Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích những điểm mới trong quy định của Luật Cạnh Tranh 2018 về cạnh tranh không lành mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.38 KB, 14 trang )

A.MỞ ĐẦU
Theo báo cáo thường niên 2017 vừa công bố, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ
người tiêu dùng đã ban hành quyết định xử lý 18 hành vi cạnh tranh không
lành mạnh và thu ngân sách số tiền phạt 2,7 tỷ đồng. Hành vi cạnh tranh
không lành mạnh vẫn còn xuất hiện nhiều trên thị trường đồng thời Luật
Cạnh Tranh 2018 chuẩn bị có hiệu lực thay thế cho Luật Cạnh Tranh 2004
nhằm tìm hiểu về sự đổi mới trong quy định về cạnh tranh không lành mạnh.
Em chọn Đề 10 “ Phân tích những điểm mới trong quy định của Luật Cạnh
Tranh 2018 về cạnh tranh không lành mạnh ”
B.NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
Theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 thì bất
cứ hành vi cạnh tranh nào trái với hoạt động thực tiễn trung thực, thiện chí
trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh (Điều 10bis - được bổ sung vào Công ước từ năm 1900 và
được sửa đổi lần cuối theo văn bản Stockholm năm 1967). Như vậy, tiêu chí
đánh giá tính lành mạnh hay không lành mạnh của Công ước về hành vi cạnh
tranh là “hoạt động thực tiễn trung thực, thiện chí”.
Kế thừa tinh thần của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
và Luật cạnh tranh 2004 , Luật Cạnh Tranh 2018 quy định “hành vi cạnh
tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện
chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh
doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp khác.”
1


2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm quy định tại Điều 45 Luật
Cạnh Tranh 2018 bao gồm các hành vi sau:


Một là, xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới hình thức: Tiếp
cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật
trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Hai là, ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệpkhác bằng
hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao
dịch với doanh nghiệp đó.
Ba là, cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách
trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây
ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đó.
Bốn là, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực
tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của
doanh nghiệp đó.
Năm là, lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức: Đưa thông tin gian
dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch
vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà
doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; So
sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
Sáu là, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc
có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng
hóa, dịch vụ đó.

2


Bảy là, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định
của luật khác.
II. Điểm mới trong quy định cạnh tranh không lành mạnh

1. Loại bỏ một số quy định về cạnh tranh không lành mạnh
a. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Luật Cạnh Tranh 2018 không tiếp tục quy định hành vi chỉ dẫn gây nhầm
lẫn , xóa bỏ ranh giới áp dụng Luật sở hữu trí tuệ và Luật Cạnh Tranh.Trước
đó hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn đồng thời được điều chỉnh tại Luật Cạnh
Tranh 2004 Khoản 1 Điều 39 và Điều 40 :“1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ
dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo
quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng
hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.2. Cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này.” và Luật Sở
Hữu Trí Tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Điều 130: “a) Sử dụng
chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh
doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;b) Sử dụng chỉ dẫn
thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số
lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng
hoá, dịch vụ;” Do đó, dẫn đến tình trạng nhiều quy định điều chỉnh hành vi
với chế tài khác nhau gây khó khăn trong áp dụng pháp luật, phổ biến pháp
luật đến người dân.
Ngoài ra, Luật Cạnh Tranh 2004 khi quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn
nhưng lại không có những quy định dấu hiệu nhận diện về các đối tượng này.
Do đó, chắc chắn sẽ có những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật điều

3


chỉnh và các chế tài xử lý. Vì thế, cần phải có những quy định hướng dẫn
trong các văn bản dưới luật để thi hành.
Loại bỏ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong Luật CT 2018 góp phần hoàn
thiện quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đảm bảo

