Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

xây dựng đời sống văn hóa ở huyện gio linh, tỉnh quảng trị - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.15 KB, 35 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng
đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cộng nghiệp theo hướng
hiện đại. Hòa cùng không khí đó, huyện Gio linh cũng tích cực đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh. Những biến đổi sâu sắc về kinh tế ở huyện
Gio linh đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo cơ hội để
xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ, con người trong
huyện được giải phóng và vai trò cá thể được đề cao. Đất nước đang trên đà
phát triển mạnh mẽ và toàn diện, hòa cùng xu thế đó xây dựng đời sống văn
hóa ngày nay càng có một vị trí đặc biệt hơn.
Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn” được triển khai
trong cả nước đến nay đã hơn 15 năm. Đây là cuộc vận động rộng lớn mang
tính chất toàn dân, toàn diện, toàn quốc đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ,
hiệu quả của toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tổ chức phát triển thực
hiện. Ngược dòng thời gian để tìm hiểu, chúng ta có thể nhận thức được rằng,
góc xuất phát của cuộc vận động này bắt ngồn từ cuộc vận động xây dựng
“Đời sống mới” do Bác Hồ khởi xướng.
Sau cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và nhà nước ta rất chú trọng
tới công tác vận động nhân dân xây dựng đời sống mới để xóa bỏ dần những
tàn dư lạc hậu đồng thời giáo dục nhân dân về tính ưu Việt của chế độ xã hội
mới và trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng và đối với xã hội. Bên
cạnh đó, cuộc vận động được phát động trên quy mô toàn quốc kéo dài trong
nhiều năm với quan điểm “Cuộc vận động lấy đoàn kết cộng đồng làm sức
mạnh, lấy nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân làm nội dung, lấy khu
1
dân cư làm địa bàn thực hiện, lấy tự quản làm hình thức hoạt động, với
phương châm: vì lợi ích của dân – thực hiện bằng sức dân, do dân tự quản”.
Không những thế, đời sống xã hội của con người ngoài việc thu về vật


chất để thỏa mãn cuộc sống của mình thì bên cạnh đó nhu cầu để thụ hưởng
và sinh hoạt văn hóa để thư giản trong lúc nhàn rỗi sau những giờ lao động
mệt nhọc. Đó là nhu cầu thiết thực trong đời sống nhân dân hiện nay. Và khi
đất nước thực hiện cơ chế đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, với việc giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực
và thế giới, đã tạo điều kiện cho đất nước phát triển, nhưng cũng có nhiều
thách thức nguy cơ tiềm ẩn trong việc hưởng thụ nghệ thuật văn hóa của nhân
dân, cụ thể là dòng văn hóa lai căng sẽ làm băng hoại các giá trị văn hóa, gia
đình truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội, môi
trường văn hóa bị xuống cấp. Cho nên việc nâng cao chất lượng hoạt động
văn hóa là vấn đề cấp bách và lâu dài của Đảng và nhà nước, của mặt trận và
cả hệ thống chính trị nhằm định hướng cho nhân dân giữ được và phát huy nét
đẹp văn hóa của dân tộc.
Về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đã có từ lâu nhưng bên cạnh mặt
tích cực được nhiều, song còn nhiều hạn chế. Nên với việc hiểu biết và học tập
ở trường bản thân chúng tôi tâm đắc và chọn đề tài này là nhằm nghiên cứu
thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở huyện
Gio Linh hiện nay, góp phần công sức nhỏ bé của mình để hạn chế những tồn
tại trong sinh hoạt, đời sống văn hóa ở địa phương một cách nhiệt tình. Đồng
thời góp phần làm phát triển hoạt động văn hóa, hướng đời sống nhân dân giữ
được bản sắc và phát huy nền văn hóa dân tộc, xóa đói giảm nghèo, giảm dần
tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, ổn định trật tự xã hội, thực hiện tốt chủ trương
đường lối chính sách pháp luật của chính quyền địa phương.
Chính vì những lý do đó mà chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng đời
sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và giải pháp”
để triển khai nghiên cứu.
2
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
rất quan tâm đến vấn đề văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa - gia đình văn

hoá. Từ đó đến nay, cùng với nhiều chủ trương, chính sách về phát triển đất
nước, xây dựng đời sống văn hoá được xem là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây
dựng đời sống văn hoá trở thành nhiệm vụ quan trọng trong phong trào“Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Trong quá trình đổi mới đất nước,
vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà
khoa học.
Thứ nhất: Những kết quả nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa của
các bài công trình như: Ở bình diện lý thuyết chung, lịch sử nghiên cứu về
biến đổi văn hóa đã cung cấp những lý thuyết rất quan trọng cho các nghiên
cứu thực địa về sự biến đổi của các xã hội đang chuyển đổi, trong đó đáng lưu
ý là công trình Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và sự duy trì những giá trị văn
hóa truyền thống của Ronald Inghart và Waye E. Baker [83], đã cung cấp một
cái nhìn tổng quan và các lý thuyết về sự biến đổi văn hóa trong các xã hội
đang trong tiến trình HĐH.
Năm 2011, Nguyễn Văn Dân đã công bố công trình Con người và văn
hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập [20] đã nghiên cứu về con
người và văn hóa Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, phân tích các nhân tố
tác động, dự báo những xu hướng phát triển. Công trình này đã cung cấp cho
luận án một cái nhìn tổng quát về văn hóa thời kỳ đổi mới.
Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay ( năm 2012)
của tác giả Dương Thanh Tuân thuộc trường chính trị tỉnh Hậu Giang, trong
công trình này tác giả đã nghiên cứu về thực trạng, mục tiêu và giải pháp xây
dựng đời sống văn hóa trong giai đoạn mới tại cơ sở.
Ngoài ra, còn có hàng trăm bài viết mỗi năm, đã được đăng tải trên các
sách báo, tạp chí nghiên cứu về đời sống văn hoá trong cơ chế thị trường.
3
Nhìn chung, các công trình khoa học trên có liên quan trực tiếp hay gián tiếp
đến vấn đề nghiên cứu của đề tài cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều
đáng lưu ý, tất yếu các giá trị văn hoá và những yêu cầu về xây dựng đời

