Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.11 KB, 77 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ PHÁT TRIỂN XANH ...................................................................... 4
1.1. Tổng quan về phát triển bền vững ........................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 4
1.1.2.Các mặt của phát triển bền vững ....................................................... 8
1.1.2.1 Kinh tế ...................................................................................... 8
1.1.2.2. Xã hội .................................................................................... 11
1.1.2.3 Môi trường ............................................................................. 12
1.2. Tổng quan về phát triển xanh ................................................................ 13
1.2.2. Định nghĩa ....................................................................................... 13
1.2.3. Quy mô của phát triển xanh ............................................................ 14
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XANH CỦA SINGAPORE 19
2.1 Tổng quan về Singapore .......................................................................... 19
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 19
2.1.2 Lịch sử .............................................................................................. 21
2.1.3 Xã hội ................................................................................................ 23
2.1.4 Kinh tế ............................................................................................... 24
2.1.4 Môi trường ........................................................................................ 28
2.2 Mô hình phát triển xanh của Singapore ................................................ 29
2.2.1 Thay đổi từ người dân ...................................................................... 30
2.2.2 Xây dựng môi trường pháp lý cho sự phát triển xanh ................... 33
2.2.3 Xã hội hoá mô hình phát triển xanh ................................................ 42
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM ........................................................................................... 47
3.1 Thực trạng của Việt Nam ........................................................................ 47
3.1.1 Tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam ...................................... 47
3.1.2 Chương trình phát triển bền vững của Việt Nam ............................ 56
3.2 Những kinh nghiệm thực tiễn rút ra cho Việt Nam từ mô hình phát


triển xanh của Singapore ............................................................................... 58
3.2.1Thay đổi nhận thức của người dân ................................................... 58
3.2.2 Sản xuất chú trọng tới yếu tố môi trường ........................................ 59
3.2.3 Xã hội hóa mô hình phát triển xanh ................................................ 68
3.2.4 Định hướng tiêu dùng ....................................................................... 69
KẾT LUẬN ........................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 74
LỜI NÓI ĐẦU
Trong một thế kỷ vừa qua, nền kinh tế thế giới đã có sự phát triển mạnh mẽ.
Chính trong thế kỷ này, xã hội loài người đã trải qua 2 cuộc cách mạng công
nghiệp và cách mạng công nghệ với nhiều thành tựu đi vào lịch sử. Và cũng nhờ
vậy, trong nhiều lĩnh vực, ở nhiều quốc gia đã có những sự thay đổi kỳ diệu.
Kinh tế thế giới trong thời gian này đã có những chuyển biến từ kinh tế phong
kiến sang kinh tế tư bản ngày nay và đang tiến sâu vào một nền kinh tế tư bản
phiên bản mới, chủ nghĩa tư bản sáng tạo.
Chúng ta không thể phủ nhận những thay đổi của đời sống con người do sự
phát triển kinh tế mang lại. Nhờ có khoa học công nghệ, cuộc sống của chúng ta
ngày nay càng trở nên thoải mái, tiện nghi và hoàn thiện hơn. Nhưng chúng ta
cũng đang phải đứng trước những khó khăn mà muốn phát triển hơn nữa loài
người cần phải dũng cảm vượt qua. Đó là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu
sắc, đó là sự suy thoái về lối sống, sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận nhỏ
những người mới, và đó chính là sự ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn.
Nhưng những khó khăn này ta chỉ đang xét tởi ở tầm quốc gia, chúng ta còn phải
đối mặt với những khó khăn to lớn hơn mà đòi hỏi loài người phải chung tay tìm
ra giải pháp thay đổi. Đó chính là những vấn đề toàn cầu hiện nay: là sự khủng
hoảng, là vấn đề nóng lên của trái đất, ô nhiễm nặng nề gây ra những vấn đề như
thủng tần ozon, hiệu ứng nhà kính…
Những khó khăn trên đòi hỏi nhân loại phải tìm ra một con đường đi mới, con
đường phát triển đảm bảo cho cuộc sống của chúng ta cũng như những thế hệ
sau trong tương lại. Và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta hướng tới một sự

