Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.66 KB, 26 trang )

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN SỐ 3

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên

gọi

Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới, được xây
dựng trên nền tảng di sản của Luật La Mã (ius civile), phát triển ở các nước Pháp, Đức
và một số nước lục địa Châu Âu. Trong đó pháp luật của Pháp, Đức là quan trọng nhất
và có ảnh hưởng lớn tới pháp luật của các nước khác trong hệ thống pháp luật này.
Ngày nay, tên gọi của hệ thống pháp luật này rất đa dạng như Hệ thống pháp luật
1
Châu Âu lục địa, Hệ thống pháp luật La Mã - Đức, Hệ thống pháp luật Pháp - Đức,


Hệ thống pháp luật Civil law, Hệ thống pháp luật thành văn, Hệ thống pháp luật dân
luật, Hệ thống pháp luật bắt nguồn từ Luật La Mã.
Thuật ngữ Civil Law trong luật học có hai nghĩa phổ biến. Thứ nhất, Civil law là tên
gọi của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (còn gọi là hệ thống pháp luật La Mã – Đức),
là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới mà nền tảng là luật La Mã cổ đại. Thứ hai,
Civil law còn có nghĩa là luật dân sự - ngành luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân
thân giữa các cá nhân, thuộc lĩnh vực luật tư, điều chỉnh quan hệ giữa tư nhân với tư
nhân. Trong lĩnh vực luật so sánh, Civil law được hiểu theo nghĩa thứ nhất là hệ thống
pháp luật lớn nhất trên thế giới mà nền tảng của nó là luật La Mã cổ đại.
2. Phân

nhóm



Đóng góp vào sự phát triển của hệ thống pháp luật này là nhiều trường phái pháp luật
trong đó có: trường phái pháp luật lịch sử (một nhánh trong đó là trường phái pháp điển
hóa hiện đại, thế kỷ XVI ở Đức), trường phái nhân văn thế kỷ XVI ở Pháp mong muốn
phục hồi nguyên bản Luật La Mã, trường phái pháp luật tự nhiên thế kỷ XVII, XVIII
nhấn mạnh đến quyền tự nhiên, trường phái luật học sư (glossators), trường phái hậu luật
học sư (post-glossators). Các học giả luật so sánh cho rằng hệ thống Civil law phải được
chia nhỏ thành 3 nhóm khác nhau:
Civil Law của Pháp: bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, và những nước thuộc địa cũ của
Pháp;
Civil Law của Đức: bao gồm Đức, Áo, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Cộng hòa Trung Hoa.
Civil Law của những nước Bắc Âu: bao gồm Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na
Uy và Ailen.
2
3. Phân

bố


Civil claw tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Hà Lan, Thụy Sỹ, Scotland. Nhiều quốc gia
Tây Âu như Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia có nhiều thuộc địa ở
các châu lục khác nên dòng họ pháp luật civil law đã có điều kiện thuận lợi để phát triển
sang các châu lục khác. Do đó, có thể nói, sự phát triển cũng như ảnh hưởng của pháp
luật châu Âu lục địa là do quá trình thuộc địa hóa.
Tại châu Phi: pháp luật châu Âu lục địa phổ biến là do trước khi người Tây Âu đô hộ
những nước này không có hệ thống pháp luật phát triển nên họ dễ dàng tiếp nhận pháp
luật của người đô hộ. Một số nước khác thuộc Liên hiệp Anh nhưng vẫn chịu ảnh hưởng
của hệ thống pháp luật này như Mavriky và quần đảo Ceishell. Ngoài ra Bắc phi cũng

chịu ảnh hưởng do tiếp nhận tiếp nhận các đạo luật của Pháp hoặc Ý.
Tại châu Mỹ: những thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Hà Lan là
những vùng lãnh thổ đã tiếp nhận các chế định pháp luật thuộc dòng họ Civil law và xây
dựng theo hình mẫu của châu Âu. Một số khu vực thuộc lãnh thổ như bang Luisiana của
Mỹ, bang Quebek của Canada, Pueto-Rico vẫn còn tồn tại một phần hệ thống pháp luật
châu Âu lục địa.
Tại châu Á: khu vực Trung Đông (Thổ Nhĩ Kì, Ai Cập, Iraq, Israel, Jordanie, Kowei)
pháp luật châu Âu lục địa được cấy ghép xen kẽ với pháp luật Hồi giáo tạo nên hệ thống
pháp luật pha trộn. Các nước vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt
Nam, Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc trong lĩnh vực công pháp và tư pháp. Chịu ảnh
hưởng không những các học thuyết, các tư tưởng pháp luật mà còn chịu ảnh hưởng các
chế định pháp luật như hợp đồng, thừa kế, sở hữu, pháp nhân, chính phủ, hệ thống tòa
án, bộ luật hình sự, thương mại,…
4. Sự

hình thành và phát triển của hệ thống Civil law

Quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Civil law bao gồm 3 giai đoạn: giai
đoạn pháp luật tập quán trước thế kỷ XIII, giai đoạn phát triển của pháp luật thành văn
thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII, giai đoạn hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất
3
bằng pháp điển hóa pháp luật đầu thế kỷ XIX đến nay.
()*) +
,.
/01
2 34 5666)


Ở giai đoạn này, các tập quán địa phương chiếm ưu thế trên khắp châu Âu lục địa, có
thể kể đến như các luật tập quán của Pháp, Đức, của các dân tộc Slavian và nổi bật nhất

là Bộ luật 12 bảng của người La Mã. Luật La Mã có ảnh hưởng bao trùm lên châu Âu,
đặc biệt dưới thời hoàng đế Justinian, ông đã ra lệnh hệ thống hóa và củng cố pháp luật
La Mã. Kết quả tạo nên công trình pháp luật lớn mang tên Corpus Juris Civilis (có nghĩa
là Tập hợp các chế định luật dân sự) bao gồm 4 phần: Code, Digest, Institutes và Novels.
Code là phần hệ thống hóa tất cả các luật của các hoàng đế La Mã cổ đại đã ban
hành, các điểm chồng chéo hoặc không rõ ràng bị loại bỏ.
Digest là tập hợp các luận thuyết về pháp luật có giá trị nhất của các học giả cổ đại
La Mã.
Institutes là cuốn sách giáo khoa về pháp luật được viết bởi các cố vấn pháp luật La
Mã cổ đại.
Novels là bao gồm các luật mới ban hành bởi hoàng đế Justinian.
Nhìn chung, giai đoạn này pháp luật còn đơn giản, còn lẫn lộn giữa các quy phạm
đạo đức, tôn giáo và pháp luật. Pháp luật chưa thật sự trở thành công cụ chủ yếu đảm
bảo công lý trong xã hội, phương pháp giải quyết tranh chấp phụ thuộc nhiều vào ý chí
của thượng đế, của sự may rủi hoặc thiếu sự khách quan như chịu thử thách với lửa,
nước, lời thề trước Chúa, đấu súng, đấu gươm…Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này còn chịu
ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng tôn giáo, nhiều quốc gia lấy luật lệ nhà thờ làm luật lệ
nhà nước.
4.2. Giai đoạn phát triển của pháp luật thành văn thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ
XVIII
Từ những điều kiện về kinh tế, chính trị, đặc biệt là phong trào văn hóa Phục Hưng
phát triển mạnh mẽ đã khiến cho pháp luật La Mã được hồi sinh và bước vào thời kỳ
phục hồi những giá trị nhân văn đã có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Luật La Mã được
phục hồi ở châu Âu không phải do cơ quan quyền lực thực hiện mà do công lao của các
trường đại học ở châu Âu. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII, thông qua các việc nghiên
cứu, giảng dạy Luật La Mã nhằm đào tạo các chuyên gia pháp luật, các trường đại học
đã có những đóng góp lớn
4 cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật chung cho châu Âu
lục địa đó là Jus commune of universitirs (pháp luật chung của các trường đại học).
Trong giai đoạn này, xuất hiện 5 trường phái pháp luật sau đây:



