Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Suy nghĩ về mục tiêu và phương pháp giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.88 KB, 6 trang )

Kính gửi:
- Ban Tổ chức Tọa đàm khoa học về nâng cao chất lượng giảng
dạy các môn Lý luận chính trị
- Phòng Quản lý khoa học & Quan hệ quốc tế, Học viện Cán bộ
Tôi xin gửi gửi tới Tọa đàm bài viết sau đây:

VÀI SUY NGHĨ VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG
DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hà
Đối với tiền đồ và tương lai phát triển của dân tộc Việt Nam, tư tưởng Hồ
Chí Minh có tầm ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ
có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp đổi mới mà còn có
giá trị bền vững, lâu dài đối với sự phát triển của đất nước trong tương lai. Chính
vì vậy, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước, trong các văn kiện, nghị quyết của
Đảng, Đảng ta đã khẳng định: cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là nền tảng tư tưởng của đổi mới, là ý thức hệ chủ đạo của đời sống tinh
thần xã hội, là kim chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam. Những thành
tựu đồi mới mà Đảng và nhân dân ta thu được đều bắt nguồn từ những định
hướng đúng đắn đó.
Vì vậy nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trở
thành một yêu cầu bức xúc, có tính thời đại hiện nay. Đó còn là yêu cầu cơ bản,
lâu dài, có tầm quan trọng chiến lược đối với việc xây dựng đảng cộng sản cầm
quyền trong sạch vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để
thực thi quyền lực nhân dân, làm cho nhân dân trở thành người chủ đích thực của


Ths. Triết học, Giảng viên Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Trung tâm Giáo dục Chính trị - Quốc phòng,
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM


xã hội, củng cố sự bền vững của chế độ bởi sức mạnh đoàn kết dân tộc, bởi sự


gắn bó máu thịt giữa dân với Đảng, với Nhà nước của mình.
Yêu cầu khách quan đó của sự nghiệp đổi mới để phát triển xã hội và phát
triển dân tộc, chấn hưng kinh tế và văn hóa đã đặt ra nhiệm vụ to lớn: phải đưa tư
tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống là
sự hiện thực hóa tư tưởng của Người vào các lĩnh vực đời sống xã hội, đối với
mọi thành phần xã hội, là quá trình biến những quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thành các phong trào cách mạng
của quần chúng rộng rãi vì mục đích chung của toàn dân tộc.
Giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh ở bậc cao đẳng và đại học hiện nay là
một trong những cách thức phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng như bất
cứ một môn khoa học nào được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, việc giảng
dạy tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải tuân thủ những yêu cầu có tính quy luật
của giáo dục, của hoạt động sư phạm. Có hàng loạt vấn đề đặt ra phải giải quyết
như: nội dung chương trình; tài liệu dùng cho việc dạy và học của người dạy và
người học; từ giáo trình, giáo khoa đến các tài liệu tham khảo; phương pháp
giảng dạy; các phương tiện thiết bị, đồ dùng dạy học thích hợp cho các đối tượng
và các mục tiêu đào tạo…
Trong phạm vi bài viết này, người viết tập trung vào vấn đề mà thực tiễn
giảng dạy đã đặt ra rồi chỉ xin khái quát lại: giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh ở
bậc cao đẳng và đại học hướng tới mục tiêu cơ bản nhất là gì? Để đạt mục tiêu đó
cần chú trọng điều gì trong phương pháp?
Có thể khẳng định, cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh đã và đang có vị trí, vai trò quyết định chi phối mọi hoạt động trong xã hội
ta, đặc biệt đối với việc xây dựng con người mới trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập vào đời sống toàn cầu. Tuy


nhiên, trong tình hình hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế
thị trường cũng đem lại cho chúng ta không ít thách thức.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và

quan trọng. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều. Cơ sở vật chất – kỹ
thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước còn nhiều tiềm năng, nhân dân
có những phẩm chất tốt đẹp. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, mục tiêu hòa
bình, hợp tác, liên kết quốc tế,… đang tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy
nội lực, tranh thủ ngoại lực. Đó là cơ hội lớn. Đồng thời đất nước ta cũng đang
phải đối mặt với nhiều thách thức: tình trạng thấp kém của nền kinh tế, mức sống
của nhân dân còn thấp, khoảng cách giữa nước ta với nhiều nước phát triển còn
rất lớn, lại đi lên trong điều kiện cạnh tranh quốc tế quyết liệt; các thế lực thù
địch vẫn đang âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với chủ nghĩa xã hội
nước ta, trong khi đó tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống… của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có
quyền chưa được đẩy lùi; nguy cơ chệch hướng cũng nảy sinh từ đó. Do đó, đất
nước phát triễn mà vẫn giữ được định hướng theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa là
một thách thức lớn. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, đổi mới đất nước, hội nhập
với thế giới không được rời bỏ những mục tiêu cách mạng mà Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh kiên trì thực hiện trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Vì vậy,
trong bối cảnh hiện nay, vấn đề giữ vững mục tiêu cách mạng khi đưa tư tưởng
Hồ Chí Minh vào cuộc sống có thể là một thách thức lớn về lòng dũng cảm, về
đạo đức cách mạng và sự trung thành với con đường đã chọn của Đảng và của Hồ
Chí Minh. Từ đó có thể khẳng định rằng, mục tiêu cơ bản và cao nhất của giảng
dạy tư tưởng Hồ Chí Minh là làm cho người học nắm vững những nội dung cơ
bản mang tính cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh; để biến thành
lý tưởng, niềm tin và hành động cách mạng trong cuộc sống để mỗi người trở


