Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Phân tích phương thức những vấn đề đấu thầu quốc tế và đánh giá những vấn đề đấu thầu quốc tế tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.39 KB, 54 trang )

Tài liệu @tv

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
I.1. Khái niệm
Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người gọi thầu
(người mua) công bố trước các điều kiện mua hàng để người dự thầu (người
bán) báo giá và các điều kiện chất lượng của hàng hóa, các điều kiện thương
mại khác để người mua chọn được người bán đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của
mình.
Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu( cá nhân, tổ chức)
trong và ngoài nước tham gia.
Những bên liên quan:


Bên mời thầu: là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng

lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy
định của pháp luật về đấu thầu


Bên nhà thầu: là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có

năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự
để kí kết và thực hiện hợp đồng. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính
của mình.
Nhà thầu có thể phân loại: nhà thầu chính và nhà thầu phụ
+ Nhà thầu chính: là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu
thầu, đứng tên dự thầu, kí kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn . Nhà
thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng
với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu
thì gọi là nhà thầu liên danh (Khoản 12, điều 4, luật đấu thầu 2005)



1


Tài liệu @tv

+ Nhà thầu phụ: là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu
trên cơ sở thảo thuận hoặc hợp đồng được kí với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ
không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.
Các đối tượng tham gia gián tiếp:
+Cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát;
+Tổ chức, công ty kiểm toán độc lập;
+Công luận, các cơ quan báo chí;
+ Sự tham gia của cộng đồng với vai trò giám sát.
I.2. Đặc điểm
1-Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, chỉ diễn ra ở một
địa điểm, trong một thời gian xác định trước
Thời gian và địa điểm của mỗi cuộc đấu thầu được nêu rõ trong các
thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát
thanh, truyền hình… và trong thư mời thầu.
2- Đối tượng mua bán không nhất thiết là hàng hoá có sẵn mà mua
bán dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể là hàng hoá hữu hình hay dịch vụ
Nhà thầu có thể biết tiêu chuẩn về kỹ thuật của hàng hoá mà bên mời
thầu yêu cầu khi nhận được hồ sơ mời thầu. Các yêu cầu về kỹ thuật của hàng
hoá trong thư mời thầu thường rất chi tiết thể hiện rõ mặt hàng trong đấu thầu
thường có quy cách phẩm chất phức tạp, giá trị cao.
Đấu thầu không chỉ áp dụng trong mua sắm hàng hoá hữu hình mà còn
trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ. Trong ngành dầu khí, do đặc điểm riêng của

2



Tài liệu @tv

ngành nên lĩnh vực này rất được quan tâm. Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí
thuộc Tổng công ty DKVN chuyên cung cấp các dịch vụ khác nhau từ đơn giản
đến phức tạp như dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ trực thăng, bảo hiểm, dịch vụ
chống dầu tràn, cung cấp lao động kỹ thuật cao, cho thuê văn phòng.. .
3-Trong đấu thầu chỉ có một người mua nhưng có nhiều người
bán( thị trường của người mua) và giá thành là giá thấp nhất (giá sàn)
Đây là đặc điểm nổi bật nhất của hoạt động đấu thầu. Đấu thầu thực sự
đem lại lợi ích cho người mua vì nó tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt, khách quan
và công khai giữa các nhà thầu có năng lực. Các nhà thầu muốn trúng thầu thì
phải tính toán đưa ra giá thấp nhất. Tất nhiên giá cả không phải là yếu tố duy
nhất quyết định thắng thầu vì còn nhiều yếu tố khác như tiêu chuẩn kỹ thuật,
chất lượng, quan hệ làm ăn giữa hai bên. Thực tế, người thắng thầu không phải
là người đưa ra giá thấp nhất mà là người có uy tín trong các lần quan hệ làm ăn
trước đây.
4-Mọi điều kiện đều được quy định sẵn trừ giá cả
Trong bất cứ thư mời thầu nào, bên mời thầu thường đưa ra các điều kiện
về mặt hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, thời gian giao hàng và ngay cả
Hợp đồng kinh tế cũng được nêu ra trước. Tuy nhiên, giá cả là là điều kiện quan
trọng nhất để lựa chọn người thắng thầu nên được quyết định cuối cùng.
5-Đấu thầu thường bị chi phối từ cơ quan quản lý nguồn vốn đầu tư
về một số các điều kiện cũng như các thủ tục pháp lý
Các tổ chức tài chính Quốc tế như WTO, IMF ... thường có các quy chế
đấu thầu hướng dẫn các nước vay khi sử dụng vốn vay. Riêng nguồn vốn ODA
thì các công ty của nước cấp ODA thường thắng thầu trong các cuộc đấu thầu