Trường phái của các giáo sư luật (Glossators): xuất hiện từ thế kỷ XIII ở Bologna,
trường phái này tập trung vào việc tìm hiểu và giải thích ý nghĩa ban đầu của Corpus
Juris Civilis.
Trường phái các nhà bình luận (Commentators hoặc Post Glossators): xuất hiện vào
thế kỷ XIV ở Italia. Trường phái này không còn tìm hiểu và giải thích ý nghĩa ban đầu
của Corpus Juris Civilis mà tìm cách giải thích nó sao cho phù hợp với nhu cầu của xã
hội đương thời. Trường phái này đã biến luật La Mã thành nền tảng của khoa học pháp
lý châu Âu.
Trường phái nhân văn ((Humanistes): xuất hiện ở Pháp vào thế kỷ XV. Trường phái
này cố gắng phục hồi nguyên gốc luật La Mã.
Trường phái các nhà pháp điển hiện đại (Usus Modermnus Pandectarium hay
Pandectists): xuất hiện ở Đức vào thế kỷ XVI. Trường phái này quan tâm đến việc làm
thế nào để áp dụng các quy phạm pháp luật trong thực tiễn, làm cho không mâu thuẫn
với tập quán pháp ở Đức
Trường phái pháp luật tự nhiên (The Natural Law School): xuất hiện ở Đức thế kỷ
XVII – XVIII. Ở các trường đại học, trường phái này chủ trương dạy một loại pháp luật
đã được hệ thống hóa cho phù hợp với nhu cầu của đời sống hiện đại. Khao học pháp lý
được hoàn toàn đổi mới, lúc này pháp luật chia thành hai nhánh là luật công và luật tư.
Jus commune (pháp luật thống nhất) mang tính mềm dẻo, không phải là khuôn mẫu
mang tính bắt buộc nên ở mỗi nước ở châu Âu lục địa sẽ có những cách tiếp nhận khác
nhau. Ở Pháp, pháp luật thống nhất chỉ được coi là “lẽ phải thành văn” (Raison écrit),
nghĩa là nước Pháp chỉ chấp nhận ảnh hưởng của pháp luật thống nhất bởi vì nhà vua đề
cao tính bắt buộc của luật do mình ban hành hơn pháp luật thống nhất. Ở Đức tiếp nhận
pháp luật dễ dàng hơn, pháp luật thống nhất ở đây là Luật La Mã đã được các nhà pháp
điển hiện đại cải biến cho phù hợp. Ở Italia, việc tiếp nhận pháp luật thống nhất diễn ra
một cách tự nhiên vì đây là quê hương của Luật La Mã cổ đại, Luật La Mã được Đại học
Bologne nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá rộng rãi.
Tóm lại, từ thế kỷ XIII đến XVIII, trên cơ sở ảnh hưởng sâu rộng của Corpus Juris

5 chung châu Âu lục địa ra đời và được gọi là Jus Commune.
Civilis, hệ thống pháp luật
4.3. Giai đoạn hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất bằng pháp điển hóa pháp
luật đầu thế kỷ XIX đến nay.


Sau cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, kỹ thuật lập pháp ở các nước châu Âu phát
triển lên trình độ pháp điển hóa. Giai đoạn này nhiều văn bản pháp luật quan trọng ra
đời, là cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển tư tưởng pháp luật của nhân loại.
Trước hết là Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp. Những
quy định trong Bản tuyên ngôn này đã trở thành những nguyên tắc cơ bản cho các bản
hiến pháp của các quốc gia ở châu Âu lục địa và nhiều nước trên thế giới. Vào thế kỷ
XIX, các bộ luật quan trọng của Pháp và Đức ra đời (như Bộ luật dân sự Napoleon năm
1804 của Pháp, Bộ luật dân sự năm 1896 của Đức…) đánh dấu giai đoạn phát triển rực
rỡ của khoa học pháp lý. Thông qua quá trình xâm lược thuộc địa, văn bản pháp luật của
các nước này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều quốc gia trên thế giới.
II. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA
1. Có chung nguồn gốc Luật La Mã
Hệ thống Civil claw bắt nguồn từ Luật La Mã. Hầu hết các quốc gia ở châu Âu lục
địa đều chịu sự đô hộ kéo dài của đế quốc La Mã nên Luật La Mã ảnh hưởng mạnh mẽ
đến hệ thống pháp luật của các nước châu Âu lục địa. Qua phân tích về quá trình hình
thành và phát triển của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa ở trên, có thể thấy các bộ luật
lớn như Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804, Bộ luật dân sự Đức năm 1896 đều được
hình thành trên cơ sở kết hợp luật tập quán địa phương và Luật La Mã. Trên nền tảng
của Luật La Mã, hệ thống pháp luật chung châu Âu lục địa ra đời và được nhiều nước ở
châu Âu tiếp thu một cách linh hoạt, từ đó tạo nên một truyền thống pháp luật lớn trên
thế giới với những đặc trưng riêng biệt.
2. Hình thức của pháp luật
Đặc trưng về hình thức pháp luật ở mỗi dòng họ pháp luật chịu ảnh hưởng và được
quy định bởi nguồn gốc của các chính họ pháp luật đó. Đối với các quốc gia thuộc hệ

thống pháp luật châu Âu lục địa, hình thức pháp luật chủ yếu là pháp luật thành văn, bên
cạnh đó còn có các hình thức pháp luật khác như pháp luật tập quán, án lệ, học thuyết,
các nguyên tắc chung của pháp luật. Nguyên nhân của vấn đề này có nguồn gốc từ Luật
6
La Mã cổ, trong đó luật thành văn là hình thức pháp luật chủ yêu và quan trọng nhất của
nguồn luật này.


2.1. Pháp luật thành văn:
Ở dòng họ Civil law, pháp luật thành văn được coi trọng và có trình độ hệ thống hóa,
pháp điển hoa cao. Vào thế kỉ XIX, sau khi các bộ luật cơ bản Pháp ra đời, với ảnh
hưởng từ những bộ luật này, nhất là bộ luật Napoleon, trường phái pháp luật thực chứng
ra đời. Trường phái pháp luật thực chứng coi pháp luật thành văn hầu như là nguồn duy
nhất của pháp luật. Ngày nay không ai còn ảo tưởng vai trò tuyệt đối của pháp luật thành
văn, tuy nhiên theo tư tưởng truyền thống, pháp luật thành văn vẫn được coi là nguồn
quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật.
Nguồn của pháp luật thành văn bao gồm các loại văn bản sau đây:
Hiến pháp (Constitution): Là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất do Nghị viện
ban hành với điều kiện có từ 2/3 trở lên số nghị sĩ ở cả hai viện bỏ phiếu thuận. Ở một số
nước sau khi hai viện thông qua còn phải trưng cầu dân ý, hiến pháp chỉ được thông qua
khi đại đa số cử tri bỏ phiếu thuận (như Hiến pháp 1958 của Pháp). Để bảo vệ Hiến pháp
phần lớn các nước châu Âu đều lập thành Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến.
Các công ước quốc tế (Traité internationale): Các công ước quốc tế thông thường
được kí kết khi không trái với hiến pháp quốc gia, trong trường hợp cần thiết thì phải sửa
đổi hiến pháp trước khi kí kết điều ước quốc tế. Một số quốc gia như Pháp và Hà Lan
quy định các công ước quốc tế có hiệu lực cao hơn nội luật. Nhìn chung, các nước lục
địa châu Âu đều có quan điểm tương đối thống nhất là công ước quốc tế có hiệu lực dưới
hiến pháp nhưng trên các đạo luật quốc gia.
Bộ luật (Code): Lúc mới ra đời bộ luật có nghĩa là tuyển tập những luật khác nhau
như Bộ luật Pheodosia và Justianus cổ đại. Vào thời phong kiến, bộ luật có nghĩa là một