sống văn hoá ở nước ta, có sự biến đổi cùng với sự biến đổi về kinh tế - xã
hội trong từng giai đoạn lịch sử.
Mặt khác, mỗi địa bàn khác nhau, tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh
và văn hoá truyền thống khác nhau, mà đời sống văn hóa có những yêu cầu
khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về phương diện này đang có nhiều khoảng
trống. Những công trình trên đây mới chủ yếu đề cập đến văn hóa, xây dựng
đời sống văn hoá nói chung, song chưa đề cập đến vấn đề xây dựng đời sống
văn hoá ở vùng văn hóa của cơ sở. Có thể khẳng định, cho đến nay ở huyện
Gio Linh cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề xây dựng
gia đình văn hóa của người người dân huyện Gio Linh. Vì vậy, thông qua
nghiên cứu, đề tài sẽ giúp tôi có cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về vấn đề
xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Gio Linh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống
văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Nâng cao chất lượng đời sống vắn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng
Trị, góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội và xây dựng một nền văn hóa
thống nhất, đa dạng.
• Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên nhiệm vụ của đề tài là: Phân tích và đánh giá thực
trạng xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Từ đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở huyện
Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh,
tỉnh Quảng Trị, từ đó rút ra những giải pháp nhằm thực hiện phong trào có
hiệu quả hơn, nâng cao vị thế của gia đình văn hóa, góp phần phát triển kinh

tế của huyện.
• Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa
- Địa điểm: Tại huyện Gio Linh – tỉnh Quảng Trị
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng
những phương pháp cụ thể như: Phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê,
tổng hợp, điều tra, khảo sát….
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai
trò văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Đề tài khảo sát phân tích và đánh giá có hệ thống thực trạng văn hóa
cơ sở huyện Gio Linh hiện nay, đề ra những giải pháp góp phần nâng ao ở
hiệu quả hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng
Trị.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài có 3
chương sau:
Chương 1: Những lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện
Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời
sống văn hóa của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
5
B. NỘI DUNG
Chương 1:
Những lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Văn hóa
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục

đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của của nó mà loài người sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Con người là sản phẩm của văn hóa đồng thời cũng là chủ thể của văn
hóa, chỉ có con người mới có văn hóa.
Văn hóa là một kiểu ứng xử giữa con người với con người, con người
với xã hội, con người với tự nhiên. Chính con người mới có văn hóa mới nâng
cao chất lượng sống của con người và tự mình bảo vệ quyền lợi của mình.
1.1.2. Đời sống văn hóa cơ sở
Đời sống văn hóa cơ sở là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các
yếu tố tỉnh tại (sản phẩm văn hóa vật chất, các thế chế văn hóa) cũng như các yếu
tố văn hóa hoạt động thái (Con người các hoạt động văn hóa của nó) xét về mọi
phương diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hóa
hiện thực và cả hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh. Bao gồm các tiêu chí sau:
sản phẩm văn hóa; các hoạt động văn hóa; những con người văn hóa.
1.1.3. Mục tiêu và tầm quan trọng của xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
1.1.3.1. Mục tiêu
- Mục đích hàng đầu số một của văn hóa là nhằm xây dựng phát triển con
người một cách toàn diện, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chi vươn lên đưa đất nước thoát khỏi
6
nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đề cao tinh thần tập thể,
đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh,
cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước, của
cộng đồng ; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,

năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường
xuyên học tập và năng cao hiểu biết trình độ chuyên môn năng lực thẩm mỹ
và thể lực.
- Thực chất xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng con người
văn hóa; xây dựng gia đình văn hóa; xây nếp sống văn hóa ; xây dựng thiết
chế văn hóa thể thao; động viên mọi lao động sáng tạo , hoàn thành tốt trách
nhiệm nghĩa vụ công nhân, xây vàbão vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1.1.3.2. Tầm quan trọng
- Xây dựng đời sống văn hóa là nghiệp vụ của toàn Đảng, toàn dân và
cả hệ thống chính trị, được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong
nhiều giai đoạn và sự tập trung thực hiện ngày càng rõ nét qua các phong rào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, gắn kết chặt chẽ phong
trào với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới. Từ đó làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thắm sâu vào toàn bộ đời
sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan
trọng của phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được coi là bước đi ban đầu của
sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm để cho dân hưởng thụ, tiếp thu các
thành tựu văn hóa, văn minh của của nhân loại, tiếp thu các công nghệ mới
trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Xây dựng văn hóa là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
7
- Xây dựng văn hóa là góp phần nâng cao dân trí, nâng cao sự hiểu biết
của người dân. Mục đích là vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Muốn đạt
tới những nhận thức đó phải thông qua con đường văn hóa, trước hết là văn
hóa giáo dục.
- Đảng và nhà nước không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất là xóa
đói giảm nghèo mà còn quan tâm đến đời sống tinh thần cho nên xây dựng

