Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Đánh giá giá trị kinh tế của vườn quốc gia xuân thủy – tỉnh nam định nhằm hướng tới phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 96 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn

3

Lời cam đoan

5

Danh mục các chữ viết tắt

6

Lời nói đầu

7

Chương I Tổng giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước và
quan điểm PTBV

11

I. Tổng quan về ĐNN

11

1. Định nghĩa ĐNN

11


2. ĐNN ven biển

12

3. Tầm quan trọng của ĐNNVB

13

II. Cách tiếp cận trong việc đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN

15

1. Các giá trị kinh tế của ĐNN

15

2.

Các

bước

thực

hiện

cho

lượng


giá

kinh

tế

ĐNN

20
III.

PTBV

cho

mét

khu

ĐNN

25
1. Tiêu chí kinh tế lùa chọn

25

2. Tiêu chí môi trường lùa chọn

26


3. Tiêu chí xã hội lùa chọn

27

4. Phát triển bền vững

27

IV. Liên kết giữa tổng giá trị kinh tế và phát triển bền vững

28

Chương II Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - tỉnh Nam Định

30

I. Tổng quan về VQG Xuân Thuỷ

30

1. Lịch sử hình thành và phát triển

30

2. Đặc điểm tự nhiên

30

3. Đặc điểm kinh tế - xã hội


32


4. Tài nguyên thiên nhiên VQGXT

33

5. Vai trò của VQGXT

36

II. Thực trạng quản lý, khai thác và sử dông nguồn TNTN tại VQGXT
37
1. Thực trạng về quản lý

37

2. Thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên

38

3. Đánh giá tình hình khai thác và sử dụng TNTN ở VQGXT

40

Chương III Đánh giá tổng giá trị kinh tế và đề xuất quan điểm,
giải pháp cho PTBV VQGXT - tỉnh Nam Định
45
I. Đánh giá tổng giá trị kinh tế của VQGXT


45

1. Giá trị sử dụng

45

1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp

45

1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp

52

1.3. Giá trị lùa chọn

58

2. Giá trị phi sử dụng

67

2.1. Giá trị để lại

67

2.2. Giá trị tồn tại

71


3. Tổng hợp tổng giá trị kinh tế VQGXT

74

II. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp cho PTBV VQGXT

75

1. Quan điểm

75

2. Mục tiêu

76

3. ĐÒ xuất các giải pháp
76
4. Kiến nghị

81

Kết luận

83

Danh mục tài liệu tham khảo

85


Phô lục

87



LỜI CẢM ƠN

Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các
cán bé, của gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS –
TS Nguyễn Thế Chinh, thầy đã giúp em hình thành nên những ý tưởng ban
đầu cho chuyên đề của mình, thầy đã tạo cho em niềm tin và hướng đi đúng
đắn để hoàn thành tốt ý tưởng đó. Qua sự hướng dẫn và chỉ bảo tâm huyết của
thầy, em đã tìm được những tài liệu hay và quý báu để đọc tham khảo, điều đó
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đề tài được hoàn thành.
Em còng xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Th.S. Vò Thị Hoài Thu đã giúp
đỡ em trong suốt quá trình viết chuyên đề, cô đã giải đáp kịp thời những thắc
mắc và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đề tài của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường kinh tế quốc dân nói
chung, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế quản lý tài nguyên môi trường và
đô thị nói riêng đã truyền đạt cho em những kiến thức và năng lực nhất định
để hoàn thành đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Ngọc Cường cùng toàn
thể cán bộ phòng Bảo tồn thiên nhiên cũng như các cán bộ Cục bảo vệ môi
trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đợt thực tập của mình và
đã giúp em tìm đọc các tài liệu có liên quan tới đề tài.
Em còng xin gửi lời cảm ơn tới chú Nguyễn Viết Cách – Giám đốc
VQGXT đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình điều tra thu

thập số liệu và tìm hiểu thực tế tại VQG.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân cùng bạn
bè đã bên cạnh động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành chuyên
đề thực tập lần này.


Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trương Thị Minh Hà

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tự nghiên cứu, nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước mọi sự kỷ luật của nhà trường.
Sinh viên

Trương Thị Minh Hà

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường


BQL : Ban quản lý
ĐNN: Đất ngập nước
ĐNNVB : Đất ngập nước ven biển
ĐVHD : Động vật hoang dã
DLST : Du lịch sinh thái
ĐDSH : Đa dạng sinh học

