Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Dạy học tác phẩm đàn tranh của nhạc sĩ phạm thúy hoan tại trường đại học văn hoá nghệ thuật quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.48 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH

DẠY HỌC TÁC PHẨM ĐÀN TRANH CỦA NHẠC SĨ
PHẠM THÚY HOAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Khóa 7 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH

DẠY HỌC TÁC PHẨM ĐÀN TRANH CỦA NHẠC SĨ
PHẠM THÚY HOAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Mã số: 8140111

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Phương


Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn đều ghi rõ nguồn
tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 8 tháng 11 năm 2018
Tác giả

Trần Thị Phương Anh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHVHNTQĐ

Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội

Gs

Giáo sư

GV

Giáo viên

NGƯT

Nhà giáo ưu tú


NSƯT

Nghệ sĩ ưu tú

NTDT & MN

Nghệ thuật Dân tộc và Miền Núi

Nxb

Nhà xuất bản

QGÂN & KNSG

Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn

Ths

Thạc sĩ

TLTK

Tài liệu tham khảo

Tr

trang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC ĐÀN TRANH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI................7
1.1. Khái niệm ................................................................................................7
1.1.1. Dạy học đàn Tranh ................................................................................7
1.2. Khái quát về đàn Tranh ở Việt Nam ........................................................8
1.2.1. Cấu tạo đàn Tranh .................................................................................9
1.2.2. Những kỹ thuật diễn tấu đàn Tranh ................................................... 10
1.2.3. Vai trò đàn Tranh trong đào tạo ......................................................... 16
1.3. Thực trạng dạy và học đàn Tranh tại trường Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội .............................................................................................. 17
1.3.1. Vài nét về trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội ................. 17
1.3.2. Khái quát về khoa Nghệ thuật Dân tộc và Miền núi .......................... 19
1.3.3. Đặc điểm của học viên học đàn Tranh ............................................ 20
1.3.4. Phương pháp dạy của giáo viên ......................................................... 21
1.3.5. Chương trình dạy đàn Tranh tại trường Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội. ............................................................................................ 22
1.4. Tác phẩm đàn tranh tiêu biểu của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan ................. 25
1.4.1. Vài nét về nhạc sĩ .............................................................................. 25
1.4.2. Giới thiệu các tác phẩm đàn tranh của Phạm Thúy Hoan .............. 26
1.4.3. Tác phẩm của Phạm Thúy Hoan trong giáo trình hệ Trung cấp, Đại học ... 29
Tiểu kết ......................................................................................................... 32
Chương 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM ĐÀN TRANH CỦA
NHẠC SỸ PHẠM THÚY HOAN ............................................................... 33
2.1. Phân tích tác phẩm ............................................................................... 33
2.1.1. Tác phẩm sử dụng chất liệu âm nhạc Chèo ....................................... 35
2.1.2. Tác phẩm sử dụng chất liệu dân ca quan họ Bắc Ninh ...................... 40
2.1.3. Tác phẩm sử dụng chất liệu âm nhạc Huế ........................................ 42
2.1.4. Tác phẩm sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ...................................... 46



2.2. Thực hành dạy học tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan ............. 48
2.2.1. Kỹ thuật diễn tấu tay phải .................................................................. 48
2.2.2. Kỹ thuật diễn tấu tay trái .................................................................... 53
2.2.3. Phối hợp hai tay.................................................................................. 57
2.2.4. So sánh kỹ thuật diễn tấu đàn Tranh trong các bài bản cổ truyền và
tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan ....................................................... 60
2.2.5. Xử lí sắc thái to, nhỏ .......................................................................... 62
2.3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 65
2.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 65
2.3.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................... 65
2.3.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................ 65
2.3.4. Thời gian thực nghiệm ....................................................................... 65
2.3.5. Tiến hành thực nghiệm....................................................................... 65
2.3.6. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 69
Tiểu kết ......................................................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 77


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ đàn tranh Phạm Thúy Hoan đã có 42 năm gắn
bó với sự nghiệp giảng dạy đàn tranh. Cả cuộc đời bà dành tâm huyết và tình
yêu lớn cho cây đàn, đào tạo các thế hệ nghệ sĩ trẻ. Không những vậy, bà còn
sáng tác nhiều tác phẩm cho đàn tranh đạt nhiều giải thưởng, huy chương.
Bên cạnh đó, nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan còn chuyển soạn hàng trăm ca khúc