đời sống văn hóa ở cơ sở là đảm bảo cho nhân dân thỏa mãn cả đời sống vật
chất và đời sống tinh thần.
1.2. Quan điểm của Đảng ta về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở
1.2.1. Nghị quyết Trung ương (khóa VIII) về văn hóa
1.2.1.1. Phương hướng và xây dựng đời sống văn hóa
Hội nghị lần thứ 5, BCH TW Đảng khóa VIII đã đề ra nghị quyết “Xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
Nghị quyết còn khẳn định văn hóa là rất càn thiết đáp ứng nhu cầu thực hiện
công cuộc và phát triển đất nước phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền
thống đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ tự cường xây dựng và
bảo vệ tố quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa nhân
loại,làm cho văn hóa thắm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào
tưng người, từng gia đình, từng tập và cộng đồng dân cư.Tạo ra trên đất nước
ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục
vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hộidân chủ, công bằng văn minh; tiến bước vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội.
1.2.1.2. Quan điểm của Đảng về văn hóa
Kết luận TW X, khóa IX tiếp tục đặc lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng
tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước
hết là trong tổ chức Đảng, nhà nước, các đoàn thể nhân dân và từng cá nhân
8
gia đình, thôn, xóm, đơn vị tổ chức cơ sở. Cần xác định đây là nhiệm vụ trọng
tâm, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài.
Thứ nhất: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai: Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ ba: Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng

trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thứ tư: Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do
Đảng lãnh đạo, trong đó do đội ngủ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Thứ năm: Văn hóa là Mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự
nghiệp lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và kiên trì thận trọng.
1.3.2. Nghị quyết dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đưa ra những định
hướng về văn hóa.
1.3.2.1. Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, phong
phú, đa dạng.
- Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào
chiều sâu, thiết thực hiệu quả … Xây dựng và chiến lược quốc gia về xây
dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền
thống văn hóa, của con người Việt Nam, nuôi dưỡng thế hệ trẻ.
- Xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế
văn hóa ở tất cả các cấp, đồng hời có kế hoạch cải tạo nâng cấp và xây dựng
mới một số công trình văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, thể thao hiện đại ở các
trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của đất nước. Xã hội hóa các hoạt động
chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp
dần khoảng cách văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông
thôn.
1.3.2.2. Phát triển sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật; phát huy giá trị các di sản
văn hóa truyền thống cách mạng.
9
- Tiếp tục phát triển nền văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh
chân thực đời sống, lịch sử dân tộc.
- Hoàn thiện thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sỡ hữu
trí tuệ, về bão tồn, phát huy các giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
dân tộc.
- Xây dựng và thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa,

ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc tiểu số.
- Xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động
văn hóa, văn học nghệ thuật, sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cả về tư tưởng
và nghệ thuật.
1.3.2.3. Phát triển hệ thống thông tin đại chúng
- Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông
tin, giáo dục, tổ chức,và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin thông
tin đại chúng vì lợi của nhân dân và đất nước.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí
vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ, năng lực.
- Rà soát, sắp xếp hợp lí mạng lưới báo chí, xuất bản báo chí trong cả
nước.
- Phát triển và mở rộng việc thực sử dụng internet, đồng thời có biện có
biện pháp quản lí, hạn chế, tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi
dụng internet để truyền bá tư tưởng phản động lối sống lành mạnh.
1.3.2.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa
- Đổi mới tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học nghệ
thuật, đất nước con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng và nâng cao chất
lượng hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
văn hóa, báo chí, xuất bản, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
10
- Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của cả nước,
giới thiệu các tác phảm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công
chúng Việt Nam, bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất
là thế hệ trẻ.
 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Hưởng ứng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam đã triển khai chương trình:
+ 05 không đói nghèo, không tội phạm và tệ nạn xã hội; không sinh con

thứ 3; không có bạo lực; không có trẻ suy dinh dưỡng và không có trẻ bỏ học
giữa chừng.
+ 03 sạch: sạch nhà gắn với vệ sinh thân thể; sạch bếp gắn với an toàn
vệ sinh thực phẩm; sạch ngõ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Sau khi chương trình này được cấp hội cấp trên triển khai thực hiện
thì hội liên hiệp phụ nữ xã Hòa Lạc cũng đã tổ chức tuyên truyền và vận động
cho chị em hội viên đăng ký tham gia thực hiện tích cực các phong trào nầy.
1.4. Chủ trương của nhà nƣớc về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
pháp lý
Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định
Điều 30: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt
Nam; dân tộc hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền
văn hóa các dân tộc Việt Nam, tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh,
tiếp thu văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân”.
Điều 31: “Nhà nước tạo điều kiện phát triển giáo dục, ý thức công
nhân, sống làm việc theo theo Hiến pháp và pháp lực, giữ gìn thuần phong mỹ
tục, xây dựng gia đình có văn hóa, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế
độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thầnquốc tế, chân chính, hữu nghị và hợp tác với
các dân tộc trên thế giới.”
- Thực hiện tinh thần công văn số 6100/VP – CP ngày 13/12/2000 của
văn phòng chính phủ về việc thống nhất tên gọi cuộc vận động “ toàn dân
11
đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” và tên gọi phong trào “toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Căn cứ quyết định số 01/2002/QĐ – BVHTT ngày 02/01/2002 của bộ
văn hóa thông tin và ban hành quy chế công nhận gia đình văn hóa, làng văn
hóa, khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa
- Mô hình “5 không 3 sạch” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động
tháng
09/2009.Thực hiện theo tinh thần thông báo số 02/TB của Ban chỉ đạo