văn bản luật tổng hợp, trình bày có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các loại
quan hệ xã hội khác nhau bao gồm cả hình sự, dân sự, hành chính, thương mại, đất đai,
hôn nhân gia đình… như Bộ luật 1683 của Đan Mạch, Bộ luật 1687 của Na Uy, Bộ luật
734 của Thụy Điển và Phần Lan, Bộ luật 1794 của Phổ. Hiện nay, bộ luật được hiểu để
7
chỉ các văn bản luật tổng hợp và trình bày có hệ thống quy phạm điều chỉnh một lĩnh
vực quan hệ xã hội nhất định.


Luật (Loi): Là những văn bản quy phạm pháp luật do nghị viện ban hành theo một
trình tự, thủ tục nhất định và phải được đại đa số nghị sĩ ở cả hai nghị viện bỏ phiếu
thuận. Luật bao gồm nhiều loại: luât tổ chức, luật tài chính, luật thông qua bằng hình
thức trưng cầu dân ý, luật thông thường. Đối tượng điều chỉnh của luật có thể có giới
hạn như ở Pháp dưới nền cộng hòa thứ V hoặc có thể vô hạn như ở Anh, Mỹ, Italia, các
nước XHCN, Pháp dưới nền cộng hòa thứ III, thứ IV. Luật thường có hiệu lực từ khi
người đứng đầu nhà nước kí lệnh công bố cho đến khi bị bãi bỏ. Ở Pháp luật có hiệu lực
sau một ngày sau khi công báo công bố luật được chuyển đến thủ phủ của tỉnh trừ
trương hợp bản thân luật có quy định khác về thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Luật không
có hiệu lực hồi tố trừ khi việc áp dụng văn bản pháp luật mới có lợi cho đương sự.
Sắc lệnh (Décret): Do tổng thống ban hành (ở Pháp từ năm 1958 thủ tướng cũng có
quyền ban hành) có hiệu lực thấp hơn luật, có những sắc lệnh được ban hành thuộc lĩnh
vực luật theo sự ủy quyền của nghị viện thì có hiệu lực như luật gọi là sắc lệnh – luật
(Décret - Loi).
Nghị định (Ordonnance): Do chính phủ ban hành trong lĩnh vực lập quy và có hiệu
lực thấp hơn luật và sắc lệnh. Tuy nhiên, có những nghị định được nghị viện ủy quyền
ban hành thuộc lĩnh vực luật, khi chưa được nghị viện phê chuẩn thì có hiệu lực như
nghị định thông thường, sau khi được nghị viện phê chuẩn thì có hiệu lực như luật.
Quyết định (Décision): do tổng thống ban hành để thực hiện thẩm quyền đặc biệt
theo quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 1958 của Pháp. Những quyết định này không
cần các bộ trưởng liên quan tiếp kí. Quyết định (Arrêté) do bộ trưởng, thị trưởng ban

hành.
Chỉ thị (Directive): của cấp trên đối với cấp dưới.
Thông tư (Circulaire): của cấp trên đối với cấp dưới và phần lớn các thông tư mang
tính bắt buộc thực hiện.
2.2. Tập quán pháp luật:
Các nước trong dòng họ Civil law thừa nhận tập quán pháp là những quy tắc xử sự
hình thành một cách tự phát, tồn tại lâu đời, đươc truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác,
8
trở thành thế quan tự nhiên và mang tính bắt buộc chung như quy phạm pháp luật.


Tập quán dựa trên hai yếu tố là khách quan và chủ quan. Về yếu tố khách quan, tấp
quán là các quy tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại lâu đời, trở thành thói
quen tự nhiên. Về yếu tố chủ quan, các chủ thể pháp luật cho rằng tập quán là nhũng thói
quen mang tính bắt buộc chung như quy phạm pháp luật.
Tập quán pháp luật được chia làm ba loại:
Tập quán áp dụng đương nhiên (Praeter legem): là những tập quán mà nhà nước và
xã hội thừa nhận một cách phổ biến như con cái sinh ra mang họ bố, con gái lấy chồng
mang họ của chồng.
Tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu của pháp luật (Secundum legem): Trong Bộ luật
dân sự Napoleon tại các Điều 645, 663, 671, 674 đã dẫn chiếu việc áp dụng các tập quán
địa phương trong lĩnh vực sở hữu đất đai, sử dụng nguồn nước, hàng rào phân cách,
trông cây gần giới hạn đất láng giềng, các công trình xây dựng liền kề đất người bên
cạnh. Ngoài ra, Bộ luật này còn dẫn chiếu về áp dụng tập quán trong lĩnh vực hợp đồng,
giải thích hợp đồng như “Điều nào không rõ ràng thì giải thích theo thông lệ nơi hợp
đồng giao kết” (Điều 1159), “Hợp đồng có tính bắt buộc không chỉ về những gì đã được
nói rõ mà còn về những hậu quả mà sự công bằng, tập quán hoặc pháp luật coi là thuộc
về nghĩa vụ bản chất của nó” (Điều 1135)
Tập quán trái pháp luật (Adversus legem): Một số tập quán trái pháp luật nhưng vì
các tập quán đó rất phổ biến trong xã hội nên buộc nhà nước phải thừa nhận. Ví dụ như

“Mọi chứng thư tặng cho lúc còn sống phải lập trước mặt công chứng viên, theo các
hình thức thông thường của hợp đồng và phải lưu bản chính, nếu không sẽ vô hiệu”
(Điều 931 Bộ luật Napoleon). Tuy nhiên, việc tặng cho tài sản trong thực tiễn không
theo quy định trên rất phổ biến, vì vậy mà nhà nước buộc phải chấp nhận.
2.3. Án lệ:
Án lệ được hiểu là 9bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi
như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp
tương tự.


Theo quan điểm của lí luận phổ biến của các hệ thống pháp luật ở lục địa châu Âu,
các nguyên tắc, các giải pháp pháp lý rút ra từ án lệ không có cùng giá trị như pháp luật
thành văn. Đó là các giải pháp không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi bất kì lúc
nào phụ thuộc vào vụ việc mới. Thực tiễn xét xử của tòa án không bị ràng buộc bởi
những quy phạm do chính nó tạo ra và cũng không có thể dựa vào các quy phạm đó để
biện luận cho quyết định của mình. Án lệ chỉ được áp dụng khi mà thẩm phán thấy nó
phù hợp với vụ án đáng xét xử. Án lệ không được coi là nguồn của pháp luật.
Mặc dù có nhiều cản trở như vậy, nhưng ý nghĩa quan trọng của án lệ ngày càng
được thừa nhận và được chứng minh trong quá trình phát triển của pháp luật. Chẳng hạn
trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ở Pháp, người ta chủ yếu dựa vào án lệ vì trong Bộ
luật dân sự rất ít quy định cụ thể về vấn đề này.
Hiện nay, nhiều nước lục địa châu Âu đã có các tuyển tập án lệ chính thức như ở
Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kì và án lệ càng ngày càng được
khẳng định là một trong những nguồn không thể thiếu của pháp luật.

