Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Xây dựng đời sống văn hóa ở xã khánh hồng, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐÀO ĐỨC TÍNH

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở XÃ KHÁNH HỒNG, HUYỆN YÊN KHÁNH
TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 5 (2016 -2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐÀO ĐỨC TÍNH

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở XÃ KHÁNH HỒNG, HUYỆN YÊN KHÁNH
TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 60.31.06.42

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đức Ngôn

Hà Nội, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa ở xã
Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Đề tài này người viết chưa công bố ở bất kỳ nơi đâu và
không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Một số thông tin
liên quan như số liệu và trích dẫn đều được ghi rõ nguồn tại phần tài liệu
tham khảo và phụ lục trong luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2018
Tác giả

Đào Đức Tính


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban chỉ đạo

CLB

: Câu lạc bộ

CVĐ

: Cuộc vận động

ĐC


: Đạt chuẩn

ĐSVH

: Đời sống văn hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

KH

: Kế hoạch

KDC

: Khu dân cư

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

NVH

: Nhà văn hóa


NQTƯ 5

: Nghị quyết Trung ương 5

QL

: Quản lý

TDTT

: Thể dục thể thao

TDĐKXDĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
UBND

: Ủy ban nhân dân

VHVN

: Văn hóa văn nghệ

XHH

: Xã hội học

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀXÃ KHÁNH HỒNG........... ................... 9
1.1. Những vấn đề chung về xây dựng đời sống văn hóa ...... ...................... 9
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................... ..................................................... 9
1.1.2. Cấu trúc đời sống văn hóa .... ............................................................ 13
1.1.3. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa ... ........................................... 16
1.2. Khái quát về xã Khánh Hồng......... ...................................................... 18
1.2.1. Vị trí địa lý, đất đai, dân số ............................................................... 18
1.2.2. Lịch sử hình thành ... ......................................................................... 18
1.2.3. Kinh tế, văn hóa - xã hội ....... ........................................................... 20
1.3. Vai trò của xây dựng đời sống văn hóa đối với sự phát triển kinh
tế, xã hộiở xã Khánh Hồng.......................................................................... 24
1.3.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế .... .......................................................... 24
1.3.2. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ........ ......................................... 26
Tiểu kết ......... .............................................................................................. 27
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở
XÃ KHÁNH HỒNG ........... ....................................................................... 29
2.1. Chủ thể xây dựng đời sống văn hóa.......... ........................................... 29
2.1.1. Hệ thống tổ chức và các mối quan hệ quản lý trong xây dựng
đời sống văn hóa ............. ........................................................................... 29
2.1.2. Lực lượng tham gia xây dựng đời sống văn hóa .............................. 33
2.2. Các văn bản liên quan đến xây dựng đời sống văn hóa ............ .......... 34
2.2.1. Lược thuật các văn bản......... ............................................................ 34
2.2.2. Đánh giá các văn bản .............. ......................................................... 37
2.3. Các phương diện xây dựng đời sống văn hóa ......... ............................ 39



2.3.1. Xây dựng nếp sống văn minh .......... ................................................ 39
2.3.2. Xây dựng gia đình văn hóa, làng xóm văn hóa ................................ 44
2.3.3.Xây dựng và tổ chức hoạt động các thiết chế văn hóa ...................... 53
2.4. Đánh giá chung ... ................................................................................ 61
2.4.1. Ưu điểm ... ......................................................................................... 61
2.4.2. Một số hạn chế . ............................................................................... 62
2.5. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................. 65
Tiểu kết .. .................................................................................................... 67
Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA Ở XÃ KHÁNH HỒNG ........................... ......................................... 68
3.1. Định hướng xây dựng đời sống văn hóa của Đảng và Nhà
nước...... ....................................................................................................... 68
3.2. Các nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển đời sống văn hóa ở xã
Khánh Hồng .............................................................................................. 70
3.2.1. Nhân tố tích cực ....................... ........................................................ 70
3.2.2. Nhân tố tiêu cực ....................... ........................................................ 72
3.3. Các nhóm giải pháp . ............................................................................ 73
3.3.1. Kiện toàn Ban chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH. ...................... 73
3.3.2.Huy độnglực lượng tham gia xây dựng đời sống văn hóa .. .............. 76
3.3.3. Nâng cao chất lượng nội dung hoạt động văn hóa ............................ 78
3.3.4. Cải tiến công tácchỉ đạo, điều hành xây dựng đời sống văn hóa ..... 82
3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát ............................................ 86
Tiểu kết ........ ............................................................................................... 86
KẾT LUẬN............ .................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 91
PHỤ LỤC ...................................................................................................96