3



Tài liệu @tv

sử dụng vốn này vì hầu hết các nước cung cấp ODA đều quy định các nước vay
phải sử dụng ODA để mua hàng hoá và dịch vụ cung cấp bởi nước cấp ODA.
I.3. Các loại hình đấu thầu quốc tế.
1-Căn cứ vào đối tượng đấu thầu:
 Đấu thầu mua sắm hàng hoá (Tender for Procurement goods)
 Đấu thầu xây dựng công trình (Tender for Works)
 Đấu thầu tuyển chọn tư vấn (Tender for Consulting Services)
 Đấu thầu dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án (Tender
for Project)
2-Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu:
 Đấu thầu rộng rãi (open bidding hay international competitive)
 Đấu thầu hạn chế (limited bidding)
 Chỉ định thầu (Single bidding)
 Chào hàng cạnh tranh
 Mua sắm trực tiếp
 Tự thực hiện (Tự thầu)
 Mua sắm đặc biệt
3- Căn cứ vào hình thức báo thầu:

4


Tài liệu @tv

 Đấu thầu 1 túi hồ sơ (1 phong bì)
 Đấu thầu 2 túi hồ sơ (2 phong bì)

4-Căn cứ vào hình thức xét thầu:
 Đấu thầu 1 giai đoạn
 Đấu thầu 2 giai đoạn
I.4. Vai trò của đấu thầu quốc tế
1-Sự cần thiết của đấu thầu quốc tế
Thực tế cho thấy, đấu thầu được thực hiện một cách đúng đắn thì tiết
kiệm được vốn đầu tư vì khi đó nó có tác dụng làm các chủ đầu tư, các nhà dự
thầu phải tính đến hiệu quả của hoạt động trước khi tiến hành ký kết hợp đồng.
Công tác đấu thầu là một đòi hỏi thiết yếu để đảm bảo thành công cho các nhà
đầu tư dù đó là đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài. Do tính chất công
bằng và cạnh tranh công khai nên đấu thầu quốc tế tạo ra một môi trường bình
đẳng cho các nhà kinh doanh từ các quốc gia khác nhau trong việc tổ chức, thực
hiện hợp đồng. Đồng thời, đấu thầu quốc tế cũng giúp cho các nhà đầu tư mua
được những thiết bị với giá rẻ, đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và các điều
kiện khác. Như vậy, đấu thầu quốc tế đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
2- Ý nghĩa của đấu thầu Đấu thầu quốc tế ngày càng đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là với các
nước đang phát triển như Việt Nam bởi tính hữu ích đối với chủ đầu tư, với
các nhà thầu và Chính phủ.
a, Đối với Nhà nước:

5


Tài liệu @tv

Thực hiện đấu thầu quốc tế là biện pháp quản lý tài chính có hiệu quả và
tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội khác. Đấu thầu quốc tế là cơ sở để đánh
giá khả năng của các đơn vị cơ sở, các đối tác nước ngoài, ngăn chặn được các
biểu hiện tiêu cực, sự thiên vị, móc ngoặc riêng làm mất đi tính cạnh tranh

trong kinh doanh. Đồng thời, thông qua đấu thầu quốc tế mà đất nước thu được
những công nghệ mới, hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, học hỏi kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, những kiến thức về kỹ thuật, tư vấn của các chuyên
gia, đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề ... phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hoá- hiện đại hoá đất nước.
b, Đối với chủ đầu tư:
Áp dụng đấu thầu quốc tế là phương thức thích hợp để lựa chọn các nhà
thầu có năng lực nhất đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật đặt ra đồng thời cũng có
được giá thành và điều kiện tín dụng hợp lý nhất. Đấu thầu chống tình trạng
độc quyền của các nhà thầu. Chủ đầu tư giảm được giá vốn đầu tư do có sự
cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Thực tế, giá chào thầu của các nhà thầu chênh nhau từ 30-40% trên cùng
một mặt bằng kỹ thuật. Do vậy, các đơn vị trúng thầu có giá trúng thầu giảm từ
20-30% so với các đơn vị chào thầu cao nhất và giảm từ 10- 15% so với giá
chào ban đầu của chính đơn vị trúng thầu. Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư có
thể chọn được thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Công
nghệ và kỹ thuật là điều kiện tiên quyết đảm bảo khả năng trúng thầu cho các
nhà thầu.
Ngoài ra, thông qua việc tham khảo ý kiến của các nhà thầu, các chủ đầu
tư còn thu được những thông tin hữu ích cho việc đầu tư, xây dựng các tiêu
chuẩn tối ưu trong hồ sơ mời thầu.
c, Đối với nhà thầu:
6