2.4. Học thuyết
Trong quá khứ, học thuyết từng là nguồn chính của hệ thống pháp luật lục địa châu
Âu. Các nguyên tắc chính đã ra đời trong khoảng thế kỉ XIII - XVIII do các trường đại
học châu Âu xây dựng nên. Cùng với sự thắng lợi của các tư tưởng dân chủ tư sản và sự
ra đời của các bộ luật cơ bản Pháp vào đầu thế kỉ XIX sự thống trị của học thuyết mới

được thay thế bằng sự thống trị của luật.
Ngày nay, học thuyết không còn là nguồn chính của pháp luật, tuy nhiên xem xét
pháp luật theo nghĩa rộng, học thuyết vẫn là nguồn quan trọng. Học thuyết tạo ra ngân
hàng khái niệm và tư duy pháp luật mà nhà lập pháp sử dụng, tạo ra các phương pháp để
10
hiểu và giải thích pháp luật một cách đúng đắn, đồng thời tác động đến tư tưởng của các


nhà lập pháp trong các giai đoạn lịch sử và vì vậy trong quá trình lập pháp họ đã thể hiện
tư tưởng của các học thuyết đó trong pháp luật.
Nhìn vào hiến pháp hiện hành của các nước lục địa châu Âu và các lục địa khác
chúng ta thấy được sự ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực trong tổ
chức và bộ máy nhà nước ở các nước châu Âu và các nước trên thế giới.
2.5. Các nguyên tắc chung của pháp luật:
Là các nguyên tắc có thể thành văn và không thành văn được chấp nhận trong pháp
luật quốc gia của hầu hết các nước. Các nguyên tắc chung có thể được thể hiện trong
hiến pháp, các bộ luật, các luật, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên tắc chung của pháp luật
không được thể hiện trong luật thành văn hiện hành mà có nguồn gốc từ án lệ hoặc Luật
La Mã cổ đại. Việc thừa nhận những nguyên tắc chung này dựa trên quan điểm quan
niệm pháp luật là đại lượng của công bằng, công lí. Những nguyên tắc chung giúp chúng
ta lấp các chỗ trống của pháp luật, giúp các thẩm phán tìm ra giải pháp công bằng nhất
khi giải quyết các vụ việc trong thực tiễn.
Một số nguyên tắc chung của luật La Mã cổ đại được nhiều quốc gia lục địa châu Âu
thừa nhận:
Affectio tua nomen imponit operi tuo – Động cơ của anh đặt tên cho hành vi của anh.
Non bis in idem – Không ai bị xét xử về một tội phạm đã được kết án bằng một bản
án đã có hiệu lực .
Affectus punitur licet non sequatur affectus – Ý định cần phải bị trưng phạt mặc dù
không đạt được mục đích.
Affirmantis est probare – Ai khẳng đinh, người đó chứng minh

Nemo in propria causa testis esse debet – Không ai có thể tự làm chứng cho mình.
Nemo jus sibi dicere potest – Không ai có thể tự mình phán xử mình.
Nemo cogitationis poenam patitur – Không ai có thể trừng phạt vì suy nghĩ của mình
Non obligal lex nisi promulgate – Một đạo luật chỉ có thể bắt buộc thực hiện khi đã
công bố

11

3. Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư


Cấu trúc hệ thống pháp luật của Civil law có sự phân định thành lĩnh vực luật công
và luật tư rõ rệt, đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt với hệ thống Common law. Luật
công bao gồm những ngành luật như luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật
ngân hàng, luật tài chính công (bao gồm luật thuế, luật kiểm toán công, luật ngân sách).
Các ngành luật này có đặc điểm chung là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong đó
một bên chủ thể luôn luôn là nhà nước và bên còn lại là các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Luật tư bao gồm các ngành luật như luật dân sự, luật thương mại, luật hôn nhân và gai
đình, luật lao động. Các ngành luật này điều chỉnh quan hệ xã hội giữa các cá nhân, tổ
chức với nhau.
Cơ sở phân chia pháp luật thành luật công và luật tư là dựa vào phương pháp điều
chỉnh. Luật công hướng đến các lợi ích công cộng nên phương pháp điều chỉnh chủ yếu
là quyền uy phục tùng, mệnh lệnh nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước và giai cấp thống
trị. Do đó, luật công mang tính bất bình đẳng. Luật tư hướng đến các lợi ích, tự do của
các cá nhân, tổ chức nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng là bình đẳng, tự do thỏa
thuận ý chí của các bên. Do đó, luật tư mang tính bình đẳng hơn.
Sự phân chia này ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của hệ thống Tòa án, cụ thể là có
sự phân chia thành hệ thống tòa án có thẩm quyền xét xử chung và hệ thống tòa hành
chính. Ngoài ra, có sự hình thành những tòa án chuyên biệt để xét xử những lĩnh vực cụ
thể xuất phát từ sự phân chia đó. Ví dụ như thành lập các tòa độc lập phụ trách các lĩnh

vực cụ thể như tòa dân sự, tòa lao động, tòa thương mại…Điều này xuất phát từ lý do
các mối quan hệ giữa các chủ thể ngang bằng với nhau về quyền và nghĩa vụ (quan hệ
tư) thì nên chịu sự điều chỉnh bằng một nguồn luật khác với nguồn luật điều chỉnh mối
quan hệ giữa các chủ thể có quyền và nghĩa vụ không ngang bằng (quan hệ công).
Sở dĩ hệ thống Civil có sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư là vì những
nguyên nhân sau đây:
12
Nguyên nhân về nguồn gốc pháp luật: Civil law bắt nguồn từ Luật La Mã. Luật La
Mã chủ yếu điều chỉnh các quan hệ dân sự nên luật tư có điều kiện phát triển từ rất sớm.


Các quan hệ tư cũng được các quốc gia ở châu Âu lục địa chú trọng phát triển. Các bộ
luật lớn của Châu Âu lục địa như Bộ luật dân dự Napoleon năm 1804, Bộ luật dân sự
Đức năm 1896 đều được hình thành trên cơ sở nguồn Luật La Mã.
Nguyên nhân về chính trị: do chế độ phong kiến phân quyền cát cứ. Phân quyền cát
cứ là quyền lực nhà nước không chỉ tập trung vào tay nhà vua mà còn được phân chia
cho các tầng lớp quý tộc, các tầng lớp tiến bộ trong xã hội. Vì vậy, các thiết chế dân chủ
ra đời từ rất sớm, thúc đẩy quá trình đấu tranh đòi tự do, dân chủ, trong đó có cả việc
đấu tranh đòi phân chia pháp luật thành luật công và luật tư
Nguyên nhân về văn hóa: Do ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng. Phong
trào văn hóa phục hưng diễn ra mạnh mẽ vào thế kỷ XIV-XVI. Phục hưng nghĩa là khôi
phục lại, khôi phục ở đây chính là khôi phục Luật La Mã vì luật này dành rất nhiều
quyền tiến bộ và nhân văn cho người dân. Cuối thế kỷ VI thì đế chế La Mã sụp đổ hoàn
toàn, Luật La Mã gần như biến mất khỏi châu Âu và châu Âu rơi vào “đêm trường
Trung cổ”. Lúc này, các tập quán địa phương và các thế lực Hồi giáo trỗi dậy mạnh mẽ,
vì thế các quyền lợi của dân chúng bị hạn chế và bị lãng quên đi. Phong trào phục hưng
ra đời đã đấu tranh đòi nhà nước ghi nhận lại các quyền chính đáng đã được nhà nước La
Mã ghi nhận trước đây. Phong trào phục hưng ra đời kéo theo sự ra đời của trường phái
pháp luật tự nhiên, trường phái pháp luật này ngày càng phát triển lớn mạnh, tác động
mạnh mẽ vào quá trình phân chia luật công và luật tư. Trường phái này cho rằng bên