thành những công dân có ích trong cộng đồng, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc và tham
gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo vị trí và hoàn cảnh của mỗi người1.
Muốn đạt được mục tiêu trên, cần phải xác định đúng bản chất của việc sử
dụng phương pháp giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong giảng dạy, phương pháp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công

cụ để người dạy truyền tải tri thức khoa học tới người học, giúp họ hình thành
nhận thức khoa học, trau dồi năng lực tư duy lý luận đồng thời rèn luyện tư duy
chính trị, đạo đức và nhân cách. Phương pháp còn giúp cho người học tự mình
lĩnh hội tri thức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ sảo trong quá trình tiếp thụ học vấn,
phát triển năng lực độc lập sáng tạo – một phẩm chất hàng đầu của nhân cách,
biến lao động học tập thành một nhu cầu văn hóa của cá nhân, nhờ đó chuyển đối
tượng thành chủ thể, từ đào tạo thành tự đào tạo. Giáo dục xét về thực chất là
giáo dục phương pháp. Người thầy sử dụng phương pháp để thúc đẩy sự phát
triển các năng lực sáng tạo của người học, giúp họ tự mình nắm lấy và làm chủ tri
thức, biết dùng tri thức lý luận như là phương pháp, nắm vững phương pháp để tự
mình thâu thái tri thức và làm giàu vốn tri thức của mình. Giáo dục phương pháp
cũng đồng thời là giáo dục nhân cách và thực chất là giáo dục nhân cách. Cho
nên điều căn bản trong phương pháp giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh là: làm cho
người học nảy nở những cảm xúc, tình cảm với đối tượng nghiên cứu, nhất là sự
hòa quyện cảm xúc, tình cảm trí tuệ - đạo đức – thẩm mỹ khi tiếp xúc với tư
tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó nảy nở những hứng thú, những nhu cầu nội tại của
bản thân trong việc tìm hiểu để có hiểu biết, tự mình khám phá, sáng tạo, lĩnh hội
tri thức một cách tích cực chủ động, biến những tri thức đó thành sự hiểu biết
thực sự là của mình, không tiếp nhận một chiều, thụ động, tiêu cực.

1

Xem Lê Văn Tích (Chủ biên), Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống – mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB. Chình trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.137 - 141


Phương pháp thông qua người dạy trở thành lực đẩy chứ không biến thành
lực cản đối với sự phát triển trí tuệ của người học. Nó phải trở thành sự truyền
dẫn, gợi mở, kích thích chứ không áp đặt, nó nêu vấn đề và những hướng tiếp
cận, nghiên cứu để người học tự nỗ lực độc lập giải quyết vấn đề với sự trợ giúp

của người dạy chứ không làm thay, giải quyết sẵn, làm cho người học chỉ thụ
động lắm lấy và ghi nhớ mà không cần động não suy nghĩ. Một khi người học
phải thực sự học tập và biết học tập một cách có phương pháp, biết sử dụng
phương pháp để việc học diễn ra như một lao động trí tuệ thực sự thì lúc đó có
thể đo được tác dụng và hiệu quả của phương pháp.
Tuy nhiên trong thực tiễn sư phạm đã có không ít thành công mà cũng có
không ít thất bại, nhất là trong giảng dạy lý luận nói chung và tư tưởng Hồ Chí
Minh nói riêng, đến mức xảy ra một tình trạng đáng buồn: khi mà người học cảm
thấy rằng “nghe không nghe được, ghi không ghi được, đến ngủ cũng không ngủ
được”. Tình trạng đó chẳng những bộc lộ sự non kém khoa học và sư phạm mà
còn để lại những phản cảm nặng nề trong tâm lý, ý thức, làm tổn hại đến tinh
thần của lý luận và hình ảnh giảng viên lý luận. Vì vậy khi sử dụng phương pháp,
người dạy phải biết “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong sử dụng phương pháp, tránh
làm cho người học rơi vào thụ động, bị động, không thực sự làm việc bằng đầu
óc. Muốn vậy người dạy phải chú ý rèn luyện năng lực tư duy logic để đảm bảo
diễn giảng được rành mạch, rõ ràng, không rối rắm, trùng lặp, không tản mạn, sa
đà vào những chi tiết vụ vặt, làm suy yếu hàm lượng lý luận – khoa học của bài
giảng. Có như vậy người học mới theo dõi được logic trình bày, lập luận của thầy,
mới ghi chép bài giảng được thuận lợi.
Giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một môn khoa học cần
phải đặc biệt chú ý những vấn đề trên.


Địa chỉ liên lạc: TRẦN THỊ HÀ
13/14/2 đường 10, KP.2, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0914900113




×