Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Cách trình bày một bài báo khoa học và khóa luân đồ án khoa học PTIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.84 KB, 10 trang )

Chủ đề: Cách trình bày một bài báo khoa học và khóa luân/ đồ án khoa học.
Thành viên nhóm: nhìn slide;
Nội dung bài học bao gồm 2 phần:
- Cách thức trình bày một bài báo khoa học.
- Cách trình bày một khóa luận/đồ án khóa học.

I.

Yêu cầu về nội dung của một bài báo khoa học:

Cấu trúc chi tiết một bài báo gồm các phần sau:
A, Mở đầu bài báo.
Các thành phần cân thiết cho phần mở đầu bài báo cáo bao gồm:
- Tiêu đề

(Title): Tựa bài thường từ 10 –15 từ (có tạp chí còn rút ngắn xuống

dưới 10 từ), phản ánh nội dung chính của bài viết. Một tựa bài tốt không phải nhằm
mục đích lôi cuốn hấp dẫn độc giả mà là đề cập thẳng vấn đề muốn giải quyết và
dùng những từ chủ yếu (keywords) để những ai nghiên cứu trong cùng một lĩnh
vực có thể nhận biết được. Sau tựa bài là tên tác giả, có tạp chí ghi chú chức danh,
học hàm học vị, có tạp chí không nhưng cho biết nơi làm việc, địa chỉ email và còn
ghi tên người biên tập, ngày nhận bài và ngày chấp thuận đăng
- Tên tác giả (Authorship)


- Tóm tắt

(Abstract or Summary): Mục đích của phần tóm tắt là giúp độc giả

nhận biết bài viết có phù hợp với đề tài mình họ đang quan tâm không. Phần này


tóm tắt ngắn gọn (từ 100 đến 200 từ) mục đích của bài viết, dữ liệu trình bày và kết
luận chính của tác giả. Có tạp chí (Nature và Science) xem phần này như lời giới
thiệu ngắn (brief introduction) về bài viết.
- Từ khóa

(Key words)

Trên màn chiếu nhóm mình có lấy một ví dụ về một bài báo trên tạp chí khoa học
và công nghệ Đại học Đà Nẵng. Với tiêu đề (Nhìn trên màn chiếu) “Bài toán tô
màu đồ thị .....” với tác giả là Trần Quốc Chiến và Phan Thị Ngà. Ta thấy trên đề có
số chứ từ 10 đến 20 từ và được đề cập trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, không dài
dòng lan man.
Phần tên tác giả và tóm tắt đều có ở trong bài viết giúp người đọc có thể nắm rõ
nhất những thông tin cơ bản, hiểu rõ nhất về chủ đề mà người viết cần truyền đạt
tới người đọc.

(Có thể chém thêm ..........)

- Đặt vấn đề (Introduction) và mục tiêu nghiên cứu (Objective): Trong phần này,
tác giả xác định đề tài nghiên cứu, phác thảo mục tiêu nghiên cứu và cung cấp cho
độc giả đầy đủ cơ sở khoa học để hiểu biết phần còn lại của bài viết. Cần chú ý


giới hạn những kiến thức cơ sở này trong các thử nghiệm của tác giả. Mục này sẽ
đạt yêu cầu nếu trả lời được những câu hỏi như: (1) Lý do thực hiện nghiên cứu
này? (xuất phát từ hiện tượng tự nhiên hay các tư liệu đã có trước), (2) Những kiến
thức nào đã có trước về đề tài này? (tổng kết tư liệu, quá trình phát triển ý tưởng
trước đó của các tác giả khác, những khẳng định, mâu thuẫn, và khác biệt giữa các
tài liệu đã có về đề tài này), (3) Mục đích chính của nghiên cứu là gì?
Với bài báo trong tạp chí khoa học công nghệ: phần đặt vấn đề được tác giả đề cập

ngay về việc nghiên cứu quản lí học chế tín chỉ. Cung cấp đầy đủ các kiến thức về
việc học tập quản lú học chế tín chỉ và chỉ ra lí do ngiên cứu là việc quản lí học chế
tín chỉ hiện tại rất được quan tâm. Và mục đích chính là xắp xếp thời gian ôn tập,
lịch thi, không bị trùng lịch thi giúp sinh viên không phải lo lắng về việc này trong
khi đăng kí môn học.

- Phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods): Mục này còn được gọi là
Experimental details (Dữ liệu thử nghiệm) hay Theoretical basis (Cơ sở lý thuyết).
Dữ liệu thu thập được và phương pháp nghiên cứu của tác giả được trình bày ở
đây. Mục này khó viết nhất ở chỗ cung cấp vừa đủ chi tiết để hiểu được thử nghiệm
nghiên cứu nhưng không làm rối trí độc giả. Nhìn chung, tác giả sẽ phải trả lời
những câu hỏi sau: (1) Dữ liệu nào đã sử dụng? (2) Chúng được sử dụng như thế
nào? (3) Địa điểm và thời gian hoàn thành thử nghiệm?


