Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tài liệu Tiểu Luận: PHÂN TÍCH NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM VỀ TUÂN THỦ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.08 KB, 47 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BỘ MÔN KIỂM TOÁN
Bài tiểu luận :
PHÂN TÍCH NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÁC
CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM VỀ TUÂN
THỦ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thanh Mai
Nhóm thực hiện: Nhóm I (Thứ 5 – Ca 2)
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
DANH SÁCH NHÓM
1. Trần Thị Ánh
2. Nguyễn Thị Dương
3. Lê Thị Hà
4. Nguyễn Thị Thúy Hằng
5. Chu Thị Hiếu
6. Phạm Ngọc Hưng
7. Nguyễn Văn Nam
8. Lê Văn Nguyên
9. Phan Thu Thảo (nhóm trưởng)
10. Lê Thu Vinh
11. Đỗ Thị Hà Yến
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
KTV Kiểm toán viên
CTKT Công ty kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
BTC Bộ tài chính
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
NKT Nền kinh tế
NN Nhà Nước


VACPA Vietnam association of certified
Pulic accountants
CTCP Công ty cổ phần
NĐT Nhà đầu tư
UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
4
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, nền kinh tế phát triển đòi hỏi con người cần có nhiều
thông tin hơn để có thể nắm bắt cơ hội, để ra những quyết định đúng đắn và để tồn tại.
Nhưng có nhiều lý do tác động tới nội dung và độ tin cậy của các thông tin, đặc biệt
là thông tin kinh tế. Nhu cầu thẩm định về các nguồn thông tin này trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết, chính vì vậy sự xuất hiện của các Kiểm toán viên là yếu tố khách
quan.
“Có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó” là một trong những câu nói đi vào lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “
Đức” và “ Tài “ là hai khái niệm luôn đi cùng nhau, là điều kiện cần và đủ để làm nên
một Kiểm toán viên tốt. Tuy nhiên, những cám dỗ từ mặt trái của nền kinh tế thị
trường phát triển cùng với sự bùng nổ thông tin hiện nay kéo theo ngày càng nhiều tồn
tại trong việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức của Kiểm toán viên, khiến cho Nhà
quản lí và Nhà đầu tư đặt dấu chấm hỏi cho vấn đề “Đạo đức của Kiểm toán viên?”
Ở Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán Việt Nam theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005
cùng một số văn bản pháp qui qui định mức xử phạt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Tuy nhiên, những tồn tại trong việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức ngày cảng nhiều, gây
nguy hại đến uy tín của nghề kiểm toán, thiệt hại kinh tế cho Nhà đầu tư và gây khó khăn
cho các cấp quản lý.
Nắm bắt được thực trạng này, các thành viên nhóm I đã thảo luận: “Phân tích
những tồn tại trong các công ty kiểm toán Việt Nam về tuân thủ chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp”. Qua đây, chúng em nêu ra nội dung của chuẩn mực đạo đức, những tồn

tại, tìm nguyên nhân và biện pháp để hạn chế việc vi pham chuẩn mực đạo đức đối với
KTV hiện nay. Trong quá trình thảo luận, chúng em không tránh khỏi thiếu sót, rất
mong sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của Cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn.
Nhóm thảo luận xin chân thành cảm ơn!
5
Phần I. Tổng quan về chuẩn mực đạo đức
Tuân thủ chuẩn mực về đạo đức là một trong những điều kiện cần để hoạt động
kiểm toán đạt được chất lượng cao và hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra. Nhất là trong
thời kì nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, để đưa ra một quyết định đầu tư,
hay một chiến lược kinh doanh, hay thanh trừ loại bỏ những tổ chức kinh doanh hoạt
động yếu kém, góp phần đưa nền kinh tế phát triển bền vững, người ta cần đến những
dịch vụ kiểm toán. Với sự phát triển của nền kinh tế như thế, số lượng các dịch vụ
kiểm toán ngày càng nhiều kéo theo sự gia tăng không ngừng của số lượng người sử
dụng thông tin được kiểm toán để phục vụ nhu cầu của mình, vì thế nó đòi hỏi những
người làm kiểm toán phải có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn
mực đạo đức khi thực hiện các cuộc kiểm toán. Việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức
sẽ góp phần nâng cao uy tín của nghề kiểm toán, bảo đảm chất lượng phục vụ khách
hàng, tạo niềm tin đối với người sử dụng thông tin. Vì thế việc tuân thủ chuẩn mực
đạo đức là một vấn đề hết sức quan trọng. Sau đây là một số các nguyên tắc cơ bản
trong chuẩn mực đạo đức.
1. Tính độc lập
a. Khái niệm và tầm quan trọng
Độc lập là một nguyên tắc hành nghề cơ bản của một kiểm toán viên, tính độc
lập thể hiện rằng trong quá trình kiểm toán hay cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm
toán viên hành nghề phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kì lợi ích
vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập
nghề nghiệp của mình.
Độc lập được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động
kiểm toán. Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả

kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù nó có được thực hiện bởi
người có trình độ cao đến đâu.
Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán
viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán; các kiểm toán viên không bị
ràng buộc khi tiếp xúc với các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp, mọi câu hỏi về tình
hình kinh doanh hoặc các xử lí kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần được
trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập
các bằng chứng kiểm toán.
b. Tính độc lập bao gồm
Độc lập về tư tưởng: là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà không
chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên nghiệp, cho phép
6
một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và có sự thận trọng nghề
nghiệp.
Độc lập về hình thức: là không có quan hệ thực tế và hoàn cảnh đáng kể làm
cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là tính chính trực, khách quan và thận
trọng nghề nghiệp của kiểm toán viên không được duy trì.
Chẳng hạn: độc lập về quan hệ kinh tế; quan hệ nhân thân; độc lập về chuyên
môn với đơn vị kiểm toán.
c. Các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập
Tính độc lập có nguy cơ bị ảnh hưởng do tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa, quan hệ
ruột thịt, quan hệ khác và sự đe dọa.
- Nguy cơ do tư lợi: diễn ra khi kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán có thể thu
được lợi ích tài chính hoặc các xung đột lợi ích cá nhân khác với khách hàng sử dụng
dịch vụ bảo đảm.
Ví dụ:
+ Một khoản nợ, khoản bảo lãnh hoặc quà tặng nhận từ khách hàng.
+ Lo lắng về khả năng mất hợp đồng.
+ Có quan hệ kinh doanh mật thiết với khách hàng; có khả năng trở thành nhân
viên của khách hàng trong tương lai.