Tài liệu @tv

Đấu thầu quốc tế là hình thức bảo đảm công bằng và cơ hội tương đối
cho tất cả các nhà cung ứng tiềm năng. Đấu thầu quốc tế kích thích các nhà
thầu nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu

tư nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Thông qua đấu thầu quốc tế, các nhà thầu
trong nước có thể tiếp cận được những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, học hỏi
kinh nghiệm quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
I.5. Nguyên tắc của đấu thầu quốc tế
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều quy chế đấu thầu khác nhau như
quy chế đấu thầu của FIDIC, WB, ADB ... Mỗi bản quy chế đấu thầu đều có
những nguyên tắc riêng phù hợp với mục đích của mình. Nhưng nhìn chung các
nguyên tắc đấu thầu quốc tế chủ yếu như sau:
1- Nguyên tắc cạnh tranh công khai với điều kiện ngang nhau
Mỗi cuộc đấu thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số
nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện
đặt ra với các đơn vị ứng thầu (dự thầu) và thông tin cung cấp cho họ phải
ngang nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử.
2- Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin
chi tiết rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất
lượng, tiến độ và điều kiện thực hiện công trình. Điều này có nghĩa là chủ công
trình phải nghiên cứu, tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng để tiên liệu chính xác về
mọi yếu tố có liên quan đến công trình, tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc
trách.
3- Nguyên tắc đánh giá công bằng

7


Tài liệu @tv

Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng
một chuẩn mực và được đánh giá bởi một Hội đồng xét thầu có đủ tư cách và
năng lực. Lý do để "được chọn" hay "bị loại" đều được giải thích đầy đủ tránh

sự ngờ vực.
4- Nguyên tắc trách nhiệm phân minh
Không chỉ các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan được đề cập
và chi tiết hoá trong hợp đồng mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng
phần việc đều được phân minh, rạch ròi để không một sai sót nào không có
người chịu trách nhiệm. Mỗi bên có liên quan đều biết rõ mình phải gánh chịu
những hậu quả gì nếu có sơ suất và sai phạm và do đó mỗi bên phải nỗ lực tối
đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro.
5- Nguyên tắc "ba chủ thể"
Thực hiện dự án theo thể thức đấu thầu quốc tế luôn có sự hiện diện đồng
thời của ba chủ thể: bên mời thầu, nhà thầu và các nhà tư vấn. Trong đó, kỹ sư
tư vấn hiện diện như một nhân tố bảo đảm cho hợp đồng luôn thực hiện nghiêm
túc đến từng chi tiết, mọi sự bất cập về kỹ thuật hoặc tiến độ đều được phát
hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh đều được đưa ra đúng lúc. Đồng thời,
kỹ sư tư vấn cũng chính là nhân tố hạn chế tối đa những mưu toan thông đồng
hoặc thoả hiệp gây thiệt hại cho những người chủ đích thực của dự án. Có
nhiều điều khoản được thi hành để buộc các kỹ sư tư vấn phải là những chuyên
gia có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và phải làm đúng vai trò của những nhà
trọng tài công minh được cử đến từ một công ty tư vấn chuyên ngành, công ty
này cũng phải được lựa chọn thông qua quá trình đấu thầu theo một quy trình
chặt chẽ.
6- Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm chính đáng

8


Tài liệu @tv

Các khoản mục về bảo lãnh, bảo hành, bảo hiểm … cũng được đề cập
trong hồ sơ mời thầu hay hồ sơ dự thầu một cách rõ ràng để các bên liên quan