GDMT : Giáo dục môi trường
KT - XH: Kinh tế - xã hội
NLTS : Nguồn lợi thuỷ sản
PTBV : Phát triển bền vững
RNM : Rừng ngập mặn
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TN - MT : Tài nguyên môi trường
UNESCO : Tổ chức Văn hoá, Giáo dục, Khoa học Liên hiệp quốc
VQG : Vườn quốc gia
VQGXT : Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, cùng với sự gia tăng dân số và
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đòi hỏi con người phải khai thác ngày càng
nhiều tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng sự gia tăng đó. Tuy nhiên không


có hành động sai lầm nào mà không phải trả giá. Ngày nay chúng ta phải đối
mặt với rất nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là hậu quả về môi trường nh hạn
hán, lũ lụt, sự cố môi trường, thảm họa thiên nhiên…ngày càng diễn biến
phức tạp và khó dự đoán. Trước thực tế đó, toàn xã hội nói chung, các cơ
quan chức năng nói riêng phải quan tõm nghiên cứu để tỡm ra các giải pháp,
các chủ trương, chớnh sách hợp lý cho phát triển kinh tế và BVMT, trong đó
có vấn đề bảo vệ và sử dụng khôn khÐo các vùng đất ngập nước.
VQG Xuân Thủy có tiềm năng rất phong phú về kinh tế và đa dạng
sinh học. Đây là vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh
thái đất ngập nước điển hình ở miền Bắc Việt Nam. Với diện tích vùng bảo
tồn rộng 7.100 ha và vùng đệm rộng 8.000 ha, trong đó có gần 3.000 ha rừng
ngập mặn và nhiều loài thuỷ sinh có giá trị cao, đã tạo nên sự trù phú của

vùng đất mới này. Chính vì thế, từ tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức
công nhận vùng đất này là thành viên thứ 50 của công ước Ramsar. Ngày
2/1/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 01/2003 /QĐ - TTg chuẩn
y việc " Chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ " với nhiệm vụ chính là bảo vệ và quản lý các
nguồn tài nguyên có giá trị tại đây. Những nguồn tài nguyên này không chỉ có
giá trị về BVMT sinh thái mà còn có giá trị kinh tế, văn hóa, khoa học, du
lịch. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc quản lý bảo vệ tài nguyên môi
trường ở VQG vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Do dân số quá đông,
thiếu công ăn việc làm và không có phương pháp sử dụng tài nguyên bền
vững nên sức Ðp về khai thác nguồn lợi tự nhiên của cộng đồng dân cư vùng
đệm lên vùng lõi khá gay gắt. Mét trong những nguyên nhân chính là giá trị
tài nguyên của VQG mới chỉ được người dân nhận thức được một phần thông
qua các lợi Ých thu được trước mắt, còn rất nhiều giá trị không sử dụng khác
vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu
lượng giá kinh tế cho vùng đất ngập nước này nhưng đó mới chỉ là các đánh
giá nhanh, còn rất nhiều giá trị chức năng của VQG chưa được đề cập tới. Với


mong muốn đóng góp một phần vào việc hoàn thiện các nghiên cứu trước
đây, tôi lùa chọn đề tài : “ Đánh giá giá trị kinh tế của Vườn quốc gia Xuân
Thủy – tỉnh Nam Định nhằm hướng tới phát triển bền vững ”. Sở dĩ tôi
lùa chọn đề tài này vì 2 lý do chính:
+ Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đó là xu thế bảo tồn và phát triển đất
ngập nước đã được nhiều nước trên thế giới chấp thuận và tự nguyện thực
hiện. Ở Việt Nam quan điểm này đã được thể chế hóa bằng việc ban hành
Nghị định 109/2003/NĐ - CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về việc bảo tồn
và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. VQG Xuân Thủy là địa điểm
đầu tiên của Việt Nam tham gia công ước Ramsar nên đòi hỏi phải có những
nghiên cứu lượng giá để đánh giá đầy đủ các giá trị của nó nhằm khai thác và

sử dụng tài nguyên một cách bền vững.
+ Bản thân là một sinh viên theo học chuyên ngành Kinh tế quản lý tài
nguyên và môi trường, được đào tạo chính quy, tôi muốn được vận dụng
những kiến thức đã được học vào thực tiễn nhằm đóng góp một phần công
sức của mình trong nỗ lực BVMT nhằm hướng tới phát triển bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tính toán tổng giá trị kinh tế của VQG Xuân Thủy
nhằm đánh giá đầy đủ mọi lợi Ých xã hội của hệ sinh thái tự nhiên này và
biểu thị một cách chính xác những nguồn lợi tài nguyên bằng ngôn ngữ kinh
tế. Mặc dù lượng giá kinh tế không phải là yếu tè duy nhất cho mọi quyết
định nhưng nó là một yếu tố đầu vào của quá trình ra quyết định cùng với
những cân nhắc quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội và những nhân tố
khác. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm tăng cường đầu vào cho các nhà
hoạch định chính sách nhằm xác định được con đường tốt nhất tiến tới một
tương lai bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu


Về mặt khoa học, đề tài thực hiện việc đánh giá giá trị kinh tế của một
khu tài nguyên đất ngập nước dùa trên quan điểm kinh tế học môi trường.
Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu, đánh giá toàn bộ vùng đất ngập
nước của VQG Xuân Thủy và vùng đệm mở rộng gồm 5 xã Giao Thiện, Giao
An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.
Về mặt thời gian, đề tài tiến hành đánh giá trị kinh tế của VQGXT trong
năm 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chọn phương pháp đánh giá là phương pháp tính tổng giá trị kinh
tế (TEV). Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần thu thập các thông tin
về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người tại
VQG, các thông tin có liên quan đến các hoạt động kinh tế có thể được hỗ trợ

hay được bảo vệ trực tiếp cũng như gián tiếp bởi các chức năng của hệ sinh
thái đất ngập nước. Để có được các số liệu cần thiết, các phương pháp được
lùa chọn sử dụng như phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập số liệu
thống kê từ các cơ quan Nhà nước, phương pháp phân tích thông tin sẵn có,
phương pháp khảo sát điều tra, tìm hiểu thực tế.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I Tổng giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước và quan điểm phát
triển bền vững
Chương II Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Vườn
quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định
Chương III Đánh giá tổng giá trị kinh tế và đề xuất quan điểm, giải pháp cho
phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định


CHƯƠNG I
TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


I. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC

1. Định nghĩa đất ngập nước
Đất ngập nước là những nơi “đất” và “nước” gặp nhau, tạo lập hệ sinh thái
đất ngập nước, là một trong những môi trường giàu tính đa dạng sinh học nhất
trên trái đất. ĐNN có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các
cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con người và các nền
văn hoá nhân loại được hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc
ngay trờn cỏc vựng ĐNN. ĐNN đã gắn liền với dân téc Việt Nam trong suốt
hàng ngàn năm lịch sử với nền văn minh lúa nước. Tuỳ vào mục đích nghiên

cứu mà mỗi cá nhân, mỗi tổ chức lại có cách tiếp cận khác nhau về ĐNN. Vì
thế, cho đến nay ĐNN có rất nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên có thể
hiểu, ĐNN thường bao gồm các khu vực chuyển tiếp giữa các môi trường
ngập nước vĩnh viễn và môi trường khô.
Mét trong những định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay về
ĐNN là định nghĩa được thể hiện trong Công ước Ramsar ( Công ước về các
vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, 1971). Theo điều 1.1 của Công ước,
ĐNN được định nghĩa là: “Vùng đầm lầy, bãi lầy, đất than bùn hoặc vùng
nước, dù tự nhiên hay nhân tạo, vĩnh cửu hoặc tạm thời, có nước đứng yên
hay đang chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, kể cả vùng nước biển có
độ sâu không quá 6 mét ở mức thủy triều thấp”.
Ngoài ra, theo điều 1.2 của Công ước cũng quy định rằng các vùng đất
ngập nước: “có thể gắn kết các vùng ven biển hoặc ven sông kề sát vùng đất
ngập nước, và các đảo hoặc các vùng nằm trong vùng đất ngập nước có độ
sâu không quá 6 mét ở mức thủy triều thấp”.
Kết quả của các điều khoản này là Công ước mở rộng định nghĩa cho
nhiều loại vùng cư trú khác nhau, bao gồm cả sông, vùng nước nông ven bờ
và thậm chí các rạn san hô nhưng không phải là vùng biển sâu. Theo định


nghĩa Ramsar, Scott (1989) đã xác định 30 nhóm ĐNN tù nhiên và 9 nhóm
nhân tạo. Tuy nhiên để đơn giản người ta xác định 5 hệ ĐNN khái quát sau:
* Vùng cửa sông – nơi sông gặp biển và có độ mặn nằm giữa nước mặn
và nước ngọt như các vùng châu thổ, các đầm lầy nước mặn…
* Vùng biển – không bị ảnh hưởng bởi dòng chảy cửa sông ví dụ như
vùng ngập ven biển và các rạn san hô…
* Ven sông – vùng đất bị ngập nước theo chu kỳ do mực nước sông cao
hơn như bãi cỏ nước, rừng ngập nước, vùng trâu đầm…
* Đầm lầy – môi trường lầy có cỏ mọc, ở đó không Ýt thì nhiều thường
xuyên có nước.

* Vùng hồ – khu vực có nước thường xuyên liên quan đến dòng chảy
nhỏ như ao, hồ…
2. Đất ngập nước ven biển
Theo Hệ thống phân loại đất ngập nước của Công ước Ramsar, những loại
dưới đây được liệt kê trong phần ĐNNVB:
a – Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét khi
triều xuống; bao gồm các vịnh và eo biển.
b – Các thảm thực vật dưới triều; bao gồm các bãi tảo bẹ, các bãi cỏ biển,
các bãi cỏ biển nhiệt đới.
c – Các rạn san hô.
d – Các bờ đá biển; kể cả các đảo đá ngoài khơi, vách đá biển.
e – Các bờ cát, bãi cuội hay sái; bao gồm các roi cát, mòi đất và các đảo cát;
kể cả các hệ cồn cát.
f – Các vùng cửa sông; nước thường trực của các vùng cửa sông và các hệ
thống cửa sông của các châu thổ.