mang âm hưởng dân gian, các ca khúc thiếu nhi, các làn điệu dân ca Bắc Trung - Nam cho đàn tranh, được đưa vào sử dụng trong giáo trình giảng dạy
tại hầu hết các cơ sở đào tạo nhạc cụ dân tộc trên toàn quốc, trong đó có
Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.
Các tác phẩm viết cho đàn tranh của nghệ sĩ, NGƯT Phạm Thúy Hoan
rất đa dạng, được lấy từ chất liệu âm nhạc dân gian với chủ đề ca ngợi tình
yêu quê hương đất nước, đôi lứa, tình yêu thương thầy trò. Những tác phẩm
tiêu biểu như: Mùa thu quê hương, Chim quyên, Tình ca miền Nam, Tình ca
đất Bắc, Tình ca xứ Huế, Mơ về bến Ngự .. được rất nhiều công chúng yêu
thích và các nghệ sĩ đàn tranh biễu diễn.
Nhiều năm qua, đàn tranh luôn được các nhạc sĩ quan tâm và sáng tác.
Các tác phẩm được nhiều người yêu thích có thể kể đến: Xuân Khải với Ru
con, Xuân quê hương, Hương sen Đồng Tháp.., Phương Bảo với Sang xuân,
Biển, Vinh Ngọc với Quê hương, Hoàng Dương với Khúc nhạc tâm tình,
Nguyễn Chín Bính với U minh bất khuất, Bích Vượng với Cảm xúc Tây
Nguyên… Trong các công trình nghiên cứu và luận văn được công bố, nhiều
tác giả đã nghiên cứu chung về những tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam
sáng tác cho đàn Tranh. Trong luận văn này, tác giả luận văn muốn đi sâu
nghiên cứu các tác phẩm viết cho đàn Tranh của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan,
bởi chúng chiếm vị trí nổi bật trong chương trình, giáo trình giảng dạy hệ
Trung cấp và Đại học tại khoa Nghệ thuật dân tộc và Miền núi thuộc Trường


2
Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Các tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Thúy
Hoan sử dụng chất liệu âm nhạc cổ truyền Việt Nam để khai thác, phát triển
tính năng riêng của cây đàn và nâng cao khả năng diễn tấu của nhạc cụ này,
đã giúp cho người học phát triển về mặt kỹ năng diễn tấu, phát triển về cách
xử lý tác phẩm, tư duy về phát triển lòng bản và có trình độ tự học, nghiên
cứu trong chương trình dạy học Trung cấp và Đại học cho đàn tranh tại
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Trong giai đoạn hiện nay, với nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tài
năng nghệ thuật âm nhạc truyền thống, việc đào tạo những nghệ sĩ biểu diễn
có trình độ cao đối với các nhạc cụ dân tộc Việt Nam là hết sức cần thiết để
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân gian và di sản văn hóa của cha
ông ta để lại trong xã hội hiện đại ngày nay. Trên thực tế, khoa Nghệ thuật
Dân tộc và Miền núi, trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trong quy
trình đào tạo hệ Trung cấp hiện nay có một số điểm chưa được thống nhất về
chương trình, giáo trình, chưa đưa ra mối quan hệ giữa bài tập và tác phẩm, về
kỹ thuật, về xử lý tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan, mặc dù vẫn được
học về diễn tấu, nhưng chưa thể hiện hết nội dung tác phẩm, …Vì vậy, nghiên
cứu phương pháp giảng dạy các tác phẩm viết cho đàn Tranh của nhạc sĩ
Phạm Thúy Hoan là cần thiết, một mặt giúp các học viên, nghệ sĩ trẻ vươn tới
kĩ năng điêu luyện trong trình diễn mặt khác, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường.
Với những lý do đã nêu trên, tác giả luận văn hướng đến đề tài “Dạy
học tác phẩm đàn Tranh của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan tại Trường Đại học
Văn hoá Nghệ thuật Quân đội".
2. Lịch sử nghiên cứu
Qua tham khảo các tài liệu và tìm hiểu thực tế, có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến đàn tranh và phương pháp dạy học đàn tranh như:
Nguyễn Thị Thanh Phương (1997), Tìm hiểu một số tác phẩm viết cho
đàn tranh độc tấu, khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lí luận âm nhạc, Nhạc


3
viện Hà Nội. Trong đó tác giả đã lựa chọn, phân tích một số tác phẩm tiêu
biểu sáng tác cho đàn tranh đồng thời đưa ra những kĩ thuật diễn tấu cơ bản
giúp người học đàn tranh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tác phẩm. Tuy
nhiên, tác giả không hề nghiên cứu chuyên sâu các tác phẩm sáng tác cho đàn
tranh của nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan.

Phạm Thúy Hoan (1998), Phương pháp học đàn Tranh, NxbTp HCM,
Cuốn sách có nội dung về dạy đàn Tranh, chủ yếu chú trọng các kĩ thuật chơi
đàn, bài tập kĩ thuật ứng dụng trong các bài dân ca, ca khúc.
Ngô Bích Vượng và Đinh Thị Nội (1994), Sách học đàn Tranh, cuốn
sách có nội dung phương pháp học đàn Tranh, về cấu tạo của đàn Tranh, các
kĩ năng khi chơi đàn, các bài tập kĩ thuật, bài dân ca từ dễ đến khó, các bản
nhạc cổ Chèo, Huế, Cải lương và các tác phẩm độc tấu dành cho hệ Trung cấp
và Đại học.
Đi tìm nguồn gốc cây đàn Tranh Việt Nam (chép tay) của Trần Văn
Khê (2000)
Bảo tồn, kế thừa nghệ thuật biểu diễn cổ truyền trong dạy và học đàn
Tranh, (2002) luận văn của tác giả Nguyễn Thanh Thủy nghiên cứu về việc bảo
tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn cổ truyền trong dạy và học đàn tranh.
Nguyễn Thị Thanh Phương (2003), Đàn tranh với sân khấu truyền
thống Việt Nam. Công trình nghiên cứu cấp Viện.
Thử bàn về phương pháp giảng dạy đàn Tranh trong trường chuyên
nghiệp, (2004), luận văn thạc sĩ của Hải Phượng.
Tuyển tập tác phẩm đàn Tranh của Đinh Thị Nội (2005). Gồm các tác
phẩm Việt Nam dành cho hệ Trung cấp với các tác phẩm đàn tranh tiêu biểu
và một số bản nhạc Trung Quốc được tác giả kí âm.
Bài tập kĩ thuật cho đàn Tranh của Ngô Bích Vượng (2005). Cuốn sách
gồm các bài tập từ dễ đến khó dành cho kĩ thuật tay trái và kĩ thuật tay phải
dành cho bậc Trung cấp.