cùng hiểu rõ. Chính sự tuân thủ các nguyên tắc này đã nói lên ý nghĩa, tác dụng
tích cực của phương thức đấu thầu. Đấu thầu nhằm kích thích nỗ lực của các
bên và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất
lượng, tiến độ, tài chính của dự án và do đó bảo đảm lợi ích chính đáng cho cả
bên mời thầu và nhà thầu, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội. Trước hết
đối với chủ đầu tư, căn cứ vào kết quả đấu thầu, chủ thầu chọn lựa nhà thầu có
đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của mình về kỹ thuật, trình độ thi công, bảo
đảm kế hoạch tiến độ và giá cả hợp lý. Đối với nhà thầu, đấu thầu đảm bảo tính
công bằng giữa các nhà thầu ở mọi thành phần kinh tế. Do phải cạnh tranh với
nhau cho nên mỗi nhà thầu đều phải cố gắng tìm tòi và đổi mới những kỹ thuật
công nghệ tiên tiến, có trách nhiệm cao với dự án, các loại vật tư thiết bị được
đem chào với mức giá có tính cạnh tranh cao hơn.
I.6. Quy trình nghiệp vu
Bước 1: Chuẩn bị thầu
Phân chia đối tượng thầu thành các gói thầu theo yêu cầu của dự án, phù
hợp với luật định.
Bước 2: Tiến hành đấu thầu: 3 giai đoạn
Theo Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) thì có 3 giai đoạn khi
tiến hành đấu thầu quốc tế:
Giai đoạn 1: Sơ tuyển ( áp dụng đối với đấu thầu mở rộng).Giai
đoạn này là giai đoạn xác định các chỉ tiêu chủ yếu của công trình.
+ Thông báo cho những người có khả năng dự thầu, tuỳ theo loại hình
đấu thầu mà thông báo trên các báo chí tập san hoặc gửi thư riêng đến các hãng
9


Tài liệu @tv

kinh doanh, nhiệm vụ của ban tổ chức là chọn thời điểm và phương thức hợp lý
sao cho những người dự thầu có đủ thời gian chuẩn bị và nghiên cứu mà không

thể có đủ thời gian để liên kết với nhau để lũng đoạn giá.
Nội dung thông báo phải nêu rõ các yêu cầu của công trình và những địa
chỉ liên hệ cần thiết. Trên cơ sở thông báo, người dự thầu phải làm.
+ Đơn: Kèm theo một loạt các văn bản có liên quan (văn bản tài chính
cần thiết, văn bản chứng minh khả năng kỹ thuật – có bao nhiêu công trình sư,
có bao nhiêu kỹ sư .v.v.)
+ Các văn bản xác nhận uy tín
+ Các giấy tờ chứng minh khả năng cung cấp vốn (Nếu công trình xây
dựng bằng vốn ODA phải có vốn đối ứng).
Luật Việt Nam quy định: Khi thực hiện công trình ở Việt Nam các nhà
thầu nước ngoài phải liên doanh với một pháp nhân Việt Nam, do vậy cần phải
có thêm các văn bản xác nhận liên doanh liên kết . Ngoài ra các nhà thầu phải
có khả năng cung cấp 65% số vốn , do vậy phải có văn bản chứng minh khả
năng tài chính.
Trên cơ sở các giấy tờ (hồ sơ) người gọi thầu sẽ tiến hành sơ tuyển.
Những người dự thầu được mời đến dự sơ tuyển. Họ nhận được các tài liệu sơ
tuyển để kê khai, và ban tổ chức (người gọi thầu) xem xét, phân tích các văn
bản mà họ đã nộp và chọn người dự thầu. Đây là một công việc rất quan trọng,
cần phải tiến hành thận trọng nếu chọn người không đúng rất dễ hỏng việc hoặc
có những công trình kém chất lượng.
Sau khi sơ tuyển ban tổ chức lập short list và gọi mời những người trong
short list đến dự thầu .Trên thế giới danh sách short list thường chỉ có 7-8

10


Tài liệu @tv

người, còn ở Việt Nam có khi có đến trên 30 người và chí có trường hợp lên
đến 100 người.