g – Các bãi bùn gian triều, các bãi cát hay các bãi muối.
h – Các đầm nước gian triều; kể cả các đầm nước mặn, các bãi cỏ nước mặn,
các bãi kết muối, các đầm nước mặn dâng; bao gồm các đầm nước ngọt và lợ
thủy triều.
i – Các vùng đất ngập nước có rừng gian triều; bao gồm các đầm đước, các
đầm dừa nước và các rừng đầm nước ngọt.
j – Các phá nước lợ/ mặn ven biển; các phá nước lợ đến nước mặn Ýt nhất
có một dòng tương đối nhỏ nối với biển.
k – Các phá nước ngọt ven biển; bao gồm các phá châu thổ nước ngọt.
m – Các hệ thống thủy văn/cáctơ ngầm biển/ven biển.
3. Tầm quan trọng của đất ngập nước ven biển
3.1. Chức năng nạp, tiết nước ngầm
Vào mùa mưa, khi dư lượng nước mặt lớn, cỏc vựng ĐNN có tác dụng

như một bể chứa nước để sau đó nước ngấm dần vào lòng đất trong mùa khô.
Quỏ trình này diễn ra liên tục nhằm bổ sung lượng nước cho các tầng nước
ngầm. Mặt khác, quá trình nạp và tiết nước liên tục giữa vùng ĐNN với các
tầng nước ngầm cũng góp phần thấm lọc, làm cho các tầng nước ngầm trở nên
sạch hơn.
3.2. Chức năng lắng đọng trầm tích, độc tố
Cỏc vùng đất ngập nước ven biển có tác dụng như là các bể lắng giữ lại
trầm tích, các chất ô nhiễm, độc hại và chất thải nói chung, góp phần làm sạch
nước và hạn chế ô nhiễm môi trường nước biển.
3.3. Chức năng tích lũy chất dinh dưỡng
ĐNNVB giữ lại các chất dinh dưỡng nh nitơ, photpho, các nguyên tố vi
lượng... cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thủy sản và lâm nghiệp, hạn chế
bớt hiện tượng phú dưỡng. Khi dòng chảy mạnh thì ĐNNVB trở thành nguồn
dinh dưỡng cho các hệ sinh thái khác.


3.4. Chức năng điều hòa vi khí hậu
ĐNNVB đặc biệt là những nơi có cỏ biển, có rừng ngập mặn hay các rạn
san hô góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hoà khí hậu địa
phương và giảm hiệu ứng nhà kính.
3.5. Chức năng hạn chế lũ lụt
ĐNNVB có thể đóng vai trò như bồn chứa lưu giữ, điều hoà lượng nước
mưa và dòng chảy mặt, góp phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn chế lũ
lụt ở các vùng lân cận.
3.6. Chức năng sản xuất sinh khối
Cỏc vùng ĐNNVB là nơi sản xuất sinh khối lớn, tạo nguồn thức ăn cho
các loại thuỷ sản, gia súc, động vật hoang dã hoặc vật nuôi. Ngoài ra, một
phần các chất dinh dưỡng này có từ các động thực vật đã chết sẽ được các
dòng chảy bề mặt chuyển đến cỏc vựng hạ lưu và các vùng nước ven biển,
làm giàu nguồn thức ăn cho những vựng đú.

3.7. Chức năng duy trì đa dạng sinh học
Nhiều vùng ĐNNVB, đặc biệt là cỏc vựng ĐNN có rừng ngập mặn, rạn
san hô, cỏ biển, là môi trường thích hợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống
và phát triển của nhiều loại động, thực vật hoang dã. ĐNNVB là nơi duy trì
nhiều nguồn gen, trong đó có nhiều loài gen quý hiếm.
3.8. Chức năng chắn sóng, chắn gió bão ổn định bờ biển, chống xói lở
Nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật RNM, thảm cỏ biển,
ĐNNVB có chức năng bảo vệ bờ biển khỏi bị tác động của sóng, thuỷ triều,
xói lở. Ngoài ra các vùng ĐNNVB tạo ra môi trường thuận lợi cho việc lắng
đọng phù sa, góp phần ổn định và mở rộng bãi bồi. Các rạn san hô rộng lớn
đã giảm cường độ sóng tác động đến bờ biển, các vùng ven biển trong thời kỳ
dông bão.
3.9. Các chức năng khác
ĐNNVB đóng vai trò quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
kinh tế của nhiều ngành khác nhau, chẳng hạn như:


- Ngành thủy sản: ĐNNVB là nguồn cung cấp thức ăn, môi trường sống
cho các loài thuỷ sản. Nhiều diện tích ĐNNVB có rừng, tảo biển và các loài
thực vật khác có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm dược liệu...
Do đó ĐNNVB là nơi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng.
- Ngành lâm nghiệp: ĐNNVB là nơi cung cấp một số sản phẩm quan
trọng như cõy cú nhựa, cây có dầu, dược liệu (tanin, tinh dầu...). Các sản
phẩm này cũng có thể được khai thác và chế biến thành những sản phẩm tiêu
dùng có giá trị.
- Ngành giao thông thủy: ĐNNVB là yếu tố rất quan trọng trong việc
hình thành các mạng lưới giao thông thuỷ bao gồm đường biển, đường pha
sông biển.
- Ngành du lịch: ĐNNVB với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, có nhiều
cảnh quan thiên nhiên đẹp, có vai trò to lớn trong việc phát triển các hình thức

du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
II. CÁCH TIẾP CẬN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT
NGẬP NƯỚC