- Nguy cơ tự kiểm tra: diễn ra khi các sản phẩm hay sự đánh giá từ một hợp đồng
kiểm toán trước đây, nay được đánh giá lại để có được kết luận hợp đồng kiểm toán
lần này là cùng do một người làm. Hoặc khi thành viên của nhóm kiểm toán trước đây
đã từng là giám đốc, nhân viên có chức vụ, ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp tới vấn đề
trọng yếu của hợp đồng kiểm toán.
- Nguy cơ về sự bào chữa: diễn ra khi công ty hay thành viên kiểm toán xúc tiến
hoặc nhận thức được việc xúc tiến các giao dịch của khách hàng ( hay nói cách khác
việc đưa ra ý kiến của công ty hay thành viên kiểm toán bị phụ thuộc vào khách
hàng).
Ví dụ: Một thành viên của nhóm kiểm toán là người trung gian giao dịch hoặc xúc tiến
bán các loại: cổ phiếu, chứng khoán của khách hàng.
- Nguy cơ về quan hệ ruột thịt: diễn ra khi công ty hay thành viên kiểm toán thông
cảm với lợi ích của khách hàng vì có quan hệ ruột thịt( như anh em,vợ chồng, người
thân của giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị của khách hàng, )
- Nguy cơ bị đe dọa: xảy ra khi thành viên trong nhóm kiểm toán bị uy hiếp, đe
dọa nhằm ngăn cản hành động theo đúng nguyên tắc khách quan từ phía giám đốc,
7
nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng. Chẳng hạn: đe dọa gây
thương tích, tính mạng,
d. Các biện pháp bảo vệ
Công ty hay nhóm kiểm toán có trách nhiệm giữ gìn tính độc lập bằng cách xem
xét hoàn cảnh thực tế của các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập và áp dụng các biện
pháp bảo vệ để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được.
Nếu là nguy cơ trọng yếu có ảnh hưởng rất nghiêm trọng thì phải hủy bỏ kết quả
kiểm toán, không trọng yếu thì có thẻ xem xét và áp dụng các biện pháp bảo vệ phù
hợp nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ tới mức có thể.
Có 2 loại biện pháp bảo vệ:
- Các biện pháp do pháp luật và chuẩn mực nghề nghiệp quy định, gồm có:
+ Yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp.
+Yêu cầu liên tục cập nhật, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho kiểm toán viên.

+ Quy định về cơ cấu bộ máy quản trị.
+Luật pháp liên quan đến việc kiểm tra tính độc lập của công ty hay kiểm toán
viên.

- Các biện pháp do môi trường làm việc tạo ra, gồm:
+ Các biện pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, như:
Nhà quản lí của khách hàng phải là những người có đủ trình độ đưa ra quyết
định quản lí, và khi đề xuất công ty kiểm toán thì không thể là người phê chuẩn đề
xuất này; phải có cơ cấu bộ máy quản lý điều hành và có năng lực quản lý; có chính
sách và các thủ tục nội bộ đảm bảo đến tính độc lập,
+ Các biện pháp trong các quy định và thủ tục của công ty kiểm toán:
Lãnh đạo công ty kiểm toán nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính độc lập và
yêu cầu thành viên của nhóm kiểm toán phải ký cam kết và hành động phù hợp với
cam kết và sự quan tâm của công chúng.
Chính sách và thủ tục để quản lý và giám sát sự phụ thuộc vào doanh thu nhận
được từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo.
Phân công một thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm xem xét tổng thể sự
phân công trong bộ máy quản lý và các biện pháp bảo vệ.
Chính sách và thủ tục thực hiện giám sát chất lượng hợp đồng kiểm toán.
Cơ chế kỷ luật nhằm nâng cao sự tuân thủ các chính sách và thủ tục.
Xin ý kiến tư vấn từ bên thứ ba, như tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia, chuyên
gia tư vấn pháp luật hoặc một kiểm toán viên hành nghề khác.
8
Luân chuyển người chịu trách nhiệm soát xét.

Khi đã có các biện pháp bảo vệ như đã nêu ở trên nhưng vẫn không thể loại bỏ
hoặc làm giảm các nguy cơ trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập xuống đến mức có
thể chấp nhận được, hoặc khi doanh nghiệp được kiểm toán quyết định không loại bỏ
các hoạt động hoặc lợi ích dẫn đến các nguy cơ này, cách duy nhất là từ chối thực
hiện hoặc rút khỏi hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo.

2. Tính chính trực
- Tính chính trực đó là sự thể hiện tính trung thực, thẳng thắn, bất vụ lợi, sự tín
nhiệm
Một số nhân tố ảnh hưởng:
+ Công ty hay thành viên trong nhóm kiểm toán nhận quà biếu tặng, những lợi
ích mang lại từ phía khách hàng
+ Có mối quan hệ thâm tình, ơn huệ, hay có quan hệ với những nhân viên của
khách hàng, từ đó che giấu những thiếu sót, khuyết điểm của khách hàng
+Thành viên trong nhóm kiểm toán che giấu những thiếu xót, sai lầm của
những sản phẩm hay đánh giá trước kia mà nay có liên quan đến kết quả kiểm toán.
+Thành viên của nhóm kiểm toán nhận được chỉ thị từ cấp trên (người có liên
quan đến khách hàng) mặc dù biết đó là sai trái và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả
của cuộc kiểm toán,
- Tính khách quan: thể hiện sự công bằng, không phán quyết vội vàng, không áp
đặt , không gây sức ép cho người khác
Một số nhân tố ảnh hưởng khi xem xét tới tính khách quan:
+ Người làm kiểm toán trong các trường hợp phải chịu áp lực mạnh, có thể dẫn
tới vi phạm tính khách quan, chẳng hạn: bị chịu áp lực về mặt thời gian hoàn thành
kiểm toán, từ đó dẫn đến đưa ra quyết định vội vàng.
+ Người làm kiểm toán có các mối quan hệ dẫn dến sự thiên vị, bị ảnh hưởng
bởi người khác, hoặc có thành kiến, thù hằn với khách hàng.
Người làm kiểm toán phải có nghĩa vụ bảo đảm tôn trọng tính khách quan đối với các
quan hệ cá nhân liên quan đến dịch vụ chuyên nghiệp.
+ Kiểm toán viên nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến
mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp hoặc tới những người
họ cùng làm việc. Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan hệ tình cảm cần thiết nhưng người
làm làm kiểm toán nên tránh các trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính chính trực,
khách quan hoặc dẫn đến tai tiếng nghề nghiệp.
Người làm kiểm toán không nên có liên quan đến các báo cáo, tờ khai, các trao đổi
hay các thông tin khác nếu họ tin rằng những thông tin này:

