợi các yêu cầu từ nơi khác đến. Các yêu cầu có thể từ trình duyệt hoặc
từ Web Server khác đến. Các yêu cầu thường là đòi hỏi về một tư liệu hay một thông
tin nào đó. Khi nhận yêu cầu, nó phân tích để xác định xem tư liệu thông tin mà người
dùng yêu cầu là gì. Sau đó gửi trả kết quả lại nơi yêu cầu. Các phần mềm Web Server
chủ yếu:
1. Apche dùng cho UNIX.
2. IIS dùng cho Window NT.
3. PWS dùng cho Window9x.
Bản thân Web Server không có khả năng truy cập CSDL. Vấn đề đặt ra là cần
mở rộng khả năng của Web Server để nó có thể xử lý các yêu cầu truy nhập vào một
CSDL nào đó, lấy các thông tin từ đó ra và sau đó trả các thông tin này về cho trình
duyệt – nơi đã gửi yêu cầu.
Chương II: PHP/MySQL
2.1. Giới thiệu về PHP
2.1.1. PHP là gì?
PHP (Hypertext Preprocessor) được giới thiệu năm 1994 bởi R. Lerdoft, như
một bộ sưu tập của ngôn ngữ chưa chặt chẽ dựa vào Perl và các công cụ của trang chủ.
Vì quá trình xử lý dựa trên máy chủ nên các trang Web được viết bằng PHP sẽ dễ dàng
hơn ở bất cứ hệ điều hành nào. Nói một cách ngắn gọn: PHP là một ngôn ngữ lập trình
kiểu script, chạy trên Server và trả về mã HTML cho trình duyệt. Xu hướng sử dụng
PHP trong việc thiết kế Web đang ngày càng phát triển trong giai đoạn hiện nay và
trong tương lai.
PHP là một ngôn ngữ lập trình được kết nối chặt chẽ với máy chủ. Nói một
cách đơn giản không theo thuật ngữ khoa học thì một quá trình xử lý PHP được thực
hiện trên máy chủ (Windowns hoặc Unix). Khi một trang Web muốn dùng PHP thì
phải đáp ứng được tất cả các quá trình xử lý thông tin trong trang Web đó, sau đó đưa

ra kết quả như ngôn ngữ HTML. Vì quá trình xử lý này diễn ra trên máy chủ nên trang
Web được viết bằng PHP sẽ dễ nhìn hơn ở bất kì hệ điều hành nào.
Cũng giống như hầu hết các ngôn ngữ lập trình khác, PHP có thể nối trực tiếp
với HTML. Mã PHP tách biệt với HTML bằng các thực thể đầu và cuối. Khi một tài
liệu được đưa ra phân tích, quá trình xử lý PHP chỉ được thực hiện ở những điểm quan
trọng, rồi sau đó đưa ra kết quả.
Mã PHP được đặt trong một kiểu tag đặc biệt cho phép ta có thể vào hoặc ra
khỏi chế độ PHP, cú pháp của PHP cơ bản cũng giống như một số ngôn ngữ lập trình
khác, đặc biệt là C và Perl.
2.1.2. Lịch sử ra đời của PHP
PHP ra đời vào khoảng năm 1994 do một người phát minh mang tên Rasmus
Lerdof, dần dần nó được phát triển bởi nhiều người đó cho đến nay.
Tới năm 1998 việc công bố phiên bản 3 thì PHP mới chình thức phát triển theo
hướng tách riêng của mình. Giống như C và Perl, PHP là một ngôn ngữ lập trình có
cấu trúc và tính năng đa dạng. Chính vì những điểm giống nhau này đã khuyến khích
các nhà thiết kế Web chuyên nghiệp chuyển qua sử dụng PHP. Với phiên bản 3 này
PHP cũng cung cấp một số lượng cơ sở dữ liệu khá đồ sộ gồm cả MySQL, mSQL,
OPBC và Oracle. Nó cũng có thể làm việc với các hình ảnh các file dữ liệu, FTP,
XML và host của các kĩ thuật ứng dụng khác.
Cho đến nay thì PHP đã được công bố tới phiên bản 5 và càng ngày càng hoàn
hảo và dễ sử dụng, và là một dịch vụ hàng đầu miễn phí.
Một số nhà phát triển ứng dụng web, thường sử dụng PHP để xây dựng các ứng
dụng thương mại điện tử cho đến thời điểm tháng 1 năm 2001 có 5 triệu tên miền trên
thế giới sử dụng PHP.
PHP là open source, điều này có nghĩa là bạn có thể làm việc trên mã nguồn,
thêm, sửa, sử dụng và phân phối chúng. Để tham khảo thêm các mã nguồn của PHP,
bạn có thể vào internet tại địa chỉ http:// www.php.net hay http:// www.zen.com
2.1.3. Cài đặt và cấu hình PHP
Download PHP tại http://WWW. php. net/downloads. php, giải nén (ví dụ
C:\PHP)