1. Các giá trị kinh tế của đất ngập nước
Trên quan điểm đánh giá tổng hợp, tức là xem xét và đánh giá một cách
toàn diện tất cả các yếu tố liên quan đến giá trị kinh tế của ĐNN. Luận văn sử
dụng cách tiếp cận về tổng giá trị kinh tế (TEV). Thực tế đã cho thấy rằng đây
là cách tiếp cận phù hợp nhất để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN, bởi vì vai
trò và chức năng của các vùng ĐNN chứng tỏ giá trị của chúng lớn hơn nhiều
so với những gì chúng ta nhận thức hiện nay. Việc đánh giá tổng giá kinh tế
được phân biệt giữa các giá trị sử dụng và các giá trị phi sử dụng.
Sơ đồ 1 Phân loại tổng giá trị kinh tế của đất ngập nước
TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ

Giá trị sử dông

giá trị phi sử dụng


Giá trị sử dông
trực tiếp
Các sản phẩm
có thể được
tiêu dùng
trực tiếp
Thực phẩm
Sinh khối
Giải trí
Năng lượng

ĐV hoang dã

giá trị sử dông
gián tiếp
Lợi Ých từ các
chức năng
sinh thái

giá trị lùa chọn

Giá trị để lại

Giá trị trực tiếp
Giá trị sử dông
và gián tiếp
và không sử
tương lai
dông cho tương
lai

Kiểm soát lò
Đa dạng sinh học
Lưu giữ dinh dưỡng
Nơi cư trú
Bổ sung nước ngầm
Hỗ trợ hệ sinh thái khác
ổn định tiểu khí hậu

Nơi cư trú
các loài sinh vật


giá trị tồn tại

Giá trị từ nhận
thức sự tồn tại
của tài nguyên.

Hệ sinh thái
Các loài bị
đe dọa

TÝnh h÷u h×nh gi¶m dÇn

Nguồn: Theo Munasinghe (1992), Barbier (1993,1994).
Qua sơ đồ trên ta thấy, tổng giá trị kinh tế (TEV- Total Economic Value)
của một vùng đất ngập nước được xác định thông qua giá trị sử dụng (UVUse Value) và giá trị không sử dụng (NUV- Non Use Value)
Trong đó : + Giá trị sử dụng bao gồm: Giá trị sử dụng trực tiếp (DUVDirect Use Value), giá trị sử dụng gián tiếp (IUV- Indirect Use Value), giá trị
lùa chọn (OV- Option value)
+ Giá trị không sử dụng bao gồm: Giá trị để lại (BV – Bequest
value), giá trị tồn tại (EV – Existence value).
Ta có công thức tính TEV như sau:
TEV = UV + NUV = DUV + IUV + OV + BV + EV.

1.1. Giá trị sử dụng
- Khái niệm: Giá trị sử dụng được hình thành từ việc thực sự sử dụng môi
trường, là những giá trị nhằm thoả mãn nhu cầu của con người trong việc sử
dụng chúng.


- Phân loại

+ Giá trị sử dụng trực tiếp là các giá trị có từ việc sử dụng trực tiếp các

nguồn tài nguyên của ĐNN. Các ví dụ về giá trị sử dụng trực tiếp rất phong
phú như gỗ từ RNM được sử dụng làm nhiên liệu đốt hay cho các mục đích
xây dựng, cá và cua bắt được trong các dòng chảy qua các rừng ngập mặn, lá
dừa nước dùng trong xây dựng (lợp mái và tường), các loại thuốc chữa bệnh
dân gian có từ các loại cây và các loài tìm thấy trong hệ sinh thái đất ngập
nước.
Công thức tính toán:
X = F {(Q1P1 +.....+ QnPn) x S }
Trong đó:
X: Tổng giá trị kinh tế của từng UV theo đơn vị tính của thành tố giá trị
sử dụng.
F: Hàm giá trị quan hệ
Q: Khối lượng sản phẩm, khối lượng lợi Ých...
P: Giá thị trường của các sản phẩm thu được
S: Diện tích vùng đất ngập nước được tính toán.
+ Giá trị sử dụng gián tiếp được hiểu là các chức năng sinh thái, thủy văn,
duy trì và bảo vệ các quá trình, các hệ thống tự nhiên hay nhân tạo, chóng
được tạo ra không có sự can thiệp trực tiếp của con người trong hệ sinh thái
ĐNN.
Một ví dụ đặc trưng cho giá trị sử dụng gián tiếp của hệ sinh thái ĐNN là
tác dông của nó đối với đánh bắt thủy sản nằm ngoài điểm đất ngập nước
thông qua chức năng nuôi dưỡng các nguồn thủy sản đó. Một ví dụ khác đó là
chức năng bảo vệ sự tàn phá do thiên tai gây ra để bảo vệ các hoạt động nh
nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và bảo vệ các tài sản khác như nhà cửa, cơ
sở hạ tầng trong đất liền.
Để tính toán các giá trị gián tiếp này có rất nhiều phương pháp khác nhau
như chi phí thay thế, chi phí thiệt hại tránh được do cú vựng ĐNN, chi phí



