Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.78 KB, 3 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THÚ 2
VẤN ĐỀ 1: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUẤ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của sự im lặng trong giao
kết hợp đồng?
Trả lời: BLDS 2015 đã bổ sung chế định về im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng tại
quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Khoản 2, Điều 393, BLDS 2015).
BLDS 2015 xem sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị
giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Trong khi đó BLDS 2005 có quy định tại khoản 2 Điều 404 trong phần xác định thời
điểm hợp đồng được giao kết với nội dung “hợp đồng dân sự xem như được giao kết khi
hết trả lời mà bên nhạn được đề nghị vẫn được im lặng, nếu có thảo thuận im lặng là sự
trả lời chấp nhận giao kết” chứ không nêu trong chấp nhận giao kết hợp đồng như trong
BLDS 2015.
BLDS 2015 theo hướng thông thường sự im lặng không là chấp nhận trong giao kết hợp
đồng nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ nếu như sự im lặng đó có thỏa thuận hoặc do thói
quen của các bên thì im lặng lại là chấp nhận trong giao kết hợp đồng.
Ngoài 2 ngoại lệ này, im lặng được coi là không chấp nhận giao kết trong hợp đồng
nhưng nếu bên cạnh sự im lặng ( biết nhưng không nói gì) mà có yếu tố khác (như giao
hàng, trả tiền, lời đề nghị hoàn toàn vì lợi ích của người được đề nghị) thì vẫn chấp nhận
được đề nghị giao kết hợp đồng (thực tiễn xét xử của Việt Nam cũng đã theo hướng vừa
nêu trên) (1) .

Câu 2: Việc Tòa áp dụng Án lệ 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng
trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao?
Trả lời: Việc Tòa áp dụng Án lệ 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng
trong tình huống trên là thuyết phục. Bởi lẽ trong án lệ 04/2016/AL việc ký kết hợp đồng
mua bán nhà của ông Tiến bà Tý và ông Ngự bà Phấn chỉ có chữ kí của ông Tiến mà
không có chữ ký của bà Tý trong khi diện tích đất chuyển nhượng là tài sản của gia đình
ông Ngự bà Phấn dẫn tới câu hỏi bà Phấn trước đó đã đồng ý cho việc chuyển nhượng
hay không? Bên cạnh đó trong tình huống trên, ông Chu và bà Bùi chuyển nhượng đất
của hộ gia đình mà không biết đã có sự đồng ý của các con của 2 ông bà hay chưa.




Và trong cả hai sự việc trên, Án lệ 04/2016/AL cho biết có cơ sở xác định bà phấn biết
chuyện chuyển nhượng nhà đất cho ông Ngự và bà Phấn, việc bà Tý khiếu nại là không
có căn cứ. Trong tình huống trên lại cho biết “ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đất
chuyển nhượng để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia đình ông
Chu, ông Bùi không ai có ý kiến gì.
Như vậy ta thấy Án lệ 04/2016/AL và tình huống trên là hai vụ việc tương tự nhau. Mà
theo Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về
Lựa chọn, công bố và Áp dụng án lệ, “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên
cứu , áp dụng án lệ để giải quyết những vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình
tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau” ( khoản 2 Điều 8)
Theo tác giả Đỗ Văn Đại : “Chúng ta thấy án lệ 04/2016/AL có hướng xử lý khá thuyết
phục nhưng việc vận dụng án lệ trong lĩnh vực hợp đồng hay lĩnh vực khá không hề đơn
giản do việc đánh giá tương tự rất khó…Cụ thể theo Tòa dân sự: “Trên thực tế có nhiều
trường hợp người quản lý tài sản chung (một trong các đồng chủ sở hữu) chuyển nhượng
tài sản thuộc sở hữu chung nhưng không có đủ các đồng chủ sở hữu tham gia ký kết văn
bản chuyển nhượng hoặc sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu chung khác. Tuy
nhiên, có căn cứ xác định là những chủ sở hữu chung này đồng ý việc chuyển nhượng đó,
sau này do giá trị tài sản tang lên hoặc vì lý do nào đó, những chue sở hữu cung này và cả
người trực tiếp giao kết hợp đồng chuyển nhượng tài sản, đã lợi dụng việc khi chuyển
nhượng tài sản không có sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu chung khácđể yêu
cầu tuên bố giao dịch vô hiệu.Trong trường hợp này, Tòa dân sự cho rằng cần phải xác
định đã có sự thống nhất ý chí của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng không vô
hiệu do vi phạm điều kiện về ý chí của các đồng chủ sở hữu. Qua thực tế xét xử, Tòa dân
sự thấy cần chấp nhận những căn cứ xác định của đồng chủ sở hữu là: - Những chư sở
hữu chung biết chuyện và không phản đối; - Những sở hữu chung này có tham gia một
giai đoạn nào đócủa việc chuyển nhượng như tham gia nhận tiền…; - Tuy khi chuyển
nhượng nhượng chủ sở hữu chung này không biết nhưng sau khi biết có biết việc chuyển
nhượng đã sử dụng chung tiền chung tiền chuyển nhượng hoặc người chuyển nhượng

chia tiền chuyển nhượng tài sản…”.
Theo nguyên tắc chung của án lệ thông luật Anh: “Khi xem xét vụ việc, Tòa án phải làm
sáng tỏ có vụ việc tương tự như vậy đã trở thành đối tượng của việc xét xử trước đây hay
chưa và trong trường hợp đã có vụ việc như vậy thì cần phải tuân thủ quyết định đã có.
Nói cách khác, quyết định đã được đưa ra một lần trước đó trở thành quy phạm bắt buộc
chung đối với các vụ việc tương tự tiếp theo đó. Quy tắc chung đó cần phải được cụ thể
hóa, bởi mức độ của tính bắt buộc các án lệ tùy thuộc vào vị trí trong cấp xét xử của Tòa


án xem xét vụ việc đó và của Tòa án mà quyết định của nó có thể trở thành án lệ trong
trường hợp đó”
Án lệ là khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và được sử dụng nhiều lần. Án
lệ có tính bắt buộc đối với các vụ án tương tự. Mà như phân tích ở trên, vụ việc bà Chu
ông Bùi và vụ việc án lệ 04/2016/AL có tính chất tương tự cho nên việc áp dụngán lệ
04/2016/AL là hợp lý.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×