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đến nay đã trở nên rất quen
thuộc đối với người dân Việt Nam. Đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm của
ngành văn hóa nói chung, là mối quan tâm của những người làm công tác
văn hóa, đặc biệt là cán bộ làm công tác văn hóa ở cấp huyện và cấp xã,
phường nói riêng. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta được đặt ra từ Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ V (1982). Chủ trương này có ý nghĩa chiến lược đối với
sự nghiệp xây dựng văn hóa, lối sống và con người phù hợp với tình hình
thực tế hiện nay.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa tại Hội nghị
BCHTW 5 (khóa VIII), Đảng ta đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh
thần, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, kinh tế - xã hội có những biến đổi sâu sắc. Kinh tế tăng trưởng, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một cải thiện và ấm no, hạnh
phúc, đất nước có nhiều cơ hội, vận hội mới. Tuy nhiên, trước nhiều
biến đổi lớn như vậy, đất nước cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn
thách thức.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công cuộc đổi mới vừa
qua, thực trạng đời sống văn hóa cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế bất cập. Sự
gia tăng của các kiểu tội phạm mới, các loại hình tệ nạn mới, khiến lối sống
của người dân bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm, đặc biệt là lớp trẻ, dẫn đến hệ lụy
tiêu cực, dần mất đi những truyền thống văn hóa quý báu của địa phương
cũng như của dân tộc, làm cản trở con đường phát triển của đất nước.
Chính vì vậy vấnđề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có một ý nghĩa thực
tiễn hết sức cấp bách.



2
Xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cũng như nhiều
xã khác trong toàn tỉnh đã và đang triển khai việc xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở, trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nhất định,
góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của xã. Tuy nhiên vấn
đề quản lý trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã xuất hiện
những mâu thuẫn, bất cập và khó khăn cần khắc phục.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, trong 5 năm qua cán bộ và nhân dân xã Khánh Hồng đã tiến hành xây
dựng nông thôn mới và đã được UBND tỉnh Ninh Bình ra quyết định công
nhận là xã Nông thôn mới vào cuối năm 2016. Trong bộ tiêu chí xây dựng
nông thôn mới thì xây dựng đời sống văn hóa là hai trong 19 tiêu chí quan
trọng. Việc đưa ra những giải pháp xây dựng đời sống văn hóa là rất cần
thiết để đáp ứng điều kiện xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng
đời sống văn hóa ở các khu dân cư. Tuy nhiên,xã Khánh Hồng chưa từng là
đối tượng khảo sát của các tác giả đi trước. Vì vậy, đây là một khoảng
trống khoa học cần được quan tâm nghiên cứu. Mỗi địa phương có một đặc
thù riêng, bởi vậy, việc nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa ở xã
Khánh Hồng có ý nghĩa bổ sung vào những nhận thức đã có về xây dựng
đời sống văn hóa nói chung; hơn nữa, cũng thêm một lần soi lại những vấn
đề lý luận vào thực tiễn đang hết sức đa dạng, phong phú.
Nhận thức rõ những vấn đề cấp thiết của việc xây dựng đời sống văn
hóa hiện nay ở địa phương, tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng đời sống
văn hóa ở xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn
tốt nghiệp cao họcchuyên ngành Quản lý văn hóa với mong muốn nghiên
cứu toàn diện hơn về vấn đề quản lý xây dựng đời sống văn hóa, để công
tác xây dựng đời sống văn hóa ở xã Khánh Hồng thực sự có hiệu quả hơn
trong thời gian tới.



3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu xây dựng đời sống văn hóa đã được nhiều nhà
khoa học về văn hóa và quản lý văn hóa đề cập thông qua các bài báo, tạp
chí, sách, công trình khoa học. Ngoài ra, còn có các luận văn, khóa luận tốt
nghiệp của các học viên cao học, sinh viên các trường đại học văn hóa,
nghệ thuật.Các tài liệu nêu trên được tổng hợp như sau:
2.1. Các công trìnhnghiên cứu mang tính lý luận về xây dựng đời
sốngvăn hóa
Cục Văn hóa Thông tin cơ sở trong tài liệu Văn bản của Đảng và
Nhà nước về nếp sống văn hóa (2008) đã cụ thể hóa những vấn đề đời sống
văn hóa trên một phương diện được xem như căn bản là nếp sống văn
hóa.Nếp sống văn hóa là một phương diện biểu đạt đời sống văn hóa. Do
vậy, các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề này cần được hệ
thống hóa để các lực lượng tham gia xây dựng đời sống văn hóa có thể thực
hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình[13].
Vụ Văn hóa quần chúng - Viện văn hóa, năm 1991, đã xuất bản
cuốnMấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta,
trong đó, nhấn mạnh các quan điểm của Đảng và một số vấn đề thực tiễn về
xây dựng đời sống văn hóa,từ đó đặt ra vấn đềtiếp cận xu hướng đang vận
động phát triển của văn hóa Việt Nam hiện nay[53].
Bộ Văn hóa - Thông tin, năm 1995 đã cho ra đời cuốnsách Một số
giá trị văn hóa truyền thống đối với đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn
hiện nay, trong đó đề cập đến những vấn đề văn hóa cơ sở trên địa bàn
vùng nông thôn. Đây chính là nơi đã lưu giữ được những nét truyền thống
văn hóa nhưng trước những thay đổi của thời đại, nhiều nét văn hóa
truyền thống không phù hợp với văn hóa mới. Vì thế việc điều chỉnh để
văn hóa truyền thống và văn hóa mới có sự hải hòa, trở thành động lực
của sự phát triển nông thôn là vấn đề cần được quan tâm[10].