phòng ngừa, hay phương pháp thay đổi sản lượng. Giả sử lợi ích bảo tồn
RNM có thể được tính thông qua giá trị thiệt hại tăng thêm do khả năng
phòng chống thiên tai bị giảm sút trong trường hợp không có RNM. Phần giá
trị này cũng có thể được xác định bằng cách so sánh vựng khỏc ớt bị thiệt hại
hơn do có RNM. Khi đất đai, nhà cửa, đê biển, đường sá, bờ sông... bị xói lở,
hư hỏng thì giá trị thiệt hại được tính bằng chi phí để phục hồi chúng trở lại
nguyên trạng ban đầu.
Tăng cường khả năng phòng chống bão

Thay đổi CLMT

Khu dân cư

phương pháp chi phí thay thế hoặc chi phí phòng chống
Lợi Ých = CF khắc phục thiệt hại được giảm thiểu + CF phục hồi đất đai, nhà cửa, cơ
sở hạ tầng được giảm thiểu + CF khắc phục các thiệt hại khác được giảm thiểu.

+ Giá trị lựa chọn: Trên thực tế, giá trị lựa chọn khó có thể được đánh giá
một cách riêng lẻ, nó là sự sẵn sàng chi trả (WTP –Willing To Pay) của một cá
nhân để bảo tồn sự lựa chọn trong việc sử dụng một loại hàng hóa nào đó
trong tương lai.
Giá trị này rất khó lượng hoá được bằng tiền một cách chính xác vì nó
phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của từng người. Tuy nhiên ta có thể sử dụng
phương pháp CVM ( phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ) để xác định nó bằng
cách lập phiếu hỏi xem cư dân và du khách trong vùng sẵn sàng chi trả (WTP)
bao nhiêu cho việc bảo tồn vùng ĐNN. Tổng WTP trong vùng có thể coi là
giá trị lùa chọn của vùng ĐNN. Tuy nhiên, phần lớn người dân trong vùng sẵn
sàng chi trả một khoản tiền nhỏ hơn cho việc bảo tồn này.
Thông thường người ta sử dụng 3 dạng câu hỏi khác nhau nhằm tìm hiểu

mức sẵn sàng chi trả để duy trì nguồn TNTN ở trạng thái hiện tại của nó. Một
kỹ thuật liên quan tới một dạng câu hỏi mở, đơn giản chỉ hỏi các cá nhân rằng
họ có sẵn sàng đóng góp tiền hàng năm để bảo tồn khu đất ngập nước. Dạng
câu hỏi thứ hai sử dụng giải pháp thầu lặp lại, nghĩa là hỏi các cá nhân xem họ


có sẵn sàng trả một khoản tiền nào đó cho việc bảo tồn khu ĐNN hay không.
Nếu câu trả lời là “có”, câu hỏi trên sẽ được lặp lại với mức tiền cao hơn, cho
đến khi nhận được câu trả lời “không” thì kết thúc. Giá trị nhận được trước
câu trả lời “không” được hiểu là WTP lớn nhất. Nếu câu trả lời là “không”,
câu hỏi trên lặp lại với mức tiền thấp hơn, cho đến khi nhận được câu trả lời
“có”. Giá trị nhận được trước câu trả lời có được hiểu là WTP lớn nhất. Kỹ
thuật thứ ba được xem nh là một dạng câu hỏi hai chọn một bởi nó liên quan
tới câu trả lời là có hay không cho một điều được xác định trước, mà có thể
thay đổi theo từng người. Thông tin này sau đó được dùng để phân tích mức
độ tin cậy của câu trả lời nhận được.
Khi có WTP trung bình của người trả lời phỏng vấn
thì giá trị lùa chọn được tính toán như sau:
Giá trị lùa chọn = Mức WTP bình quân của các hộ dân trong vùng x
Tổng số hộ dân trong vùng + Mức WTP trung bình của du khách x Tổng số
du khách
1.2. Giá trị phi sử dụng
- Khái niệm: Giá trị phi sử dụng thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm
trong bản chất của sự vật, nhưng nó không liên quan đến việc sử dụng thực tế,
thậm chí cả việc chọn lùa sử dụng sự vật này.
- Phân loại:
+ Giá trị để lại là giá trị có được từ việc các cá nhân đặt ra một giá trị nào
đó cho việc bảo tồn các vùng đất ngập nước để cho các thế hệ tương lai sử
dụng, là giá trị sử dụng hay không sử dụng trong tương lai như nơi cư trú, các
loài sinh vật… Việc xác định giá trị này tương đối phức tạp, phương pháp

thường được sử dụng là CVM, thông qua bảng hỏi nhằm ước tính được giá trị
mà các cá nhân sẵn lòng chi trả để bảo vệ các vùng ĐNN cho con cháu họ. Do
đó, các kỹ thuật để đưa ra bảng hỏi cũng tương tự như đã trình bày trên đây.