phát triển xanh – một sự phát triển bền vững.
1
Vì tính thực tiễn của vấn đề phát triển bền vững như đã đề cập ở trên, em đã
chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là:
Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua đề tài này, em cũng muốn có được một cái nhìn sâu hơn, kiến thức
rộng hơn về “phát triển xanh” cũng như “phát triển bền vững” vì đó là mục đích
phấn đấu của xã hội, của loài người chứ không đơn thuần là một khái niệm được
đưa ra để nghiên cứu. Và cũng thông qua việc tìm hiểu về nước bạn – Singapore
xanh, em cũng sẽ có được những bài học về quá trình phát triển mà nước bạn đã
và đang tiếp tục áp dụng trên con đường đi đến một sự phát triển bền vững. Và
từ đó, em hy vọng mình sẽ góp một phần nhỏ bé vào quá trình giúp nước ta trong
quá trình phát triển.
Với những mục đích trên, đề tài nghiên cứu của em sẽ có kết cấu gồm 3
chương:
Chương I: Tổng quan về phát triển bền vững và phát triển xanh
Chương II: Mô hình phát triển xanh của Singapore
Chương III: Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Để hoàn thành luận văn trên, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp kinh tế
như phương pháp logic, phân tích thống kê, phương pháp tổng phân hợp.
Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ của
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến – giảng viên bộ môn Kinh tế học, đại học Ngoại
Thương Hà Nội. Do kinh nghiệm thực tế còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên
đề tài của em còn thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để khóa
2
luận này được hoàn thiện hơn, đạt được kết quả tốt và hơn hết để giúp em nâng
tầm hiểu biết của mình, tạo tiền đề phấn đấu trong tương lại.
Em xin chân thành cảm ơn.
3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ PHÁT TRIỂN XANH
1.1. Tổng quan về phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm
Trên thế giới, thuật ngữ “phát triển bền vững” được biết đến từ những năm
70 của thể kỷ trước, tuy nhiên vào thời bấy giờ nhân loại vẫn chưa có một hình
dung cụ thể về nội hàm và con đường để đi tới phát triển bền vững. Song khái
niệm này cũng khuấy động các nhà khoa học về kinh tế, xã hội, môi trường….
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương
lai. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế
giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa...
riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Đặc biệt trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) năm 1980, nội
dung của phát triển bền vững đã được đưa ra như sau:
“Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà
còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi
trường sinh thái học.”
Khái niệm này đã được phổ biến nhờ báo cáo Brundtland vào năm 1987 của
Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland).
Theo báo cáo này, phát triển bền vững được hiểu là:
4
“Sự phát triển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.”
1
Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu
quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này,
tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, chính phủ và các tổ chức xã hội phải bắt
tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội –

môi trường.
Trên đây là những khái niệm đầu tiên về phát triển bền vững, tuy nhiên cho
đến nay, các nhà khoa học, trên các lĩnh vực và diễn đàn khác nhau vẫn chưa đưa
ra một định nghĩa nào thống nhất. Dưới đây là một số định nghĩa về phát triển
bền vững tồn tại trên thế giới:
- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát
triển bền vững, nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo
vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
- Tác giả David Munro cho rằng: Bền vững không phải là mục tiêu chính
xác mà là một tiêu chuẩn đối với quan điểm và hành động, đó là: “Một quá trình
tiếp diễn, có tính lặp đi, lặp lại, thông qua kinh nghiệm trong việc quản lý các hệ
thống phức hợp, được tích lũy lại, được đánh giá và được vận dụng”
- Stephan Viederman xác định: “Bền vững không phải là vấn đề kỹ thuật cần
giải quyết, mà là một tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ trình
và giúp tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang
tính luân lý và đạo đức để hướng dẫn hành động của chúng ta”
1
Theo wikipedia />%AFng
5
Tựu chung lại, mặc dù còn tồn tại nhiều định nghĩa về phát triển bền vững trên
thế giới, nhưng tất cả đều đi tới một sự thống nhất có tính tương đối về khía cạnh
và bản chất của phát triển bền vững. Mỗi mục tiêu phát triển đều có vị trí riêng
của nó, song nó phải gắn với những lợi ích khác để đi tới sự phát triển tối ưu cho
cả nhu cầu hiện tại và tương lại của xã hội loài người.
Khái niệm “Phát triển bền vững” bắt đầu phát triển trên thế giới từ những
năm 70 của thế kỷ trước và được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên
80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Dù xuất hiện khá muộn ở nước ta, nhưng
khái niệm này đã được nghiên cứu và phát triển khá rộng.
Thuật ngữ này được giới khoa học tiếp thu nhanh, cùng với đó là hàng loạt
những nghiên cứu liên quan mà ta có thể kể tới như: Tiến tới môi trường bền