4
Tác giả Hoàng Vinh trong cuốn sách Mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay(1998), đã nhấn mạnh vai trò
của việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chính là bước đi ban
đầu nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa
văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của người dân. Đây là tài
liệu được xem như một cuốn cẩm nang của những người hoạt động thực
tiễn về văn hóa[51].
Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục Văn hóa cơ sở,năm 1999, trong cuốn
sách Hỏi đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn
hóa và tổ chức lễ hội truyền thống, đã đưa ra những câu hỏi và câu trả lời
rõ ràng về những nội dung của việc xây dựng làng văn hóa, gia đình văn
hóa, nếp sống văn hóa và tổ chức lễ hội truyền thống bao gồm những tiêu
chuẩn, thủ tục công nhận và do những cấp nào được xét công nhận và trao
các danh hiệu[11].
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Văn hóa Thông tin cơ sở năm
2008, trongTạp chí Xây dựng văn hóa cơ sở,đã đăng tải các bài viết về hiệu
quả xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương, trong đó cáctác giả đã
đánh giá thực trạng của vấn đề xây dựng đười sống văn hóa và đồng thời
nêu những nguyên nhân, đề ra giải pháp của vấn đề xây dựng đời sống văn
hóa[8].
2.2. Các công trình nghiên cứuthực tiễn về xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cưhoặc trên một địa bàn cụ thể
Luận văn thạc sĩ văn hóa của Phạm Minh Quang (khóa 2, trường Đại
học Văn hóa, bảo vệ năm 1997) Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Naiđã đánh giá vai trò quan trọng của quản lý nhà
nước về văn hóa, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện các phong trào văn
hóa trên địa bàn toàn huyện.Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì

phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vẫn chưa phát triển đều và liên
tục[36].


5
Luận văn của Thạc sĩ văn hóa học Đỗ Xuân Đán (khóa 6, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội,bảo vệ năm 2003) Văn hóa gia đình và vấn đề xây
dựng gia đình văn hóa ở Thủ đô Hà Nộiđã nhấn mạnh: vai trò của văn hóa
gia đình là hết sức quan trọng vì văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân
bản. Gia đình có tốt thì mỗi cá nhân mới tốt.Để xây dựng một xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh, cần xây dựng văn hóa gia đình[15].
Luận văn thạc sĩ văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Dao (khóa
12, TrườngĐại học Văn hóa Hà Nội, bảo vệ năm 2009),Xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã đánh giá thực
trạng của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở thành
phố này và đưa ra một số giải pháp cụ thể để các nhà quản lý văn hóa quan
tâm[14].
Luận văn thạc sĩquản lý văn hóa của tác giả Phạm Thị Thúy Nga
(khóa 2, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, bảo vệ năm
2016) Xây dựng đời sống văn hóa tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninhđã chỉ ra được những hạn chế, yếu kém trong công tác
quản lý nhà nước về văn hóa như: còn chậm đổi mới; chưa quan tâm đúng
mức đến công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý văn hóa; việc xây dựng và sử dựng các thiết chế văn hóa vẫn còn gặp
nhiều khó khăn; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội chưa thực sự đi vào nề nếp.Tác giả đã đưa ra những giải pháp
tích cực để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở xã
Vạn Ninh[25].
Luận vănthạc sĩ quản lý văn hóa của Nguyễn Trọng Vinh (khóa 2,
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, bảo vệ năm 2016) Công

tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình đã đánh
giá thực trạng về công tác quản lý các hoạt động nghiệp vụ văn hóa, phát
thanh tại cơ sở: còn nhiều lung túng, thiếu tính linh hoạt và tính chuyên
nghiệp.Điều này đòi hỏi cần phải có những giải pháp để nâng cao hơn nữa


6
trong công tác quản lý và điều hành để xây dựng đời sống văn hóa ở huyện
Yên Mô được tốt hơn[52].
Tóm lại, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một hoạt động lớn
của công tác quản lý văn hóa. Do vậy các luận văn thạc sĩ đã viết về quản
lý văn hóa đều đề cập nhiều đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
và ngược lại những công trình, bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả là
nhà khoa học, nhà quản lýđều hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về xây
dựng đời sống văn hóa.
Đến nay có thể khẳng định chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống về xây dựng đời sống văn hóa ở xã Khánh Hồng huyện Yên
Khánh tỉnh Ninh Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả luận văn hướng tới mục đích
đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống
văn hóa ở xã Khánh Hồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề quản lý xây dựng đời sống văn hóa
trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quản lý xây
dựng đời sống văn hóa ở xã Khánh Hồng trong những năm qua, đưa ra
nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu

quả quản lý xây dựng đời sống văn hóa ở xã Khánh Hồng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chủ thể và các hoạt động xây dựng đời sống
văn hóa ở xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.