Giai đoạn 2: Giai đoạn mở thầu.
Giai đoạn này trước hết là phải xây dựng bản điều lệ đấu thầu (biding
documents) trong đó nêu rõ những mặt hàng và dịch vụ là đối tượng đấu thầu.
+ Tiến hành làm hồ sơ mời thầu.Trong quá trình làm hồ sơ mời thầu có
khi cần cả dịch vụ tư vấn để tư vấn về các vấn đề tài chính, kỹ thuật đây là một
việc rất khó khăn và tốn kém.
+ Tiến hành cung cấp hồ sơ mời thầu cho những người trong short list.
Hồ sơ được bán cho những dự thầu ở nước ngoài giá dao động từ 30 đến 50
USD , đây là khoản phí không hoàn lại. Nhưng ở Việt Nam giá này thường cao
hơn rất nhiều do vậy các nhà thầu nước ngoài phản đối rất mạnh. Công việc
chuẩn bị hồ sơ rất tốn kém, phải in ấn nhiều, phải khảo sát kỹ thuật v.v…
+ Tổ chức cho những người dự thầu đi thăm thực địa, nơi xây dựng công
trình để họ tính toán cho việc thi công về sau.
+ Tiến hành giải đáp những thắc mắc của người dự thầu.
+ Thu nhận báo giá: Căn cứ vào đơn chào hàng cùng với giấy chứng
nhận đặt cọc lần 1, thường thì có giá trị từ 1% đến 5%, nhưng ở Việt Nam lại
quy định từ 1 đến 3%. Số tiền này phải trả lại cho người không trúng thầu. Tiền
đặt cọc có thể quy định bằng một số tiền nhất định.
Về nguyên tắc khi nhận giấy báo giá (offer) ban tổ chức phải giữ kín, kể
cả tiền ký quỹ thầu (bid bond).
+ Mở thầu: Vào ngày giờ đã định cuộc đấu thầu được khai mạc tại địa
điểm quy định, với sự có mặt của những người dự thầu. Ban tổ chức lúc này
11


Tài liệu @tv

mới được mở các phong bì công bố công khai nội dung các báo giá và yêu cầu
người tham gia ký vào văn bản xác nhận.
Ban tổ chức thường không công bố kết quả ngay mà công bố sau đó một

thời gian.
Giai đoạn 3: Giai đoạn này là giai đoạn đánh giá, lựa chọn người
trúng thầu ký hợp đồng.
Thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng. Đây là giai đoạn có nhiều phức tạp, các
bên dự thầu chạy đua đưa ra các điều kiện ưu đãi cạnh tranh nhau, bằng mọi
biện pháp để thắng thầu, họ không ngần ngại gì khi sử dụng các biện pháp tiêu
cực.
Ban tổ chức phải so sánh và đánh giá các báo giá (bid valuation) để đánh
giá người ta hay đưa về một cơ sở thống nhất. Ở Việt Nam thường dùng thang
điểm cho các phần, ví dụ: Về phần giá được bao nhiêu điểm, về phần kỹ thuật
được bao nhiêu điểm, thang điểm càng cao càng chính xác.
Lập hồ sơ xét thầu: Hồ sơ được đưa lên hội đồng xét thầu và thành phần
hội đồng tuỳ theo công trình: Nguyên tắc lựa chọn:
+ Giá thấp.
+ Chọn người có điểm cao nhất
+ Những người có điều kiện thuận lợi nhất.
Vấn đề này cũng rất phức tạp và có nhiều tiêu cực. Thông thường người
cấp vốn là người thắng thầu.

12


Tài liệu @tv

Hội đồng chỉ công bố người thắng và không giải thích lý do không thắng.
Ai có thắc mắc sẽ được tiếp riêng và được giả thích trực tiếp. Khả năng thắng
thầu phụ thuộc rất nhiều yếu tố, kể cả những yếu tố tiêu cực.
Bước 3: Đàm phán ký kết hợp đồng
Ngay sau khi thông báo kết quả đánh giá người trúng thầu ký kết hợp
đồng với ban tổ chức và nộp tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng (performance

bond), theo quy định của bản điều lệ . Những người không trúng lấy lại số tiền
đã ký quỹ dự thầu.
Thường là ký các hợp đồng soạn sẵn (hợp đồng mẫu). Thông lệ Việt
Nam và thế giới không giống nhau.
Việt Nam: Có lệ mặc cả trong khi đàm phán ký kết hợp đồng cho nên
trong khi báo giá họ hay nâng giá vì trong quá trình đàm phán có thể hạ được
giá xuống, nhưng với nước ngoài thì giá trong chào hàng là không đổi, đàm
phán chỉ để chi tiết hóa hoặc cụ thể hoá các công việc đã được đem ra đấu thầu.
Qua đàm phán xây dựng nội dung hợp đồng, và người thắng sẽ đặt cọc
lần hai, như trên đã nói và giá trị của lần đặt cọc này từ 10 đến 15 % giá trị hợp
đồng
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TẠI VIỆT
NAM HIỆN NAY