4
Biên soạn giáo trình và giảng dạy đàn Tranh bậc Trung học dài hạn tại
Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Luận văn cao học của Phạm Thị Trà
My (2005). Luận văn đề cập tới nguồn gốc của cây đàn tranh và so sánh đàn
tranh Việt Nam với cây đàn Kayagum Hàn Quốc, đàn KoTo Nhật Bản, đàn

Guzheng của Trung Quốc. Tác giả biên soạn lại giáo trình giảng dạy đàn
tranh bậc Trung học dài hạn tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Khai thác kỹ năng diễn tấu tác phẩm mới cho đàn tranh và ứng dụng
trong giảng dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, (2008) Luận văn
thạc sĩ NSƯT Mai Lai. Luận văn giới thiệu các kĩ thuật diễn tấu tai phải, tay
trái cảu đàn tranh và các sáng tác mới. Các kĩ năng diễn tấu trong tác phẩm
mới cho cây đàn.
Giảng dạy các bài bản âm nhạc truyền thống Huế cho Đàn Tranh trong
các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, (2010) luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Ngọc Huyền chủ yếu nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Huế.
Giảng dạy các tác phẩm đàn Tranh của nhạc sĩ Xuân Khải tại Học Viện
Âm nhạc Quốc gia Việt Nam,(2016) luận văn thạc sĩ của Đoàn Phương Anh
2016. Nội dung viết về các tác phẩm của nhạc sĩ Xuân Khải và biện pháp nâng
cao dạy học các tác phẩm của nhạc sĩ tại Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm về đàn Tranh đã được và thu thanh xuất
bản như: Album Tiếng đàn Tranh của Việt Hồng, Album Độc tấu đàn Tranh
của Nguyễn Thanh Thuỷ và Album Tiếng Đàn Hải Phượng của hãng Bến
Thành Audio.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế, tìm hiểu tài liệu, nhìn chung, các công
trình và luận văn nêu trên là những tài liệu tốt để chúng tôi tham khảo, học
tập, kế thừa trong quá trình triển khai luận văn của mình. Có thể nói, cho đến
thời điểm này chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc giảng
dạy các tác phẩm đàn Tranh của nhạc sĩ Phạm Thuý Hoan. Vì vậy, tôi mong
muốn được đi sâu khai thác, tìm hiểu và tìm ra những phương pháp giảng dạy


5
hiệu quả nhất các tác phẩm đàn tranh của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan tại Trường
Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, sử dụng và lựa chọn các tác phẩm viết đàn Tranh độc tấu
của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan để nêu ra biện pháp dạy học đàn Tranh hiệu quả cho
học viên khoa Nghệ thuật Dân tộc và Miền núi của trường Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đàn Tranh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đàn Tranh và dạy học đàn Tranh.
- Làm rõ thực trạng dạy học các tác phẩm đàn Tranh của nhạc sĩ Phạm
Thúy Hoan tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
- Nghiên cứu các biện pháp, phương pháp về dạy và học các tác phẩm đàn
Tranh của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật
Quân đội. Nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp việc hợp lý hóa quá trình
dạy và học.
- Thực nghiệm sư phạm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác phẩm đàn Tranh và biện pháp dạy đàn Tranh của nhạc sĩ Phạm
Thúy Hoan cho học viên khoa NTDT & MN trường Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm đàn Tranh của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan trong giáo trình
tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm và phân tích tư liệu: để phân tích và tổng hợp các công trình
nghiên cứu, từ đó rút ra những tổng kết cho riêng mình.


6
- Thực nghiệm sư phạm: thông qua các buổi lên lớp, giảng dạy trực tiếp
với học sinh, thực tế biểu diễn của bản thân.