cuộc vận động phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
tỉnh An Giang ngày 24/06/2003 về tên gọi.
- Căn cứ hướng dẫn số 02/HD – BCĐ ngày 29/07/2002 của Ban chỉ đạo
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, về việc bình xét
công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.
- Chương trình hành động thực hiện phòng trào “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2006 – 2011 của Đảng ủy Xã Hòa Lạc ngày
27/03/2005.
- Kế hoạch số 09/KH – UBND ngày 11/10/2010 của ủy ban nhân dân
xã Hòa Lạc về việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
theo tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 .
- Tiêu chí 2: Giao thông: Cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới đường
giao thông nông thôn đạt quy chuẩn kỹ thuật của bộ giao thông vận tải.
- Tiêu chí 3: thủy lợi: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu phát
triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân; số km kênh mương do xã quản
lý được kiên cố hóa; diện tích sản xuất có hệ thống giao thông và thủy lợi nội
đồng hoàn chỉnh.
- Tiêu chí 6: Trường học: Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt
chuẩn quốc gia là 1 trường; trường học các cấp có văn phòng trang thiết bị bộ
môn thiết yếu.
12
- Tiêu chí 7: cơ sở vật chất văn hóa: có trung văn hóa thể thao đạt
chuẩn.
- Tiêu chí 9: Bưu điện: có điểm phục vụ bưu chính viễn thông vào năm
2015, và có một số ấp có internet và một hộ số hộ dân biết sử dụng tin học và
truy cập internet.
- Tiêu chí 12: Hộ nghèo: giữ vững việc giảm hộ nghèo đạt tiêu chí quy
định dưới 5 %.
- Tiêu chí 14: Hình thức tổ chức sản xuất: Xây dựng, nhân rộng các mô
hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã; trang trại…. đạt mục tiêu đề ra.

- Tiêu chí 15: Giáo dục: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục giữa
vững và nâng chất, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung
học trung học phổ thông 100%; đào tạo nguồn lao động đạt 55%.
- Tiêu chí 16: Y tế: Tăng tỷ lệ người dân tham gia cac hình thức bảo
hiểm y tế.
- Tiêu chí 17: Văn hóa: Nâng chất cho ấp văn hóa trong những năm tiếp
theo.
- Tiêu chí 18: Môi trường: tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo
quy chuẩn của bộ Y tế, tăng tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn; hộ
dân có chuồng trại giai súc hợp vệ sinh; trường học, trạm y tế, trụ sở UBND
xã có nhà tiêu hợp vệ sinh; cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi
trường; các điểm khu dân cư và các đoạn sông, kênh, rạch không gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng; cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom và sử lý
bằng cách đem đốt ở nơi trống .
- Tiêu chí 19: Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh: Có đủ các
tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ chính quyền xã
đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh; các tổ chức đoàn thể chính trị của xã
đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và thủ tục
hành chính theo cơ ché một cửa.
13
- Tiêu chí 20: An ninh, trật tự xã hội: An ninh, trật tự xã hội trên địa
bàn được giữ vững.
1.4.1 Những tiêu chí về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở
1.4.1.1. Tiêu chuẩn về văn hóa
- Tiêu chuẩn 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật nhà nước, “Học tập và làm theo tám gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, tích cực tham gia các phong trào thi đua.
- Tiêu chuẩn 2: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp
đỡ mọi người trong cộng đồng.

- Tiêu chuẩn 3: Tổ chức và lao động sản xuất, kinh doanh, công tác học
tập đạt nâng suát, chất lượng và hiệu quả.
1.4.1.2 Tiêu chuẩn ấp văn hóa
- Tiêu chuẩn 1: Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.
- Tiêu chuẩn 2: Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh
- Tiêu chuẩn 3: Mội trường cảnh quang sạch đẹp.
- Tiêu chuẩn 4: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước.
- Tiêu chuẩn 5: Có tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong
cộng đồng.
- Tiêu chuẩn 6: Đoàn kết xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
14
Chương 2:
Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện Gio Linh,
tỉnh Quảng Trị
2.1. Đặc điểm tình hình chung của huyện Gio Linh
Huyện Gio Linh nằm sát bờ Nam sông Bến Hải, chiều dài Đông – Tây
gấp 3 lần chiều Bắc – Nam, diện tích 481,7 km2, dân số có 70.500 nhân khẩu,
mật độ dân cư là 146 người/km2 (năm 2000) với tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Linh, lấy sông Bến Hải là ranh giới tự nhiên.
- Phái Nam giáp huyện Triệu Phong, TP Đông Hà, huyện Cam Lộ.
- Phía Tây giáp huyện Đakrông, huyện Hướng Hóa.
- Phía Đông giáp với biển Đông…
Về tôn giáo: phật giáo hòa hảo chiếm 90 %, còn lại theo đạo khác và
không đạo. Huyện có 2 chùa, 1 Đình Làng, 1 Miếu, huyện có 3 chợ, 16
trường Mẫu giáo, 16 trường tiểu học, 16 THCS, 3 THPT, 10 trạm y tế. Những
năm trước đây, cơ sở vật chất cón nghèo nàn, lạc hậu, mặt bằng dân trí thấp,
sản xuất bấp bênh, đời sống vật chất nhân dân rất khó khăn, nhiều tệ nạn xã
hội như : trộm cắp, đá gà, số đề, tỷ lệ hộ nghèo trên 7%. Từ những đặc điểm
trên, Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân huyện Gio Linh quyết tâm