9
+ Có các nhận định sai lệch hoặc gây hiểu nhầm một cách trọng yếu.
+ Có các thông tin hay số liệu được cung cấp một cách cẩu thả.
+ Bỏ sót hay che đậy thông tin được yêu cầu cung cấp trong trường hợp sự bỏ sót
hay che đậy như vậy làm lệch lạc thông tin.
3. Khách Quan
- Là sự kết hợp tính công bằng, trung thực, tôn trọng sự thật và không có các
xung đột về lợi ích.
- Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và
không được thành kiến, thiên vị.
Nội dung: Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán: Môi trường
làm việc của những người làm kế toán và người làm kiểm toán có thể tạo ra một số
nguy cơ trong việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức.
Khi lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn về đạo đức có liên quan tới tính khách quan,
cần có sự quan tâm đáng kể tới các nhân tố sau:
- Người làm kế toán và người làm kiểm toán trong trường hợp phải chịu áp lực
mạnh, có thể dẫn tới việc vi phạm tính khách quan.
- Do không thể định nghĩa và quy định được tất cả các trường hợp phải chịu áp lực
nên phải quy định các tiêu chuẩn để xác định các mối quan hệ có khả năng dẫn tới
việc vi phạm tính khách quan của người làm kế toán và người làm kiểm toán.
- Cần tránh các mối quan hệ dẫn tới sự thành kiến, thiên vị hoặc bị ảnh hưởng của
những người khác có thể dẫn tới vi phạm tính khách quan.
- Người làm kế toán và người làm kiểm toán có nghĩa vụ đảm bảo tôn trọng tính
khách quan đối với các quan hệ cá nhân lien quan tới dịch vụ chuyên nghiệp.
- Người làm kế toán và người làm kiểm toán không nên nhận quà hoặc tặng quà, dự
chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá
nghề ngiệp hoặc tới những người họ cùng làm việc. Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan
hệ tình cảm cần thiết nhưng những người làm kế toán và làm kiểm toán nên tránh các
trường hợp có thể ảnh hưởng tới tính chính trực khách quan hoặc tai tiếng nghề
nghiệp.

10
4. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kế toán
kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và
tinh thần làm việc chuyên cần.Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì cập nhật và nâng
cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ
thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.
Nội dung: áp dụng với tất cả những người làm kế toán và những người làm kiểm toán:
- Người làm kế toán và người làm kiểm toán không được thể hiện là có những khả
năng và kinh nghiệm mà bản thân không có.
- Duy trì kiến thức và trình độ chuyên môn đạt yêu cầu quy định đảm bảo cung cấp
dịch vụ chuyên môn tốt nhất cho khách hàng hay chủ doanh nghiệp.
- Hành động đúng mực, phù hợp với những chuẩn mực về kỹ thuật và nghề nghiệp
khi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trao đổi thông tin và những thông tin sẽ công bố.
5. Tính bảo mật
Là sự giữ bí mật về thông tin của quá trình kiểm toán. Trong đó, người làm kiểm
toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ
bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có
nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn
nghề nghiệp của mình.
a. Nghĩa vụ và trách nhiệm của KTV
Tôn trọng nguyên tắc bảo mật các thông tin về khách hàng, ngay cả trong các mối
quan hệ gia đình và xã hội.
Trách nhiệm bảo mật phải được thực hiện kể cả sau khi chấm dứt mối quan hệ giữa
người làm kiểm toán với khách hàng.
Phải thực hiện nguyên tắc bảo mật trừ khi thông tin cần được cung cấp cho cơ quan
chức năng có liên quan hoặc trách nhiệm nghề nghiệp hoặc luật pháp yêu cầu phải báo
cáo.
Có nghĩa vụ đảm bảo các nhân viên dưới quyền và những người được mời tư vấn
cũng tôn trọng nguyên tắc bảo mật.

11
Cần duy trì tính bảo mật ngay cả trong các mối quan hệ xã hội. Cần cảnh giác với
khả năng vô tình tiết lộ thông tin, nhất là trong các trường hợp có sự cộng tác lâu dài
với công ty liên kết, với người thân hay thành viên trong quan hệ gia đình trực tiếp.
Không được sử dụng các thông tin này để thu lợi cá nhân hoặc thu lợi cho bên thứ
ba.
Không được công bố thông tin bảo mật về khách hàng, doanh nghiệp, tổ chức hiện
tại và khách hàng, doanh nghiệp hoặc tổ chức tiềm năng, kể cả thông tin khác, nếu
không đựợc sự đồng ý của khách hàng.
Cần hiểu biết về bản chất và phạm vi của trách nhiệm bảo mật trong các chuẩn mực
nghề nghiệp và các trường hợp cấm tiết lộ thông tin thu được.
b. Nguyên tắc bảo mật
Được quy định trong các băn bản pháp luật, chuẩn mực đạo đức hướng dẫn sẽ phụ
thuộc vào từng thời kì, chẳng hạn:
Khi được phép công bố : cần xem xét lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cả bên thứ
ba có thể bị ảnh hưởng.
Khi pháp luật yêu cầu công bố: cần cung cấp tài liệu hoặc bằng chứng trong quá
trình tiến hành kiện tụng, điều tra, thanh tra.
c. Một số chú ý khi KTV xác định là thông tin bảo mật có thể được công bố
- Có phải tất cả thông tin sẽ công bố đều rõ ràng hoặc đã được chứng minh hay
không; Khi có tình huống liên quan đến thực tế hoặc ý kiến chưa được chứng minh thì
phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để xác định mức độ và hình thức công bố
phù hợp.
- Nên trao đổi thông tin với những bên có trách nhiệm đối với vấn đề sẽ công bố.
- Xét đoán xem liệu người làm kiểm toán có phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với
việc trao đổi thông tin và những thông tin sẽ công bố không.
6. Tư cách nghề nghiệp
KTV phải đạt đến một chuẩn mực cao về hành vi như: trung thực và thẳng thắn
trong quá trình làm việc và trong quan hệ của họ với các nhân viên của đơn vị được
kiểm toán. Để có sự tin cậy từ phía công chúng, các KTV không được để bị nghi ngờ,