2.2. Giới thiệu về MySQL
2.2.1. MySQL là gì?
MySQL là một database Server, là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ.
Trong việc lưu trữ, tìm kiếm, sắp xếp và truy vấn dữ liệu, nó tỏ ra rất nhanh và mạnh
mẽ. MySQL Server điều khiển truy cập dữ liệu đa người dùng cùng một thời điểm,
cung cấp khả năng truy cập dữ liệu nhanh, đảm bảo cho người sử dụng được cấp
quyền truy cập dữ liệu của hệ thống. Do vậy MySQL là đa người dùng đa luồng. Nó
sử dụng các câu lệnh truy vấn SQL (ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) là một chuẩn ngôn
ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu hiện nay trên Web. MySQL được chính thức sử dụng rộng
rãi năm 1996 nhưng nó đã hình thành từ năm 1979.
MySQL có thể quản lý tới hàng Terabyte dữ liệu, hàng triệu bản ghi, chạy trên
nhiều môi trường khác nhau, có giao diện tương đối dễ sử dụng, có thể truy vấn cơ sở
dữ liệu thông qua câu lệnh SQL.
MySQL thường được sử dụng chung với PHP trong những trang Web cần sử
dụng đến cơ sở dữ liệu.
2.2.2. Cài đặt MySQL
Download MySQL từ địa chỉ http://WWW. mysql. com/download/, giải nén và
tiến hành cài đặt, phải thiết lập username (ở đây là admin) và Database Server (ở đây
là localhost).
2.2.3. Sơ lược MySQL
Các cơ sở dữ liệu trong MySQL được tạo hoàn toàn bằng lệnh. Các lệnh trong
SQL được kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;). Trừ một số lệnh như Quit là trường hợp đặc
biệt.
Khi thực hiện lệnh, MySQL chuyển nó đến Server và yêu cầu thực hiện lệnh.
Do đó “mysql>” ở cuối cùng khi bấm enter thực hiện lệnh báo hiệu yêu cầu đã được
thực hiện.
MySQL đưa ra kết quả dưới dạng 1 bảng gồm các cột và hàng.
MySQL cũng đưa ra bao nhiêu hàng được trả về và trong vòng bao nhiêu giây.
Ngoài ra MySQL cũng thể hiện được những phép tính đơn giản.
Các lệnh trong MySQL có thể viết trên một hàng, hoặc nhiều hàng.

MySQL có 4 loại dấu nhắc. Sau đây là ý nghĩa của các dấu nhắc:
Prompt: ý nghĩa
Mysql>: sẵn sàng cho một lệnh mới
_>: chờ cho hàng kế tiếp của một lệnh có nhiều hàng
‘>: chờ cho hàng kế tiếp thực hiện bởi 1 chuỗi trong dấu nháy đơn
“>: chờ cho hàng kế tiếp thực hiện bởi một chuỗi trong dấu nháy
2.2.4. Các lệnh cơ bản trong MySQL
SHOW DATABASE; // Liệt kê tất cả các database có trên Server
USE TÊN DATABASE; // Lựa chọn sử dụng database, nếu database có trên Server,
máy sẽ báo là database changed
CREAT DATABASE TÊN DATABASE; // Tạo database mới
SHOW TABLES; // Liệt kê các bảng cho database
CREAT TABLE TÊN TABALE; // Tạo bảng cho database.
DESCRIBE TÊN TABLAE; // Mô tả bảng đã tạo.
INSERT INTO TÊN TABLE [ COLUMN 1, COLUMN 2, ] VALUES (VALUE 1,
VALUE 2, ); // Đưa dữ liệu vào bảng.
SELECT items
FROM tables
[ WHERE điều kiện ]
[ GROUP BY group_type ]
[ HAVING where_definition ]
[ ORDER BY order_type]
[ LIMIT limit_criteria ]
// Truy vấn cơ sở dữ liệu trong các bảng.
LOAD DATA INFILE “TÊN FILE. EXCEPTION” INTO TABLE
TÊN TABLE; // Nhập dữ liệu vào bảng từ trình soạn thảo văn bản khác.
DELETE FROM table
[ WHERE condition ]
[ LIMIT number] // Xóa dữ liệu trong bảng
UPDATE tablename