tìm ra biện pháp thích hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng và các lĩnh vực tại địa phương. Đặc biệt từ khi thực hiện thông tư 04
của Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về phong trào vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của khu dân cư” đến nay
mang lại những thành tích đáng kể.Thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp của địa
phương phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, làm tiền đề cho sự
phát triển đổi mới về hàng hóa, xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, bộ
mặt của xã hội có nhiều biến đổi đi lên so với những năm trước đây, từng
bước thực hiện tốt công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn xã
nhà ngày một khởi sắc.
15
2.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Huyện Gio Linh có sông Bến Hải chảy qua ranh giới phía Bắc, hướng
Tây – Đông và giáp với huyện Vĩnh Linh rồi đổ ra biển Cửa Tùng. Ở phía
Nam có dòng sông Hiếu chảy từ Đông Hà về và đổ ra biển Của Việt. Trong
nội địa có các sông nhỏ chay ngang qua. Nhờ vào lượng phù sa của các con
song đó mà các huyện Gio Linh có các đồng bằng phì nhiêu từ quốc lộ 1A là
thích hợp cho việc trồng lúa nước và hoa màu khác. Phía trên quốc lộ 1A là
vùng đất đỏ bazan, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cao
su, hồ tiêu và một số cây ăn quả khác. Ngoài ra huyện Gio Linh còn có một số
bãi biển tiềm năng phát triển như: bãi biển Cửa Việt, bãi biển Gio Hải và bãi
biển Trung Giang. Huyện Gio Linh có chung với huyện Vĩnh Linh và huyện
Triệu Phong 2 cửa biển là Cửa Tùng và Cửa Việt, một nơi là cảng biển du lịch
còn một nơi là cảng biển thượng mại.
Huyện Gio Linh có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam và đường
Hồ Chí Minh chạy ngang qua, nối liền giao thong các tỉnh miền Bắc và miền
Nam. Trong nội địa có một số tuyến đường huyết mạch như đường 74, 75 ba
tuyến đường chiến lược quan trọng nối liền Cửa Tùng – Cửa Việt. Đó cũng
chính là thuận lợi để Gio Linh phát triển nền kinh tế.
Huyện Gio Linh có Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Son và Trượng Đài

Dốc Miếu, 2 di tích lịch sử của tỉnh và của nhà nước. Vì thế huyện Gio Linh
có điều kiện về du lịch thăm lại chiến trường xưa và là Sơn.
2.3. Thực trạng phát triển của việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện
Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát
triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Là một huyện có xuất phát điểm thấp về kinh tế, đời sống nhân dân có
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Để góp phần xóa đói giảm
nghèo nhanh, bền vững. Ủy ban Mặt trận các cấp trong huyện đã chủ động
16
phối hợp với chính quyền, đoàn thể tuyên truyền vận động, hướng dẫn, đoàn
viên, hội viên và nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, vươn lên làm giàu bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế
tưng vùng như: Giúp về vốn, giống, kinh nghiệm làm ăn, hướng dẫn chuyển
giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đỡ đầu có địa
chỉ những hộ nghèo. Phối hợp với Ngân hàng Nông Nghiệp, Ngân hàng chính
sách tín cấp vay vốn hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất với số tiền trên
120 tỷ đồng. Điển hình trong phong trào mạnh dạn đù tư làm ăn kinh tế giỏi
có anh Võ Văn Hải ở thị trấn Cửa Việt với mô hình đánh bắt cá xa bờ, anh
Võ Hoài Khương ở Hải Thái với mô hình trang trại cao su tiểu điền, anh Trần
Ngọc Nhân ở xã Gio Châu với mô hình trồng hoa chất lượng cao, chị Nguyễn
Thị Hoài ở Gio An với mô hình máy xay xát và xe ô tô làm dịch vụ vận
chuyển ngoài ra các Hội còn phối hợp với các cơ quan, ban ngành tổ chức
các mô hình thí điểm nuôi trồng các loại cây con mới và đã thành công như
mô hình nuôi cá chìn lồng, mô hình trồng tre, măng bát độ ở Gio Hòa, mô
hình làm hương ở thị trấn Cửa Việt, mô hình chăn nuôi lợn tập trung của anh
Trần Xuân Dũng ở Trúc Lâm – Gio Quang, mô hình VAC anh Lê Quang
Niềm ở Gio Quang
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia chung sức xây dựng nông

thôn mới, xây dựng đô thị văn minh được quan tâm, qua đó đã phát huy được
tính tích cực và tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Từ khi phát động đến nay,
nhân dân đã hiến đất, hiến cây, hiến công, xây dựng nông thôn mới trị giá trên
1.715.095.000đ.
Trong đó:
- Diện tích hiến đất 32.335m2 trị giá 732.376.000 gồm đất ở, đất sản
xuất nông nghiệp.
- Hiến cây: 11.785 cây trị giá 415.000đ
- Đóng góp ngày công lao động: 2.892 công trị giá 537.720.000đ.
17
Thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do UBTWMTTQVN
phát động, đã được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân đồng tình
hướng ứng, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn Huyện. Từ khi thực hiện cuộc vận động đến nay (2009-2013) đã
thu được 2.495.810.000đ, trong đó cấp Huyện thu 1.352.058.000đ, cấp xã
1.143.752.000đ hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo là 228 nhà với
tổng số tiền là 2.983. 080.000đ; trong đó nguồn vốn của TW, của Tỉnh hỗ trợ
106 nhà trị giá 1.690.555.000đ, nguồn quỹ nghèo Huyện và xã hỗ trợ 122 nhà
trị giá, 1.292.525.000đ; hỗ trợ nhà 167/CP trích từ nguồn quỹ “Vì người
ngèo” huyện cho 2 xã miền núi Linh Thượng, Vĩnh Trường 17 nhà trị giá
70.000.000đ, các nguồn khác như ngân hàng đầu tư Việt Nam hỗ trợ trực
tiếp tại xã Trung Giang 25 nhà trị giá 750.000.000đ, đài truyền hình tỉnh hỗ
trợ “Ngôi nhà ước mơ” 4 nhà trị giá 90.000.000đ, các hội đoàn thể hỗ trợ 97
nhà trị giá 2.945.000.000đ. Ngoài ra quỹ nghèo huyện đã hỗ trợ cho hộ nghèo
vay vốn không lãi để có điều kiện đầu tư sản xuất, chăn nuôi, trợ cấp khó
khăn ốm đau, giúp học sinh nghèo vượt khó, thăm các đối tượng nghèo trong
các dịp lễ tết, 240.325.000đ. Tiêu biểu trong phong trào đóng góp giúp đỡ quỹ
và giúp hộ nghèo xóa nhà tạm bợ có xã Hải Thái, Linh hải, Gio Quang, Gio
Phong, Trung Sơn, Gio Sơn, Gio An, Công Đoàn ngành giáo dục, Công Ty
TNHH Thành An, Hoàng Nguyên