tính thống nhất của hệ thống pháp luật, luật không tiếp tục quy định hành vi
cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định trong một số luật khác và
khẳng định nguyên tắc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy
định tại các luật khác được thực hiện theo pháp luật từng ngành đó.
b. Bán hàng đa cấp bất chính
Luật Cạnh tranh 2018 ngoài việc bãi bỏ quy định về khái niệm bán hàng
đa cấp (Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 ). Còn bãi bỏ quy định về bán
hàng đa cấp bất chính tại Khoản 9 Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 về hành vi
cạnh tranh không lành mạnh và Điều 40 Luật Cạnh tranh 2004 về bán hàng đa
cấp bất chính.“1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một
số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham
gia mạng lưới bán hàng đa cấp;2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất
là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;3. Cho người
tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc
dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;4. Cung cấp thông tin
gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin
sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham
gia.”
Xuất phát từ bản chất của bán hàng đa cấp là một hành vi thương mại đặc
thù. Quan hệ đó không phải là quan hệ cạnh tranh hay tiêu dùng thông thường
mà là quan hệ hợp đồng vì mục tiêu lợi nhuận, rất gần với hợp đồng hợp tác
kinh doanh hay hợp đồng đại lý mà Luật Thương mại điều chỉnh. Đồng thời,
các quy định chống bán hàng đa cấp bất chính chủ yếu nhằm bảo vệ những
4


người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, tránh khỏi sự lừa đảo của các
doanh nghiệp kinh doanh dưới dạng này.
Do đó, nhằm quy định điều chỉnh phù hợp với bản chất hành vi bán hàng
đa cấp bất chính, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, không quy

định hành vi cạnh đã được quy định trong một số luật khác và thực hiện theo
pháp luật từng ngành đó Luật Cạnh tranh 2018 đã bãi bỏ quy định về bán
hàng đa cấp bất chính.
c. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Luật Cạnh tranh 2004 quy định về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh tại Khoản 6 Điều 39 và Điều 45. Song, Luật Cạnh tranh
2018 không còn tiếp tục về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh.
Cụ thể tại điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 về các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh không quy định về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh.
Luật Cạnh tranh 2004 quy định về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh còn nhiều hạn chế như sau: Thứ nhất, không có quy định về
hình thức quảng cáo có tính quấy rầy. Những phương pháp mà doanh nghiệp
thực hiện nhằm có được khách hàng một cách không lành mạnh đã gián tiếp
tước đi quyền của người tiêu dùng trong việc tiếp cận và lựa chọn các sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Thứ hai, Tại Điều 8 Luật
Quảng cáo quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo với phạm vi
bao quát cả các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được
liệt kê trong Luật Cạnh Tranh 2004. Việc hành vi cạnh tranh không lành mạnh
được quy định tại văn bản luật khác nhau, được thực thi bởi các cơ quan quản
lý nhà nước khác nhau dẫn đến chồng chéo về thẩm quyền xử lý hoặc khả
năng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan thực thi pháp luật hay dẫn đến

5


những tranh cãi lớn trên bình diện xã hội do chạm đến những nhóm quyền lợi
khác nhau.
Xuất phát từ thực tiễn đồng thời nhu cầu khắc phục những hạn chế về quy
định này của Luật Cạnh Tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 không tiếp tục

quy định về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, áp dụng
quy định Luật Quảng Cáo phù hợp với bản chất, hành vi quảng cáo. Góp phần
thống nhất hệ thống pháp luật, tinh gọn, đơn giản quy định tạo điều kiện
thuận lợi để tuyên truyền, phổ biến, áp dụng pháp luật.
2. Bổ sung một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có
khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa,
dịch vụ đó. Đây là một trong những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 mà
doanh nghiệp cần lưu ý được bổ sung tại Khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh
2018 “Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc
có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng
hóa, dịch vụ đó.”.
Trước đó, tại Luật Cạnh tranh 2004 hành vi bán hàng hoá hoặc dịch vụ dưới
giá thành toàn bộ được điều chỉnh dưới góc độ pháp luật chống hạn chế cạnh
tranh tại Khoản 1, Điều 13 “Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành
toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh” Luật Cạnh tranh 2004 về các hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường bị cấm. Tuy nhiên, quy định tại
Luật Cạnh tranh 2004 vẫn còn nhiều hạn chế như sau: Thứ nhất, doanh
nghiệp thực hiện hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
có thể doanh nghiệp đang chiếm vị trí thống lĩnh song hành vi này vẫn gây
thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Thứ hai, nếu
hành vi đó được thực hiện vì mục đích gây rối hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khác là đối thủ đối thủ cạnh tranh trong một thị trường hàng
hoá, dịch vụ thì vẫn được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
6