- Khảo sát, điền dã, phỏng vấn chuyên gia: giúp tác giả luận văn tìm
hiểu, thu thập ý kiến kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, các thầy cô qua
nhiều thế hệ đi trước, học hỏi kinh nghiệm các bậc nghệ nhân, các anh chị em,
bạn bè đồng nghiệp. Tiếp thu ý kiến của những nghệ sỹ trực tiếp giảng dạy,
biểu diễn.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu về việc dạy học tác phẩm đàn Tranh
của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan tại khoa NTDT& MN, trường Đại học Văn hóa
Nghệ thuật Quân đội. Trong luận văn cũng đề xuất một sốbiện pháp nhằm nâng
cao chất lượng dạy học các tác phẩm đàn Tranh của nhạc sỹ Phạm Thúy Hoan.
Vì vậy, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp, học viên các
cơ sở có đào tạo đàn Tranh.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học đàn Tranh tại trường Đại
học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
Chương 2: Biện pháp dạy học tác phẩm đàn Tranh của nhạc sĩ Phạm
Thúy Hoan.


7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC ĐÀN TRANH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI

1.1. Khái niệm
1.1.1. Dạy học đàn Tranh
Trong phần nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền về khái niệm
Hoạt động dạy học trong đổi mới giáo dục hiện nay tại trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn cho biết về hoạt động dạy học như sau:
Hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược,
chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng
tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người
học. GV xây dựng, thiết kế hoạt động dạy học một cách đầy đủ và
cụ thể bao nhiêu thì công việc dạy học càng hiệu quả bấy nhiêu [36].
Hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là quá trình
tương tác giữa dạy và học. Vai trò của dạy học là tổ chức hướng dẫn quá trình
học tập cho người học, điều chỉnh quá trình, xây dựng kiến thức vào thực tế,
ôn tập kiểm tra và đánh giá. Dùng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học,
phương tiện dạy học giúp cho qúa trình học phát huy được tính tích cực của
người học. Vai trò của người học là học tập khám phá tri thức, nắm lấy tri
thức và hoàn thiện bản thân mình. Vạch ra phương hướng giải quyết trên cơ
sở phân tích các mối quan hệ trong tài liệu học tập, vượt qua những giới hạn
kiến thức đã có của mình để đạt tới những kiến thức mà các em chưa có.
Lí luận giáo dục hiện đại đã chỉ ra tính đặc thù của hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác. Xem xét hoạt động của thầy đều
có liên quan đến hoạt động của trò và ngược lại. Nhìn từ góc độ tính chủ thể
của hoạt động sư phạm, để hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS
được tiến hành thì không thể thiếu vai trò của chủ thể. Trong hoạt động dạy
học, chủ thể hoạt động là người dạy (giáo viên) và người học (học sinh).
Người học là chủ thể của hoạt động học, người dạy là chủ thể của hoạt động


8
dạy. Thầy và trò là những chủ thể cùng nhau hoạt động, duy trì, tiếp nối hoạt
động. Đối tượng của hoạt động học tập là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo. Mục tiêu của hoạt động dạy học là hình thành và phát triển nhân cách,
năng lực của người học. Chính vì hoạt động dạy và học có chung mục tiêu
cho nên hoạt động dạy và học luôn tương tác trong mối quan hệ “cung - cầu”,

“nhân - quả”.
Trong xu thế phát triển của khoa học, kỹ thuật trên thế giới ngày nay,
nền giáo dục của mỗi quốc gia đều phải được đổi mới, cải cách để đào tạo
nguồn nhân lực phù hợp trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của quốc gia và
quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu này, cần thiết phải nghiên cứu hoạt động dạy của
giáo viên và hoạt động học của học sinh xuất phát từ thực tiễn của mỗi quốc
gia, dân tộc và xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
Dạy học đàn Tranh cũng giống như dạy học các bộ môn nghệ thuật
khác, là cách thức làm việc giữa giáo viên và học trò, nhờ đó mà học trò nắm
vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong cách chơi đàn. Phương pháp dạy
học là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho người học tiếp thu được những
kiến thức từ người thầy mang lại. Trong tiếng Hy lạp, Méthodo - phương
pháp là con đường để đạt được mục đích. Chúng tôi cho rằng phương pháp là
cách thức, con đường để đạt tới mục tiêu trong một hoạt động nào đó, là hệ
thống các cách sử dụng được sắp xếp theo một trật tự nhất định để tiến hành
hoạt động đó. Dạy học âm nhạc nói chung và dạy học đàn Tranh nói riêng là
một môn học mang tính đặc thù cao, tư duy âm nhạc khá trừu tượng.
1.2. Khái quát về đàn Tranh ở Việt Nam
Trong Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cho rằng:
“Đàn Tranh du nhập vào Việt Nam rất sớm vào cuối thế kỉ thứ XIII đời
nhà Trần lúc đó chỉ có 15 dây không phải 16 dây như bây giờ và nhắc đến lần
đầu tiên trong dàn tiểu nhạc dưới thời nhà Trần (1225 - 1400) Lúc bấy giờ


9

người chơi đàn dùng móng bạc để gẩy hoặc dùng hai khúc cây sậy nhỏ
để đánh lên dây” [4, tr.235].
Trong cuốn luận văn của Ngô Bích Vượng Cây đàn Tranh và bài bản tài
tử cải lương (năm 1999) đã có những ghi chép về nguồn gốc của cây đàn Tranh.