Nhờ làm tốt cuộc vận động đã góp phần quan trọng trong công tác xóa
đói giảm nghèo, hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo từ 17,27% (tiêu chí cũ) 2009 đến nay
còn 14,6%.
Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong
phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo
dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình.
Bằng sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với đầu tư của các chương
trình dự án. Đến nay đã có 100% thôn, bản có điện, 98% hộ dùng điện, bê
tông hóa đường giao thông nông thôn, 21/21 xã, 131/131 làng, bản, khu phố
18
có trung tâm học tập cộng đồng và sinh hoạt văn hóa; 100% thô, bản, làng,
khu phố có hệ thống loa truyền thanh, 90% thôn, làng, bản, khu phố có cổng
chào. Nhiều xã đã có quỹ đất xây dựng Trung tâm văn hóa, điểm vui chơi giải
trí, sân bóng chuyền, bóng đã. Nhiều khu dân cư có đường làng ngõ xóm
phong quang sạch đẹp điển hình: Khu dân cư khu phố 2 (Thị trấn Gio Linh);
Xuân Long (Trung Hải); Kinh Môn (Trung sơn); Nam Sơn (Trung Giang)
Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa được thực hiện khá
tốt, đến nay có 100% làng, bản, khu phố, trường học, cơ quan đơn vị phát
động; kết quả có 23 làng, khu phố văn hóa xuất sắc cấp huyện, có 114/131
làng, khu phố được công nhận văn hóa cấp tỉnh, khu dân cư bảo đảm về an
ninh trật tự. Phối hợp với trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện kiểm
tra đề nghị công nhận 6 làng 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở
lên, làng Diêm Hà xã Gio Hải, Hải Lam, Thượng Đồng xã Linh Hải, Đồng
Hòa xã Gio Hòa, An Xá xã Trung Sơn, Xuân Mỵ xã Trung Hải, tổ chức chiến
dịch truyền thông dân số lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản, kế hoạch hóa gia đình ở các xã, thị trấn. Tổ chức các hoạt động thiết thực
tháng hành động vì trẻ em, năm gia đình Việt Nam, các hoạt động hưởng ứng
ngày môi tường thế giới, phong trào vệ sinh yêu nước.
Song song với việc xây dựng làng văn hóa, việc triển khai xây dựng
khu dân cư làng văn hóa hàng năm đã được Mặt trận từ Huyện đến cơ sở tổ

chức đăng ký thi đua từ đầu năm. Năm 2009 đã có 100/134 khu dân cư đạt
khu dân cư văn hóa, chiếm tỷ lệ 74,6%, đến năm 2012 có 118/134 khu dân cư
đạt khu dân cư văn hóa chiếm tỷ lệ 88%.
Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hàng năm được tổ
chức đa dạng, phong phú, lành mạnh đạt tỷ lệ 100% các lễ hội cách mạng, lễ
hội truyền thống, lễ hội văn hóa dân gian được lồng ghép tổ chức trang trọng.
Tiêu biểu có khu dân cư: Khu phố 2 (Thị trấn Cửa Việt); Khu phố 2 (Thị trấn
Gio linh); Gio Bình (Gio An); Võ Xá (Trung Sơn); Nhĩ Thượng (Gio Mỹ);
19
Nam Sơn (Trung Giang); Kỳ Trúc (Gio Quang); Hải Lam (Linh Hải); Xuân
Mỵ (Trung Hải)
Thông qua cuộc vận động, các khu dân cư đã phát huy truyền thống
hiếu học, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng và gia đình đối với con em
trong giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội hóa
giáo dục của Đảng và Nhà nước. Các hoạt động khuyến học, khuyế tài được
đẩy mạnh để huy động nguồn lực của toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo
dục, 100% cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn, thôn, bản và và 148 dòng họ có tổ
chức Hội khuyến học, đã huy động trong cán bộ và nhân dân đóng góp 4 tỷ
đồng quỹ khuyến học để phát thưởng cho học sinh đỗ đạt đại học, học sinh
giỏi; cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được đầu tư đúng mức, 100% trường
hợp được kiên cố hóa, cao tầng hóa, chất lượng dạy và học ngày được nâng
cao, chất lượng giáo dục có chuyển biến đáng kể nên Huyện dẫn đầu về
phong trào giáo dục của Tỉnh.
Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân, dân số kế hoạch hóa gia
đình được triển khai thực hiện ngày càng chất lượng, hiệu quả hơn, công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi
trường, phòng ngừa dịch bệnh được tăng cường, không có dịch bệnh lớn nguy
hiểm xảy ra. Cơ sở vật chất phục vụ khắm chữa bệnh được quan tâm đầu tư,
nâng cấp các trang thiết bị hiện đại; xây dựng đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Đoàn kết xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp

Ủy ban Mặt trận Tổ chức các cấp phối hợp với UBND và các tổ chức
thành viên cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng
lớp nhân dân về bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn với những mô hình
cụ thể như: Hội Phụ Nữ đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng gia đình “5 không
3 sạch”, gắn với tiêu chí “Nhà sạch, vườn đẹp”; Đoàn thanh niên với đoạn
đường tự quản; các cơ quan với phong trào xây dựng cơ quan, trường học
xanh – sạch – đẹp. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho hàng ngàn lượt người
về vệ sinh môi trường, Các xã phát động và ký giao ước thi đua giữa các thôn,
20
bản và có nhiều hoạt động thiết thực như: Khơi thông cống rãnh, duy trì các
tổ thu gom rác thải, tổ chức “Ngày thứ 7 tình nguyện”, xóa điểm đen về môi
trường. UBMT huyện đã phối hợp với UBND huyện và các tổ chức thành
viên tổ chức lễ phát động điểm tuần lễ chỉnh trang nông thôn tại xã Trung
Giang, qua đó đã nhân rộng trên địa bàn huyện được đông đảo cán bộ và nhân
dân hưởng ứng tham gia.Tính đến tháng 7/2013, thực hiện phong trào vệ sinh
môi trường nông thôn, toàn huyện đã có 85% gia đình có nhà tự hoại hợp vệ
sinh; trên 80% hộ đã đào hố rác gia đình, bỏ rác đúng nơi quy định, có trên
70% hộ sử dụng nguồn nước sạch. Kết quả trên cho thấy, các hộ dân trong
huyện đã ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh môi trường. Các thói quen, tập tục
lạc hậu trong sinh hoạt ảnh hưởng xấu đến môi trường đã dần được loại bỏ
trong cuộc sống. Với nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, các gia đình tại các
thôn, khu phố đã có bước chuyển trong nhận thức và hành động, để đẩy mạnh
phong trào vệ sinh môi trường nông thôn tại địa phương.
Đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tố chủ trương đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị
vững mạnh
Thông qua cuộc vận động, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,
tạo được bước chuyển biến tích cực, tình hình an ninh chính trị và trạt tự an
toàn xã hội trên địa bàn Huyện trong những năm qua được ổn định và giữu
vững. Bằng việc thực hiện Nghị Quyết 09, QĐ 138 của chính phủ và chương

trình quốc gia phòng chống tội phạm. Nghị Quyết liên tịch 01
UBTWMTTQVN và Bộ Công an. Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn
thể đã phối hợp chặt chẽ với công an tổ chức vận động các họ tộc, đoàn viên,
hội viên ký cam kết thực hiện. Các họ tộc ký cam kết không có con em trong
dòng tộc vi phạm pháp luật; ra mắt xây dựng đoàn 121 khu dân cư an toàn về
an ninh trật tự, xây dựng 481 tổ tự quản, 294 tổ hòa giải. Phối hợp với các cấp
chính quyền các cấp hòa giải thành công hơn 214 vụ việc tại cộng đồng dân
cư như tranh chấp đất đai, ly hôn, nội bộ gia đình mất đoàn kết, khiếu nại,
21
khiếu kiện.Từ việc thực hiện cuộc vận động nhân dân đã nêu cao tinh thần
cảnh giác, chủ động phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, qua đó
nhân dân đã cung cấp hơn 208 nguồn tin có giá trị cho lực lượng công an và
các cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật. Đã
phối hợp công an đưa một số đối tượng vi phạm ra kiểm điểm, giáo dục trước
nhân dân.
Tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, chấp hành
tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước có các khu dân cư
có: KDC Trung An, Phú Ân - Hải Thái; An Nha - Gio An; Trúc Lâm – Gio
Quang; Xuân Mỵ - Trung Hải; Kinh Thị - Trung Sơn
Công tác phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/ASD, an toàn giao thông
đều được Mặt trận các cấp phối hợp với chính quyền, đoàn thể để tuyên truyền
vận động đoàn viên và nhân dân thực hiện. Huyện không có tụ điểm và không
có người nghiện. UBMT các cấp đã đâye mạnh công tác tuyên truyền vận động
tổ chức ký cam kết “Khu dân cư và gia đình đảm bảo an toàn giao thông” tại
134/134 khu dân cư trong toàn huyện, qua đó ý thức chấp hành luật giao thông
ngày càng tiến bộ, hạn chế số vụ tai nạn về giao thông xãy ra hàng năm.
Thông qua hoạt động của Ban công tác Mặt trận và các tổ chức thành
viên đã tập hợp được đông đảo cán bộ, Đảng viên, già làng, trưởng các họ tộc,
người cao tuổi, người có uy tín để vận động nhân dân tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể vững mạnh và thực hiện tốt dân

chủ ở cơ sở. Cuộc vận động đã góp phần tích cực trong tham gia xây dựng
Đảng chính quyền vững mạnh, thông qua Đại hội Đảng, bầu cử HĐND các
cấp, bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố. Mặt trận đã tham gia đóng góp ý kiến
vào các văn kiện Đại Hội Đảng các cấp, các Nghị quyết về phát triển kinh tế
xã hội địa phương. Nhất là việc góp ý đối với cán bộ, Đảng viên theo tinh
thần Nghị Quyết TW4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
hiện nay”.
22
Tổ chức Hội nghị cử tri đóng góp ý kiến vào bản kiểm điểm của Chủ
tịch, Phó Chủ tịch HĐND – UBND, Theo Nghị Quyết liên tịch số 09 giữa
chính phủ và UBTWMTTQVN nay là Nghị Quyết số 35 của Quốc Hội khóa
XIII, vận động cử tri tham gia bầu cử Quốc Hội, HĐND các cấp, bầu trưởng
thôn với tỷ lệ tham gia trên 99% cử tri đi bầu. Qua tổ chức lấy phiếu tín
nhiệm đối với cán bộ chủ chốt do HĐND xã bầu được nhân dân tham gia
đóng góp xây dựng chân tình có trách nhiệm cao, việc bỏ phiếu tín nhiệm
đảm bảo đúng quy định, dân chủ và đúng quy định của pháp luật.
Hàng năm Mặt Trận các cấp đã phối hợp với chính quyền tổ chức tiếp
xúc cử tri với đại biểu Quốc Hội, HĐND các cấp theo đúng quy định pháp luật.
Thông qua tiếp xúc cử tri Mặt trận tổng hợp các ý kiến, kiến nghị chính đáng
của cử tri đề nghị với Quốc Hội, HĐND – UBND các cấp xem xét giải quyết.
Cùng với chính quyền giải quyết các đơn thư khiếu nại, khiếu kiện theo đúng
thẩm quyền. Nhờ đó hạn chế thấp nhất đơn thư khiếu nại cùng và vượt cấp.
Đoàn kết tương, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái”
Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn kẻ nhớ kẻ trồng
cây”, trong những năm qua các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn
huyện tập trung vận động xây dựng quỹ, từ 2009 đến nay đã huy động được
1.269.813.000đ quỹ đền ơn đáp nghĩa, làm mới và sưã chữa 482 nhà tình
nghĩa với tổng trị giá 8.156 triệu đồng. Vân động nhân dân phát hiện cất bốc
hàng trăm kiệt sỹ vào các nghĩa trang, xây dựng tu sữa 12 nghĩa trang trị giá