phẩm chất liêm chính được đánh giá theo nghĩa đúng đắn và công bằng. Phẩm chất
này đòi hỏi KTV phải tuân thủ cả về hình thức và tinh thần các chuẩn mực về đạo đức
12
và các chuẩn mực về kiểm toán. Phẩm chất trung thực cũng đòi hỏi KTV tuân thủ
nguyên tắc khách quan và độc lập, duy trì các chuẩn mực cao nhất về nhân cách và
hành vi nghề nghiệp, đưa ra các quyết định vì lợi ích của công chúng và áp dụng các
tiêu chuẩn cao về phẩm chất trung thực khi xử lí công việc và các nguồn lực của cơ
quan kiểm toán.
KTV phải là người có tính khách quan và công bằng trong tất cả các công việc
bao gồm việc lập các báo cáo trung thực và chính xác. Do đó các kết luận trong báo
cáo và ý kiến chỉ nên bị ảnh hưởng bởi các bằng chứng được thu thập theo các chuẩn
mực kiểm toán của cơ quan kiểm toán tối cao.
7. Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn:
KTV phải thực hiện công việc kiểm toán theo những chuẩn mực chuyên môn
đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán VN hay chuẩn mực quốc tế được VN chấp
nhận và các quy định luật hiện hành. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định các
nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục
cơ bản liên quan đến kiểm toán BCTC.
KTV phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần
thiết, với sự thận trọng cao nhất và tính thần làm việc chuyên cần. KTV có nghĩa vụ
duy trì cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường
pháp lí và các tiến bộ kĩ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. KTV cần phải có thái độ
hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và
luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu của
BCTC như khi nhận được bản giải trình đó là đúng, mà phải tìm đc những bằng chứng
cần thiết để chứng minh cho những giải trình đó. Điều đó nói lên rằng tính thận trọng
trong nghề nghiệp đúng mực chính là điều kiện cần có để xác định và kiến nghị đúng
đắn những cơ hội đem lại hiệu quả quản lí và có khả năng thu lợi nhuận tốt hơn.
Tuy vậy, các KTV trải qua nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển nghề
nghiệp. Họ có trình độ năng lực khác nhau do mỗi cá nhận có kiến thức, kĩ năng và kĩ

thuật như bề dày kinh nghiệm khác nhau. Do đó cấn phải lưu ý khi giao trách nhiệm
kiểm toán cho KTV.
13
Phần II. Nguyên nhân tồn tại việc không tuân thủ chuẩn
mực đạo đức kiểm toán ở các công ty kiểm toán Việt Nam
hiện nay:
1. Cố ý vi phạm do chế tài xử phạt quá nhẹ
Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 quy định những
sai phạm trong lĩnh vực kiểm toán không chỉ bị xử phạt cảnh cáo, mà có thể bị phạt
tiền, rút giấy phép hành nghề, thậm chí xử lý hình sự.
BTC đang tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập để trình Chính phủ ban hành để thi hành từ
1/7/2013. Lý do chậm trễ, theo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, BTC, bản dự thảo
đang được rà soát và lấy ý kiến đóng góp để thống nhất với các quy định tại Luật Xử
lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013, quy định mức xử phạt bằng
tiền nặng hơn rất nhiều so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước đây, tối đa
tới 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Tuy nhiên, dự thảo Nghị định vẫn đưa ra mức xử phạt bằng tiền quá thấp, mặc
dù trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, DN có thể “đi đêm” với kiểm toán “phù phép”
biến lỗ thành lãi hàng chục tỷ đồng.
Những thí dụ điển hình về xử phạt bằng tiền quá thấp gồm: hành vi giả mạo,
khai man chứng từ kế toán, thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man
chứng từ kế toán, lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong
trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh, bán hàng không lập hoá đơn bán hàng theo quy định bị phạt chỉ có
20-30 triệu đồng. Trong khi tội giả mạo và khai man thuộc loại tội nặng trong nhiều
lĩnh vực khác, có thể bị đi tù.
Tương tự, trong lĩnh vực kiểm toán, hành vi giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cho thuê, cho mượn, cầm cố
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán có thể bị phạt tiền từ 20-

40 triệu đồng.
14
Đáng chú ý là tổ chức kiểm toán đã bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kiểm toán nhưng vẫn “âm thầm” tiếp tục kinh doanh các dịch vụ
chỉ bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng. Đối với hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán,
chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam nếu có hành vi vi phạm có
thể bị phạt từ 20-80 triệu đồng.
Nhiều nhà đầu tư và cổ đông, nhất là các doanh nghiệp niêm yết đặc biệt quan
tâm đến quy định rất quan trọng trong dự thảo là những thành viên tham gia cuộc
kiểm toán (cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp) thực hiện hành vi thông đồng, móc nối
với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, chỉ bị
phạt từ 20-30 triệu đồng.
Những kiểm toán viên “mất đạo đức” thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi
khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, trái với
yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật chỉ bị phạt từ
40 tới 60 triệu đồng. Tuy dự thảo có quy định thêm: Kiểm toán viên còn bị áp dụng
các hình phạt bổ sung như: bị cấm tham gia nhóm kiểm toán, cấm tham gia hoạt động
kiểm toán, buộc nộp lại số khoản lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi
phạm mà có, nhưng chưa quy định khoản lợi bất hợp pháp cụ thể là gì, tính toán ra sao
hay lại phải chờ một thông tư hướng dẫn thi hành nghị định của Bộ Tài chính.
Ở một số nước tiên tiến trên thế giới, quy định mức phạt trên từng mức lợi ích
đem lại từ sai phạm, ví dụ mức phạt tiền hành vi sai phạm bằng 3 - 5 lần mức lợi ích
do sai phạm đem lại. Quy định này thường khó thực hiện, nhưng tác dụng răn đe tốt
hơn nhiều. Thông tư 64/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định, mức phạt cao
nhất là 10 lần mức phí kiểm toán của hợp đồng bị phạt, nhưng quy định này còn ít có
tiền lệ tại Việt Nam.
Sau đây, là 1 số ví dụ về các vụ xử phạt vi phạm của KTV và các CTKT trong
thực tế. Hầu hết các mức phạt này chưa đủ răn đe, vì giá trị trục lợi từ hành vi gian lận
lớn hơn rất nhiều so với mức phạt do vi phạm.
V í dụ 1 : Ngày 04-01-2012, lần đầu tiên UBCK xử phạt hành chính 3 KTV của Công

ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội, Công ty TNHH BDO Việt Nam và Công ty
15
Kiểm toán Mỹ AA vì có sai phạm trong quá trình kiểm toán cho CTCP Dược phẩm
Viễn Đông. Nhưng với NĐT và thị trường, như vậy là chưa đủ, bởi với đặc thù của
hoạt động kiểm toán, không thể bỏ qua trách nhiệm của công ty kiểm toán. Một
chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán nhìn nhận, phạt cá nhân KTV là bước tiến,
nhưng không nên dừng lại ở đó. Lý do là bởi khi tiến hành một cuộc kiểm toán, ngoài
KTV trực tiếp thực hiện, còn có bộ phận soát xét chất lượng, thực hiện đánh giá rủi ro,
đại diện ban giám đốc CTKT ký báo cáo kiểm toán , nên cần xử lý trách nhiệm liên
đới của CTKT. Có thêm biện pháp này mới tăng tính răn đe, góp phần nâng cao chất
lượng kiểm toán viên, giảm thiểu rủi ro cho cổ đông, NĐT.
Nếu chỉ xử phạt cá nhân KTV, thì cùng lắm CTKT cho các KTV đó nghỉ việc là ổn,
mà không ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán của công ty. Tiếp diễn tình trạng này là
không ổn, vì gây rủi ro cho cổ đông, NĐT, mà trường hợp Dược Viễn Đông là điển
hình. Ngoài xử lý KTV, cần quy trách nhiệm cụ thể đối với CTKT theo hướng vi
phạm đến mức độ nào thì bị phạt ra sao; trong một khoảng thời gian bao lâu mà có
nhiều KTV bị xử lý vi phạm hành chính, thì trách nhiệm của CTKT đến đâu?
V í dụ 2 : Ngày 5/1/2012, UBCKNN ban hành các Quyết định số 11/QĐ-UBCK
và 12/QĐ-UBCK xử phạt vi phạm hành chính đối với KTV Nguyễn Diệu Trang
(Chứng chỉ kiểm toán viên số 0938/KTV) của Công ty TNHH Dịch vụ tài chính Kế
toán và Kiểm toán (AASC) và Kiểm toán viên Tô Đình Hoài (Chứng chỉ Kiểm toán
viên số 1174/KTV) của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội)
cụ thể như sau:
i. Tại Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của CTCP Quản lý Quỹ Đầu
tư Hapaco do Kiểm toán viên Nguyễn Diệu Trang của Công ty TNHH Dịch vụ tài
chính Kế toán và Kiểm toán lập đã không ghi ý kiến về các sai phạm của CTCP Quản
lý Quỹ Đầu tư Hapaco trong việc không trình bày về khoản đầu tư vượt vốn chủ sở
hữu do vay để đầu tư tài chính, theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quyết định
89/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 24/10/2007 ban hành Quy chế lựa chọn
doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức

niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán (Quyết định 89/2007/QĐ-BTC); sau khi
phát hành báo cáo kiểm toán, các sai phạm nêu trên cũng không được thông báo cho
16
UBCKNN theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC, vi phạm
Điểm a Khoản 1 Điều 12 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC.
ii. Tại Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của Cty CP Quản lý Quỹ
SGI do Kiểm toán viên Tô Đình Hoài của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà
Nội lập đã không ghi ý kiến về các sai phạm của CtyCP Quản lý Quỹ SGI trong việc
cho các bên liên quan vay tiền và chưa tách bạch tài sản của nhà đầu tư ủy thác và tài
sản của Công ty, theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC;
sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, các sai phạm nêu trên cũng không được thông
báo cho UBCKNN theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC,
vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 12 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC.
Xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính đối
với Kiểm toán viên Nguyễn Diệu Trang (Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ tài
chính Kế toán và Kiểm toán) và Kiểm toán viên Tô Đình Hoài (Công ty TNHH Kiểm
toán và Kế toán Hà Nội) như sau:
- Hình thức phạt chính: Phạt tiền 60.000.000 đồng (Sáu mươi triệu đồng) đối
với mỗi kiểm toán viên trên theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 35 Nghị định
85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 85/2010/NĐ-CP).
- Hình thức phạt bổ sung: Đình chỉ có thời hạn tư cách được chấp thuận của
mỗi KTV nêu trên theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định85/2010/NĐ-CP.
Tuy nhiên, chưa có mức phạt nào được kiến nghị để xử phạt 2 CTKT liên quan trực
tiếp tới hai vụ việc trên.
2. Chênh lệch cung - cầu :
Trên chặng đường hơn 20 năm chuyển từ NKT hoạt động theo cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang NKT hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước, tuy ngắn ngủi những đã tạo ra sức sống cho NKT, mở ra những cơ hội mới,
những thách thức mới cho các DN VN có thể tồn tại và phát triển. Nhưng đứng trước

