Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi sinh học lớp 11 năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.37 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
HẢI HẬU – NAM ĐỊNH
(Bài thi gồm 4 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017-2018
Môn Sinh học 11(Thời gian làm bài 45 phút)

Họ và tên:…………………………………………....Lớp:…………………………………….
Số bào danh:……………………………….……….. Phòng thi:………………………………
Mã phách:

Ghi chú: Học sinh làm bài vào tờ giấy này, không viết vào phần gạch chéo trang 2.

Mã phách:

BÀI LÀM
Bài 1. Hãy khoanh tròn đúng hoặc sai vào mỗi nhận định sau: (1,25 điểm)
Nội dung

Đúng hoặc sai

1. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây chỉ theo cơ chế thụ động
2. Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các
bó sợi xenlulozo bên trong thành tế bào là con đường gian bào
3. Mạch gỗ gồm các tế bào sống

Đúng / Sai
Đúng / Sai
Đúng / Sai


4. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là saccarozo, axitamin
cũng như một số ion khoáng được sử dụng lại đến nơi sử dụng và đến nơi dự trữ
5. Tốc độ thoát hơi nước ở hai bên mặt lá cây là như nhau

Đúng / Sai
Đúng / Sai

Bài 2: Vai trò của quá trình thoát hơi nước là gì? (0,75 điểm)
Trả lời: ………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………


1


Không được viết vào phần gạch chéo

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bài 2. Hãy ghép các nội dung cột A và cột B để có được đáp án đúng (1,25 điểm)
Cột A
1. Dòng mạch gỗ

Cột B
a. Là do lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên
kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

1. Dòng mạch rây


b. Là các tế bào chết là quản bào và mạch ống

2. Động lực đẩy dòng mạch gỗ

c. Là do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi
saccarozo được tạo thành) và các cơ quan chứa (nơi saccarozo được
sử dụng hay tích trữ)

3. Động lực đẩy dòng mạch rây

d. Vận chuyển nước và các ion khoáng

4. Thoát hơi nước qua khí khổng

e. Thường có ở lá non của cây

5. Thoát hơi nước qua cutin

f. Vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động
g. Là các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm
h. Dựa trên cơ chế đóng mở khí khổng

Trả lời: 1 -…………..; 2 -………….; 3-…………….; 4-……………..; 5-……………….
Bài 3: (2,50 điểm)
Lá cây màu đỏ có thể quang hợp được không?
Lá của đại đa số thực vật có màu xanh, những chiếc lá màu xanh này gọi là “nhà máy màu xanh”. Vậy
thực vật có lá màu đỏ có thể quang hợp được không? Trên thực tế, trong lá cây màu đỏ có chất diệp lục. Lá
màu đỏ là do chứa hoa thanh tố màu đỏ, màu sắc rất đẹp, che lấp chất diệp lục màu xanh, khiến cho mọi
người nghĩ rằng lá màu đỏ không có chất diệp lục. Muốn chứng minh lá màu đỏ cũng chứa chất diệp lục, các


2


bạn nhỏ phải làm một thí nghiệm nhỏ: đun một chiếc lá trong nước sôi thì sẽ rõ. Vì hoa thanh tố rất dễ phân
giải trong nước, còn chất diệp lục thì ngược lại. Trong nước sôi, hoa thanh tố rất dễ bị phân giải, còn chất
diệp lục vẫn được giữ lại trong lá, lá đã luộc từ đỏ thành xanh, điều này chứng minh trong lá có chứa chất
diệp lục – đồng thời cũng chứng minh lá màu đỏ cũng có khả năng quang hợp. (Nguồn:
bachkhoatrithuc/BKTT thiếu nhi/Thế giới thực vật/Các loài cây kì lạ/ lá cây màu đỏ có thể quang hợp được
không?)
Hãy đọc đoạn thông tin trên và khoanh vào đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Nơi diễn ra quá trình quang hợp ở thực vật là:
A. Tế bào nhu mô lá.

B. Lưới nội chất.

C. Lục lạp

D. Khí khổng

C. Phycobilin.

D. Xantophyl.

Câu 2: Cây lá đỏ có khả năng quang hợp vì chứa
A. Diệp lục.