SET column1 = expression1, column2 = expression2,
[ WHERE condition ]
[ LIMIT number ]
ALTER TABLE tên table RENAME tên table mới // Thay đổi tên bảng
ALTER TABLE table_name ADD COLUMN column_name column atributes.
// Thêm cột vào bảng.
ALTER TABLE table_name DROP column_name // Xóa cột trong bảng.
Chương III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1. Đặt vấn đề
- Có rất nhiều hình thức thi khác nhau trong các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp, Trung học, các trung tâm, chương trình đào tạo từ xa và nhiều lĩnh vực
khác … Trong đó thi viết là một hình thức thi phổ biến từ trước đến nay được áp dụng
trong ngành giáo dục. Tất cả các học sinh, sinh viên đều làm cùng một đề giống nhau,
do đó sẽ dẫn đến việc đánh giá kết quả cụ thể của từng thí sinh không chính xác,
không công bằng vì có thể gian lận bài thi của nhau, quay cóp … trong lúc thi. Còn
nếu mỗi học sinh, sinh viên thi mỗi đề khác nhau thì dẫn đến việc ra đề thi gặp khó
khăn cho người ra đề và việc đánh giá kết quả cũng phải mất nhiều thời gian, vì lý do
đó mà thi trắc nghiệm được áp dụng trong vài năm gần đây.
- Thi trắc nghiệm là một hình thức thi để kiểm tra trình độ, kiến thức, khả năng
nhạy bén của từng học sinh, sinh viên ở tất cả các trường, nơi tuyển sinh của các cơ
quan ban ngành (thậm chí cả ở các công ty, xí nghiệp cũng áp dụng hình thức thi trắc
nghiệm để tuyển nhân viên) dựa trên nhiều đề khác nhau và việc ra đề cũng gặp ít khó
khăn hơn cũng như việc đánh giá kết quả ít tốn thời gian hơn. Do đó mà hình thức thi
trắc nghiệm được dùng khá phổ biến trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,
… trong vài năm gần đây. Ngày nay với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa
học máy tính nói chung và mạng máy tính nói riêng, đáng chú ý nhất là mạng toàn cầu
Internet. Sự ra đời của mạng Internet đã đưa con người đến với thế giới máy tính, hòa
nhập với thế giới. Với mạng Internet chúng ta có thể trao đổi thông tin, gởi Email,
truyền dữ liệu, truy xuất dữ liệu … một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Giáo
dục ngày nay ngày càng phát triển, do đó có nhiều loại hình đào tạo khác nhau như