Tác giả Phạm Thị Trà My, trong luận văn Ths của mình cho biết: “Theo cuốn
Âm nhạc Trung Quốc (Nxb Thế giới 2002, trang 34) đàn Tranh được bắt nguồn
từ Trung Quốc mà tiền thân của nó chính là đàn Sắt và đàn Cầm. Vào thời nhà
Hán, đàn Sắt đã đạt tới đỉnh cao về mặt trình diễn, nó đã có mặt trong các dàn
nhạc tiểu nhạc, đại nhạc thời bấy giờ” [14, tr.9].
Đàn Tranh ngày nay đã được người Việt dùng và bản địa hoá, tạo cho
đàn tranh một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, ngón nhấn nhá,
trong thang âm điệu thức, biến nhạc cụ này trở thành một loại nhạc cụ bản địa
mang tính dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt và nói rõ
ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam. Âm sắc đàn tranh trong trẻo thể hiện tốt các
điệu nhạc vui tươi, trong sáng với màu âm độc đáo, khả năng biểu hiện tinh
tế, cây đàn tranh dù nhìn rất mỏng manh nhưng nó thể hiện đầy đủ các cung
bậc cảm xúc của con người như vui buồn, giận hờn, thương yêu, từ nhẹ
nhàng, sâu lắng đến cao trào, kịch tính. Đàn Tranh có thể biểu diễn ở nhiều
hình thức khác nhau như: độc tấu, đệm cho hát ngâm thơ, hòa tấu trong dàn
nhạc của các phong cách âm nhạc cổ truyền như: nhạc trong sân khấu Chèo
(Bắc Bộ) ca nhạc thính phòng Huế (Trung Bộ) Tài tử Cải lương (Nam Bộ) và
trong những năm gần đây đàn Tranh chơi cùng dàn nhạc mới theo phong cách
dân gian đương đại hiện đại. Được thể nghiệm nhiều hình thức khác nhau trên
sân khấu thực nghiệm của các nhạc sĩ trẻ trong nước và trên Thế giới.
1.2.1. Cấu tạo đàn Tranh
Đàn có độ dài khoảng từ 110 cm đến 118 cm, hai mặt đàn được làm
bằng gỗ cây ngô đồng vốn nhẹ, mịn, dễ uốn cong và tạo độ vang. Mặt đàn


10
hơi vồng cong hình bán nguyệt, đáy lớn phía đầu đàn rộng khoảng 20cm, đáy
nhỏ cuối đàn rộng khoảng 15cm. Thành đàn làm bằng gỗ trắc được trạm trổ
bằng các mảnh trai tạo nên hình thức bắt mắt cho cây đàn, cũng có loại thành
đàn để mộc. Đáy đàn làm bằng miếng gỗ có khoét lỗ để làm nơi thoát âm cho

âm sắc tiếng đàn vang hơn khi chơi đàn. Hệ thống dây đàn được sắp xếp theo
thang âm ngũ cung. Tùy theo bài bản, phong cách Bắc, Nam, Xuân, Ai, Oán,
Đảo mà người ta lấy dây.
Trục đàn: Trục đàn dùng để chỉnh dây đàn vặn trục đàn theo chiều kim
đồng hồ khi cần xuống thấp và vặn ngược chiều kim đồng hồ khi cần lên cao.
Con nhạn: Con nhạn có nhiệm vụ truyền âm từ dây xuống mặt đàn để
tạo ra âm thanh. Vì thế con nhạn lúc nào cũng phải đứng vững trên mặt đàn.
Con nhạn đàn không dính chặt vào mặt đàn để có thể xê dịch được. Khi cần
chỉnh dây lên xuống một chút ta không cần phải vặn trục đàn mà chỉ cần xê
dịch con nhạn. Xê dịch con nhạn về phía tay phải sẽ làm dây đàn cao hơn,
dịch qua bên tay trái sẽ làm dây đàn xuống thấp hơn.
Cầu đàn: Dây đàn được bắc ngang qua cầu đàn. Gẩy ở gần cầu đàn tiếng
đàn sẽ thô, đanh, xa cầu đàn tiếng đàn sẽ mờ, ủng. Khoảng cách tiếng đang vang
và mềm mại cách cầu đàn khoảng 2cm.
Móng đàn: Các nhạc công truyền thống miền Nam Việt Nam chỉ dùng
hai ngón là ngón cái và ngón trỏ. Các nhạc sĩ miền Bắc và miền Trung thường
dùng ba ngón là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
1.2.2. Những kỹ thuật diễn tấu đàn Tranh
Với đàn Tranh, bàn tay phải được coi là nơi “sinh” ra âm thanh, bàn tay
trái là nơi “nuôi dưỡng” âm thanh. Do đó, việc nắm vững kỹ thuật bàn tay
phải và bàn tay trái là điều quan trọng với người chơi đàn Tranh. Trước đây,
ngón gảy tay phải thường dùng 2 ngón gẩy, ngày nay phổ biến là 3 ngón, cá
biệt sử dụng 4 hoặc 5 ngón. Đàn được gẩy bằng móng đồi mồi ở miền Bắc và