13


Tài liệu @tv

II.1. Điều kiện đấu thầu quốc tế tại Việt Nam
1-Luật Đấu Thầu năm 2005
Theo Điều 13. Đấu thầu quốc tế- Luật Đấu Thầu 2005 số
61/2005/QH11 thì:
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế được thực hiện trong các trường hợp sau
đây:
a) Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải
đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả
năng sản xuất;
c) Gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu

cầu của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn
được nhà thầu trúng thầu.
2-Luật Đấu Thầu năm 2013
Theo Điều 15. Đấu thầu quốc tế- Luật Đấu Thầu 2013 số
43/2013/QH13 quy định:
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện
khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản
xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất
lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán
tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;

14


Tài liệu @tv

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp
mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
II.2. Tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay
1-Các lĩnh vực đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam: Có bốn lĩnh vực đấu thầu quốc tế đang tồn tại như sau:
+ Đấu thầu về tư vấn: Là đấu thầu về tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn
để thực hiện công tác tư vấn như tư vấn chuẩn bị dự án, tư vấn thực hiện dự
án,...
+ Đấu thầu về mua sắm thiết bị máy móc: Là dạng đấu thầu theo nội
dung đấu thầu hàng hoá.
+ Đấu thầu xây, lắp: Là đấu thầu về các công trình mang tính chất xây
dựng cơ sở hạ tầng. Đây là loại đấu thầu được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam.

Do tính chất xây dựng ở Việt Nam còn non kém, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ,
vấn đề xây lắp là tất yếu cho nên có rất nhiều công trình để xây dựng. Trong
quá trình này, nhiều công ty trong nước cũng như nước ngoài muốn mình đứng
ra làm chủ công trình cho nên sản sinh ra việc đấu thầu trong xây lắp là công
việc cần làm. Hơn thế nữa ở Việt Nam, các lĩnh vực về đấu thầu khác như tư
vấn, mua sắm hàng hoá hoặc dự án và nó quá mới mẻ với nhà thầu Việt Nam
hoặc là quá ít, việc đấu thầu chưa phải là cấp thiết, sống còn đối với nhà thầu ở
Việt Nam. Cho nên, họ chỉ tập trung vào lĩnh vực đấu thầu xây lắp.
+ Đấu thầu dự án: Là loại đấu thầu các dự án mà các chủ đầu tư muốn
nhà thầu quản lý dự án đó theo tiến độ công việc được giao cho nhà thầu mà
chủ dự án mong muốn.
2-Sự yếu kém của các nhà thầu Việt Nam khi cạnh tranh với các nhà
thầu quốc tế trong đấu thầu tại Việt Nam
15


Tài liệu @tv

Vài năm nay, tổng mức đầu tư của Việt Nam bình quân đạt khoảng
600.000 tỷ đồng và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước.
Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên,
hầu hết các dự án với quy mô lớn hoặc đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài đã từ
chối các nhà thầu trong nước để lựa chọn nhà thầu nước ngoài.
a, Tham gia các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam thời gian qua chủ
yếu là các nhà thầu nước ngoài. Các cuộc đấu thầu dự án công trình có vốn
FDI hay ODA không hoàn lại thường được tổ chức ở nước ngoài.
* Tham gia các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu
là các nhà thầu nước ngoài.
Theo Vụ Kế hoạch Ðầu tư (Bộ Giao thông vận tải), tính đến tháng 6
năm 2014, ngành Giao thông vận tải( GTVT) hiện đang triển khai gần 40 dự án

ODA( nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài), tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD.
Các nhà tài trợ đến từ JICA (Nhật Bản), WB (Ngân hàng Thế giới), ADB (Ngân
hàng Phát triển châu Á), EDCF (Hàn Quốc),... hầu hết đều có những quy định
ngặt nghèo về nhà thầu xây lắp. Các nhà tài trợ không cho phép các doanh
nghiệp thuộc Bộ GTVT tham gia đấu thầu các dự án do bộ hoặc một đơn vị
trực thuộc thực hiện. Ðiều này đã biến các nhà thầu trong nước đành chấp nhận
làm thầu phụ cho nhà thầu nước ngoài, điển hình như tuyến cao tốc Nội Bài Lào Cai, các dự án ODA lớn khác như cầu Nhật Tân, đường vành đai III giai
đoạn 2,... chủ yếu do các nhà thầu quốc tế làm nhà thầu chính.
Nhìn chung các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì các nhà thầu Việt
Nam hầu như ít được làm tổng thầu, tỉ lệ thầu chính thấp, các nhà thầu Việt
Nam chủ yếu tham gia với tư cách là các nhà thầu phụ hoặc một bên liên doanh
với nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Những gói thầu chính trúng
thầu phần lớn là những gói thầu san nền, làm móng hoặc xây dựng phần thô.
16