thực trạng của NKT VN, liệu những con số trong BCTC có đủ để làm yên lòng những
cơ quan chủ quản và nhà đầu tư không? Do đó, để nền kinh tế thị trường hoạt động
17
hiệu quả hơn, hạn chế được tiêu cực, từ năm 1991, hệ thống bộ máy tổ chức kiểm toán
Việt Nam chính thức hình thành, mà khởi đầu là Kiểm toán độc lập.
Năm 1991, Bộ Tài chính thành lập 2 công ty là DNNN làm kiểm toán, đó là
công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán (AASC). Đến tháng 4/2008 đã có 195 công ty kiểm toán độc lập với đủ
mọi hình thức, gồm có: 130 công ty TNHH; 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài;
11 công ty hợp danh và 14 công ty đang có sự thay đổi hoặc chưa đủ điều kiện hành
nghề kiểm toán. Như vậy đã vượt 60% chỉ tiêu đề ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt
động kiểm toán độc lập năm 2001. Nếu trong năm 2001 có 3/34 công ty được công
nhận là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, thì nay đã có đến 17 công ty.
Trong 159 công ty kiểm toán đặt 159 văn phòng chính và 55 chi nhánh và văn
phòng đại diện trên khắp cả nước.
Tháng 10/1994, lần đầu tiên BTC tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ đặc cách
cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn KTV chuyên nghiệp. Đến 31/1/2007, BTC đã tổ
chức 13 kỳ thi tuyển KTV cho người VN và kỳ thi sát hạch cho người nước ngoài và
cấp 1.304 chứng chỉ KTV cho những người đạt kết quả thi. Đến 31/3/2008, cả nước
có 5.864 nhân viên làm việc trong 159 công ty kiểm toán trong đó có 4.676 nhân viên
chuyên nghiệp, có 949 KTV gồm: 88 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam, vừa có
chứng chỉ KTV nước ngoài; 827 người có chứng chỉ KTV Việt Nam; 34 người có
chứng chỉ KTV nước ngoài.
Như vậy, thời điểm đầu năm 2009, ở VN có khoảng 7.000 người làm việc trong
các loại hình kiểm toán: kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ;
khoảng gần 1.500 KTV; khoảng 230 các văn phòng, chi nhánh của các tổ chức kiểm
toán.
Năm 2013 có tổng số 845 doanh nghiệp, trong đó có 708 DN niêm yết và 137
DN giao dịch sàn UpCom, chưa kể các doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn. Với hơn
1253 kiểm toán viên hành nghề. (Số liệu được tổng hợp từ phụ lục 1)

Với số lượng KTV và các tổ chức kiểm toán như hiện nay không thể phủ nhận
sự phát triển của lĩnh vực kiểm toán, song sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với
nhu cầu hiện tại và vai trò, chức năng của lĩnh vực (nghề) kiểm toán. Chất lượng dịch
18
vụ của các CTKT cung cấp là tương đối tốt nhưng do môi trường tài chính VN chưa
chuyên nghiệp và minh bạch nên cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Trình độ
năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của KTV ngày càng được nâng
cao nhưng so với các nước tiên tiến trên thế giới vẫn có một khoảng cách khá xa.
Thực trạng trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- NKT nước ta chưa đạt đến mức độ NKT thị trường đầy đủ, nên hoạt động kiểm
toán không phải lúc nào cũng được coi là một yêu cầu bức thiết. Việc mời các CTKT
cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC thường theo những mục tiêu riêng của mỗi đơn vị.
Do đó việc yêu cầu cung cấp dịch vụ kiểm toán bao giờ cũng đi kèm các điều kiện
nhằm đạt được mục tiêu đó.
- Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập chưa
được ban hành, hướng dẫn đầy đủ và thống nhất. Các công ty kiểm toán có thể tiến
hành các công việc kiểm toán dựa trên các quyết định, nguyên tắc trong các chuẩn
mực kiểm toán VN hayquốc tế.
- Sự trợ giúp về chuyên môn và kỹ thuật của các hiệp hội và tổ chức nghề nghiệp
chưa có tác dụng nhiều trong hoạt động của các công ty kiểm toán.
- Việc cung cấp dịch vụ còn chịu tác động của quy luật cung cầu, cạnh tranh. Do
vậy, giá phí kiểm toán thấp (đặc biệt đối với các công ty kiểm toán nhỏ) đã ảnh hưởng
rất lớn đến việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ các công việc kiểm toán.
- Chưa có một cơ chế quản lý, kiểm soát cụ thể đối với chất lượng của các cuộc
kiểm toán cũng như kết quả của nó.
- Các nhu cầu về công khai thông tin kế toán tài chính chưa trở thành thói quen, vì
vậy kết quả kiểm toán chưa thực sự quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông
tin.
Lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam đối với nhiều người còn mới mẻ nhưng trên thế
giới thì kiểm toán thực sự là một nghề rất phổ biến và đã có một quá trình phát triển

lâu dài. Việc đào tạo KTV được các nước rất quan tâm, như Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản, các KTV của những nước này nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, giàu kinh
nghiệm có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và tính linh hoạt, nhạy bén cao
19
Năm 2010, trong 85 doanh nghiệp được điều tra có 35 doanh nghiệp đã sử
dụng (41,.17%) và 50 doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
(chiếm 58,83%)
Tiêu thức phân loại Doanh nghiệp đã sử
dụng dịch vụ kiểm
toán (%)
Doanh nghiệp chưa
sử dụng dịch vụ
kiểm toán (%)
Loại hình doanh
nghiệp
Cổ phần 71.4 58
Trách nhiệm hữu
hạn
22.9 38
Tư nhân 2.9 4
Khác 2.9 0
Quy mô doanh
nghiệp*
Lớn 25.7 0
Vừa 54.3 16
Nhỏ 20 84
Dịch vụ bổ trợ kèm
theo **
Có sử dụng 62.9 32
Không sử dụng 37.1 68

Bảng: Thông tin chung về doanh ngiệp sử dụng và chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán
*Quy mô doanh nghiệp chỉ xét theo số lượng lao dộng theo quy định trong luật doanh
nghiệp 2005
**Dịch vụ bổ trợ kèm theo gồm: dịch vụ kế toán & làm sổ kế toán, dịch vụ tư vấn
quản lý, dịch vụ tư vấn & quyết toán thuế và các dịch vụ khác do công ty kiểm toán
độc lập cung cấp.
3. Hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” trong nghành
Tại tất cả CTKT, đạo đức nghề nghiệp luôn là vấn đề được nhấn mạnh, nhưng
thực tế KTV có áp dụng hay không lại là câu chuyện khác. Ở VN hiện nay có 195
CTKT, nên hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” và tình trạng phân biết đối xử giữa những
CTKT lớn với CTKT nhỏ còn nhiều bất cập. Và đây là một trong những nguy cơ dẫn
20
đến hình vi vi phạm CM đạo đức của KTV: vi phạm tính độc lập, tính chính trực,
khách quan…
Nguyên nhân:
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ với nhau: Nguyên nhân đầu tiên chính là
cuộc cạnh tranh quá khốc liệt trong nhóm CTKT nhỏ. Thương hiệu còn yếu, uy tín
chưa cao nên lợi thế cạnh tranh duy nhất của CTKT nhỏ nằm ở mức giá. Điều này đã
dẫn đến việc các CTKT nhỏ phải hạ giá, từ đó dẫn đến chất lượng không đảm bảo.
- Doanh nghiệp nhỏ bị chèn ép từ hai phía: Các công ty kiểm toán cũng bày tỏ bức
xúc về tình trạng phân biệt đối xử, thậm chí có biểu hiện “cá lớn nuốt cá bé” trong
ngành.
- Phân biệt đối xử: Tổng giám đốc, chủ tịch Hội đồng thành viên công ty AASC
Ngô Đức Đoàn, nêu ý kiến: các NHTM, nhất là các ngân hàng lớn luôn đặt yêu cầu
đối tác phải là một trong 4 hãng kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới, bao gồm PWC,
Deloitte, Ernst &Young và KPMG (Big4). Bản thân Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng đặt ra rào cản cho các công ty trong nước khi chỉ
định Big4 kiểm toán tại các công ty có vốn nhà nước mà SCIC quản lý. Báo cáo của
VACPA cũng cho thấy, kết quả kinh doanh của nhóm Big4 vẫn tăng trưởng nhanh
trong năm 2011, trong khi các công ty kiểm toán trong nước chững lại.