11
móng inox ở miền Nam, tuy nhiên, cách gẩy 3 ngón là cách gẩy thông dụng
nhất là ngón cái (số 1), ngón trỏ (số 2) và ngón giữa (số 3). Với những cách
gẩy cơ bản: liền bậc, cách bậc, gẩy đi lên và đi xuống liền bậc hay cách bậc.
Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu

đàn. Khi đánh những dây đàn thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn.
Khi đánh những dây cao, cổ tay hạ dần theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay
cũng hạ khép dần lại tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài. Ba ngón tay gảy
mềm mại, từng ngón thả lỏng này nhẹ nhàng nâng lên hay hạ xuống gảy vào
dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh gãy ngón, móc dây.
- Kĩ thuật diễn tấu tay phải gồm:
Ngón Á: Là một lối gảy rất phổ biến của Ðàn Tranh, đây là cách gảy
lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, thường ngón Á hay ở vào phách yếu
để chuẩn bị vào một phách mạnh đầu hay cuối câu nhạc.
Á xuống: Theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc, từ
một âm cao xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay phải lướt
nhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp.
Ví dụ số 3

Á lên: Là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc
ngón 3 từ một âm thấp lên các âm cao.
Ví dụ số 4

Á vòng: Kết hợp Á lên và Á xuống, Á vòng thường chuẩn bị cho mở
đầu hoặc kết thúc một câu nhạc, có trường hợp nó được sử dụng để tả cảnh


12
sóng nước, gió thổi, mưa rơi và có thể sử dụng ngón Á vòng liên tiếp với
nhiều âm hơn.
Ví dụ số 5

Song long: Miền Nam gọi là song thanh đó là cách gảy rải lần lượt hai
âm cách nhau một quãng 8.
Ví dụ số 6


Song huyền: Là lối đánh hai dây cùng một lúc nhưng âm thanh cách
nhau quãng 2, quãng 3, quãng 4. Từ ngón song huyền đánh hai dây cùng một
lúc, có thể đánh ba bốn dây cùng một lúc sẽ đạt những chồng âm hay hợp âm
nhất định và có thể dùng cả tay trái.
Ví dụ số 7

Ngón vê: (Trémolo) là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp
ngón 1-2, 1-3, 1-2-3, gảy trên dây liên tục và các ngón khác phải khum tròn,
cổ tay kết hợp với ngón tay đánh xuống, hất lên đều đặn.
Ví dụ số 8. Vê ngón 1 -2

Ví dụ số 9. Vê ngón 1-3


13

Ví dụ số 10. Vê ngón 1-2-3

- Kỹ thuật diễn tấu tay trái
Trong nghệ thuật diễn tấu đàn Tranh, tay trái là nơi tạo nên phần hồn
của cây đàn. Bàn tay trái đã góp phần tạo hiệu quả rõ rệt của âm thanh, nuôi
dưỡng âm thanh qua các ngón rung, ngón nhấn, ngón nảy, ngón vỗ.
Thủ pháp diễn tấu của tay trái gồm:
Ngón rung: Là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên
sợi dây đàn mà tay phải vừa gảy với tần số nhanh cho các nét giai điệu quyện
với nhau. Kĩ thuật ngón rung nhanh thường dùng trong các sáng tác mới và
các bản dân ca.
Ví dụ số 11


Ngón nhấn: Là ngón sử dụng để đánh thêm được những âm khác có thể
là 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống dây của đàn Tranh không có. Cách
nhấn là sử dụng ba đầu ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của bài
(nửa cung nhấn nhẹ, 1 cung nhấn nặng hơn) người chơi dùng tai nghe để điều
chỉnh tay nhấn.
Ví dụ số 12


14
Ngón nhấn luyến: là ngón sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba
âm có độ cao khác nhau, âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh
điệu tiếng nói. Có hai loại nhấn luyến:
Nhấn luyến lên: Là gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên
dây đó làm âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa.
Ví dụ số 13

Nhấn luyến xuống: Muốn có âm luyến xuống, trước hết phải mượn nốt.
Ví dụ muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê phải mượn dây Rê nhấn mạnh
trước rồi mới gảy sau khi âm Fa ngân lên ngón tay trái nới dần để âm Rê của
dây đó vang theo luyến tiếng với âm Fa.
Ví dụ số 14

Ngón nhún: Là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm
thanh cao lên không quá một cung liền bậc. Ngón nhún tạo thành những làn
sóng có giao động lớn hơn ở ngón rung, làm cho âm thanh thêm mềm mại,
tình cảm sâu lắng. Ngón nhún thường sử dụng trong âm nhạc Huế.
Ví dụ số 15

Ngón vỗ: Là một kiểu ngón nhấn như đúng như tên gọi, đây là cách
dùng hai hay ba đầu ngón tay (ngón trỏ, giữa, áp út) vỗ lên một dây vừa được

gảy, và nhấc ngay các ngón tay lên làm âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung
đến một cung. Có hai loại vỗ:


15
- Vỗ đồng thời: Tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe
thấy hai âm: một âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay
xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái vỗ tạo nên).
Ví dụ số 16