Tài liệu @tv

Những gói thầu làm tổng thầu có thiết kế, công nghệ cao nhà thầu Việt Nam
chưa đủ khả năng dự thầu. Hình thức phụ cũng rất đa dạng, có công trình thầu
phụ dưới dạng hợp tác với nhà thầu chính nước ngoài, có công trình thông qua
bản ghi nhớ, cung cấp giá cho nhà thầu nước ngoài đứng ra đấu thầu, cũng có
công trình chỉ nhận thầu phần nhân công. Nhưng giá cả làm thầu phụ thường bị
các nhà thầu chính nước ngoài bắt chẹt dưới các hình thức gọi phiếu chào giá
từng công việc tới nhà thầu Việt Nam, rồi sau đó chọn giá thấp nhất để hợp
đồng giao việc. Có nhà thầu Việt Nam tham gia đấu thầu bằng văn bản ghi nhớ,
nhưng khi thắng thầu chỉ được làm một phần, còn lại nhà thầu nước ngoài giao
cho nhà thầu phụ Việt Nam khác với giá thấp hơn. Có trường hợp nhà thầu
nước ngoài đơn phương cắt hợp đồng đối với nhà thầu Việt Nam hoặc nhà thầu
thắng thầu bán lại cho các nhà thầu khác.

Ở Việt Nam thời gian qua cũng có nhiều liên doanh trong lĩnh vực xây
dựng ra đời nhưng vốn rất nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, phần lớn các công ty
liên doanh đều bị thua lỗ vì không giành được công ăn việc làm. Để tham gia
và thắng thầu các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với nhau dùng sức mạnh
tổng hợp của Tổng công ty, đây là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp
Việt.
Về phương pháp xét thầu, đôi khi chỉ dựa vào Hồ sơ dự thầu của các
nhà thầu, thiếu thông tin thực tế, do đó khi đánh giá năng lực nhà thầu chưa
đảm bảo độ chính xác. Việc đánh giá cho điểm chưa công bằng, tuy có điểm
chuẩn nhưng các chỉ tiêu đặt ra chưa định hướng được, dẫn đến việc cho điểm
còn mang tính chủ quan, có khi thiên vị.
* Các cuộc đấu thầu dự án công trình có vốn FDI hay ODA hoàn lại
thường được tổ chức tại nước ngoài.

17


Tài liệu @tv

- Mặc dù quy chế đấu thầu của Việt Nam có quy định áp dụng đấu thầu
đối với các doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng - hợp tác – kinh doanh hoặc
chính quyền có sự tham của các tổ chức kinh tế nhà nước từ 30% trở lên nhưng
việc áp dụng còn có chừng mực. Nguyên nhân là do tỷ lệ góp vốn quyết định.
Các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, các xí nghiệp tư nhân hầu như chưa biết
tới quy chế. Các xí nghiệp này khi xây dựng hầu hết là tổ chức đấu thầu tại
nước ngoài, sau đó đơn vị thắng thầu sẽ thuê các công ty Việt Nam xây dựng.
Các công trình có vốn ODA không hoàn lại cũng diến ra tương tự, đại đa
số được tổ chức tại nước ngoài, đặc biệt là các công trình có vốn của các tổ
chức Chính phủ các nước cho Việt Nam vay ( Nhật bản, Pháp, Tây Ban
Nha…). Do tổ chức tại nước ngoài nên cơ hội tham gia cạnh tranh của các nhà

thầu trong nước bị hạn chế, không có dịp để cọ sát, khi nhận thầu lại các công
ty Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi, nhiều ràng buộc khắt khe.
b, Thực trạng các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu tại Việt Nam
Hiện nay GDP (Tổng sản phẩm nội địa) của Việt Nam là 176 tỉ USD,
độ tăng trưởng là 5.4%. Với đối tác Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu chỉ
khoảng 13 tỉ USD mà nhập khẩu tới 37 tỉ USD, chủ yếu nhập nguyên vật liệu
và hàng phụ trợ - phụ tùng công nghiệp, tiền tuồn sang Trung Quốc như vậy là
xấp xỉ 24 tỉ USD, tương ứng khoảng 18% lưu lượng thương mại (volume of
trade) Việt Nam là giao thương với Trung Quốc. Trong số nhập khẩu 37 tỉ USD
với Trung Quốc ấy thì có đến hơn 70% là nhập nguyên vật liệu cho xây dựng
cơ sở hạ tầng mà các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam, một con số
mất mát quá lớn đối với các doanh nghiệp Việt cho việc cung ứng sản phẩm để
xây dựng ngay trên đất nước mình.
Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội công bố cho
thấy, tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC của Việt Nam là