công lập, dân lập, các trung tâm đào tạo từ xa … của nhiều trường khác nhau. Cho nên
một sinh viên có thể học ở một trường Đại học này nhưng đồng thời học ở một trung
tâm khác. Do đó sinh viên có nhu cầu học và thi qua mạng nhằm giảm bớt thời gian
đến trường; Học sinh đang học cũng có thể tham dự các kỳ thi do nhà trường hoặc các
kỳ thi thử do các trung tâm hay các trường đại học tổ chức để kiểm tra trình độ của học
sinh. …
- Để giải quyết các vấn đề khó khăn phức tạp trong việc ra đề thi và việc thi của
sinh viên và học sinh thông qua mạng máy tinh, sự ra đời của chương trình thi trắc
nghiệm sẽ giúp người sử dụng quản lý một số các vấn đề về thi cử một cách tự động,
nhằm trợ giúp cho người sử dụng ra đề thi trắc nghiệm và thí sinh dự thi một cách dễ
dàng, nhanh gọn, an toàn và hiệu quả nhất qua mạng máy tính.
3.2. Thi trắc nghiệm ngoại ngữ truyền thống hiện nay:
Bước 1: Sắp xếp danh sách học sinh – sinh viên có đủ điều kiện để được dự thi
kết thúc ½ học kỳ, hết học kỳ đối với học sinh và thi kết thúc môn đối với sinh viên.
Khi vào phòng thi, thi sinh dự thi sẽ được phát một đề thi bao gồm các câu hỏi trắc
nghiệm mà thí sinh sẽ phải trả lời, số câu hỏi phụ thuộc vào đề thi; một phiếu điền các
câu trả lời tương ứng với các câu hỏi trong đề thi. Mỗi câu hỏi sẽ có nhiều đáp án, thí
sinh chọn phương án trả lời cho câu hỏi trong đề thi và tích chọn ô kết quả trong phiếu
điền kết quả theo hướng dẫn của tờ phiếu.
Bước 2: Sau thi hết thời gian làm bài cán bộ coi thi thu bài thi và ký nhận vào
bài thi sau đó đem nộp lại cho ban tổ chức thi. Các bài thi sau đó được dọc phách và
đưa cho giáo viên chấm thi. Bộ phận chấm thi sẽ chấm thi các bài thi trắc nghiệm của
thí sinh dự thi theo mẫu kết quả có sẵn của các để thi sau đó cho điểm từng câu và cuối
cùng sau khi chấm xong phải điền kết quả tổng điểm của bài thi. Sau khi chấm xong
giáo viên giao bài thi lại cho hội đồng thi.
Bước 3: Hội đồng thi nhận bài thi sau đó kiểm tra kết quả chấm thi rồi ghép
phách và vào điểm, lên điểm và thông báo kêt quả cho thí sinh dự thi.
3.3. Một số hạn chế của hình thức thi trắc nghiệm truyền thống là:
• Thủ tục đăng ký dự thi còn nhiều công đoạn,
• Sau khi nộp bài thi phải dọc phách, đánh số thứ tự, tiến hành lập hội đồng chấm

thi, chọn giáo viên chấm thi, chấm xong phải tiến hành kiểm tra….
• Việc chấm thi thủ công rất mất thời gian của giáo viên và mỗi một kỳ thi, số
lượng bài thi là rất nhiều và việc sai sót là có thể xảy ra.
• Thời gian từ việc thi, chấm thi việc lên điểm cũng mất rất nhiều. Thí sinh dự thi
phải chờ đợi để có thể biết được kết quả bài thi của mình.
Từ những hạn chế trên cho thấy nếu các công đoạn thi và chấm điểm tự động được tự
động thì sẽ khắc phục được những hạn chế trên và mang lại hiệu quả hơn.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay chúng ta có thể áp dụng
những thành tựu của nó vào công việc chấm thi trắc nghiệm một cách nhanh chóng và
hiệu quả làm tăng hiệu suất của công việc như:
• Tăng số đề thi,
• Tránh được những nhầm lẫn không đáng có có thể xảy ra,
• Thời gian chấm thi diễn ra nhanh chóng, điểm thi của thí sinh sẽ sớm được
công bố trên mạng.
3.4. Hệ thống thi trắc nghiệm ngoại ngữ trên mạng
Hệ thống bao gồm: Thành phần tham gia hệ thống, hoạt động của hệ thống.
3.4.1. Thành phần tham gia:
• Bộ phận tổ chức thi,
• Giáo viên,
• Thí sinh dự thi.
3.4.2. Hoạt động gồm:
• Soạn câu hỏi cho đề thi,
• Tạo cấu trúc đề thi,
• Tổ chức thi,
• Báo cáo kết quả thi,
• Quản trị hệ thống phân cấp và giới hạn quyền tham gia hệ thống.
Cụ thể như sau:
- Soạn câu hỏi cho đề thi: Câu hỏi phải nằm trong chương trình học của thí sinh dự
thi, các câu hỏi sẽ được phân mức dễ, trung bình, khó tùy theo trình độ của từng loại
thí sinh. Mỗi câu hỏi phải có nhiều phương án trả lời nhưng chỉ có một phương án trả