- Vỗ sau: Tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây, như vậy sẽ
nghe thấy 3 âm luyến. Âm thứ nhất do tay phải gảy lên dây, âm thứ hai do
ngón vỗ tạo nên, âm nầy cao hơn âm thứ nhất khoảng nửa cung hoặc 1 cung
tiếp đó là âm thứ ba do ngón tay vỗ xong nhấc lên ngay, dây đàn được trở lại
trạng thái cũ, âm thanh còn lại vang lên theo độ căng của dây đó lúc đầu.
Ví dụ số 17

Ngón vuốt (miết): Tay phải gảy đàn tiếp theo dùng hai, ba ngón tay trái
vuốt lên dây đàn đó từ nhạn đàn ra trục dây hay ngược lại làm tăng sức căng
của dây một cách đều đều, liên tục. Âm thanh được nâng cao dần lên trong
phạm vi 1/2 cung đến 1 cung.
Ví dụ số 18

Ngón gảy tay trái: Để thay đổi màu sắc, đồng thời phát huy khả năng
âm thanh của dây đàn, ngón tay trái cũng có thể gảy dây trong phạm vi phía
bên tay phải hàng nhạn đàn. Tay trái không đeo móng gảy nên khi gảy âm
thanh nghe êm hơn nhưng không vang bằng âm thanh tay phải gảy. Có thể


16

gảy bằng hai tay để tạo chồng âm nhưng thường là tay trái gảy những âm rải
trong khi tay phải sử dụng ngón vê hoặc đang nghỉ.
Ngón pizz: Là ngón vừa sử dụng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu
ngón tay trái đặt nhẹ trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên đầu nhạn. Hiệu quả
âm thanh ngón bịt không vang mà mờ đục, gây được ấn tượng tương phản rõ
rệt với một đoạn nhạc đánh bình thường.
Ví dụ số 19

Âm bồi: Sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu
đàn trong khi tay phải gảy dây đó.
Ví dụ số 20

1.2.3. Vai trò đàn Tranh trong đào tạo
Khoa Nghệ thuật dân tộc & Miền núi chuyên đào tạo các nhạc cụ như
Tranh, Bầu, Sáo, Nhị, Tam thập lục, Trống, Tỳ bà…với hệ đào tạo Trung cấp
và Đại học. Trong các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam mỗi cây
đàn đều có những đặc diễn tấu riêng rất phong phú và nhiều màu sắc, cây đàn
tranh cũng vậy với tính năng nhạc cụ được khai thác hiệu quả cùng chất liệu
phát triển dựa trên nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Đàn Tranh nhiều các em
yêu thích bởi cây đàn có khả năng diễn tấu phong phú các thể loại âm nhạc
như dân ca, các ca khúc chuyển soạn, các tác phẩm nước ngoài và gần đây
cây đàn được ngoài và gần đây cây đàn được thể nghiệm với thể loại âm nhạc
đương đại. Đàn Tranh có âm thanh đặc trưng như tiếng đàn trong trẻo,với
ngón Á, ngón nhấn nhá kĩ thuật tay trái vô cùng duyên dáng, mềm mại. Kĩ


17
thuật tay phải đa dạng và phong phú. Với những ưu điểm trên nên đàn Tranh
luôn nổi bật, trong độc tấu và hòa tấu cùng dàn nhạc.
Các học viên đàn Tranh luôn tích cực học tập và được sự quan tâm,

hướng dẫn tận tình bởi các giáo viên bộ môn. Các em không chỉ học tập mà
còn được thực hành biểu diễn cùng với các giáo viên trong các chương trình
của nhà trường và các cuộc thi lớn trên toàn quốc mang nhiều thành tích về
cho Khoa và Nhà trường. Điều đó rất thuận lợi khi các em tốt nghiệp ra
trường trở thành các nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp tại các đoàn nghệ thuật
trong Quân đội.
Do đó, vai trò trong đào tạo của đàn tranh rất được chú trọng. Trong
giai đoạn hiện nay với nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tài năng nghệ
thuật âm nhạc truyền thống, việc đào tạo những nghệ sĩ biểu diễn có trình độ
đối với các nhạc cụ dân tộc Việt Nam là hết sức cần thiết để bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa dân gian và di sản văn hóa của cha ông ta để lại
trong xã hội hiện đại ngày nay.
1.3. Thực trạng dạy và học đàn Tranh tại trường Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội
1.3.1. Vài nét về trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trực thuộc Tổng cục
Chính trị - Bộ Quốc Phòng. Tiền thân là Trường Nghệ thuật Quân đội được
thành lập từ năm 1955 là trường đào tạo sĩ quan văn hóa nghệ thuật trong
Quân đội đầu tiên trên cả nước.
Căn cứ vào cuốn sách Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
60 năm xây dựng và trưởng thành (1955 - 2015) do nhà xuất bản Quân đội ấn
hành năm 2015, chúng tôi xin tóm tắt lại quá trình xây dựng và trưởng thành
của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội như sau:
Năm 1955 được coi là năm đánh dấu cho sự khởi đầu, đặt cơ sở cho sự
ra đời của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. “Ngày 23/9/1955,