Quy định tại Luật Cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi áp dụng so với
Luật Cạnh tranh 2004, quy định tại Luật Cạnh tranh 2018 không yêu cầu đáp
ứng điều kiện “ nhằm cạnh tranh loại bỏ đối thủ cạnh tranh” do vậy không

xét đến mục đích hành vi khuyến mại của doanh nghiệp. Mà bắt buộc doanh
nghiệp có trách nhiệm khi thực hiện hành vi khuyến mại bán hàng hóa dịch
vụ cung ứng dưới giá thành toàn bộ có khả năng hoặc gây thiệt hại đến doanh
nghiệp khác. Do vậy, yêu cầu doanh nghiệp tìm hiểu, cân nhắc và nhận thức
được sự ảnh hưởng của hành vi trước khi tiến hành triển khai thực hiện.
Một ví dụ điển hình cho tình hình cạnh tranh khuyến mại hiện nay trên thị
trường là cuộc cạnh tranh khuyến mại giữa Grab và Go-Viet. Cụ thể, sau khi
chính thức hoạt động vào tháng 9/2018, Go-Viet đưa ra cuốc xe đồng giá
5.000 đồng cho những chặng đường dưới 8km đã khiến Grab lao đao vì
khách ồ ạt đổ sang ứng dụng mới giá rẻ . Grab đã “phản đòn” với cuốc xe
Grabbike đồng giá 2.000 đồng cùng cự ly cho đến khi Go-Viet lên 9.000
đồng, họ cũng chỉ nhích lên 5.000 đồng. Cuộc cạnh tranh khuyến mại giữa
hai doanh nghiệp này không chỉ gây ảnh hưởng, thiệt hại cho lẫn nhau mà còn
gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp ứng dụng xe nội địa cùng thị trường
như: Ứng dụng VATO của Phương Trang, ứng dụng taxi T.NET do nhóm
giảng viên và sinh viên ĐH FPT phát triển, ứng dụng của hãng taxi Mai Linh,
ứng dụng DiDi Việt Nam , ứng dụng Xelo...
Hành vi cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ của Grab và Go-Viet đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp khác cùng thị trường thậm chí
đe dọa loại bỏ các doanh nghiệp khác ở đây cụ thể là các ứng dụng gọi xe nội
địa như: VATO, T.NET, DiDi... Thông qua hành vi này có thể nhận định Grab
và Go-Viet thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quy định
tại Khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018. Song, khi áp dụng quy định Luật
Cạnh tranh hiện hành tại Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 thì hành vi
của Grab và Go-Viet chưa thể xác định là hành vi cạnh tranh không lành
7


mạnh. Để xác định cần xem xét một trong hai doanh nghiệp này có nắm vị trí
thống lĩnh thị trường hay không và hành vi của Grab và Go-Viet có nhằm

cạnh tranh loại bỏ đối phương không.
Luật Cạnh tranh 2018 bổ sung hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh
nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó vào các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh bị cấm. Đã mở rộng phạm vi áp dụng so với Luật
Cạnh tranh 2004, quy định tại Luật Cạnh tranh góp phần khắc phục những
hạn chế của Luật Cạnh tranh 2004.Đồng thời, phù hợp với tình hình thực tế
trên thị trường ngày càng phát triển dạng hóa, đa phương hóa với nhiều loại
hình và cách thức cạnh tranh khác nhau.
3. Thay đổi một số quy định về cạnh tranh không lành mạnh
Luật Cạnh tranh 2018 tuy không tiếp tục quy định về hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Song, kế thừa và mở rộng quy định về so
sánh hàng hóa của doanh nghiệp của Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh
2018 tại điểm b Khoản 5 Điều 45 về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị
cấm cụ thể là hành vi lôi kéo khách hàng quy định: “So sánh hàng hóa, dịch
vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng
không chứng minh được nội dung.” Theo đó chỉ cần có việc so sánh hàng hóa
và không chứng minh được nội dung thì vẫn bị coi là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh.
Tại Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 quy định việc so sánh trực tiếp
sản phẩm là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể “So sánh trực tiếp
hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác”. Theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2004 thì chỉ khi so sánh trực
tiếp hàng hóa, dịch vụ mới xét có thuộc hành vị cạnh tranh không lành mạnh.
Đồng thời, chỉ cần so sánh trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp mình với