8.750 triệu đồng, xây dựng 07 nhà bia tưởng niệm trị giá 7.150 triệu đồng,
Nhân dân giúp đỡ phụng dưỡng 02 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống; đến
nay có 21/21 xã làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, bên cạnh công tác đền ơn
đó nghĩa Mặt trận các cấp đã vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt
công tác nhân đạo từ thiện xã hội như vận động các cơ quan đơn vị, xã, thị
trấn, trường học, các nhân trong Huyện nhận đỡ đầu 86 cháu mồ côi, có hoàn
cảnh khó khăn mỗi tháng 100.000 – 300.000đ/cháu, xây dựng 35 ngôi nhà
23
tình thương cho các đói tượng nhiễm chất độc màu da cam, bị bom mình
trong chiến tranh trị giá trên 500.000.000đ. Ngoài ra đã thực hiện tốt công tác
vận động do UBMTTQVN phát động đóng góp giúp đỡ, ủng hộ nhân dân địa
phương trong và ngoài nước bị thiệt hại do thiên tai. Từ những việc làm trên,
đã góp phần tích cực động viên những gia đình chính sách, hộ nghèo, những
trường hợp hoạn nạn khó khăn, ốm đai dài ngày vượt qua khó khăn, vươn lên
ổn định cuộc sống ở cộng đồng dân cư, khơi dậy truyền thống đạo lý tốt đẹp
của dân tộc, của quê hương.
Tiêu biểu trong phong trào này có khu dân cư: Lan Đình (Gio Phong),
Xuân Long (Trung Hải), Nam Sơn (Trung Giang). Võ Xá (Trung Sơn), Nam
Đông (Gio Sơn), Hải Lam (Linh Hải), Quang Thượng (Gio Quang), Khu phố
3 (Thị trấn Cửa Việt), Phú Ân, Diêm Thái (Hải Thái), Hảo Sơn (Gio An),
Xuân Lộc (Gio Việt)….
* Nguyên nhân đạt được
- Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư” huyện Gio Linh đã hoàn thiện 5 nội dung có ý nghĩa trực tiếp bao
trùm lên các lĩnh vực của đời sống, xã hội nên đã được sự dồng tình ủng hộ
của các tầng lớp nhân dân và đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
- văn hóa – xã hội – quốc phòng an ninh ở địa phương.
- Để có được kết quả trên là do Đảng bộ huyện nhà luôn cố gắng tìm ra
những phương thức đổi mới, ổn định phát triển kinh tế địa phương.
- Sự nhiệt tình của Mặt trận xá và đoàn thể luôn đi đầu trog chỉ đạo

thực hiện đạt kết quả rất khả quan.
- Những cốt cán và nguyên nhân quan trọng ở đây là nhân dân, vì nhà
nước của chúng ta là “Nhà nước của dân, do dan và vì dân”. Do đó, việc phát
huy sức mạnh của nhân dân vẫn là trên hết góp phần thắng lợi thêm cho cuộc
vận động. Từ thực tế cuộc sống, đại bộ phận nhân dân cần mẫn trong lao
động, tiết kiệm tiêu dùng, tận dụng thời cơ để làm tăng thêm thu nhập.
24
2.3.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Tồn tại, hạn chế
Cùng với kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện cuộc vận động,
chúng ta cần thấy rõ những yếu kém còn tồn tại hiện nay là:
- Chưa tích cực tham gia các phong trào xã hội hóa.
- Quá trình tổ chức triển khai cuộc vận động nhiều cơ sở chưa đồng
đều, chưa chú trọng trong công tác chỉ đạo hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối
với các khu dân cư. Việc lồng ghép cuộc vận động “Toàn dân xây sựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” với phong trào chung sức xây dựng nông thôn
mới chưa được chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc khen thưởng, biểu dương các khu
dân cư, hộ gia đình văn hóa tiên tiến còn hạn chế, chưa kịp thời.
- Nhận thức của một số cán bộ Đảng viên còn thấp, không chịu phấn
đấu học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, ảnh hưởng đồng tiền và
môi trường xã hội. Mặt khác, dân trí còn thấp tác động nhiều mặt về lối sống
thực dụng.
- Hoạt động của các Ban công tác Mặt trận ở một số địa phương trong
Huyện vẫn chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Việc đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư
chuyển biến còn chậm, các phong trào hoạt động chưa liên tục và thiếu tính
bền vững. Bên cạnh đó, sự phói hợp giữu Ban công tác Mặt trận và các tổ
chức thành viên chưa chặt chẽ nên hiệu quả hoạt động chưa cao.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nhìn chung còn thiếu sự quan tâm đầu tư
đúng mức của cấp trên và địa phương để nâng cao chất lượng phục vụ và phát

triển về nhua cầu văn hóa. Bên cạnh thiếu sự tập trung vận động thực hiện xã
hội hóa trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao.
Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
- Do mặt bằng dân trí của nhân dân còn thấp, trình độ hiểu biết pháp
luật còn hạn chế. Từ đó ít nhiều ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền. Mặt
25

×