Sau khi thu được kết quả về WTP bình quân của người được phỏng vấn, giá
trị để lại được tính toán theo công thức sau:
Giá trị để lại = Mức WTP bình quân của các hộ dân trong vùng x Tổng
số hộ dân trong vùng + Mức WTP trung bình của du khách x Tổng số du
khách
+ Giá trị tồn tại: Khi cá nhân sẵn sàng đóng góp tiền của để bảo tồn một
nguồn tài nguyên nào đó mà họ tin rằng nó có giá trị và cần được bảo tồn
ngay cả khi họ không nhận được một lợi ích mang tính cá nhân nào từ việc
bảo tồn này. Đây là giá trị rất khó đo lường, vì các giá trị tồn tại bao gồm các
đánh giá mang tính chủ quan của mỗi cá nhân. Sự đo lường theo kinh nghiệm
thường được xác định dùa trên việc viện trợ của các tổ chức bảo tồn thiên
nhiên trong và ngoài nước.
2. Các bước thực hiện lượng giá kinh tế đất ngập nước
Phần trình bày trên đây đã giúp chúng ta nhận diện được sơ bộ các giá trị
kinh tế của đất ngập nước. Việc nhận diện đầy đủ các giá trị kinh tế của ĐNN
là một vấn đề tương đối phức tạp, song việc đánh giá đúng và quy đổi các giá
trị kinh tế đó ra thành một đơn vị tiền tệ để tính toán cho việc lập kế hoạch
còn khó khăn hơn rất nhiều. Theo phương pháp truyền thống khi đánh giá
kinh tế của các dự án sử dụng tài nguyên trước khi đưa ra quyết định quản lý
và sử dụng chúng, người ta thường dùng phương pháp phân tích chi phí – lợi
Ých. Tuy nhiên, theo thời gian phương pháp này tỏ ra không phù hợp do tính
đặc thù của các nguồn tài nguyên luôn bị hạn chế về các thông tin cần thiết
trong quá trình định giá. Cũng xuất phát từ đặc điểm đó, khi định giá giá trị
của ĐNN thì sẽ không có một công cụ hay mô hình kinh tế nào có khả năng
tính toán được đầy đủ tất cả các giá trị kinh tế của nó. Từ đó đòi hỏi một

phương pháp tiếp cận mới - phương pháp liên ngành trong đó có sự phối hợp
của cả các nhà kinh tế lẫn môi trường.
Sơ đồ 2 Khuôn mẫu đánh giá đối với lượng giá kinh tế ĐNN


Xác định
vấn đề
Giai on1

Chọn phơng pháp đánh
giá

Phân tích tác
động

Định giá bộ phận

Định giá tổng thể

Xác định loại hệ
thống
quy mô và ranh
Giai on 2

Xác định loại hệ
thống
quy mô và ranh

Xác định loại hệ
thống

quy mô và ranh

Liệt kê các giá trị

Liệt kê các giá trị

Liệt kê các giá
trị

Xếp loại theo tầm
quan
trọng của tác

Xếp loại theo tầm
quan
trọng của tác

Xếp loại theo tầm
quan
trọng của tác

Xác định nhu cầu
thông tin
Giai on 3

Xác định những hạn
chế về
nguồn lực
Lựa chọn các phơng
pháp

thu thập số liệu
Lựa chon các phơng
pháp thẩm định và kỹ
thuật lợng giá

Ngun: Sa t IIED (1994)
Khung thm nh 3 giai on ny cú th chia nh hn thnh 7 bc, cỏc
bc ny th hin trong Hp 1.


Hộp 1 – 7 bước thực hiện một nghiên cứu lượng giá
Giai đoạn 1
1. Chọn phương pháp định giá thích hợp (phân tích tác động, định giá từng
phần, đánh giá tổng giá trị kinh tế);
Giai đoạn 2
2. Xác định vùng ĐNN và cụ thể hoá ranh giới giữa vùng ĐNN với khu vực
xung quanh;
3. Xác định các thành tố, các chức năng và thuộc tính của hệ sinh thái ngập
nước rồi sắp xÕp chóng theo mức độ quan trọng;
4. Phân nhóm các thành tố, các chức năng và thuộc tính theo giá trị sử dông
(giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp hoặc phi sử dông);
5. Xác định thông tin cần thiết để đánh giá mỗi loại có thể sử dụng hoặc
không sử dụng được và cách thu thập số liệu;
Giai đoạn 3
6. Sử dụng thông tin có sẵn để xác định các giá trị kinh tế;
7. Thực hiện phương pháp định giá đã lùa chọn;
Bước 1: Chọn phương pháp định giá thích hợp
Có 3 phương pháp là phân tích tác động, định giá từng phần và định
giá tổng giá trị kinh tế. Tuỳ vào mục đích nghiên cứu mà có sự lùa chọn
phương pháp định giá cho phù hợp.