Tổng Giám đốc công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Võ Hùng Tiến bổ
sung: cơ quan quản lý có biểu hiện nương nhẹ với vi phạm của nhóm Big4, trong khi
lại mạnh tay với các công ty kiểm toán trong nước, nhất là nhóm nhỏ và vừa. Ông
Tiến lấy ví dụ, kết quả kiểm toán ngân hàng Habubank của công ty kiểm toán Ernst &
Young có sự chênh lệch vô cùng lớn chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn (từ có lợi
nhuận đến âm vốn nặng nề), song đến nay vẫn “chưa có vấn đề gì”. Theo ông Tiến,
nếu trường hợp này, rơi vào các CTKT trong nước sẽ bị “xử lý tới bến”. Đơn cử như
trường hợp báo cáo kiểm toán của một công ty trong nước thiếu thuyết minh về chi
phí sản xuất, BTC đã xử phạt, treo bằng kiểm toán viên mà theo ông Tiến, sai sót này
chỉ đáng ở mức nhắc nhở.
Cụ thể như trường hợp BCTC năm 2008 và 2009 của Công ty cổ phần dược
phẩm Viễn Đông do Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và tư vấn (A&C) và
21
Công ty TNHH Enrst&Young kiểm toán. Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm
Tổng giám đốc công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông (DVD) cùng một số người
khác đã lập nhiều tài khoản, thông đồng thực hiện việc mua, bán cổ phiếu của công ty
cổ phần dược phẩm Hà Tây (DHT) tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu
DHT. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP dược phẩm Viễn Đông
cùng một số đối tượng đã lập ra nhiều công ty do người trong gia đình và bạn bè đứng
tên làm lãnh đạo, nhưng thực chất chỉ để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho
DVD; cung cấp một số thông tin không đúng thực tế (làm giá), nhằm chào bán cổ
phiếu của DVD ra công chúng và hỗ trợ đăng ký niêm yết cổ phiếu DVD. Do đó,
BCTC của công ty đã không phản ánh đúng tình trạng tài chính của DN. Tuy hai công
ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm liên đới, nhưng uy tín đã bị ảnh hưởng đáng
kể. Trong khi đó, Uỷ ban chứng khoán đình chỉ tư cách được chấp thuận của Công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội) do đã có sai phạm trong kết quả
kiểm toán báo cáo tài chính năm 2008, 9 tháng đầu năm 2009 của CTCP Xuất nhập
khẩu Khoáng sản Hà Nam và báo cáo tài chính năm 2009 của CTCP Vận tải Biển
Bắc. Nếu so sánh lỗi của Ernst& Young kiểm toán cho DVD với các công ty và các
KTV bị phạt hay đình chỉ từ trước đến nay thì lỗi vi phạm của Ernst &Young và

KPMG nghiêm trọng và nặng hơn rất nhiều.
- “Cá lớn nuốt cá bé ”: Mặt khác, nhóm Big 4 có biểu hiện “cư xử không đẹp” khi
cạnh tranh không lành mạnh với các công ty kiểm toán trong nước. Theo quy định, giá
trị hợp đồng kiểm toán năm nay không được thấp hơn năm ngoái. Song có công ty
trong nhóm Big 4 đã ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp chỉ là 30.000
USD, trong khi hợp đồng họ ký với một công ty kiểm toán trong nước năm trước là
50.000 USD. “Đây là một biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các doanh
nghiệp nhỏ”, ông Tiến bức xúc.
4. M ối quan hệ giữa các công ty kiểm toán với khách hàng
Mối quan hệ giữa CTKT nói chung và giữa KTV với khách hàng nói riêng
mang bản chất là mối quan hệ kinh tế. Các KTV thông qua DN kiểm toán có trách
nhiệm cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của các DN khách hàng và nhận được các
khoản chi trả của DN cho việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, mối quan
22
hệ giữa các KTV và khách hàng không đơn thuần là quan hệ cung cấp dịch vụ thông
thường; mối quan hệ kiểm toán – khách hàng và môi trường làm việc của kiểm toán
viên. Một trong những khó khăn lớn của dịch vụ kiểm toán là vừa phải thực hiện chức
năng tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp vừa phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng.
Chính những yếu tố này tiềm ẩn nguy cơ suy giảm vai trò của kiểm toán trong
nền kinh tế và xói mòn giá trị của các dịch vụ kiểm toán. Bằng chứng của sự ảnh
hưởng của nhân tố trên là sự mở đường cho các hiện tượng gian lận, báo cáo sai số
liệu. Trong nhiều trường hợp hiện tượng trên có thể giải thích bằng sự cố gắng của các
công ty kiểm toán trong việc gia tăng khả năng cạnh tranh trong việc thỏa mãn nhu
cầu khách hàng về dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, trọng tâm của hiện tượng này là sự
thiếu hụt về sự hiểu biết và tầm nhìn về giá trị của hoạt động kiểm toán mà nguyên
nhân có thể là:
- Sự xung đội lợi ích ngay trong mối quan hệ giữa KTV và khách hàng. Vấn đề cơ
bản trong mối quan hệ KTV và khách hàng là ở chỗ các KTV có xu hướng phụ thuộc
vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp, những người trực tiếp quyết định tới việc ký