7
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về vấn đề nghiên cứu:
Vì đời sống văn hóa là hết sức đa dạng, phong phú nên tác giả chỉ
chọn những mặt hoạt động cơ bản, mang tính bao trùm chứ không đi vào
những sự việc nhỏ lẻ, tản mạn. Những mặt hoạt động cơ bản trong xây
dựng đời sống văn hóa được lựa chọn là:
+ Xây dựng nếp sống văn minh;
+ Xây dựng gia đình văn hóa, làng xóm văn hóa;
+ Xây dựng và tổ chức hoạt động các thiết chế văn hóa.
- Về không gian: Luận văn lấy các xóm thuộc xã Khánh Hồng làm
điểm nghiên cứu.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình xây dựng đời sống văn
hóa ở xã Khánh Hồng từ đại hội Đảng bộ xã Khánh Hồng lần thứ
XXIVnhiệm kỳ 2010 - 2015 cho đến nay(tháng 5 năm 2018).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp. Tổng hợp các quan điểm,
khái niệm trong các công trình nghiên cứu đã công bố và các bài báo, tạp
chí về xây dựng đời sống văn hóa.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Tác giả tập trung vào các dữ liệu về
làng văn hóa, gia đình văn hóa, thiết chế văn hóa ở xã Khánh Hồng.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả phát 250 phiếu khảo
sátcho các tầng lớp nhân dân tại 14 xóm trong toàn xã Khánh Hồng. Phỏng

vấn trực tiếp đối với đại diện lãnh đạo UBND xã, đại diện Ban văn hóa
thông tin xã, đại diện Ban chỉ đạo xóm, một số người dân trong xã.
6. Những đóng góp của luận văn
Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện về xây dựng đời
sống văn hóa ở xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong
tình hình hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảocho các nhà


8
lãnh đạo, quản lý, cán bộ văn hóa xã triển khai trong việc chỉ đạo xây dựng
đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bìnhtrong quá trình xây dựng nông thôn mới
hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văncó bố cục gồm3 chương:
Chương 1: Những vấn đềchung vềxây dựng đời sống văn hóa và khái
quát về xã Khánh Hồng
Chương 2: Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở xã Khánh Hồng
Chương 3: Nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở xã
Khánh Hồng


9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
VÀ KHÁI QUÁT VỀXÃ KHÁNH HỒNG
1.1. Những vấn đề chung về xây dựng đời sống văn hóa
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Đời sống văn hóa và đời sống văn hóa cơ sở
Đời sống văn hóa:Quan niệm về văn hóa có sự liên quan chặt chẽ

đến đời sống văn hóa. Hay nói cách khác, đời sống văn hóa là sự phản ánh
tập trung nhất các mặt của văn hóa, từ hoạt động sáng tạo, hưởng thụ đến
quan niệm giá trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, tín
ngưỡng, tôn giáo. Tác giả Hoàng Vinh cho rằng:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời
sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống của con
người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó.
Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như
một sinh thể, còn nhu cầu tinh thần thì giúp con người tồn tại như
một sinh thể xã hội, tức một nhân cách văn hóa[49, tr.262].
Theo các nhà nghiên cứu Viện Văn hóa thì đời sống văn hóa được
quan niệm cụ thể như sau:
Đời sống văn hóa là hoạt động của quá trình sản xuất, phân phối,
lưu giữ và tiêu thụ những tác phẩm văn hóa (sản phẩm văn hóa).
Quátrình này sẽ biến những giá trị văn hóa tiềm tàng thành
những giá trị văn hóa hiện thực sao cho những giá trị văn hóa đó
đi vào đời sống hàng ngày của mọi người, trở thành một bộ phận
không thể tách rời, một thành tố tất yếu của đời sống.
Đời sống văn hóa là tổng hợp những yếu tố vật thể văn hóa nằm
trong những cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động văn hóa


10
của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để
tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp
làm hình thành lối sống của con người trong xã hội [55, tr.57].
Những quan niệm nêu trên cơ bản đã phản ánh một thực tế là khái
niệm đời sống văn hóa bao gồm các hoạt động văn hóa tinh thần của
con người.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những vấn đề

lớnđược đặt ra từ Đại hội V của ĐảngCộng sản Việt Nam, năm 1982. Đây
là một chủ trương quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nền
tảng tinh thần cho xã hội, tạo động lực để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới của
đất nước. Văn kiện Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh:
Tiếp tục đưa các hoạt động văn hóa thông tin về cơ sở vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc, phát động phong trào toàn
dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng
văn hóa; tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa bằng
nguồn lực nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm cho văn hóa thấm
sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người [17, tr.287].
Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định:
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, vừa kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tiếp tục củng cố và xây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đưa phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu, thiết thực,
hiệu quả [19, tr.245].
Có thể hiểu, đời sống văn hóa cũng chính là môi trường hoạt động
sống của con người. Đời sống văn hóa đề cập đến những hành vi văn hóa,
hoạt động văn hóa của con người nhằm thỏa mãn khát vọng hưởng thụ và


