Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Sinh học 8 bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.76 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 8
Bài 11: TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG. VỆ SINH HỆ VẬN
ĐỘNG
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
- So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi dáng
đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới)
- Nêu các biện pháp chống con vẹo cột sống ở học sinh.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu sự tiến hóa
của hệ vân động.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: xác định cách luyện tập thể thao, lao động vừa sức, kĩ năng ra
quyết định khi xác định thói quen rèn luyện thể thao thường xuyên, lao động vừa sức làm việc
đúng tư rthế
- Kĩ năng so sánh phân biệt khái quát tìm hiểu sự tiến hóa của hệ vân động.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ
- Có ý thức chống cong vẹo cột sống cho bản thân.
II-Phương pháp
- Động não
- Vấn đáp -tìm tòi
- Dạy học nhóm.
III-Phương tiện
- Tranh Hộp sọ người và thú.
- Tranh Cột sống người, tinh tinh và chó.
- Tranh Xương bàn chân người và tinh tinh.
- Bảng phụ Bảng 11 trang 38 SGK.
- Tranh Sự khác nhau ở mặt biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau.

TaiLieu.VN


Page 1


- Tranh Tư thế ngồi học ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống.
IV-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Khi nào cơ sinh ra công?
- Nguyên nhân và biện pháp khắc phục mỏi cơ là gì?
3. Bài mới: 30’
a. Mở bài: 2’
Chúng ta đã biết rằng người có nguồn gốc từ động vật thuộc lớp thú, nhưng người đã thoát
khỏi động vật và trở thành người thông minh. Qua quá trình tiến hoá, cơ thể người có nhiều
biến đổi trong đó có sự biến đổi của hệ cơ xương. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự
tiến hoá của hệ vận động.
b. Phát triển bài: 28’
Hoạt động 1: Đặc điểm tiến hoá của bộ xương người
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm bộ xương người thích nghi đứng thẳng và lao động
TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

13’ - GV treo tranh bộ xương - HS quan sát các tranh, so I-Sự tiến hoá của bộ
người và tinh tinh, yêu cầu HS sánh sự khác nhaugiữa bộ xương người so với bộ
quan sát từ H 11.1 đến 11.3 và xương người và thú.

xương thú
làm bài tập ở bảng 11.
Bộ xương người cấu
- GV treo bảng phụ 11 yêu cầu
tạo hoàn toàn phù hợp
đại diện các nhóm lên bảng
với tư thế đứng thẳng
Trao
đổi
nhóm
hoàn
điền.
và lao động :
thànhbảng 11.
- GV nhận xét đánh giá, đưa ra
- Cột sống cong 4 chỗ.
đáp án.
- Xương chậu lớn.
- Đại diện nhóm trình bày các
nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Xương bàn chân hình
- Những đặc điểm nào của bộ
vòm.
HS
trao
đổi
nhóm
hoàn
để
xương người thích nghi với tư
- Xương gót chân lớn.

thế đứng thẳng và đi bằng 2 nêu được các đặc điểm: cột

TaiLieu.VN

Page 2


chân ?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.

sống, lồng ngực, sự phân hoá
tay và chân, đặc điểm về khớp
tay và chân.
- HS rút ra kết luận.

Bảng 11. Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú
Các phần so sánh

Bộ xương người

Bộ xương thú

- Tỉ lệ sọ/ mặt

- Lớn

- Nhỏ

- Lồi cằm ở xương mặt


- Phát triển

- Không có

- Cột sống

- Cong ở bốn chỗ.

- Cong hình cung

- Lồng ngực

- Nở sang hai bên

- Nở theo chiều lưng bụng

- Xương chậu

- Nở rộng

- Hẹp

- Xương đùi

- Phát triển, khoẻ

- Bình thường

- Xương bàn chân


- Xương gót ngắn, bàn
hình vòm

- Xương ngón dài, bàn
chân thẳng

- Xương gót (thuộc
nhóm xương cổ chân)

- Lớn, phát triển về phía
sau

- Nhỏ

Hoạt động 2: Đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người
Mục tiêu: So sánh hệ cơ người với hệ cơ thú thấy được sự tiến hoá của hệ cơ người
TG

Hoạt động của GV

10’ - GV yêu cầu HS đọc
thông tin SGK, quan sát H
11.4, trao đổi nhóm để trả
lời câu hỏi.

Hoạt động của HS

Nội dung

- Cá nhân nghiên cứu

SGK, quan sát hình vẽ,
trao đổi nhóm để thống
nhất ý kiến.

II-Sự tiến hoá của
hệ cơ người so với
hệ cơ thú

- Cơ chi trên và cơ
- Hệ cơ ở người tiến hoá so - Đại diện các nhóm chi dưới ở người có
với hệ cơ thú như thế nào ?
sự phân hoá khác

TaiLieu.VN

Page 3


- GV nhận xét, đánh giá trình bày, bổ sung.
giúp HS rút ra kết luận.
- Rút ra kết luận.

với động vật. tay có
nhiều cơ phân hoá
thành nhóm nhỏ
giúp tay cử động
linh hoạt hơn chân,
thực hiện nhiều
động tác lao đông
phức tạp. Cơ chân

lớn, khoẻ, ciử động
chân chủ yếu là gấp,
duỗi.
- Ở người có tiếng
nói phong phú nên
cơ vận động lưỡi
phát triển.
- Cơ mặt phân hoá
giúp người biểu lộ
tình cảm.

Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động
Mục tiêu: Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh
TG
5’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- Yêu cầu HS quan sát H - Cá nhân quan sát H III-Vệ sinh hệ vận
11.5, trao đổi nhóm để trả 11.5
động
lời các câu hỏi.
Để cơ xương phát
- Để xương và cơ phát
triển phải chú ý rèn
triển cân đối, chúng ta cần

luyện thể dục thể
Liên
hệ
thực
tế,
trao
làm gì?
thao thường xuyên
đổi nhóm để trả lời.
và lao động vừa
- Để chống cong vẹo cột
sống, trong lao động và - Đại diện nhóm trình sức. Khi mang vác
học tập cần chú ý những bày, các nhóm khác bổ và ngồi học cần lưu
ý để chống cong
sung.
điểm gì ?
vẹo cột sống.

TaiLieu.VN

Page 4


- GV nhận xét và giúp HS
tự rút ra kết luận.
- Rút ra kết luận.

4. Củng cố: 3’
- Gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học: đặc điểm bộ xương và hệ cơ người thích nghi với đứng

thẳng và lao động, biện pháp chống cong vẹo cột sống.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Chọn đáp án đúng:
1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với bộ xương người?
a. Lồi cằm xương mặt phát triển.
b. Xương sống cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau.
c. Xương chậu hẹp.
d. Xương gót lớn, phát triển về phía trước.
2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiến hoá của hệ cơ?
a. Cơ tay phân hoá mạnh về cấu trúc và chức năng giúp tay cử động linh hoạt trong lao
động.
b. Cơ mặt kém phát triển.
c. Cơ chân lớn, khoẻ, cử động chân chủ yếu là gấp.
d. Cơ vận động lưỡi kém phát triển.
- Đáp án: 1-c, 2-b.
6. Nhận xét, dặn dò: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 12, mỗi tổ chuẩn bị 2 thanh nẹp bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng 4-5 cm, dày
0,6-1 cm; 4 cuộn băng y tế (vải sạch rộng 4-5 cm) dài 2 m/ cuộn; bốn miếng vải sạch (gạc y tế)
20x40 cm.
V-Rút kinh nghiệm tiết dạy

TaiLieu.VN

Page 5


________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________


TaiLieu.VN

Page 6



×