Bước 2: Xác định diện tích vùng ĐNN
Ranh giới của vùng đất ngập nước có thể được xác định cho những mục
đích chính trị ví dô nh trở thành một khu vườn quốc gia hay một điểm
Ramsar. Việc xác định ranh giới của một khu ĐNN nào đó phải phụ thuộc vào
bản đồ hành chính, bản đồ thổ nhưỡng…
Bước 3: Xác định và phân cấp các thành tố, các chức năng và thuộc tính


Trong bước này cần phải sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau từ các
công trình nghiên cứu khoa học, các bản báo cáo của các cơ quan chức năng
để đưa ra mét danh sách cụ thể các thành phần, chức năng và thuộc tính của
chúng trong vùng đất ngập nước sau đó sắp xếp theo mức độ quan trọng. Có
thể sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 10 hoặc theo mức độ quan trọng từ cao đến
thấp.
Bước 4: Phân nhóm các thành tố, các chức năng và thuộc tính với giá trị
sử dông
Bước 4 được tiến hành để xác định thành tố, chức năng hay thuộc tính nào
là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị phi sử dụng. Để
tính toán giá trị sử dụng trực tiếp cần phỏng vấn dân cư địa phương, điều tra
dân số và các báo cáo tham vấn. Điều tra khoa học chi tiết hơn thường được
dùng để tìm hiểu những giá trị cho sử dụng gián tiếp, tập trung vào các liên
kết vật chất vùng đất ngập nước và các hoạt động kinh tế có liên quan. Đối
với một vài yếu tố trừu tượng hơn nh sù lùa chọn và các giá trị đang tồn tại
thì khó xác định hơn nên phải chọn được cách đánh giá tốt nhất và thích hợp
nhất để xác định chúng.
Bước 5 Xác định và thu thập thông tin cần cho việc định giá
Muốn định giá phải có thông tin về việc con người sử dụng vùng đất
ngập nước như thế nào. Các số liệu thu được rất đa dạng bao gồm cả thu
hoạch nông nghiệp, đánh bắt cá, kinh doanh du lịch hay giảm thiệt hại do bão
lụt hàng năm. Cần phải có nhiều phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn

khác nhau. Ví dụ khi thu thập thông tin về nông nghiệp và đánh bắt cá thì cần
phỏng vấn nông dân và ngư dân, thu thập thông tin từ các cơ quan chính phủ
và thâm nhập thị trường. Các hãng du lịch hay các công ty lữ hành hoặc BQL
tại địa điểm nghiên cứu có thể cung cấp các số liệu về du lịch nh sè lượng
khách du lịch, doanh thu từ du lịch.
Việc thu thập thông tin để định giá các giá trị lùa chọn, giá trị để lại là
rất khó và cần phải có các công trình nghiên cứu cụ thể để dự đoán khả năng


chi tr. Nu vic nghiờn cu ú khụng nm trong phm vi nghiờn cu thỡ vic
nh giỏ cỏc giỏ tr cú th dng li vic nh tớnh. Nghiờn cu cú th c
tin hnh qua phng vn dõn a phng v nhng ngi bờn ngoi khu vc
v cú quan h vi nú.
Bc 6: Lựa chn v thc hin nhng k thut nh giỏ thớch hp
Vi cỏc giỏ tr d nhn bit, d nh lng k thut t ra u vit hn c l
giỏ tr trng. Vi cỏc giỏ tr khú nh lng hn cỏc k thut cú th s dng
nh k thut lng giỏ d phũng, k thut lng giỏ gii trớ, chi phớ thay th...
Nhng phng phỏp ny c s dụng nh giỏ cỏc chc nng, cỏc thuc
tớnh ca vựng NN. Tuy nhiờn nhng phng phỏp ny khụng phi lỳc no
cng thớch hp vi cỏc nc ang phỏt trin do mc chớnh xỏc ca cỏc
thụng tin cha cao v cha y .
S 3 Nhng k thut ỏnh giỏ giỏ tr t ngp nc
Tổng giá trị Kinh
tế
Giá trị sử dụng

Giá trị sử
dụng trực
tiếp
Phân tích

thị trờng;
TCM; CVM;
giá hởng lạc;
chi phí cơ
hội gián
tiếp; chi

Giá trị sử
dụng gián
tiếp
Chi phí
thiệt hại
tránh đợc;
chi phí
phòng
ngừa; thay
đổi năng

Giá trị phi sử
dụng
Giá trị
lựa chọn
ICM,CVI,CVM

Giá trị tồn tại
Giá trị thừa kế
CVM

Ngun theo Barbier (1989 a)
Bc 7: Thc hin phng phỏp nh giỏ thớch hp

Trong bc cui cựng, phõn tớch kinh t NN cn c t trong khuụn
kh thớch hp nh ó c lựa chn trong quỏ trỡnh lp k hoch nghiờn cu.


×