11
sáng tạo văn hóa. Môi trường văn hóa là các điều kiện văn hóa bao quanh
con người và tác động đến con người, đề cao vai trò chủ động của con
người với tư cách là sản phẩm của văn hóa trong mối quan hệ ứng xử với
môi trường tự nhiên và xã hội, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ.
Đời sống văn hóa cơ sở là một khái niệm thể hiện toàn bộ những
hoạt động của con người nhằm hướng tới việc thỏa mãn các nhu cầu về tinh

thần và vật chất của một cộng đồng dân cư xác định. Tác giả Hoàng Vinh
cho rằng:
Đời sống văn hóa cơ sở là toàn bộ các sinh hoạt văn hóa của
cộng đồng dân cư diễn ra trong một không gian địa lý, gắn liền
với các thiết chế và cơ sở vật chất nhất định. Các sinh hoạt văn
hóa này luôn tác động đến nhau để hướng tới việc thỏa mãn nhu
cầu và phù hợp với điều kiện của chủ thể đời sống văn hóa đó để
tạo ra nên những sản phẩm và môi trường văn hóa lành mạnh,
góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và
cộng đồng [48, tr.18].
Trên thực tế, hai khái niệm này không khác biệt nhau. Đời sống văn
hóa không phải là một cái gì chung chung, trừu tượng mà luôn gắn với chủ
thể là một cộng đồng người (cộng đồng dân cư) nhất định, mà cộng đồng
dân cư bao giờ cũng gắn với một địa bàn, một tổ chức nhất định. Vì thế chữ
“cơ sở” chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh đến địa bàn dân cư cấp xóm, xã, phường,
cơ quan, đơn vị…trong luận văn này, tác giả dùng cụm từ “xây dựng đời
sống văn hóa ở xã Khánh Hồng” cũng có nghĩa là xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở ở xã Khánh Hồng.
1.1.1.2. Xây dựng đời sống văn hóa
Xây dựng đời sống văn hóa là xây dựng toàn diện sự phát triển đời
sống của con người, của cộng đồng cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều


12
kiện cho mọi người dân được tham gia hưởng thụ và sáng tạo văn hóa ngày
càng tốt hơn.
Đời sống văn hóa bao gồm toàn bộ hoạt động của con người nhằm
thỏa mãn nhu cầu để phát triển bản thân và cộng đồng trong điều kiện kinh
tế - xã hội nhất định. Đời sống văn hóa được biểu hiện ra muôn hình, muôn
vẻ: trong lao động, trong ứng xử, giao tiếp. Do đó, xây dựng đời sống văn

hóa ở cơ sở là tổng hợp những hoạt động của người dân, cơ quan, ban
ngành, trước hết là cơ quan, lực lượng làm công tác văn hóa nhằm tuyên
truyền, giáo dục, quảng bá văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa lành
mạnh, tiến bộ trên từng cộng đồng dân cư.
Do thực trạng và điều kiện khách quan ở cơ sở, hiện nay vẫn còn có
sự khác nhau và chênh lệch về đời sống văn hóa giữa cư dân thành thị với
nông thôn, giữa các vùng nông thôn với nhau, giữa các dân tộc với
nhau.Đây chính là điều không hề đơn giản, không phải một sớm một chiều
có thể giải quyết được. Sự chênh lệch về mức độ hưởng thụ văn hóa này
không đồng nhất với sự khác nhau trong văn hóa là cái góp phần tạo nên
bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa. Bản sắc văn hóa phải được giữ gìn, còn
sự chênh lệch, thiếu công bằng về hưởng thụ văn hóa thì cần phải khắc
phục. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở là phải từng bước nâng mức hưởng thụ văn hóa của nhân
dân lên và thu hẹp khoảng cách chênh lệch đó cùng với việc mở rộng giao
lưu, hội nhập văn hóa giữa các cộng động, vùng miền, trong nước và quốc
tế, đồng thời giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.
Thông thường hiểu “xây dựng” là làm nên cái từ không đến có, làm
ra cái mới và có lợi ích cho sự phát triển, có khi xây dựng là tiến hành đồng
thời với việc phá bỏ cái cũ để hình thành nên cái mới tốt đẹp và hoàn thiện
hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng đời sống văn hóa có điểm khác, đó là “tiến
hành củng cố và phát huy những thành tựu văn hóa đã có, nâng cao