vững (1995 – Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội)
trong đó cho ta thấy tiền trình này đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững
về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường và bền
vững về mặt kỹ thuật; Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp
quốc gia ở Việt Nam – giai đoạn I (2003 – Viện Môi trường và phát triển bên
vững, Hội liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tiến hành) cùng với sự
tham khảo kinh nghiệm từ các nước Trung Quốc, Anh và Mỹ tác giả đã đưa ra
tiêu chí cụ thể của phát triển bền vững là bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trường; Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp (1997 – Phạm Xuân
Nam) Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm phát
triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển
chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc tế về phát triển... Nhìn
chung các công trình nghiên cứu này đều định hướng theo khái niệm phát triển
bền vững của Brundtland và tính thích ứng của các chỉ báo đối với Việt Nam ở
6
cấp độ vùng miền hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được
chỉ rõ.
Bên cạnh đó, ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, nhằm hướng
tới phát triển, nhà nước ta đã có chủ trương gắn liền phát triển kinh tế với phát
triển xã hội, nhằm hướng tới một sự phát triển dài hạn. Tại đại hội Đảng VI đã
nêu rõ:
Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội
nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích của hoạt động kinh tế
2
(Văn kiện đại hội
Đảng VI, nhà xuất bản sự thật). Từ đó, chúng ta cũng đưa một khái niệm chung
cho phát triển bền vững:
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài

hoà giữa môi trường nhân tạo, môi trường thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh học.
3
(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, tr 162, Nhà xb chính trị quốc gia Hà
Nội).
Có thể thấy rằng, ở Việt Nam khái niệm về phát triển bền vững có xu hướng
đi theo khái niệm của Brundtland, trong đó sự phát triển để hướng tới sự lâu dài
dược thể hiện qua ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, sự phát triển
kinh tế phải gắn liền với lợi ích phát triển của xã hội, nhằm hướng tới những lợi
ích xã hội như: giảm chênh lệch giàu nghèo, tăng lợi ích công cộng, gia tăng chất
lượng cuộc sống. Ngoài ra sự phát triển của kinh tế cũng không thể tách rời với
sự phát triển của những công nghệ mới, những nguyên liệu và năng lượng mới.
2
Văn kiện đại hội Đảng VI, nhà xuất bản Sự thật
3
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr 162, nxb Chính trị quốc gia
7
Con người phát triển những nguồn năng lượng sạch và dần chuyển sang sử dụng
những nguồn năng lượng có thể tái tạo được như sức gió, năng lượng mặt trời....
1.1.2.Các mặt của phát triển bền vững
Theo khái niệm Phát triển bền vững của Brundtland mà Việt Nam có xu hướng
nghiên cứu theo thì phát triển bền vững được đồng ý có sự tác động trên cả ba
mặt gồm có kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.2.1 Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân
trên đâu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó
bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể
chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Qua hai khái niệm ta có thể thấy được sự khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế

và phát triển kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về vật chất, số
lượng, tích luỹ và bành trướng thì phát triển - với phạm vi rộng hơn, nó bao hàm
cả tăng trưỏng kinh tế. Cùng với đó, sự phát triển còn quan tâm tới tiềm năng,
phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần.
Phát triển bền vững về mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất không giới
hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa bất cứ hàng hóa hoặc
dịch vụ nào, tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh. Phát triển bền vững kinh
tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động và tăng
trưởng sản xuất lên chất lượng cuộc sống, cứu xét xem có gì bị hư hại, bị phí
phạm.
8
Theo quan điểm của trường phái phát triển bền vững, thì sinh lực kinh tế của
một xã hội tùy thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề giá trị thặng dư bằng cách
sử dụng giá trị thặng dư để trao đổi và bù đắp những thiệt hại do sự phát triển
kinh tế đơn thuần gây ra. Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cách nâng cao
năng suất, đổi mới công nghệ… Đối với những sản phẩm được chế tạo nguồn
gốc thiên nhiên, vấn đề chủ yếu là phải xét xem tài nguyên thiên nhiên đó có khả
năng tái tạo hay không. Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu và chế tạo các
sản phẩm có khả năng thay thế. Muốn vậy, phải cộng thêm vào giá thành sản
phẩm làm từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu và
phát triển các sản phẩm thay thế. Nói cách khác, bền vững về kinh tế đòi hỏi nền
kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao; cơ cấu kinh tế
phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội
làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay
GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản
phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tra trong phạm vi một lãnh thổ trong
một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
GDP bình quân theo đầu người của mọt quốc gia hay lãnh thổ tại một thời
điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này

tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó. Hiện nay mặc dù
GDP đang được sử dụng rộng rãi với giá trị như một chỉ số, tuy nhiên nó cũng
còn gây nhiều tranh cãi trong đó bao hàm cả ý nghĩa của sự phát triển bền vững.
Nói cách khác, nếu chỉ dựa vào sự tăng lên của GDP của một nền kinh tế thì
không thể khẳng định nền kinh tế đó phát triển bền vững. GDP của một nước
hay một vùng lãnh thổ có thể tăng lên đang kể nhờ vào việc khai thác tài nguyên
9
hay nhờ vào nguồn vốn đầu tư được rót vào nó. Lấy một ví dụ đơn giản, trữ
lượng lớn về phosphates làm cho người dân Nauru trở thành một trong những
người có thu nhập bình quân cao nhất trên thế giới, song, từ năm 1980 khi nguồn
cung cấp giảm thì chất lượng cuộc sống của họ lại giảm đi.Tương tự với những
nước có trữ lượng dầu lửa lớn. Họ có thể có sự sung túc không cần đến sản xuất,
tuy nhiên nó sẽ không thể như vậy khi không thể khai thác dầu.
Vì lý do trên, chúng ta không thể chỉ xét sự phát triển bền vững về kinh tế chỉ
bằng sự tăng trưởng của GDP hay GDP bình quân đầu người của một quốc gia
hay vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, ta phải xem xét đến một cơ cấu kinh tế hợp lý,
đảm bảo cho sự tăng trưởng của GDP ổn định. Để phát triển bền vững, cơ cấu
nền kinh tế không được phụ thuộc vào khai thác tài nguyên hay tăng trưởng do
đầu tư ồ ạt mà không đạt hiệu quả kinh tế. Ta đã thấy hậu quả trong phát triển
của việc tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ở những
ví dụ trên. Vậy việc đầu tư ồ ạt, liệu có đưa đến những hậu quả về phát triển như
vậy.
Ta có thể thấy rằng, vốn là một yếu tố quan trọng trong phát triển và thúc đẩy
sự phát triển. Bất kỳ một quốc gia, một nền kinh tế nào cũng cần có vốn để phát
triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất…. Tuy nhiên khi một
luồng tiền vào ồ ạt và nền kinh tế không thể hấp thụ kịp những nguồn vốn này
thì sẽ cho ta thấy sự non yếu của nền kinh tế. Khi luồng tiền đầu tư vào nhiều,
chỉ số tăng trưởng sẽ tăng lên. Cũng có thể nói, tăng vốn đồng nghĩa với tăng
trưởng. Tuy nhiên vốn này không được sử dụng hiệu quả, vì một hay nhiều lý do
nào đó như cơ sở hạ tầng kém, quản lý chưa chuyên nghiệp hay năng lực sản

xuất có hạn, thì dần dần nền kinh tế không được rót vốn vào nữa. Kèm theo đó là
sự giảm sút tăng trưởng. Hay nói cách khác, khi sự phát triển của một nền kinh tế
10
phụ thuộc quà nhiều vào đầu tư mà không tạo nên hiệu quả thì sự phát triển đó
không thể lâu dài và tạo ra giá trị bền vững. Có thể nói rằng, để xây dựng một
một nền kinh tế bền vững, ta nên chú trọng vào nghiên cứu để cải tiến công
nghệ, phát triển công nghiệp xanh, tìm ra những nguyên liệu có thể tái chế và
không ảnh hưởng tới môi trường. Có như vậy, nền kinh tế mới có thể mạnh mẽ
tạo ra giá trị thặng dư mang tính dài hạn.
Ta cũng không thể quên rằng, sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã
hội bởi mục đích cuối cùng của phát triển bền vững là nâng cao cuộc sống của
con người, hướng con người tới một thế giới tốt đẹp hơn.
1.1.2.2. Xã hội
Phát triển bền vững về mặt xã hội cũng có nghĩa nâng cao chất lượng cuộc
sống cho tất cả mọi người. Đó cũng chính là sự phát triển tự sinh do chính xã hội
ấy chủ động thực hiện, chứ không phải là một sự phát triển ngoại sinh, sống nhờ
hoàn toàn vào nguồn lực từ bên ngoài, muốn vậy phải giảm đói nghèo, nâng cao
năng lực lựa chọn cho mọi người, mọi người cùng tham gia vào quá trình phát
triển và mọi người cùng hưởng lợi từ quá trình phát triển. Như đã nói ở trên, mọi
sự phát triển kinh tế cần phải đi đôi với phát triển xã hội, bởi mục đích cuối cùng
của mội sự phát triển đều nhằm hướng tới sự phát triển của xã hội loài người,
nhằm nâng cao cuộc sống cho con người. Trên thế giời cũng đã đưa ra những
tiêu chí cho sự phát triển của xã hội như hệ số Gini – dùng để biểu thị độ bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập Hệ số Gini có giá trị từ 0 đến 1. Chỉ số Gini
(Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, được tính
bằng hệ số Gini nhân với 100. Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức
độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Số 0 tượng
trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu
11
nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có

toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập). Hệ số
Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo. Bên cạnh đó
để đánh giá sự phát triển xã hội chúng ta còn sửa dụng chỉ số phát triển con
người HDI. Phát triển con người chính là, và phải là, sự phát triển mang tính
nhân văn. Đó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người.Quan
điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người
dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do).
Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành
và có được một cuộc sống ấm no. Chỉ số phát triển con người (Human
Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ
biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI
giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này
được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq vào năm
1990 HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu
trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:
1. Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung
bình.
2. Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các
cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học).
3. Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người
1.1.2.3 Môi trường
Như đã phân tích ở trên, với phạm trù phát triển bền vững được nghiên cứu
với ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường, để phát triển kinh tế và xã hội bền vững
12
ta phải giải được bài toán do môi trường đặt ra. Trong bất kỳ phương án quy
hoạch phát triển nào theo hướng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác
động qua lại giữa con người và thiên nhiên sao cho sự phát triên kinh tế - xã hội
không làm suy thoái hoặc hủy diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên, ngăn chặn ô
nhiễm.
1.2. Tổng quan về phát triển xanh

1.2.2. Định nghĩa
Hiện nay, trên thế giới, cụm từ phát triển bền vững đã trở nên phổ biến, nó trở
thành một mục tiêu cho sự phát triển của nhiều quốc gia cũng như vùng lãnh thổ.
Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy có sự xuất hiện của một thuật ngữ mới đó là
“phát triển xanh”.
Phát triển xanh là một khái niệm về sự phát triển hướng tới bền vững của một
đất nước hay vùng lãnh thổ. Tuy nhiên cụm từ này thường được sử dụng trong
việc quản lý, quy hoạch và sử dụng tài nguyên đất bao gồm quy hoạch thành
phố, kiến trúc, lên kế hoạch phát triển môi trường hay xây dựng khu công
nghiệp. Điểm khác nhau cơ bản giữa phát triển xanh với phát triển bền vững đó
chính là sự phát triển xanh nhằm tới sự bền vững về môi trường thông qua những
quyết định về kinh tế và xã hội.
Chúng ta đều biết nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới là có hạn. Và khi
con người sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế sẽ làm tài nguyên nghèo đi
theo sự lớn lên của nền kinh tế. Nói cách khác, nếu con người lạm dụng vào tài
nguyên thì có thể sự phát triển kinh tế không làm chúng ta giàu lên mà có thể
làm chúng ta “nghèo” đi. Nhận thức được vấn đề này, loài người ngày càng hiểu
rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển gắn liền với sự bảo tồn tự nhiên, bảo
13
vệ môi trường và tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Chính vì lý do trên, phát triển
xanh trở thành một mục đích cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực, nhiều nền
kinh tế.
1.2.3. Quy mô của phát triển xanh
Phát triển xanh là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với phát triển bền vững. Nó
hướng tới một sự phát triển thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng cuộc
sống và đảm bảo cho sự phát triển của tương lại. Chính vì những lý do trên, nội
hàm của phát triển xanh cũng bao trùm lên những nội dung của phát triển bền
vững. Đó là sự phát triển trên cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo đó, mỗi sự phát triển trên từng bình diện cuộc sống, kinh tế đề phải quan
tâm tới sự đảm bảo xanh – tự đảm bảo cho môi trường của chúng ta.