lời là đúng, điểm của câu hỏi sẽ tính cho phương án trả lời đúng.
- Tạo cấu trúc đề thi: Dựa vào giáo trình giảng dạy môn học mà tạo ra cấu trúc của
đề thi sẽ được sử dụng trong quá trình thi, bao gồm số chủ đề môn, số câu trong mỗi
chủ đề, số dạng câu trong các chủ đề…
- Tổ chức thi: Bao gồm các công đoạn:
+ Chuẩn bị thi:
- Thí sinh vào phòng thi theo danh sách của giám thị
- Thí sinh khởi động hệ thống thi
- Thí sinh nghe hướng dẫn của giám thị
- Khi có thông báo của giám thị, thí sinh đăng nhập vào hệ thống bằng user và
password (password của thí sinh chính là mã thí sinh dự thi (đối sinh viên là
mã sinh viên)).
- Sau khi đăng nhập xong thí sinh chờ cho hệ thống báo là đã có kết nối với
máy chủ và có xác nhận của giám thị vào bài thi thì thí sinh nhấn vào nút
làm bài thi để bắt đầu làm bài thi của mình.
(Lưu ý: Có thể là khi đăng nhập vào cũng chính là làm bài thi)
(Lưu ý: Thời gian thi của từng thí sinh bắt đầu từ khi thí sinh nhấn vào nút làm bài
thi).
+ Thi.
- Thí sinh đọc câu hỏi sau đó chọn xem câu nào làm trước hay làm sau. Nếu
chưa hết thời gian thí sinh có thể quay lại sửa các câu mà mình cho là chưa
đúng (hay tùy đề thi mà có đề thi chỉ cho phép được làm tuần tự).
- Đối với các trường hợp lỗi do không đăng nhập vào hệ thống, không kết nối
vào cơ sở dữ liệu của máy chủ, đang làm bài thì hệ thống tự ngắt hoặc mất
điện, … thì giám thị ghi lại mã dự thi, số máy của thí sinh đó rồi chuyển cho
hội đồng thi thông qua cán bộ khảo thí. Hội đồng thi sẽ xử lý trực tiếp các
vấn đề đó và thông báo cho giám thị thông qua cán bộ khảo thí cho phép thí
sinh làm lại bài hoặc chuyển sang ca thi kế tiếp.
- Khi thí sinh kết thúc bài thi thì nhấn nút nộp bài hoặc là do hết thời gian làm
bài hệ thống tự động khóa bài thi của thí sinh và nộp bài thí sinh về máy

chủ. Tùy theo từng kỳ thi mà hệ thống sẽ cho hiển thị kết quả bài thi của thí
sinh (Tổng số câu làm đúng trên tổng số câu của bài thi, tổng điểm của bài
thi, thông báo cho thí sinh biết là đỗ hay trượt) hoặc là không hiển thị kết
quả.
+ Kết thúc thi.
- Giám thị ghi lại kết quả giám sát quá trình thi của phòng thi bao gồm tổng
số thí sinh dự thi, số thí sinh vắng, giấy phép của thí sinh vắng (nếu có), số
thí sinh vi phạm quy chế thi, các sự cố xảy ra trong quá trình thi, … .
Việc tính điểm cho bài thi dựa trên những nguyên tắc sau:
- Thang điểm cho bài thi và từng câu hỏi là tùy thuộc vào hội đồng tổ chức
thi.
- Mỗi câu hỏi có nhiều phương án trả lời nhưng chỉ có một phương án là đáp
án đúng. Điểm cho câu hỏi sẽ được tính cho phương án trả lời đúng, phương
án sai sẽ không được tính điểm cho câu hỏi.
- Báo cáo kết quả thi:
Sau khi hoàn thành quá trình thi, hệ thống sẽ tự động thống kê danh sách các thí
sinh đạt và không đạt tùy theo biểu điểm do hội đồng tổ chức thi đề ra. Sau đó lập báo
cáo kết quả thi và đưa toàn bộ kết quả thi lên một địa chỉ xác định để thí sinh có thể tra
cứu điểm bài thi của mình. Nếu thí sinh có thắc mắc về điểm thi sau khi tra cứu thì có
thể phúc tra bài thi, khi đó được sự đồng ý của hội đồng thi quản trị hệ thống sẽ đưa ra
chi tiết bài thi của thí sinh để giải đáp thắc mắc của thí sinh.
3.5. Các dạng trắc nghiệm ngoại ngữ có thể thực hiện:
1.5.1. Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn với một phương án trả
lời
Câu hỏi có nhiều phương án chọn với một phương án trả lời là dạng câu hỏi trắc
nghiệm gồm một phần mô tả chung và các lựa chọn A, B, C, D, … . Thí sinh cần lựa
chọn câu trả lời đúng trong số các lựa chọn.
1.5.2. Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn với nhiều phương án
trả lời
Câu hỏi có nhiều lựa chọn với nhiều phương án là câu hỏi trắc nghiệm gồm một