8


doanh nghiệp khác thì đã là hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà không

yêu cầu chứng minh nội dung.
Song, quy định của Luật Cạnh tranh 2018 mở rộng phạm vi áp dụng không
chỉ với so sánh trực tiếp mà với hành vi so sánh nói chung không phân biệt
hình thức so sánh là trực tiếp hay gián tiếp chỉ quy định điều kiện với trường
hợp so sánh là cạnh tranh không lành mạnh khi không chứng minh được nội
dung. Như vậy, quy định mới của Luật Cạnh tranh 2018 về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh so sánh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng yêu
cầu thực tế của thị trường hiện nay với các hình thức cạnh tranh ngày càng
dạng, phong phú về phương thức, hình thức. Đồng thời, góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Một ví dụ minh họa là về vụ việc của Công ty Cổ phần cao su Sài Gòn
Kymdan và các doanh nghiệp: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn
Thành, Công ty TNHH sản xuất Mousse Ưu Việt, Công ty TNHH sản xuất đồ
nhựa Anh Dũng. Cụ thể, vào tháng 07/2001 Công ty cổ phần cao su Sài Gòn
Kymdan đăng trên các báo Sài Gòn giải phóng, Phụ nữ, Tuổi trẻ, Người lao
động, Sài Gòn tiếp thị “Đối với nệm lò xo: ngoài việc lực phân bố để nâng đỡ
cơ thể người nằm không đều khắp bề mặt, do tính chất không ưu việt của
nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ
đàn hồi của lò xo thấp (tính dẻo cao): nệm sẽ bị xẹp sau một thời gian sử
dụng. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao: lò xo có thể bị gãy, gây nguy hiểm cho
người sử dụng”. “Đối với nệm nhựa tổng hợp poly- urethane (nệm mút xốp
nhẹ): tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp” và Công ty
Kymdan đã khẳng định “Chính vì những lý do đó mà Kymdan hoàn toàn
không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly- urethane. Tất cả các sản
phẩm của Kymdan được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và
không xẹp lún theo thời gian”.

9



Hành vi của Công ty Kymdan đã so sánh hàng hoá của mình (nệm
Kymdan được làm từ 100% cao su thiên nhiên), với hàng hoá cùng loại của
thương nhân khác (trong đó có Công ty TNHH Vạn Thành và Công ty TNHH
Ưu Việt) đang sản xuất nệm lò xo, nệm nhựa poly-urethane (nệm mút xốp
nhẹ). Hành vi này của Công ty Kymdan là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 tại điểm b Khoản 5 Điều 45 về so sánh
hàng hóa dịch vụ cùng loại. Song, khi áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 45
Luật Cạnh tranh 2004 thì cần xem xét hành vi của Công ty Kymdan đáp ứng
điều kiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là so sánh trực tiếp hay không.
Trên thực tế, với vụ việc này Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ra
Quyết định số 20/HĐTP-DS ngày 23-06-2003, Công ty cổ phần cao su Sài
Gòn Kymdan phải đăng cải chính và xin lỗi Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Vạn Thành và Công ty TNHH sản xuất Mousse Ưu Việt.
C.KẾT LUẬN
Như vậy về cạnh tranh không lành mạnh Luật Cạnh tranh 2018 có nhiều
điểm mới trong đó có bãi bỏ quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, bán hàng đa
cấp bất chính, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, có thay đổi quy
định về hành vi so sánh hàng hóa của doanh nghiệp mình với hàng hóa của
doanh nghiệp khác, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Và bổ
sung thêm quy định về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn
bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh
doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Trên đây là những hiểu biết của em về đề bài số 10 “Phân tích những điểm
mới trong quy định của Luật Cạnh Tranh 2018 về cạnh tranh không lành
mạnh”. Tuy đã cố gắng song do hiểu biết còn hạn chế nên bài làm của em sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì thế, em rất mong nhận được

10



những góp ý từ phía các thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn !

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật Cạnh tranh 2004
2. Luật Cạnh tranh 2018
3.Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
4. Luật Quảng Cáo
5. Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
6. />ItemID=2155
7. />8. />9. />10. />12


13


MỤC LỤC

14



×