18
Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt nam quyết định tổ
chức các lớp tập huấn, đào tạo ngành nghệ thuật, đặt nền móng cho sự hình

thành, phát triển của Trường Nghệ thuật Quân đội nay là Trường Đại học Văn
hóa Nghệ thuật Quân đội” [25, tr.5]. Sau thành lập, Nhà trường thực hiện
nhiệm vụ đào tạo cán bộ, diễn viên của các đoàn văn công trực tiếp phục vụ
trong kháng chiến. Ngày 24/4/1984, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định
717/QĐ - QP thành lập Trường Trung cấp Nghệ thuật Quân đội. Tháng
2/1992 Trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật
Quân đội. Ngày 8/8/1995 Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định 688/QĐ QP hợp nhất Trường Quân nhạc Quân khu Thủ đô với Trường Trung cấp Văn
hóa Nghệ thuật Quân đội. Ngày 23/9/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết
định 596/QĐ - TTg thành lập trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
trực thuộc Tổng cục Chính trị.
Cuối năm 1992, Trường được giao thêm nhiệm vụ đào tạo cán bộ văn
hóa cho các đơn vị cơ sở trong toàn quân bên cạnh nhiệm vụ đào tạo cán bộ,
diễn viên cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Từ sau năm 1995, nhà
Trường mở rộng ngành nghề và loại hình đào tạo, đối tượng đào tạo. Từ
chỗ chỉ đào tạo đối tượng là quân nhân, Nhà trường mở rộng đào tạo ra các
đối tượng khác, đặc biệt là con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa như Tây
Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngày 3/1/2006, Phó thủ tướng Phạm
Gia Khiêm đã ký quyết định thành lập Trường Đại học Văn hóa - Nghệ
thuật Quân đội trên cơ sở Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
[26, tr.112].
Về quy mô tổ chức nhà Trường có 12 khoa, 5 phòng chức năng, 8 tiểu
đoàn quản lí học viên, sinh viên và các ban trực thuộc. Ngoài 03 Khoa giảng
dạy các môn chung: Khoa Quân sự - Thể chất, Khoa Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Khoa Văn hóa cơ bản. Nhà trường có 09 Khoa đào tạo chuyên
ngành văn hóa nghệ thuật: Khoa Nghệ thuật dân tộc và Miền núi, Khoa Thanh


19
nhạc, Khoa Âm nhạc, Khoa Quân nhạc, Khoa Múa, Khoa Sân khấu Điện ảnh,
Khoa Kiến thức nghệ thuật cơ bản, Khoa Quản lí văn hóa, Khoa Viết văn.

Chất lượng đào tạo của nhà trường luôn tích cực đổi mới nội dung,
phương pháp, hình thức đào tạo, gắn nội dung đào tạo của nhà trường với
thực tiễn xã hội và đơn vị cơ sở, nhanh chóng đào tạo nhiều loại hình văn hóa
nghệ thuật mới, đáp ứng yêu cầu cuộc sống xã hội. Nhiều nghệ sĩ biểu diễn,
nhạc sĩ sáng tác, biên đạo múa, cán bộ quản lí văn hóa, nhà văn, sân khấu,
điện ảnh trưởng thành từ ngôi trường. Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật
Quân đội là cơ sở đào tạo nghệ thuật uy tín và chất lượng hàng đầu trong
nước. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong làng âm nhạc Việt nam trưởng thành
từ đây những thế hệ đầu những ngày thành lập như: Lương Ngọc Trác, Tường
Vi, Quốc Hương, Linh Nhâm, Hồ Mộ La, Ngọc Dậu.. Tiếp sau là thế hệ của
An Thuyên, Dương Minh Đức, Ma Bích Việt, Đức Trịnh, Hoàng Chè.. Và tới
nay các nghệ sĩ trẻ như: Xuân Thủy, Kiều Lê, Vân Mai, Mai Kiên, Hồ Trọng
Tuấn, Xuân Hảo...
1.3.2. Khái quát về khoa Nghệ thuật Dân tộc và Miền núi
Khoa NTDT & MN trường ĐHVHNTQĐ được Tổng cục Chính trị
quyết định thành lập ngày 24/3/1994 với các bộ môn đào tạo gồm các nhạc cụ
dân tộc như: đàn Tranh, đàn Bầu, Sáo, Nhị, Tam thập lục, bộ Gõ, Nguyệt, Tỳ
bà, T’rưng, đàn Tính…
Từ những ngày thành lập, Khoa NTDT & MN không chỉ tuyển sinh và
đào tạo con em Thủ đô hoặc từ các vùng lân cận mà đặc biệt còn có con em
các dân tộc vùng sâu, vùng xa như Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc
với số lượng các em học viên tương đối đông.
Các giáo viên bộ môn trong Khoa hầu hết được đào tạo chính quy tại
Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, điều này góp phần hệ đào tạo tại
Khoa NTDT & MN khá chính quy và bài bản. Không những thế, thầy trò của
Khoa đạt rất nhiều thành tích cao tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật toàn


×