- Kết quả

(Results): Mục này tóm tắt những kết quả thử nghiệm và không đề

cập đến ý nghĩa của chúng. Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị hình vẽ,
hình ảnh v.v…Những dữ liệu đã ghi theo bảng không nên trình bày lại theo hình vẽ
hay biểu đồ. Những số liệu và bảng biểu tự chúng đã trình bày đầy đủ thông tin mà
không cần phải giải thích thêm bằng lời. Mục này nên tập trung vào những xu
hướng và khác biệt chính chứ đừng sa vào những chi tiết nhỏ nhặt.
Ở ví dụ của nhóm mình thì Bài báo cáo trong tạp trí khoa học đã tổng kết chỉ ra
được kết quả mà nhóm nghiên cứu làm được ở trong bà nghiên cứu. Các hình ảnh
bằng chứng về sản phẩm đã chỉ ra những chức năng nổi trội như: có các chức năng
về xếp lịch, kết quả lập lịch
- Bàn luận


(Discussion): Mục này nhằm: (1) Diễn giải phân tích kết quả, những

ưu điểm và hạn chế, tách bạch rõ ràng dữ liệu và suy luận, (2) Mối liên hệ giữa kết
quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước
đó. Điều này cho thấy đóng góp của tác giả bổ sung cho lý thuyết và kiến thức, hay
điều chỉnh những sai sót của các đề tài nghiên cứu trước đó. Tất nhiên, người viết
phải có những lý lẽ thật lôgích cho những thử nghiệm và suy luận của mình và
cũng có thể đề nghị tiếp tục những thử nghiệm trong tương lai để làm sáng tỏ
những vấn đề còn bỏ ngỏ trong kết quả của mình
- Kết luận

(Conclusion), có thể ghép với bàn luận


Phần kết luận của bài báo trong tạp chí: “Nội dung đề tài khái quát được các kiến
thức chung về lý thuyết đồ thị và ứng dụng. Nêu được chi tiết bài toán tô màu và
thuật toán tô màu trên đồ thị. Phân tích các yêu cầu của bài toán lập lịch thi cho
học chế tín chỉ, thiết kế cơ sở dữ liệu, áp dụng giải thuật ô màu cổ điển để xây
dựng giải thuật cải tiến cho yêu cầu mới của bài toán đề ra. Qua các bước xây dựng
thuật toán, thiết kế cơ sở dữ liệu, code chương trình đã được cài đặt, xây dựng
được demo phần mềm kiểm định thuật toán cho kết quả khả quan và mang tính
ứng thực tế”
- Lời cảm ơn (Acknowledgements) + Tài liệu tham khảo (References) : Người
viết cảm ơn những người đã cộng tác nghiên cứu với mình và liệt kê tất cả tài liệu
đã trích dẫn trong bài viết. Cách trình bày theo thứ tự, tên tác giả, tác phẩm, năm
tháng, nơi xuất bản v.v.. có thể khác nhau giữa các tạp chí (trước sau, in nghiêng, in
đậm v.v..).
- Phụ lục

(Appendix). Ngoài ra để theo dõi dễ dàng hơn thì việc lập một phụ lục


cho bài cũng vô cùng cần thiết.

II.

Yêu cầu trình bày bài khóa luận đồ án khoa học.


Đối với sinh viên thì việc làm đồ án hoặc khóa luận trong công việc học tập để đặt
điểm trong các bài kiểm tra hoặc tốt nghiệp với đồ án tốt nghiệp. Các bài khóa
luận/ đồ án thường được trình bày chi tiết với nhiều bằng chứng, kiến thức khoa
học cụ thể để cho người xem có thể nắm bắt rõ nhất những ý tưởng có ở trong bài.
Để có một bài khóa luận và đồ án tốt thì sau đây nhóm với những gì nhóm mình
tìm hiểu, mình sẽ chỉ cho bạn những yêu cầu vầ nội dung và cách trình bày khóa
luận/ đồ án.

Yêu cầu về nội dung của khóa luận/ đồ án khoa học:

Được trình trình bày theo thứ tự các phần như sau:
1. Bìa bằng giấy thường hoặc giấy thơm.
2. Phụ bìa bằng giấy thường.
Với ví dụ là đồ án tìm hiểu và xây dựng .... (đọc trên slide) đã được trình bày
đầy đủ về tên tác giả, nơi báo cáo và năm xuất bản.