13
những giá trị tốt đẹp của tổ tiên ông bà truyền lại qua nhiều thế hệ, từ đó
tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh theo định hướng xã
hội chủ nghĩa” [22, tr.156].
Xây dựng đời sống văn hóalà khắc phục những hạn chế trong việc tổ
chức các hoạt động văn hóa, đồng thời phải chống lại những mặt trái của

văn hóa, được gọi là phản văn hóa(đó là những sản phẩm văn hóa có nội
dung lạc hậu, cổ hủ như các hủ tục, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, thói hư
tật xấu trong giao tiếp ứng xử hàng ngày). Do đó cần chủ động tuyên
truyền vận động, đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực, thụ động trong tư
tưởng, có như thế mới xây dựng được đời sống văn hóa mới.
1.1.2. Cấu trúc của đời sống văn hóa
Trong giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của
Đảng(dùng cho hệ cử nhân chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh), cấu trúc của đời sống văn hóa được xác định bao gồm;
con người văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa [27,tr.347].Có
thể thấy đời sống văn hóa là tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật
thể và nhân cách văn hóa bao quanh con người, gây ra sự tác động lẫn nhau
giữa các cá nhân trên phạm vi một không gian nào đó, trực tiếp hình thành
lối sống và nếp sống con người. Thể thống nhất này gồm 4 yếu tố, đó là
văn hóa vật thể, phi vật thể, yếu tố cảnh quan, yếu tố văn hóa cá nhân. Vậy
cấu trúc của đời sống văn hóa bao gồm: Chủ thể văn hóa, giá trị văn hóa,
quan hệ văn hóa, hoạt động văn hóa.
Chủ thể văn hóa: Với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động xã hội, là
yếu tố khởi đầu trong cấu trúc của đời sống văn hóa. Con người sáng tạo ra
các giá trị văn hóa từ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, qua thời gian
tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc đặc trưng riêng,
rồi sau đó tái tạo và sử dụng chúng như một phương tiện để thỏa mãn
những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình khiến cho đời sống của con


14
người không còn là bản năng sinh tồn mà trở thành đời sống văn hóa, chỉ
có con người thì mới có đời sống văn hóa. Con người cũng là sản phẩm của
đời sống văn hóa, vì trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa, con người
là đối tượng, mọi hoạt động xoay quanh con người từ cá nhân, gia đình,

đến làng xã tạo nên những hệ giá trị để đánh giá sự phát triển của nền văn
hóa của xã hội.
Hệ thống các giá trị văn hóa: Văn hóa khởi đầu từ sáng tạo của con
người,khi kết tinh thành những giá trị thì mới trở thành văn hóa. Có nghĩa
là nói đến văn hóa là đề cập đến giá trị, hệ giá trị trở thành yếu tố thực thể
của văn hóa. Văn hóa bao giờ cũng là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt độngthực
tiễn. Đời sống văn hóa giống như một thứ biểu đồ phản ánh sự sáng tạo,
truyền bá và tác động của các giá trị thông qua hoạt dộng sống của con
người. Giá trị văn hóa được xem là sự kết tinh những thành tựu của con
người trong quá trình hoạt động thực tiễn: cải cách thế giới và cải tạo bản
thân. Đó là những phẩm chất cao quý, có ý nghĩa mà cả xã hội cùng ao ước
và chia sẻ. Ví dụ như: Lòng yêu nước nồng nàn, lòng nhân ái, đức tính bao
dung, tinh thần đoàn kết. Các giá trị không tồn tại riêng lẻ mà hợp thành
một hệ thống phản ánh quan niệm thống nhất của một cộng đồng về ý
nghĩa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống. Do vậy giá trị như một hạt
nhân về tinh thần liên kết cộng đồng, là tấm biểu chỉ dẫn về hành vi của
con người.
Hệ thống các quan hệ văn hóa:
Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều các mối quan hệ, đó là các
mối quan hệ như giao tiếp bình thường, quan hệ về kinh tế, quan hệ về
chính trị, quan hệ pháp luật; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,
quan hệ làng xóm, quan hệ trong cơ quan, quan hệ với môi trường, quan hệ
với tự nhiên, quan hệ giữa các dân tộc, quan hệ với người nước ngoài…


15
Trong tất cả các mối quan hệ này đều tồn tại các giá trị văn hóa; văn hóa
đóng vai trò vừa là hình thức, vừa là nội dung của ứng xử trong các mối
quan hệ. Quan hệ văn hóa là cái mang giá trị, giá trị thấm vào trong các quan