cạnh pháp luật do nhà nước ban hành, còn có pháp luật khác cao hơn là pháp luật của tạo
hóa, của tự nhiên. Con người khi sinh ra không phụ thuộc vào quốc gia, dân tộc, màu da,
giới tính…mà đều được tạo hóa trao cho các quyền như nhau, đó là quyền được sống,
quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản
đánh mạnh vào quyền được tự do, đòi hỏi quyền được tự do mua bán và tự do sở hữu, có
như vậy thì giai cấp tư sản mới có thể tồn tại và phát triển trong lòng xã hội phong kiến.
Chính nhờ sự thắng thế13
của trường phái pháp luật tự nhiên và phong trào đấu tranh của
giai cấp tư sản, để đảm bảo các quyền tự do này, họ yêu cầu pháp luật phải được phân
chia thành hai lĩnh vực độc lập là luật công và luật tư. Luật công đảm bảo các lợi ích của


giai cấp thống trị, bên cạnh đó nhà nước phải công nhận và tôn trọng các nguyên tắc của
luật tư để đảm bảo cho các quan hệ tư được phát triển, đảm bảo quyền lợi của dân
chúng. Vì thế, vào thế kỷ XVII - XVIII, pháp luật ở châu Âu bắt đầu có phân chia thành
hai lĩnh vực độc lập là luật công và luật tư, biểu hiện là sự ra đời của nhiều ngành luật
độc lập, hệ thống tòa án bắt đầu có sự phân chia thành tòa án tư pháp (chuyên xét xử các
lĩnh vực tư) và tòa hành chính (chuyên xét xử các lĩnh vực công).

4. Mối quan hệ giữa luật thực chất và luật tố tụng
Mối tương quan giữa luật thực chất và luật tố tụng ảnh hưởng rất lớn đến việc đào
tạo luật và cấu trúc nghề luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau, điều này hoàn toàn tùy
thuộc vào vị trí của luật thực chất và luật tố tụng trong hệ thống pháp luật. Ví dụ như
trong hệ thống pháp luật thông luật mà cụ thể là hệ thống pháp luật của Anh thì vai trò
của luật sư và thẩm phán là vô cùng quan trọng vì hệ thống pháp luật này coi trọng vai
trò tranh tụng của Luật sư ngay tại phiên tòa chứ hoàn toàn không căn cứ, không coi
trọng nhiều đến "án tại hồ sơ" như những nước theo truyền thống pháp luật châu Âu lục
địa.
Đối với các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, luật thực chất giữ vai
trò quan trọng hơn so với luật tố tụng. Nguyên nhân chính là vì các quốc gia này coi

trọng pháp luật thành văn, từ đó dẫn đến việc coi trọng luật thực chất, luật tố tụng chỉ
nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo cho luật thực chất được thực hiện trên thực tế.
Luật thành văn là nguồn chính của Civil law trong đó quan trọng nhất là các quy
phạm pháp luật. Việc sử dụng luật thành văn làm nguồn chính cho thấy đặc điểm tư duy
pháp lí của Civil law là chủ nghĩa duy lí (rationalism) hay tư duy theo lối diễn dịch, đi từ
cái phổ quát đến trường hợp cá biệt. Phương pháp tư duy này bắt nguồn từ viêc coi trọng
pháp điển hóa, khái quát14các trường hợp của cuộc sống. Nó dẫn tới hệ quả quan trọng là
làm thành một hệ thống pháp luật cứng nhắc, kém linh động, áp dụng các văn bản pháp
luật có sẵn, từ đó dẫn đến sự bị động và kém sáng tạo trong hoạt động xét xử.


5. Vai

trò làm luật của thẩm phán
Ở những hệ thống pháp luật khác nhau thì vai trò làm luật của thẩm phán cũng khác
nhau. Ở những hệ thống pháp luật mà trong đó có cơ quan tư pháp (cụ thể là tòa án) chỉ
được phép áp dụng pháp luật, trong khi đó ở những hệ thống pháp luật khác thì bản án,
quyết định của thẩm phán có thể trở thành án lệ, được sử dụng như nguồn luật để áp
dụng cho những trường hợp tương tự về sau.
Đối với một hệ thống pháp luật thì vai trò làm luật của thẩm phán được thể hiện rõ
nhất qua giá trị pháp lý của án lệ. Tức là các án lệ có giá trị bắt buộc áp dụng như các
văn bản quy phạm pháp luật hay không. Trong hệ thống pháp luật thông luật thì thẩm
phán đương nhiên có vai trò lập pháp, trong hệ thống pháp luật Hồi giáo thì ở một số
quốc gia thẩm phán cũng có vai trò lập pháp nhưng nói chung thì vai trò lập pháp của
thẩm phán trong hệ thống pháp luật Hồi giáo không được thể hiện nổi bật và rõ nét. Còn
đối với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thì thẩm phán không có vai trò lập
pháp, điều này được thể hiện qua việc những bán án, án lệ của thẩm phán thì không có
giá trị bắt buộc áp dụng như các văn bản quy phạm pháp luật và án lệ chỉ đóng vai trò
như là một sự hỗ trợ, là một sự tham khảo khi xét xử. Thẩm phán trong hệ thống pháp
luật này chỉ đóng vai trò là người giải thích và áp dụng pháp luật vào trong thực tiễn đời

sống, không được ban hành các quy phạm pháp luật mới trong quá trình xét xử.
Nguyên nhân là do dòng họ Civil law chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân
chia quyền lực nên không thừa nhận vai trò lập pháp của cơ quan xét xử. Các luật gia ở
châu Âu hầu như có cùng quan điểm thống nhất rằng hoạt động lập pháp là hoạt động
của nghị viện, tòa án là cơ quan áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động
xét xử để tạo ra luật. Án lệ là hình thức pháp luật không được khuyến khích phát triển và
chỉ áp dụng một cách hạn chế như là hình thức khắc phục khiếm khuyết của pháp luật
thành văn.
Ngày nay việc áp dụng song song và xem án lệ là nguồn luật bổ trợ ngày càng trở lên
15Tòa án Tối cao của Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản hay tòa án Phá án
phổ biến. Cụ thể như các
của Pháp đều cho công bố các tuyển tập án lệ như là nguồn bổ sung cho những khiếm
khuyết của luật thành văn nói riêng và của hệ thống pháp luật nói chung.


