Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mục tiêu và phương pháp giảng dạy kỹ năng giao tiếp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.64 KB, 3 trang )

Mục tiêu và phương pháp giảng dạy kỹ
năng giao tiếp
Khi dùng các phương pháp đóng vai, tranh luận, thảo luận theo
chủ đề trong giảng dạy tiếng Anh, tôi nhận thấy học viên
thường rất hay rụt rè trong việc trình bày quan điểm của mình
Mục tiêu và phương pháp giảng dạy kỹ năng giao tiếp trong dạy và
học Tiếng Anh
Khi dùng các phương pháp đóng vai, tranh luận, thảo luận theo chủ
đề trong giảng dạy tiếng Anh, tôi nhận thấy học viên thường rất
hay rụt rè trong việc trình bày quan điểm của mình. Nguyên nhân
thì rất nhiều:
- Có người không có quan điểm gì về chủ đề được đưa ra.
- Có người có ý kiến nhưng không thể diễn đạt chính xác ý mình.
-Người khác có ý kiến nhưng lại sợ bị đánh giá.
-Cũng có người định đưa ra ý kiến nhưng lại diễn đạt bằng tiếng
mẹ đẻ.
-Những học viên tham gia hăng hái hơn thường rất tự tin vào ý
kiến của mình và diễn đạt rất thuyết phục.Chính điều này lại làm
cho những người ít tự tin càng rụt rè hơn.
Thực tế, các bài khóa và bài tập thực hành thường nhằm mục đích
các kỹ năng giao tiếp. Vì lý do này, tôi thấy tốt nhất là phải hướng
vào hình thành cách kỹ năng trước tiên bằng cách loại bỏ một số
trở ngại có thể có khi nói. Do đã được phân vai và tiếp nhận các ý
kiến giáo viên cho trước mà học không nhất thiết phải đồng ý, học
viên sẽ không phải trình bày ý kiến riêng. Nhờ đó, họ có thể tập
trung nói tiếng Anh sao cho thật tốt. Bằng cách này, họ sẽ có khả
năng hướng vào việc phát triển các kỹ năng nói hơn là nội dung
thực của câu. Họ cũng không nhất thiết phải dịch theo đúng
nguyên văn từ tiếng mẹ đê.
Việc thực hiện phương pháp này có thể bắt đầu từ từ, bằng cách
đưa người học vào các vai kịch ngắn. Khi đóng vai, học viên có thể


cầm giáy ghi mẫu câu cho trước. Một khi họ đã thoải mái với các
cấu trúc và việc trình bày các quan điểm đối lập, lớp học có thể
tiếp tục với bài luyện tập phức tạp hơn tranh luận hay thảo luận
nhóm. Phương pháp này đem lại hiệu quả, đặc biệt khi thảo luận
các quan điểm trái ngược nhau. Bằng việc trình bày các quan điểm
trái ngược nhau, trí tưởng tượng của học được kích thích. Đó là do
họ phải cố gắng tập trung vào tất cả các quan điểm, ý kiến cho
trước mà giáo viên đưa ra nên học viên khi trình bày không đưa
cảm xúc vào câu nói. Quan trọng hơn, theo một quan điểm thực tế
thì người học thường có xu hướng chú ý nhiều hơn vào các chức
năng và cấu trúc đúng khi họ không phải thể hiện quá nhiều sắc
thái tình cảm khi nói.
Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là người học không nên nói lên
quan điểm của mình. Suy cho cùng, khi bước vào các tình huống
thực trong cuộc sống, họ sẽ phải diễn đạt chính xác ý mình. Tuy
nhiên, việc loại bỏ yếu tố cảm xúc cá nhân có thể giúp cho người
học trước hết cảm thất tự tin hơn khi nói tiếng Anh. Một khi đã có
niềm tin thì học viên, đặc biệt là những người có tính rụt rè, sẽ tự
tin hơn khi diễn đạt ý kiến của riêng mình

×