hệ một cách tự nhiên, đến mức con người không nhận ra nó, giá trị giúp cho
các quan hệ tự nhiên, bình thường trở thành các quan hệ văn hóa. Con người
biểu hiện năng lực văn hóa trong các quan hệ. Ở cấp độ cộng đồng, sự lành
mạnh của các quan hệ là thước đo sự lành mạnh của đời sống.
Hệ thống các hoạt động văn hóa:
Theo Hoàng Vinh: “Hoạt động văn hóa là một bộ phận của hoạt
động xã hội, nếu diễn đạt bằng thuật ngữ kinh tế thì đó là quá trình sản
xuất, bảo quản, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa do quá khứ
để lại và đương thời tạo ra [50,tr.264]. Xét theo nghĩa rộng của văn hóa,
hoạt động sống nào của con người cũng đều chứa đựng những giá trị văn
hóa, như ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, lao động. Tuy nhiên, giá trị văn hóa
trong các hoạt động này chỉ tồn tại như là giá trị của tất cả mọi hoạt động
sống nói chung và chưa phải là mục đích trực tiếp. Với tư cách là loại hoạt
động “thực hiện” các giá trị, hoạt động văn hóa là hoạt động mang tính
sáng tạo, thể hiện một cách tập trung nhất năng lực văn hóa, khả năng sáng
tạo theo các quy luật của cái đẹp của cá nhân và cộng đồng. Hoạt động văn
hóa là hoạt động đáp ứng trực tiếp nhu cầu văn hóa của nhân dân, đời sống
văn hóa lành mạnh, phong phú phải được biểu hiện qua sự lành mạnh và đa
dạng của các hoạt động văn hóa. Dựa vào thực tế hiện nay, tác giả đưa ra
một số dạng hoạt động văn hóa cơ bản là:
Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng xóm
văn hóa.
Hoạt động thông tin - tuyên truyền.
Hoạt động các thiết chế văn hóa
Hoạt động văn nghệ quần chúng.


16
Hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
Hoạt động sinh hoạt của các câu lạc bộ.

Hoạt động thư viện: đọc sách báo…
1.1.3. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở luôn được xác định là nhiệm vụ
quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.Đảng và Nhà nước ta đã thực
sự quan tâm đến vấn đề nàyqua việc ban hành các nghị quyết, kế hoạch để
chỉ đạocác cấp, các ngành tổ chức thực hiện với mục tiêu là xây dựng và
phát triển văn hóa của cả nước.Đảng và Nhà nước luôn coi nhiệm vụ xây
dựng đời sống văn hóa là một nhiệm vụ then chốt để giữ vững ổn định
chính trị, xây dựng nhân cách con người Việt Nam, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóakế tục thành quả của nhiều cuộc vận động (các phong trào thi
đua yêu nước) trước đây. Đảng và Nhà nước đã triển khai sâu rộng đến
các cấp, các ngành và được cụ thể hóa thành 5 nội dung và 7 phong trào,
đó là:
- Các nội dung
1. Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói
giảm nghèo:
2. Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh. Nâng cao tình cảm yêu
nước, lòng tự hào dân tộc gắn với phong trào thi đua yêu nước.
3.Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc
theo pháp luật.
4. Xây dựng môi trường văn hóa sạch đẹp, an toàn, giữ vệ sinh nơi
công cộng; không gây rối và làm mất trật tự; không lấn chiếm vỉa hè lòng
đường.
5. Xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao và nâng cao chất lượng
hoạt động văn hóa - thể thao cơ sở.


17
- Các phong trào vận động

1. Xây dựng người tốt, các điển hình tiên tiến.
2. Xây dựng gia đình văn hóa.
3. Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.
4. Xây dựng làng, bản, ấp, khu phố văn hóa.
5. Xây dựng công sở, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang … có
nếp sống văn hóa.
6. Toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
7. Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo.
Thực hiện 5 nội dung và 7 cuộc vận động nêu trên cũng đồng nghĩa
với việc xây dựng đời sống văn hóa trong xã từng bước được nâng cao,
việc củng cố, xây mới hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở như nhà văn hóa,
sân thể thao được tiến hành xây dựng, thành lập chính là nâng cao chất
lượng của chủ thể văn hóa, đảm bảo những điều kiện cho các hoạt động
văn hóa được triển khai đồng bộ trên địa bàn xã. Các phong trào “Xây
dựng nếp sống văn minh”, “gia đình văn hóa”, “làng văn hóa”, “ấp văn
hóa” tạo sự nhận thức của cộng đồng dân cư về vai trò của văn hóa và
chính sự nhận thức của nhân dân đã cuốn hút họ tham gia đông đảo, tạo
nên các phong trào sôi nổi, ngày càng đưa đời sống văn hóa ở cơ sở nâng
lên.Chính vì vậy, các phong trào đã tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời
sống xã hội của địa phương, góp phần phát huy dân chủ ở sơ sở, ổn định
chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội, kinh tế từng bước được phát
triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết các chính sách xã hội.
Trong phạm vi của luận văn tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu
một số nội dung cơ bản của xây dựng đời sống văn hóa:
- Xây dựng nếp sống văn minh;
- Xây dựng gia đình văn hóa, làng xóm văn hóa;
- Xây dựng và tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa.