6. Mức

độ pháp điển hóa
Tư tưởng pháp điển hóa xuất hiện rất sớm ở châu Âu khi Bộ luật 12 bảng ra đời.
Pháp điển hóa đạt đến sự hoàn thiện sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở châu Âu
thành công. Vì thế, pháp điển hóa chính là sản phẩm đặc trưng của hệ thống pháp luật
châu Âu lục địa.
Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập hợp các quy
phạm pháp luật theo một trình tự nhất định, loại bỏ các quy phạm lỗi thời đồng thời xây
dựng các quy phạm pháp luật mới, những văn bản sửa đổi bổ sung thay thế cho những
quy phạm bị loại bỏ, khắc phục những lỗ hổng của pháp luật, nâng cao hiệu lực của quy
phạm pháp luật, từ đó cho ra đời các quy phạm pháp luật mới. Pháp điển hóa là hình
thức cao nhất, hoàn chỉnh của công tác hệ thống hóa pháp luật.
Đặc thù xuất phát từ luật La Mã cổ với hình thức pháp luật chủ yếu là luật thành văn,
việc xem trọng kỹ thuật pháp điển hóa là ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia thuộc hệ

thống pháp luật châu Âu lục địa. Pháp điển hóa được sử dụng sâu rộng và phổ biến gần
như toàn bộ nền khoa học pháp lý. Pháp điển hóa có ý nghĩa và vai trò cực kỳ quan
trọng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thành văn. Sự cần thiết đó thể hiện qua
ba vai trò sau đây:
Thứ nhất, một trong những nguồn của pháp luật thành văn là các quy phạm pháp
luật. Nhờ có pháp điển hóa mà tập hợp được tất cả các quy phạm pháp luật đang nằm
phân tán, rải rác ở nhiều văn bản trong một văn bản pháp luật duy nhất trong đó gồm
những quy phạm pháp luật còn hiệu lực trong cùng một lĩnh vực, chủ đề nhất định theo
một trật tự logic. Việc đưa các quy định và chủ đề pháp lý liên quan vào trong cùng một
chương hoặc phần trong một chương của một bộ pháp điển hoá sẽ tăng tính thống nhất
của văn bản. Mọi điểm mâu thuẫn, chồng chéo và kẽ hở của pháp luật sẽ sớm được xác
định, giảm bớt và loại bỏ. Chính điểm này sẽ giảm bớt các "hạt sạn” cho hệ thống pháp
16
luật, góp phần tiến tới hoàn thiện hơn.


Thứ hai, pháp điển hóa còn giúp minh bạch hóa và bảo đảm tính cập nhật của các
quy phạm pháp luật thông qua việc bãi bỏ các nội dung không rõ ràng, mâu thuẫn,
không phù hợp với Hiến pháp và các cam kết quốc tế. Chỉ ra sự mâu thuẫn, chồng chéo,
không đầy đủ trong hệ thống luật pháp và chuẩn bị đề xuất các sửa đổi, bổ sung cần thiết
từ đó nâng cao tính thống nhất của các quy định pháp luật. Nhờ vậy, công tác xây dựng
pháp luật trở nên dễ dàng hơn, vì không còn cần phải sửa đổi hay ban hành toàn bộ luật
cùng lúc, mà chỉ cần bổ sung, huỷ bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản riêng biệt của một bộ
pháp điển hoá khi có đề xuất xây dựng luật.
Thứ ba, việc pháp điển hóa góp phần bảo đảm duy trì tính hệ thống của hệ thống
pháp luật. Theo cách thức pháp điển này, phần lớn các quy phạm pháp luật sẽ được sắp
xếp vào các bộ luật với phạm vi nội dung được xác định rõ ràng, ổn định, có tính hệ
thống cao. Bộ pháp điển sẽ được sử dụng như một phương tiện để thực hiện việc hệ
thống hóa các quy định pháp luật một cách liên tục vì tất cả các quy định mới được ban
hành đều được đưa vào Bộ pháp điển ngay lập tức và các việc thay thế các quy định cũ

cũng được thực hiện ngay trên Bộ pháp điển.Các quy phạm pháp luật sẽ trở nên cụ thể
với các chế tài rõ ràng, vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không
cần phải thông qua các văn bản pháp luật trung gian như nghị định hoặc thông tư hướng
dẫn thi hành.

III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CIVIL CLAW ĐẾN CÁC HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT KHÁC
3.1. Sự ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp với quá trình xây dựng và thực
hiện pháp luật ở Việt Nam
3.1.1. Ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp vào hoạt động lập hiến ở Việt Nam
17
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản
Pháp, đặc biệt là Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789, Hiến pháp 1791


và các bản Hiến pháp tiếp theo của Pháp, bản Hiến pháp 1946 đã được xây dựng. Đây là
bản Hiến pháp kết tinh được những tinh hoa của hiến pháp tư sản, đặc biệt là các bản
Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hoà Pháp. Mô hình chính thể theo Hiến pháp 1946 là
mô hình kết hợp giữa chính thể Cộng hoà tổng thống của Hoa Kỳ và Cộng hoà lưỡng
tính của nước Pháp.
3.1.2. Ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp với việc xây dựng và thực hiện các bộ
luật dân sự ở Việt Nam
Trong thời thực dân Pháp đô hộ, dưới sự ảnh hưởng của Bộ luật Dân sự Napoleon
1804, một số Bộ luật Dân sự Việt Nam đã được ban hành:
Bộ luật Dân sự giản yếu của Nam Kỳ: được ban hành năm 1884, gồm có 11 thiên
quy định về các vấn đề nhân thân, hộ tịch, giá thú, ly hôn, phụ hệ, con nuôi, giám hộ..
Bộ luật này có kết cấu giống với Bộ luật Dân sự Napoleon, thậm chí có nhiều thiên trong
bộ luật sao chép y nguyên nội dung Bộ luật Dân sự của Pháp.
Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ: được ban hành năm 1931, bao gồm 1455 Điều chia thành 1
Thiên sơ bộ và 4 Quyển. Trong Thiên sơ bộ quy định các nguyên tắc của luật dân sự

hiện đại như nguyên tắc bất hồi tố, nguyên tắc bình đẳng và tự do cá nhân, nguyên tắc
tôn trọng quyền tư hữu, nguyên tắc tự do khế ước. Quyển thứ nhất của Bộ luật Dân sự
Bắc Kỳ thể hiện sự tiếp nhận có chọn lọc một số nội dung của Bộ luật Dân sự Napoleon
trong sự kết hợp với giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam trong các quan hệ về hôn
nhân, gia đình và thừa kế.
Bộ luật Dân sự Trung Kỳ: được ban hành năm 1936, bao gồm 5 Quyển, 1709 Điều.
Các quy định về hợp đồng được xây dựng giống với Luật La Mã và được quy định khá
chi tiết. Đó là các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng thuê nhân công,
hợp đồng công nghệ, hợp đồng vận tải. Một số quy định trong bộ luật mang tính hiện đại
và tiến bộ. Ví dụ, Điều 918Bộ luật Dân sự Trung Kỳ quy định: “Người và của (tài sản) đều
không ai được xâm phạm và do pháp luật bảo hộ. Tục bắt người làm nô lệ nhất thiết là
nghiêm cấm”.


Bộ luật Dân sự 2005 được xây dựng trên tinh thần hội nhập quốc tế, tiếp thu nhiều tư
tưởng pháp luật lục địa châu Âu (Pháp, Đức) nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá
truyền thống của đời sống dân sự Việt Nam.
3.1.3 Ảnh hưởng của hệ thống tổ chức toà án Pháp đối với Việt Nam
Trước khi người Pháp đô hộ, hệ thống toà án ở Việt Nam được xây dựng theo mô
hình toà án phong kiến, ở đó không có sự tách biệt giữa cơ quan hành chính và cơ quan
tư pháp, các quan cai trị đầu hạt đồng thời là các quan xét xử. Hơn thế nữa, trong hệ
thống cơ quan tư pháp thời kỳ này không phân biệt cơ quan điều tra, cơ quan truy tố, cơ
quan xét xử. Các tri phủ, tri huyện tự mình điều tra, tự mình truy tố và đồng thời tự mình
xét xử. Trong hệ thống tố tụng lúc này chưa thiết lập được nguyên tắc mọi công dân bình
đẳng trước pháp luật vì còn tồn tại chế định “bát nghị” (tám trường hợp được miễn giảm
hình phạt) và nhiều thiết chế khác bảo vệ những người có quan hệ huyết thống với vua
và quan lại cao cấp của triều đình. Quyền được bào chữa của các bị cáo cũng chưa được
thiết lập.
Khi thực dân Pháp đô hộ lên Việt Nam, người Pháp đã thành lập thêm hệ thống toà
án Pháp xây dựng theo mô hình toà án tư sản để xét xử công dân Pháp và công dân nước

ngoài kể cả người Việt đã nhập quốc tịch Pháp. Các toà án Pháp được xây dựng trong
thời kỳ này hoàn toàn là những toà án theo mô hình toà án hiện đại. Đó là đảm bảo
nguyên tắc tư pháp tách khỏi hành chính thành một ngành độc lập, không một quan cai
trị hành chính nào đồng thời có thể là thẩm phán. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử
được tách biệt và độc lập với nhau. Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật
được thiết lập, quyền được bào chữa của các bị cáo được đảm bảo. Nhờ hệ thống toà án
này du nhập vào Việt Nam, mô hình toà án tư sản đã có ảnh nhất định đến tư duy tố tụng
và cách thức tổ chức hệ thống toà án cho Việt Nam. Và một hệ thống toà án như vậy đã
nhanh chóng được thiết lập sau cách mạng tháng 8/1945 khi Việt Nam đã giành được
19
độc lập.