Về kinh tế:
Để phát triển, một nền kinh tế cần vận hành để tăng khả năng tăng lên về mọi
mặt và hướng tới đảm bảo sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế. Để hướng
tới sự phát triển xanh, các mặt của nền kinh tế phải phát triển theo hướng thân
thiện với môi trường, với kết cấu hợp lý đảm bảo không gây tổn hại tới môi
trường sống, ảnh hưởng tới lợi ích thế hệ tương lại. Cụ thể, công nghiệp trong cơ
cấu ấy phải phát triển dựa trên những nguồn nguyên liệu tự nhiên, có thể tái chế
và không tạo ra chất thải công nghiệp gây ô nhiễm. Một ví dụ dễ thấy đó chính là
việc sử dụng năng lượng gió để phát điện. Các máy phát điện lợi dụng sức gió đã
được sử dụng nhiều ở các nước châu Âu, Mỹ và các nước công nghiệp phát triển
khác. Sau thảm họa Chernobyl (Ukraine 1986), cuộc đấu tranh đòi hủy bỏ các
nhà máy điện nguyên tử tại Đức diễn ra ngày càng mãnh liệt nên điện bằng sức
gió phát triển rất mạnh, sản lượng đã vượt xa sản lượng thủy điện và trở thành
nguồn năng lượng đáng kể trên cường quốc công nghiệp này. Ưu điểm dễ thấy
14
nhất của điện bằng sức gió là không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi
trường như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết kiệm đất xây dựng,
khác hẳn với các nhà máy thủy điện chỉ có thể xây dựng gần dòng nước mạnh
với những điều kiện đặc biệt và cần diện tích rất lớn cho hồ chứa nước. Các trạm
điện bằng sức gió có thể đặt gần nơi tiêu thụ điện, như vậy sẽ tránh được chi phí
cho việc xây dựng đường dây tải điện. Ngày nay điện bằng sức gió đã trở nên rất
phổ biến, thiết bị được sản xuất hàng loạt, công nghệ lắp ráp đã hoàn thiện nên
chi phí cho việc hoàn thành một trạm điện bằng sức gió hiện nay chỉ bằng 1/4 so
với năm 1986. Trạm điện bằng sức gió có thể đặt ở những địa điểm và vị trí khác
nhau, với những giải pháp rất linh hoạt và phong phú. Các trạm điện bằng sức
gió đặt ở ven biển cho sản lượng cao hơn các trạm nội địa vì bờ biển thường có
gió mạnh. Giải pháp này tiết kiệm đất xây dựng, đồng thời việc vận chuyển các
cấu kiện lớn trên biển cũng thuận lợi hơn trên bộ. Dải bờ biển VN trên 3.000km
có thể tạo ra công suất hàng tỉ kW điện bằng sức gió. Trên mái nhà cao tầng
cũng có thể đặt trạm điện bằng sức gió dùng cho các nhu cầu trong nhà và cung

cấp điện cho thành phố khi không dùng hết điện. Trạm điện này càng có ý nghĩa
lớn hơn khi thành phố bất ngờ bị mất điện.
Bên cạnh đó, sản phẩm công nghiệp được sử dụng nhằm mục đích phát triển
vì cộng đồng không gây ô nhiễm. Khi người dân có ý thức hơn về việc bảo vệ
môi trường từ trong hành vi lối sống của bản thân thì những sản phẩm xanh được
ưa chuộng và trở thành lợi thế cho các nhà sản xuất. Có thể thấy một ví dụ cụ thể
là sản phẩm bóng giặt quần áo đã rất được ưa chuộng tại các khu vực phát triển
như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hay Hồng Kong. Lợi thế của sản phẩm này là làm sạch
quần áo mà không cần hóa chất hay bột giặt, giá cả hợp lý và đặc biệt nhờ sản
phẩm mà người tiêu dùng tiết kiệm được nước – một tài nguyên quý giá và tối
15
cần thiết cũng như không gây hại tới môi trường. Một ví dụ minh họa cụ thể hơn,
đó chính là ngành công nghiệp ô tô, trên thế giới các ông lớn trong lĩnh vực chế
tạo này đang có xu hướng phát triển sản phẩm của mình thân thiện với môi
trường hơn thông qua việc giảm nhiên liệu tiêu thụ hay thay đổi nhiên liệu chạy
máy truyền thống là xăng để đến với nguồn nguyên liệu thân thiện hơn như
hydro hay năng lượng mặt trời.
Cơ cấu kinh tế trong sự phát triển xanh không chỉ dừng lại ở việc phát triển
một nền công nghiệp thận thiện hơn với môi trường. Cơ cấu kinh tế cũng dần
thay đổi để phát triển về dịch vụ, những ngành công nghiệp không khói nhưng
lại làm gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong đó, nền nông nghiệp cũng đề cao tới sự tác động của bản thân nó tới
môi trường xung quanh. Đó là mội trường nước, môi trường đất. Ta không thể có
sự phát triển xanh, sự phát triển mang tính lâu dài khi mỗi người dân đều phá
hoại chính nền đất mà chúng ta đang sống trên nó. Với những công cụ canh tác
lạc hậu, chính sự sản xuất nông nghiệp lạc hậu cũ kỹ làm xói mòn dần đất đai
của chúng ta. Như những gì phân tích ở trên, ta có thể thấy phát triển xanh
không chỉ bao quanh ngoài vấn đề kinh tế, nó còn đi sâu hơn vào trong cơ cấu
nền kinh tế, cụ thể là từng ngành, từng lĩnh vực của một nền kinh tế. Để hướng
tới phát triển bền vững là sự phát triển bền vững của từng tế bào nền kinh tế.