phần mô tả chung và các lựa chọn A, B, C, D, … . Thí sinh cần lựa chọn các câu trả
lời đúng trong số các lựa chọn. Kết quả chỉ được xem là đúng khi lựa chọn tất cả các
câu đúng.
1.5.3. Câu hỏi đúng sai
Câu hỏi đúng sai là câu hỏi trắc nghiệm dạng đặc biệt của câu hỏi nhiều lựa chọn,
dạng này chỉ có hai phương án lựa chọn là đúng hoặc sai.
1.5.4. Câu hỏi điền khuyết
Câu hỏi điền khuyết là dạng câu hỏi trắc nghiệm gồm một phần mô tả chung trong
đó có những vị trí chưa có dữ liệu thích hợp. Thí sinh dự thi cần trả lời bằng một giá
trị bằng cách chọn lựa trong một danh sách các giá trị có sẵn.
1.5.5. Câu hỏi ghép đôi
Câu hỏi ghép đôi là dạng câu hỏi trắc nghiệm gồm một phần mô tả chung và một
bảng hai cột các lựa chọn 1, 2, 3, 4,… trong cột đầu tiên và A, B, C, D,… trong cột thứ
hai. Thí sinh tham dự thi cần chọn lựa các cặp ghép đôi tương ứng từ hai cột lựa chọn
này.
1.5.6. Câu hỏi tìm ý chính của một đoạn văn
Câu hỏi tìm ý chính của một đoạn văn là dạng câu hỏi trắc nghiệm gồm một đoạn
văn cho trước, thí sinh cần đọc hiểu rồi dựa vào phần mô tả chung đó tìm ra ý tổng
quát của bài dựa theo các câu được nêu ở bên dưới.
3.6. Xây dựng mô hình chức năng
3.6.1. Sơ đồ ngữ cảnh
Hình 1: Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống thi trắc nghiệm.
Thay đổi password
Giám thị
Thí sinh
Giáo viên
Người quản trị
0
Hệ thống
thi trắc

nghiệm
trực tuyến
Đăng nhập
Thông tin hệ thống
Thông báo
Thay đổi password
Thay đổi thông tin trong hệ thống
Cập nhật thành viên vào hệ thống
Thông báo
Thông tin
Thay đổi password
Soạn câu hỏi thi, sửa chữa
Xem kết quả thi
Kết quả
Đăng nhập
Thông báo
Đề thi
Nộp bài
Kêt thúc thi
Ban lãnh đạo
Xác nhận bài thi của thí sinh
Yêu cầu báo cáo
Báo cáo
Cán bộ khảo thí
Đăng nhập
Đăng nhập
Thông báo
Thông tin
Xóa bài thi
Đã xóa