3.1.4. Ảnh hưởng của các cơ quan đại diện dân chúng trong thời Pháp thuộc đến ý
tưởng tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
Trong thời kỳ người Pháp đô hộ, một hệ thống cơ quan đại diện dân chúng được
thành lập. Đó là Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial du Cochinchine), Viện tư
vấn bản xứ Bắc Kỳ (Chambre Consultative indigène du Tonkin), Trung Kỳ nhân dân đại
biểu viện.
Ngoài các cơ quan đại diện cho dân chúng ở cấp Kỳ còn có cơ quan đại diện cho dân
chúng ở cấp tỉnh và thành phố. Ở Nam Kỳ có Hội đồng quận, ở Bắc Kỳ có Uỷ ban tư
vấn bản xứ hành tỉnh (Commission Consultative Indigènes Provincial), ở Trung Kỳ, Hội
đồng hàng tỉnh được thiết lập. Thiết chế cơ quan đại diện dân chúng đã có ảnh hưởng
nhất định đến tư duy tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại theo hướng càng ngày càng dân
chủ hơn. Sau khi giành được độc lập, những kinh nghiệm dù rất hạn chế của các cơ quan
đại diện dân chúng trong thời Pháp thuộc đã giúp cho người dân Việt Nam tổ chức Quốc
hội và Hội đồng nhân dân là hệ thống cơ quan dân cử thực sự dân chủ của mình.
3.1.5. Ảnh hưởng của khoa học pháp lý của Pháp với khoa học pháp lý Việt Nam
Do những ảnh hưởng trên đây, một hệ quả tất yếu là nền khoa học pháp lý Việt Nam,
một yếu tố quan trọng trong văn hoá pháp lý Việt Nam, cũng chịu ảnh hưởng của khoa

học pháp lý của Pháp vì Việt Nam cũng đã có một lớp luật sư và các nhà khoa học pháp
lý được đào tạo và trưởng thành trong nền văn hoá pháp luật Pháp. Các nhà luật học Việt
Nam được đào tạo ở các trường luật của Pháp đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc
xây dựng Hiến pháp 1946 và các văn bản pháp luật quan trọng khác cho nhà nước Việt
Nam cũng như trong công tác đào tạo các từng lớp cử nhân luật sau này. Sau khi Việt
Nam xoá bỏ chế độ hành chính quan liêu, bao cấp chuyển đổi sang nền kinh tế thị
20 tế quốc tế, hệ thống pháp luật lục địa châu Âu, trong đó có hệ
trường, hội nhập nền kinh
thống pháp luật Pháp lại tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định đối với hệ thống pháp
luật Việt Nam. Nền khoa học pháp lý của Pháp thông qua Nhà pháp luật Việt - Pháp (La


Maison du Droit Vietnamo - Francaise) và nhiều con đường hợp tác khoa học và đào tạo
khác nhau lại tiếp tục ảnh hưởng đến nền khoa học pháp lý Việt Nam.

3.2. Sự ảnh hưởng của pháp luật Đức
Lĩnh vực pháp luật Xô Viết được pháp điển hóa đầu tiên vào những năm 1920 là Luật
Dân sự cũng có những điểm tương đồng với Bộ Luật Dân Sự Đức BGB. Vào thời điểm
đó BGB được coi là hiện đại nhất và bao gồm các quy định pháp luật và đầy đủ nhất
trong lĩnh vực luật tư. Bằng cả con đường trực tiếp và thông qua liên Bang Xô Viết, Bộ
Luật Dân Sự Đức BGB đã có ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật của các nước xã hội chủ
nghĩa tại Trung và Đông Âu. Sức mạnh về kinh tế và chính trị hiện nay của nước Đức,
cùng với mối liên hệ lâu dài về lịch sử và ngôn ngữ; sự phục hồi của các hệ thống pháp
luật theo định hướng thị trường tại các nước này là những nguyên nhân sâu xa khiến
pháp luật Đức có ảnh hưởng quan trọng tại đây.
3.3. Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp
Pháp luật Pháp bắt đầu lan ra ngoài biên giới nước Pháp cùng với quá trình mở rộng
thuộc địa của vào thời kỳ tiền Cách mạng 1789. Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dân Pháp
thực sự lan rộng và có vai trò quan trọng hơn nhiều kể từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX, khi phần lớn Bắc Phi, Tây Phi, Trung Phi và Đông Nam châu Á đều bị Pháp thống

trị, cùng với cả một nhóm các lãnh thổ đáng kể, ở xa hơn từ Guyana tại Nam Mỹ,
Madagascar tại Ấn Độ Dương tới Tahiti ở Nam Thái Bình Dương. Các quốc gia này vẫn
giữ lại hệ thống pháp luật kiểu Pháp cho dù có sự kết hợp với các quy định mang tính
chất địa phương như những quy định trong pháp luật đất đai và gia đình. Một số nước
trong một giai đoạn nhất định đã chấp nhận mộ hình xã hội chủ nghĩa và điều đó đã dẫn
đến một số thay đổi trong hệ thống pháp luật, nhưng hiện nay các quốc gia này lại quay
21 ảnh hương của Pháp khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.
lại hệ thống pháp luật chịu
Ảnh hưởng của pháp luật Pháp ngày càng được tăng cường mạnh mẽ hơn vì nhiều nước


từng là thuộc địa của Pháp tiếp tục gửi nhiều luật sư sang Pháp học hoặc các trường luật
ở địa phương do các giáo Pháp giảng dạy và dạy pháp luật Pháp.
Pháp luật Pháp được phổ biến và có vai trò quan trọng hơn cả có lẽ là ở các nước
châu Âu. Cùng với các cuộc chiến tranh của Napoleong và cả về sau này, Bộ luật Dân sự
của Pháp đã đặt chân hoặc được sao chép tại Bỉ 1, Lúc-xăm- bua2, Hà Lan3, Ý4, Tây Ban
Nha5, Bồ Đào Nha6 và thông qua đó có ảnh hưởng gián tiếp tới pháp luật của các nước
thuộc địa của các quốc gia kể trên như Guinea – Bisau (từng là thuộc địa của Bồ Đào
Nha), Zaire (trước đây là thuộc địa của Belgian Congo) và Indonesia (trước đây là thuộc
địa Đông Ấn của Hà Lan). Ngay cả khi giành được độc lập như hiện nay, các quốc gia
này vẫn giữa các truyền thống pháp luật từ thời thuộc địa và trong một số lĩnh vực (như
luật gia đình và luật đất đai) có sự kết hợp với các tập quán Pháp hoặc pháp luật của địa
phương.
Ở các nước Châu Mỹ La-tinh, ngay sau khi giành được độc lập đều đã thông qua các
bộ luật lớn dựa trên mô hình của Pháp với phần lớn các nội dung thực định của các Bộ
luật này cũng được nhập khẩu từ Pháp7. Tại Nam Mỹ, các chuyên gia pháp luật Pháp
thường được mời viết ý kiến bình luận đánh giá việc giải thích các bộ luật dân sự của
nước sở tại.8 Còn trong lĩnh vực luật công, đặc biệt trong ngành luật Hiến pháp và luật
hình sự, các nước Mỹ La tinh dường như chịu ảnh hưởng của luật Mỹ nhiều hơn.
Pháp luật của Pháp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các bộ luật tư (trừ luật