Về xã hội:
Mục đích của sự phát triển trong xã hội loài người luôn là vì cộng động và để
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Như đã đề cập ở trên, xã hội phát triển
đồng bộ cả về cơ cấu sẽ là một xã hội với những lợi ích vì toàn dân.
16
Cuộc sống phát triển xanh để mọi người hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn,
khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong sự gia tăng không ngừng về dân
số, sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và biến đổi môi trường, cuộc sống của
chúng ta có được hiện đại hơn nhưng cũng tiềm ẩn những khó khăn đe dọa về
một đời sống lành mạnh. Trong quá trình phát triển xanh, chúng ta xác định vai
trò của xã hội và sự phát triển của xã hội cũng là mục tiêu cần đạt đến. Con
người phải là nhân tố hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nói cách khác,
chúng ta cần xây dựng một xã hội với nền móng từ những con người được đào
tạo và tư duy phù hợp với sự phát triển đó.
Nói ba mặt của sự phát triển luôn găn kết chặt chẽ với nhau là hoàn toàn hợp
lý. Trong đó, kinh tế là một chân không thể thiếu trong chiếc kiềng ba chân của
sự phát triển. Khi con người giàu có hơn và hành vi của họ ý thức về một sự
phát triển xanh thì cũng là lúc họ ý thức hơn về trách nhiệm xã hội của bản thân.
Mỗi người dân ý thức được phải làm cuộc sống của mình phải lành mạnh thì xã
hội cũng từ đó đi lên theo hướng tích cực. Nói tóm lại, để phát triển toàn xã hội,
mỗi con người trong xã hội ấy phải đẩy xã hội đi lên theo hướng tích cực bằng
chính hành vi của mình.
Về môi trường:
Nói đến phát triển xanh, có thể nói là nói tới khái niệm của sự thân thiện với
môi trường. Trong đó, mọi người hướng về một cuộc sống xanh hơn – gần gũi
với tự nhiên và bảo vệ tự nhiên như một cộng đồng. Bởi cuộc sống của chúng ta
được bao bọc bởi bầu khí quyển, ta thở bằng không khí để sống, uống nước và
làm ra mọi vật từ đất. Chúng ta có trách nhiệm phải gìn giữ cho những thế hệ sau
và cũng chính là đảm bảo cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở hiện tại
17

và trong tương lại. Vì lẽ đó, yếu tố môi trường luôn là điều không thể thiếu trong
tiêu chí đánh giá về sự phát triển xanh.
Tóm lại, ta có thể thấy, cũng như phát triển bền vững, phát triển xanh tồn tại
trong ba mặt của sự phát triển là: kinh tế, xã hội và môi trường. Mỗi mặt này lại
có sự tác động qua lại với nhau và trong đó yếu tố môi trường là một yếu tố
không thể thiếu để ta xét một sự phát triển có thân thiện, xanh và bền vững hay
không.
18
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XANH CỦA
SINGAPORE
2.1 Tổng quan về Singapore
2.1.1 Vị trí địa lý
Singapore là một đảo quốc với diện tích khiêm tốn nằm ở phía nam khu vực
Đông Nam Á. Ví trí của Quốc đảo này nằm cách đường xích đạo 136,8 km về
phía Bắc, giữa vĩ độ 103038' và 104006' vĩ độ đông.
Singapore nằm ở giao nhau của con đường Huyết mạch chính vận chuyển
hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biên Malacca. Quốc đảo
nhỏ bé này được tổ hợp nên bởi hơn 50 hòn đảo trong đó Singapore là hòn đảo
lớn nhất, chiếm 9/10 diện tích toàn quốc. Địa thế nơi đây phẳng đều, những eo
biển giữa các hòn đảo chính là nơi neo đậu thuận tiện của các thuyền bè. Nằm tại
một trong những giao lộ của thế giới, vị trí chiến lược của Singapore chính là
một yếu tố thuận lợi góp phần giúp quốc gia này phát triển thành một trung tâm
quan trong trong các lĩnh vực thương mại, viễn thông và du lịch. Singapore nối
liền Malaysia bởi hai cây cầu vượt, và những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Riau
của Indonesia chỉ cách quốc gia một chuyến tàu tốc hành. Đối với Singapore và
Philippine chỉ là một chuyến bay ngắn. Đảo quốc Singapore có một phi trường
lớn phục vụ hơn 69 hãng hàng không. Quả là đất nước "cửa ngõ" vào Đông Nam
Á. Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi
nhiều đảo nhỏ khác. Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Juhor của
Malaysia — một con đường nhân tạo có tên Đường nối Johor-Singapor ở phía