Thay đổi thông tin cá nhân
Tạo môn thi
Môn thi
Thông báo
Thay đổi thông tin
Đã xác nhận
Đăng ký dự thi
Thông tin đăng ký
3.6.2. Biểu đồ phân rã chức năng:
Hình 2:Biểu đồ phân rã chức năng của hệ thống thi trắc nghiệm.
3.6.3. Mô tả chi tiết chức năng lá:
3.6.3.1.Quản lý hệ thống.
3.6.3.1.1 Thay đổi password: Phần này chỉ có người quản trị, giáo viên, giám thị và
cán bộ khảo thí là có quyền thay đổi để đảm bảo an ninh, bảo mật cho hệ thống.
3.6.3.1.2 Cập nhật thành viên: Thêm, bớt người quản trị, giáo viên, giám thị, cán bộ
khảo thí vào trong hệ thống. Phần này chỉ có người quản trị là có quyền thêm vào cơ
sở dữ liệu của hệ thống.
3.6.3.1.3 Thay đổi thông tin: Thay đổi thông tin người dùng tham gia hệ thống thi trắc
nghiệm. Phần này chỉ có người quản trị, giáo viên và cán bộ khảo thí là có quyền thay
đổi.
3.6.3.1.4 Xóa bài thi của thí sinh: Xóa bài thi của thí sinh. Phần này do cán bộ khảo thí
thực hiện.
Hệ thống thi trắc nghiệm ngoại ngữ qua mạng lan
1. Quản lý hệ thống
3. Tổ chức thi
4. Lập báo cáo
3.1 Đăng ký dự thi
4.1 Kết quả kỳ thi
4.2 Danh sách thi đạt
2.1 Tạo môn thi

4.3 Danh sách thi trượt
2. Quản lý ngân hàng câu hỏi
1.1 Thay đổi password
1.2 Cập nhật thành viên
1.3 Thay đổi thông tin
3.3 Kết thúc thi
3.2 Thi
1.4 Xóa bài thi của thí
sinh
2.2 Tạo câu hỏi thi
2.3 Sửa câu hỏi thi
3.6.3.2. Quản lý ngân hàng câu hỏi
3.6.3.2.1 Tạo môn thi: Tạo ra môn thi trắc nghiệm.
3.6.3.2.2 Tạo câu hỏi thi: Tạo ra câu hỏi trắc nghiệm và đáp án mới của các môn học,
bao gồm các thông tin sau:
+ Dạng câu hỏi.
+ Số phương án trả lời.
+ Phương án trả lời đúng.

Lưu ý: Phần này chỉ có giáo viên trong hệ thống là có quyền cập nhật.
3.6.3.2.3 Sửa câu hỏi thi: Cập nhật, sửa chữa các câu hỏi cho từng môn học đã có trong
ngân hàng câu hỏi trong hệ thống, bao gồm các thông tin:
+ Dạng câu hỏi.
+ Số phương án trả lời.
+ Phương án trả lời đúng.

Lưu ý: Phần này chỉ có giáo viên trong hệ thống là có quyền thực hiện.
3.6.3.3. Tổ chức thi
3.6.3.3.1 Đăng ký dự thi: Lên danh sách phòng thi, số máy tham dự kỳ thi vào hệ
thống.

3.6.3.3.2 Thi: Thí sinh nhận đề thi của mình sau khi đăng nhập vào hệ thống thi và có
xác nhận của giám thị thì tiến hành làm bài thi theo hướng dẫn của giám thị trước khi
thi và theo hướng dẫn của đề thi. Sau khi hoàn thành bài thi trong thời gian cho phép,
thí sinh nhấn vào nút kết thúc bài thi và rời khỏi phòng thi hoặc là khi hết thời gian thi,
hệ thống tự khóa bài thi và nộp bài thi của thí sinh.
3.6.3.3.3 Kết thúc thi: Hết giờ thi hệ thống khóa bài thi của các thí sinh. Giám thị
thống kê lại kết quả của quá trình thi (Tổng số thí sinh tham dự thi, các sự cố xảy ra
trong quá trình thi, đã xử lý hay chưa được xử lý…).
(Lưu ý: Trong quá trình thi, giám thị phải giám sát quá trình làm bài của thí sinh dự
thi để phát hiện và xử lý các vấn đề, lỗi phát sinh có thể sảy ra như là: thí sinh dự thi
không điền đủ thông tin vào bài thi, hỏng hóc hệ thống thi, các lỗi vật lý (Mất điện,
máy tự turn off, restart), click nhầm vào ô kết thúc bài thi, gian lận trong quá trình
làm bài thi của thí sinh, … . Đồng thời phải báo cho cán bộ khảo thí biết để khắc
phục)
3.6.3.4. Lập báo cáo
3.6.3.4.1 Kết quả kỳ thi: Đưa ra báo cáo thống kê sau khi hoàn tất kỳ thi. Tùy theo yêu
cầu mà đưa ra báo cáo thích hợp như là:
- Báo cáo bảng điểm của thí sinh tham dự thi.
- Báo cáo chi tiết bài thi của thí sinh theo yêu cầu.
- Báo cáo biên bản dự thi của từng phòng thi.