Gia Đình và luật Thừa kế) tại nhiều nước Trung Đông mà trước hết là tại Ai Cập và Li

1 Xem Zweigert và Kotz. Introduction, tr. 103.
2 Xem Zweigert và Kotz. Introduction, tr. 103-104.
3 Xem Zweigert và Kotz. Introduction, tr. 104-105.
4 Xem Zweigert và Kotz. Introduction, tr. 107-110.
5 Xem Zweigert và Kotz. Introduction, tr. 110-111.
6 Xem Zweigert và Kotz. Introduction, tr. 111-112.

22

7 Xem Segal, Pinto and Colautti. Rev.dr.int.comp. 1988, tr. 105-133; Xem Zweigert và Kotz.
Introduction, tr. 117-118.
8 Xem Lando, Kort indforing, tr. 18.


bang. Thông qua Ai Cập, pháp luật của Pháp còn có ảnh hưởng tới pháp luật của các
nước Ả rập khác trong khu vực như Libia và Iraq9.

IV. SO SÁNH CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CIVIL VỚI CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Đặc trưng Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa

Hệ thống pháp luật Việt Nam

Nguồn gốc Dòng họ Civil law chịu ảnh hưởng sâu Ảnh hưởng nhiều của luật Liên Xô
lịch sử

sắc của Luật La Mã. Luật La Mã được cũ nhưng xét về mặt bản chất thì
coi là nguồn luật bổ sung, được áp phần lớn các quốc gia ở Đông Âu,

dụng trực tiếp nếu luật thành văn và kể cả Liên Xô chịu ảnh hưởng
tập quán pháp luật của họ chưa có quy nhiều bởi truyền thống pháp luật
định đối với quan hệ xã hội cần thiết Roman - Đức (Châu Âu lục địa),
phải điều chỉnh pháp luật.

các quốc gia XHCN ở châu Á lại
chịu ảnh hưởng bởi hệ thống pháp
luật Trung Hoa cổ (hệ thống pháp
luật chịu sự ảnh hưởng bởi những
tư tưởng Nho - Khổng)

Hình thức Pháp luật thành văn chiếm ưu thế. Chỉ thừa nhận loại nguồn duy nhất
pháp luật

Trong lịch sử cũng từng sử dụng án lệ là các văn bản pháp luật do cơ
và tập quán pháp nhưng sau năm 1789, quan nhà nước có thẩm quyền ban
quyền lực của tòa án bị hạn chế nên án hành, không chấp nhận sự tồn tại
lệ và tập quán pháp đã không còn thể của án lệ hay tập quán pháp. Tuy
hiện được vai trò của mình. Ngày nay, nhiên, trong giai đoạn đầu, do
thực tiễn xét xử vẫn đang có giá trị áp pháp luật thành văn chưa đủ để
dụng nhất 23
định trong đời sống pháp lý. điều chỉnh hết tất cả các vấn đề,
nên một mặt nào đó, tập quán và

9 Xem Zweigert và Kotz. Introduction, tr. 113-115.


án lệ vẫn có một vai trò nhất định
trong hệ thống pháp luật
Vấn


đề Công nhận sự phân chia pháp luật Giống hệ thống pháp luật Anh-

phân

chia thành luật công và luật tư thể hiện qua Mỹ, không có sự phân chia các

pháp

luật cấu trúc của tòa án (hệ thống kép): hệ ngành luật thành luật công và luật

thành luật thống tòa án có thẩm quyền xét xử tư, cơ chế tam quyền phân lập
công

và chung và hệ thống tòa hành chính. chưa được chú trọng. Chính vì thế

luật tư

Ngoài ra, có sự hình thành những tòa các quốc gia này thiết lập nên một
án chuyên biệt để xét xử những lĩnh hệ thống tòa án duy nhất.
vực cụ thể xuất phát từ sự phân chia
đó. Ví dụ như thành lập các tòa độc lập
phụ trách các lĩnh vực cụ thể như tòa
dân sự, tòa lao động, tòa thương mại…

Mối tương Luật thực chất chiếm ưu thế hơn, luật Giống hệ thống châu Âu lục địa và
quan giữa tố tụng chỉ nhằm mục đích duy nhất là nhấn mạnh một cách đặc biệt rằng
luật

thực đảm bảo cho luật nội dung được thực chỉ có pháp luật thực chất mới là


chất

và hiện trên thực tế

luật tố tụng

phương tiện để ghi nhận và thể
hiện lợi ích của giai cấp công nhân
và toàn thể nhân dân lao động.
Luật tố tụng chỉ là phương tiện để
đảm bảo sự thực thi của luật thực
chất.

Mức độ

Rất cao, theo cách tập hợp các quy Rất cao, theo cách thức tập hợp và

pháp điển định pháp luật điều chỉnh cùng một vấn loại bỏ các văn bản quy phạm lỗi
hóa pháp

đề, loại bỏ24
các quy định lỗi thời, cho ra thời, không tiến bộ và cuối cùng

luật

đời các văn bản pháp luật mới hoặc văn của quá trình này là sự ra đời các
bản sửa đổi bổ sung tiến bộ hơn. Pháp bộ luật, các đạo luật mới. Song nó



điển hóa xuất hiện rất sớm khi Bộ luật lại theo chiều hướng thay đổi rất
12 bảng ra đời và đạt đến sự hoàn thiện nhanh do không chịu tiếp nhận
sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản những thành tựu nền khoa học
thành công, có sự tiếp nhận thành tựu pháp lý thế giới mà phát triển theo
của nền khoa học pháp lý thế giới.

chiều hướng nội tại.

Vai trò làm Thẩm phán trong hệ thống pháp luật này chỉ đóng vai trò là người giải
luật

của thích và áp dụng pháp luật vào trong thực tiễn đời sống, không được ban

thẩm phán hành các quy phạm pháp luật mới trong quá trình xét xử.
Ngày nay, việc áp dụng song song và xem án lệ là nguồn luật bổ trợ ngày
càng trở nên phổ biến, điều này cho thấy thẩm phán cũng đã có vai trò lập
pháp một cách hạn chế.
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Thái Vĩnh Thắng (2014), Giáo trình Luật so sánh trường Đại học Luật Hà Nội, tái
bản lần thứ 6, tr. 99-192.
- Trần Ngọc Hà, Nguyễn Thị Hằng, Phan Hoài Nam, Ngô Kim Hoàng Nguyên, Tài
liệu hướng dẫn học tâp Luật so sánh, tr. 62-89.
- Nguyễn Minh Tuấn (2007), Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.
- Nguyễn Thị Hằng (2016), Tập bài giảng Luật so sánh, tr. 23-41.
- Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, tr. 131-173.
- Renedavid, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nxb. TP. Hồ
Chí Minh, tr. 208.
- Dương Thanh Mai,7/1998, Thông tin Khoa học Pháp lý, Viện Nghiên cứu Khoa học
Pháp lý – Bộ Tư pháp, tr. 57-61
25

- />

×