các hợp đòng và chi trả các phí dịch vụ kiểm toán. Nhân tố này luôn song hành với
mỗi cuộc kiểm toán và KTV được các DN trả tiền cho việc tiến hành các dịch vụ kiểm
toán hoạt động sản xuất kinh doanh của chính các DN đó;
- Các CTKT thiếu sự cân nhắc hợp lý giữa chứ năng tuân thủ các chuẩn mực nghề
nghiệp và việc duy trì và phát triển khách hàng, sự cân nhắc này không được phổ biến
chi tiết đến từng kiểm toán viên.
5. “ L ại quả” và “bỏ nh ỏ”
a. L ại quả
- Là hiện tượng các CTKT đặc biệt là công ty nhỏ thường “chăm sóc” khá đặc biệt
kế toán trưởng của DN định kiểm toán hay người sẽ đứng ra làm việc trực tiếp với
mình.
- Tỷ lệ hoa hồng chi cho kế toán trưởng của các CTKT nhỏ thường khoảng 10% giá
trị hợp đồng. Sở dĩ tỷ lệ hoa hồng lên đến 10% là vì các hợp đồng của CTKT nhỏ
thường chỉ nằm trong khoảng vài trăm triệu đồng cho DN cỡ vừa trở xuống.Từ đây
23
dẫn đến việc kế toán trưởng chọn CTKT không xuất phát từ những yếu tố như nghiệp
vụ, tên tuổi mà lại do phong bì từ đối tác “dày” như thế nào.
Ví dụ: Tổng giám đốc công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Võ Hùng Tiến chỉ
ra rằng, báo cáo về tình hình hoạt động của các CTKT của VACPA chưa đề cập đến
vấn đề “cực kỳ đáng xấu hổ” trong kiểm toán xây dựng cơ bản. Theo đó, các công ty
kiểm toán trong lĩnh vực này sẵn sàng chia từ 30 – 40%, thậm chí đến 50% hoa hồng
kiểm toán cho các đối tác để nhận được hợp đồng và để cho các đơn vị này tự làm, tự
ký đánh giá kiểm toán. “Khi chúng tôi làm việc với một DN lĩnh vực xây dựng cơ
bản, đai diện đơn vị này đã hỏi thẳng chúng tôi: Công ty anh có chi hoa hồng như
thông lệ các CTKT xây dựng cơ bản vẫn làm không? Chúng tôi đã từ chối việc chi
hoa hồng, đồng nghĩa từ chối luôn hợp đồng với đơn vị này”, ông Tiến kể.
(Theo báo điện tử: Sài Gòn tiếp thị)
b. "Bỏ nhỏ"
- Là hiện tượng các kế toán trưởng chia một phần tiền lại quả nhận được từ CTKT
cho KTV để họ nhẹ tay hơn đối với DN yếu kém, tình hình tài chính không trong sạch

hoàn toàn.
- Như vậy, thay vì phục vụ cho lợi ích chung và đúng mục đích, tiền của doanh
nghiệp lại chảy vào túi riêng của một số người nắm giữ đầu mối về tài chính.
Ví dụ: Tòa án tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên phạt tổng cộng 28 năm tù giam về tội “nhận
hối lộ” với bốn nhân viên kiểm toán trên khi thực hiện nhiệm vụ được giao vào tháng
8-2010 đã phạm vào tội "nhận hối lộ” với số tiền 490 triệu đồng từ các nhà thầu và
Ban quản lý dự án để giảm các khoản sẽ xuất toán và giảm thanh toán xuống. Ngoài
ra, việc bốn kiểm toán viên trên còn nhận số tiền bồi dưỡng 181 triệu đồng là trái với
quy định của Chính phủ. Đây là vụ án được đưa ra xét xử về tội "nhận hối lộ” lớn nhất
từ trước đến nay tại Quảng Ngãi.
24
PHẦN III. Giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của
kiểm toán viên
1. Về phía nhà nước
- Sớm thiết lập môi trường pháp lý hoạt động kiểm toán trong điều kiện kinh tế thị
trường như hiện nay. Ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về kiểm toán trong đó có
nhấn mạnh vai trò quyền hạn và trách nhiệm đối với các KTV, các tổ chức và hội nghề
nghiệp.
- Phải xây dựng, quy hoạch và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng KTV theo các giai
đoạn 5, 10, 15 năm và chiến lược lâu hơn nữa. Bên cạnh đó phải xây dựng nội dung
chương trình đào tạo kiến thức cho phù hợp trong từng thời kỳ, từng đối tượng, theo
trường mục tiêu kiểm toán hay tổ chức kiểm toán.
- Nhà nước cần mở rộng tăng cường năng lực, vai trò hoạt động và chất lượng của
các tổ chức nghề nghiệp, Hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, Hội đồng Quốc gia về
kế toán, các chuyên gia kế toán, kiểm toán, các KTV hành nghề.
- Nhà nước cần phải đảm bảo cho các CTKT cũng như các KTV có được sự cạnh
tranh trong khuôn khổ pháp luật, nâng cao năng lực và thế mạnh của các CTKT trong
nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán.
Nhà nước cũng cần nhanh chóng thừa nhận một chức danh nghề nghiệp của chuyên
gia kiểm toán nếu không muốn nghề nghiệp kiểm toán bị tụt hậu so với các nước

trong khu vực và trên thế giới.
2. Về phía nhà trường và các tổ chức đào tạo
- Nhà trường phải có kế hoạch tuyển chọn phù hợp với nhu cầu, chất lượng đầu vào
cao, số lượng hợp lý. Trong quá trình đào tạo phải xác định học sinh, sinh viên là
trung tâm với phương pháp chủ động trong trong lĩnh hội kiến thức.
- Nhà trường cần phải xác định rõ mục tiêu đào tạo là: Đào tạo chuyên môn kiểm
toán trên cả hai phương diện khoa học kiểm toán và hành nghề kiểm toán. Đồng thời
phải xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp và có tính logic từ số lượng môn,
tính kế tiếp giữa các môn, nội dung giảng từng môn học đến khâu đánh giá kết quả
học tập. Riêng đối với nội dung giảng dạy KT cần được xây dựng theo từng lĩnh vực
hoạt động kế toán của đất nước. Quá trình đào tạo phải đảm bảo gắn kết giữa lý thuyết
với thực tế để sinh viên khi ra trường có thể đảm nhận một số công việc và có thể
25

×