3.6.3.4.2 Danh sách thi đạt: Đưa ra danh sách các thí sinh thi đạt kết quả theo yêu cầu
mà hội đồng thi đề ra.
3.6.3.4.3 Danh sách thi trượt: Đưa ra danh sách các thí sinh không đạt yêu cầu mà hội
đồng thi đề ra.
3.6.4. Danh sách các hồ sơ sử dụng:
1. Người quản trị (D1)
2. Giáo viên (D2)
3. Cán bộ khảo thí (D3)
4. Môn thi (D4)

5. Ngân hàng câu hỏi (D5)
6. Phòng thi (D6)
7. Danh sách thí sinh tham dự thi (D7)
8. Bài thi của thí sinh (D8)
3.6.5. Ma trận thực thể chức năng
Các thực thể
Người quản trị
D1
Giáo viên
D2
Cán bộ khảo thí
D3
Môn thi
D4
Ngân hàng câu hỏi
D5
Phòng thi
D6
Danh sách thí sinh tham dự thi
D7
Bài thi của thí sinh
D8
Các chức năng
D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8
1.Quản lý hệ thống
U U U U
2. Quản lý ngân hàng câu hỏi
C U
3. Tổ chức thi
R R R R U

4. Lập báo cáo
R
Hình 3: Ma trận thực thể chức năng.
3.6.6. Sơ đồ luồng dữ liệu
3.6.6.1. Sơ đồ luồng dữ liệu ở mức 0:
Hình 4: Sơ đồ luồng dữ liệu ở mức 0 (Đối với tác nhân là người quản trị).
Hình 5: Sơ đồ luồng dữ liệu ở mức 0 (Đối với tác nhân là thí sinh).
Đăng nhập
Người quản trị
D1 | Người quản trị
D2 | Giáo viên
Cập nhật thành viên, thay
đổi thông tin, thay đổi
password
Nhập lại
Thông tin hệ thống
D3 | Cán bộ khảo thí
1.0
Quản lý hệ
thống
Cập nhật thay đổi xong
Thí sinh
3.0
Tổ chức thi
Đăng nhập
Nhập lại
Đề thi
D7 | Danh sách thí sinh tham dự thi
Nộp bài thi
Kết thúc thi

D8 | Bài thi của thí sinh
D5 | Ngân hàng câu hỏi
D4 | Môn thi
D6 | Phòng thi
Hình 6: Sơ đồ luồng dữ liệu ở mức 0 (Đối với tác nhân là giáo viên).
Hình 7: Sơ đồ luồng dữ liệu ở mức 0 (Đối với tác nhân là ban lãnh đạo).
Giáo viên
Đăng nhập
1.0
Quản lý hệ
thống
D2 | Giáo viên
Nhập lại
Thông tin
Thay đổi thông tin, password
Đã thay đổi
Tạo môn thi
2.0
Quản lý
ngân hàng
câu hỏi
D4 | Môn thi
Môn thi
Tạo câu hỏi thi
Câu hỏi
Sửa câu hỏi thi
Thông tin câu hỏi
D5 | Ngân hàng câu hỏi
4.0
Lập báo

cáo
Xem kết quả thi của thí sinh
Kết quả
D8 | Bài thi của thí sinh
4.0
Lập báo
cáo
Ban lãnh đạo
Báo cáo kết quả kỳ thi
D8| Bài thi của thí sinh
Báo cáo
Hình 8: Sơ đồ luồng dữ liệu ở mức 0 (Đối với tác nhân là cán bộ khảo thí).
4.0
Lập báo
cáo
Đăng nhập
Thông báo
Cán bộ khảo thí
Thông tin
Xóa bài thi của thí sinh
Thay đổi thông tin, password
1.0
Quản lý
hệ thống
D8 | Bài thi của thí sinh
D3 | Cán bộ khảo thí
Xem kết quả bài thi chi tiết
Kết quả bài thi
3.0
Tổ chức

thi
Đăng ký dự thi
Thông tin đăng ký
D6 | Phòng thi
Đã xóa

×