Bắc, băng qua eo biển Tebrau và chỗ nối thứ hai Tuas, một cầu phía Tây nối với
Juhor. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất
19
của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao nhất của
Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.
Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và
những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở
thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ (thành
phố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.
Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc Singapore bao
quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi
đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập
niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên
một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm
vẫn là nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ
chuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối
đất hiệu quả cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho
việc sử dụng đất ở 55 khu vực.
Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện
nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah.
Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví
dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn
cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại
trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng
nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một
loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế
đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
20
2.1.2 Lịch sử
Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Malay),

vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố). Từ
đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ
một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử này
nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên
cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura).
Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trong
những văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3. Hòn đảo là nơi chiếm đóng của
đế chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là Temasek.
Temasek phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng nhưng sau đó
dần dần suy tàn. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là một phần của
Vương quốc Johor.
Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East
India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập
Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đã
nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau.
Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau một chuỗi các
hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa Singapore trở
thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trị rất quan trọng của nó
trên con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc.
Tượng của ông Thomas Stamford Raffles, được dựng tại nơi ông đầu tiên đặt
chân lên Singapore. Ông được xem là người tìm ra Singapore mới.
21
Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaysia và
những vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiến
Singapore. Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù có
lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng
2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to,
nghĩa là "Ánh sáng Miền Nam", và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại
chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945.
Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà

nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau
cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào
Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành
viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang
có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào
ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của
bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày
sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của
Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.
Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên
thiên nhiên như dầu mỏ. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm
kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước
kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình
nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được
phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống
22
phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở
thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.
Năm 1990, Goh Chok Tong kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó
khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm
1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ
Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm 2004, Lý Hiển
Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba.

2.1.3 Xã hội
Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau.
Singapore là một đất nước nhỏ bé và dân cư tại đây là sự tổng hợp của nhiều nền
văn hoá khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai do kết quả của quá trình di
cư, vì vậy, xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc. Mỗi người dân đến đây, họ

cố gắng giữ gìn nét riêng chính tổ tiên mình cùng lúc linh hoạt để hoà nhập vào
các văn hoá khác. Nhờ vậy, xã hội Singapore với nền văn hoá đa dạng của mình
đã được hình thành. Khi tới đất nước này, bạn có thể thấy một lễ cưới theo kiểu
Mã Lai cùng tổ chức trong một khu công cộng với một lễ tang của người Trung
Quốc. Có thể nói, xã hội Singapore tôn trọng mọi nền văn hoá tồn tại trên đảo
quốc này. Bên cạnh đó, Singapore cũng đã tạo ra được một bản sắc riêng trong
sự kết hợp của các nền văn hoá trong một mức độ nào đó. Nhờ vậy thế hệ trẻ của
Singapore được thừa hưởng một sự kết hợp giàu bản sắc. Kế hoạch Raffles của
Singapore từ đầu thế kỷ 19 nhằm phân biệt những người mới nhập cư vào từng
khu vực riêng mà tại Singapore ta có thể thấy những khu mang đậm chất riêng
như Little India, Chinatown và Kampong Glam. Mặc dù người dân không còn
xây dựng theo lối phân biệt như vậy, nhưng chủ yếu nhờ có chính sách của Uỷ
ban nhà ở và sự quản lý của Đảng Nhân dân Hành động mà những khu vực này
23

×