18

1.2. Khái quát về xã Khánh Hồng
1.2.1. Vị trí địa lý, đất đai, dân số
Xã Khánh Hồng nằm ở phía tây nam của huyện Yên Khánh.
Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
Phía bắc giáp với thị trấn Yên Ninh, lấy con sông Kỳ Giang làm
danh giới; phía nam tiếp giáp với xã Yên Mật huyện Kim Sơn; phía đông
giáp với xã Khánh Nhạc; phía tây giáp với xã Yên Từ huyện Yên Mô, lấy
con sông Vạc làm danh giới. Chiều dài của xã 7km, chiều rộng 4km. Xã
Khánh Hồng nằm cách trung tâm huyện Yên Khánh 5 km về hướng bắc, có
tuyến đường huyết mạch tỉnh lộ 481b chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi để
giao lưu kinh tế, văn hóa với các xã, huyện trong tỉnh Ninh Bình.
Diện tích đất tự nhiên của xã là 820 ha (đất thổ cư 45,5 ha, đất trồng
màu 58,3 ha, đất trồng lúa là 716,2 ha). Xã Khánh Hồng có 4 làng: Thổ
Mật, Bình Hòa, Duyên Phúc, Đức Hậu (trong đó bao gồm 14 xóm).
Dân số toàn xã có 9.239 người, trong đó 83 hộ(gồm 295 khẩu) theo đạo
Thiên Chúa (chiếm 3,2%). Xãcó 53 dòng họ, trong đóhọ Phạm,họ Đào,
họ Chu, họ Nguyễn là đông nhất. Các dòng họ trong xã luôn đoàn kết,
đồng lòng xây dựng xã Khánh Hồng ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn
minh[5, tr.5].
1.2.2. Lịch sử hình thành
Xã Khánh Hồng được hình thành vào cuối thế kỷ thứ XIV đầu thế kỷ
thứ XV do phù sa bồi đắp lấn biển. Sau khi đê Hồng Đức - đời vua Thánh
Tông (1471)- hình thành, nhiều làng xã mới được thiết lập[5, tr.6].
Hàng năm đất đai được phù sa bồi đắp và mở rộng, do đó, tổ tiên xã
Yên Lạc (Khánh Hồng ngày nay) phải dãn dân xuống những vùng đất mới
ở phía Nam để giữ đất. Một bộ phận dân cư các làng Thổ Mật, Duyên
Phúc, Đức Hậu di chuyển xuống vùng đất mới, thành lập các làng Mật
Như, Yên Thổ, Ninh Mật.



19
Từ khi thành lập đến nay, xã Khánh Hồng nhiều lần thay đổi tên gọi,
địa giới hành chính. Vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, xã Yên Lạc
(Khánh Hồng) có 3 thôn Thổ Mật, Duyên Phúc, Đức Hậu lập thành một
tổng gọi là tổng Thổ Mật, thuộc huyện Yên Mô (còn gọi là tổng Tam thôn),
sau diện tích tổng Thổ Mật mở rộng sang làng Trung Đồng, Bình Hải, Hà
Thanh (huyện Yên Mô).
Sau cách mạng Tháng tám năm 1945 xã Khánh Hồng có tên là xã
Yên Lạc thuộc huyện Yên Mô gồm 6 làng: Thổ Mật, Bình Hòa, Duyên
Phúc, Đức Hậu và làng Khang Giang, Phúc Giang (nhập từ tổng Nộn Khê).
Có một thời gian ngắn xã Yên Lạc đổi tên là xã Minh Đức, nhưng sau đó
lại lấy tên là xã Yên Lạc thuộc huyện Yên Mô. Năm 1961, xã Yên Lạc sáp
nhập vào huyện Yên Khánh. Đến năm 1970 xã Yên Lạc đổi tên là xã
Khánh Hồng thuộc huyện Yên Khánh ngày nay. Năm 1977, thực hiện chủ
trương của Đảng và nhà nước về phân chia đơn vị hành chính mới. Xã Lê
Lợi huyện Kim Sơn gồm 3 làng Mật Như, Yên Thổ, Ninh Mật sáp nhập
vào xã Khánh Hồng lấy tên là xã Kim Yên, huyện Kim Sơn, tỉnh Hà Nam
Ninh. Xã Khánh Hồng cùng với 8 xã phía Nam huyện Yên Khánh sáp nhập
vào huyện Kim Sơn. Năm 1994thực hiện Nghị định của chính phủ về việc
tái lập huyện Yên Khánh, 9 xã phía Bắc của huyện Yên Khánh sáp nhập
vào huyện Tam Điệp và 9 xã phía Nam sáp nhập vào huyện Kim Sơn trước
đây được hợp nhất thành lập huyện Yên Khánh. Xã Kim Yênđổi thành xã
Khánh Hồng có địa giới hành chính như hiện nay, bao gồmlàng Thổ Mật có
4 xóm (xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4), làng Bình Hòa có 3 xóm (xóm 5,
xóm 6, xóm 7), làng Duyên Phúc có 3 xóm (xóm 8, xóm 9, xóm 10), làng
Đức Hậu có 4 xóm (xóm 11, xóm 12, xóm 13, xóm 14). Hai làng Khang
Giang và Phúc Giang nhập vào xã Khánh Ninh huyện Yên Khánh nay là
Thị Trấn Yên Ninh[5, tr.7-8].



×