3. Lời cam đoan.
4. Lời cảm ơn.
(đợi chạy silde)


5. Mục lục.

Việc tạo mục lục cũng vô cùng quan trọng trong bài khóa luận. Vì thường
những bài khóa luận rất dài, nên có mục lục giúp ta có thể theo dõi kịp
những chủ đề mà người viết trình bày nếu chúng ta đang trong buổi bảo vệ,
và dễ dàng tìm kiếm khi muốn. Bài ví dụ của nhóm mình dài 138 trang nên
việc tìm và theo dõi nếu không có mục lục thì rất khó khăn.

6. Danh mục các cụm từ viết tắt.
Các danh mục viết tắt cũng rất quan trọng nếu trong bài có nhiều từ viết tắt.
Chúng ta không thể hiểu được những gì chúng ta đang đọc thì bài đồ án đó chả
có ý nghĩa gì cả.
7. Phần nội dung của khóa luận.
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết, bản chất, phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu.
- Phần 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Trình bày, mô tả, phân tích thực trạng của vấn đề trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu
thập được từ thực tế và phương pháp luận đã nêu ở chương 1, đánh giá rút ra
những thành tựu và những tồn tại cùng những nguyên nhân cơ bản của vấn
đề nghiên cứu.


- Phần 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu
Trên cở sở những đánh giá thực trạng ở chương 2, căn cứ các cơ sở lý thuyết đã
được thừa nhận, đề xuất các phương hướng, biện pháp nhằm khắc phục
những hạn chế và áp dụng những giải pháp mới nhằm hoàn thiện vấn đề
nghiên cứu.
8. Danh mục tài liệu tham khảo.
9. Phần phụ lục (nếu có).

Yêu cầu về cách trình bày của khóa luận/ đồ án khoa học:

Yêu cầu tổng thể:
- Đề tài trình bày cần ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, chú thích chính
xác, đánh số trang, bảng biểu, hình vẽ, đồ thị cụ thể.
- Thường sử dụng phông chữ Time New Roman, cỡ chữ khoảng 13 hoặc 14.
- Dãn dòng đặt ở chế độ 1,5lines; lề trái 3,5cm; lề phải 2cm; lề trên 2,5cm; lề
dưới 3cm.
- Số trang được đánh ở giữa trang giấy. Không chèn các tiêu đề, tên đề tài ở
đầu hay cuối mỗi trang văn bản.
- Đề tài hoàn thiện, được đóng thành quyển, bìa giấy màu. Nội dung đề tài và
trang bìa phụ được in lên một mặt giấy trắng khổ A4.
- Tóm tắt đề tài phải trung thực với nội dung đề tài, trình bày từ 10-14 trang in
trên giấy 2 mặt, kích thước bằng ½ khổ A4, phông Time New Roman, các lề
đều 2cm.


Trình bày chương, mục, tiểu mục:
- Các chương được ghi bằng số, dưới chương là các mục gồm 2 chữ số, dưới
mục là tiểu mục gồm 3 chữ số, dưới tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số
(VD: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 2, chương 4). Tên mục,
tiểu mục cần ngắn gọn, rõ ràng, tường minh, không nhiều nghĩa.
Trình bày bảng biểu, hình vẽ, …:- Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, … phải gắn với số chương(VD: hình 3.4 có
nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3). Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ nguồn khác
phải được trích dẫn đầy đủ.
- Trong đề tài, các hình vẽ phải được trình bày sạch sẽ bằng mực đen để có thể
sao chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề, cỡ chữ phải bằng với cỡ chữ
trong văn bản quy định.
Viết tắt: Không được lạm dụng viết tắt trong đề tài. Chỉ được viết tắt những từ,
cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Nếu đề tài có nhiều
từ ngữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các từ viết tắt ở phần đề tài.
Tài liệu tham khảo:

-

Các tài liệu tham khảo dùng để viết đề tài mà không phải của riêng tác giả phải được trích dẫn và

-

chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo thì phải ghi đầy đủ: Tên tác giả hoặc cơ
quan ban hành, Năm xuất bản, Tên sách/ luận án/ báo cáo, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản (VD: Triều
Ân (2006), Văn học chữ Hán dân tộc Tày, Nxb Văn học, Hà Nội).


-

Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách thì ghi đầy đủ thông tin: Tên
tác giả, “Tên bài báo”, (Số), Các số trang (VD: Đỗ Huy(1990), “Về bản sắc dân tộc của văn hóa”,

-

Tạp chí triết học, (Số 1), tr8).
Nếu là tài liệu trên mạng thì cần ghi: Tên tác giả, tên tài liệu, địa chỉ webside, thời gian trích dẫn
(VD: Mai Loan(2008), “Phát triển nhiên liệu sinh học không tổn hại tại VN”,
15/10/2010 ).

Phụ lục của đề tài: bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa cho nội dung đề tài như: mẫu
phiếu điều tra, khảo sát, số liệu, …

Vừa rồi là bài thuyết trình nhóm 1.................. tự nói ☺




×