B. Carotenoit.

Câu 3: Loại cacbohydrat mà quá trình quang hợp tạo ra là

A. Mantozơ.

B. Glucozơ.

C. Đường đôi.

D. Saccarozơ.

Câu 4: Quang hợp không thể xảy ra ở nhóm sinh vật nào?
A. Vi khuẩn.

B. Tảo.

C. Thực vật.

D. Động vật có vú.

Câu 5: “ Hoa thanh tố” là hợp chất gì?
A. Diệp lục.

B. Carotenoit.

C. Phycobilin.

D. Xantophyl.

Bài 4: Quan sát sơ đồ sau và trả lời các câu hỏi: (2,50 điểm)

Câu 1: Sơ đồ trên mô tả quá trình gì?
Trả lời:…………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Nguyên nhân của quá trình lên men ở thực vật là gì?
Trả lời:…………………………………………………………………………………………………………

3


Câu 3: Có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử axit pirruvic được hình thành từ 1 phân tử Glucôzơ bị phân
giải trong quá trình đường phân.?
Trả lời:…………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Hãy so sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men?
Trả lời:…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5:Trong sản xuất cần có các biện pháp kĩ thuật nào để tránh tình trạng hô hấp kị khí ở cây trồng?
Trả lời:…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………….
Bài 6: Hãy điền tên hợp chất của nitơ phù hợp vào chỗ trống: (1,25 điểm)
Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng …
(1).. và …(2).. Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thực vật. Nitơ cần cho sự sinh trưởng và phát triển
của thực vật. Tuy nhiên, nitơ trong tự nhiên chủ yếu tồn tại trong không khí ở dạng ….(3)…., nhờ vi khuẩn
cố định đạm đã tạo ra …… (4)……, nhờ một loại vi khuẩn khác đã chuyển hóa thành …. (5)… là dạng hợp
chất chưa nitơ cây có thể sử dụng.
Trả lời: (1) là…………….; (2) là…………….; (3) là…………….; (4) là……………..; (5) là……………..
Bài 7: Cho biết chất A và B trong sơ đồ sau: (0,50 điểm)

Trả lời: Trong sơ đồ chất A là……………………..; chất B là……………………………
---------------- Hết -----------------

4



HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Bài 1. ( 1,25 điểm)
1. Sai

2. Đúng

3. Sai

4. Đúng

5. Sai

Bài 2: (0,75 điểm)
Trả lời: - Tạo động lực đầu trên cho dòng mạch gỗ.
- Mở khí khổng khuyêch tán khí cacbonic vào lá thực hiện chức năng quang hợp.
- Điều hòa nhiệt độ của lá.
Bài 3. (1,25 điểm)
Trả lời: 1 – d ; 2 – f ; 3 – a ; 4 – c ; 5 – h; 6 - e
Bài 4: (2,5 điểm)
Câu 1: C. Lục lạp

Câu 2: A. Diệp lục.

Câu 4: D. Động vật có vú.

Câu 5: B. Carotenoit.

Câu 3: B. Glucozơ.


Bài 5: (2,5 điểm)
Câu 1: Các con đường hô hấp ở thực vật (hô hấp và lên men ở thực vật)
Câu 2: Khi thiếu khí ôxi, ví dụ: cây bị ngập úng.
Câu 3: 2 axit piruvic và 38 ATP
Câu 4:
- Hiệu quả năng lượng của quá ưình hô hâp hiếu khí khi phân giải 1 phân tử glucôzơ là 38 ATP (chưa tính 2
ATP mất do vận chuyển chủ động).
- Hiệu quả năng lượng của quá trình lên men khi phân giải 1 phân tử glucôzơ là 2 ATP.
Vậy hô hấp hiếu khí hiệu quả hơn lên men 38/2 = 19 lần.
Câu 5: Làm đất đánh luống, có rãnh thoát nước; làm đất tơi xốp; làm cỏ sục bùn; tháo nước khi nghập
úng…
Bài 6: (1,25 điểm)

Trả lời: (1) ; (2) là NH4+ và NO3- ; (3) là N2; (4) là NH4+; (5) NO3-

Bài 7: (0,50 điểm)

Trong sơ đồ: Chất A là O2.; Chất B là CO2

5



×