18


Tài liệu @tv

do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất,
điện, dệt kim. Trong số này, các doanh nghiệp đến từ bên kia biên giới (khoảng
30 doanh nghiệp Trung Quốc) thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong
đó có nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện
Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ
USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD...Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện
thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu. Mặc dù 58% số hợp
đồng EPC nhiệt điện đốt than nhà thầu Trung Quốc có được là do được chỉ định
thầu nhưng không thể phủ nhận một con số tương đối lớn (42%) hợp đồng mà

nhà thầu Trung Quốc giành được là nhờ trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi
quốc tế. Bên cạnh đó, với xi măng, tuy không nêu cụ thể nhưng đối với các dự
án do Trung Quốc làm tổng thầu (trong tổng số 24 dự án), tỷ lệ nội địa hóa cơ
bản được xác định là không có gì hết, tức 0%, và các lĩnh vực kinh tế khác cũng
tương tự như vậy, phần tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong các gói
thầu EPC hầu như là không có, hoặc có tham gia cũng chỉ là nhà thầu phụ
không mấy quan trọng.
Tính đến hiện tại( năm 2014) thì trong 10 năm qua, đối với gói thầu
EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành) sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước, nhà thầu Việt Nam thắng thầu ở 67% số lượng gói thầu, nhưng
trị giá gói thầu chỉ đạt 39%, trong khi tỷ lệ này đối với nhà thầu Trung Quốc là
48%.
Cụ thể trong năm 2014, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI) cho biết,
hiện nay nhà thầu Trung Quốc đang làm tổng thầu EPC 5 trong tổng số 6 dự án
hóa chất, tất cả dự án chế biến khoáng sản, 49 trong tổng số 62 dự án về xi
măng, 16 trong tổng số 27 dự án nhiệt điện và nhiều dự án về giao thông.
Một vài số liệu:

19


Tài liệu @tv



Tổng công suất các dự án điện của Việt Nam do Trung Quốc làm

tổng thầu EPC, BOT và sử dụng thiết bị Trung Quốc lên đến gần 15.500 MW/
31.000 MW tổng công suất điện quốc gia (chiếm hơn 48%).
+ Về nhiệt điện: 21/36 dự án (hơn 58% tổng dự án) do các doanh nghiệp

Trung Quốc làm tổng thầu EPC và BOT, trong đó có 10 dự án đã đi vào
hoạt động, 11 dự án đang xây dựng với công suất xấp xỉ 8.000 MW,
chiếm hơn 45% công suất nhiệt điện chạy than và khí.
+ Về thuỷ điện: nhà thầu Trung Quốc cung cấp thiết bị, máy móc, công
nghệ cho hầu hết trong số gần 100% thuỷ điện nhỏ (với hơn 400 dự án,
tổng công suất 4.000 MV), 75% thuỷ điện vừa và lớn (18/24 dự án, trong
đó 14 đã đi vào hoạt động, 4 đang xây dựng với công suất 3.630 MW).


Về khoáng sản: Trung Quốc trúng thầu hơn 87%, trong đó phân

đạm và hoá chất chiếm khoảng 60%. Nhiều dự án lớn đã lọt vào tay nhà thầu
Trung Quốc như: Alumin Nhân Cơ, Alumin Tân Rai, đạm Hà Bắc, đạm Cà
Mau, đạm Ninh Bình; mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai, mở rộng nhà
máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn hai… Riêng về xuất khẩu sang Trung
Quốc, hơn 63% than đá, hơn 66% quặng và khoáng sản khác.


Về xi măng: Trung Quốc nắm giữ vai trò thiết kế dây chuyền đồng

bộ hoặc những công đoạn chủ yếu sử dụng thiết bị, công nghệ Trung Quốc
trong 41/76 dự án sản xuất xi măng (khoảng 54%) với công suất trên 40 triệu
tấn.


Về xuất khẩu nông sản: sự phụ thuộc lớn vào thị trường Trung

Quốc thể hiện ở một vài con số: sắn và sản phẩm từ sắn (86%), cao su (46%),
gạo (gần 35%), hoa quả (nếu tính cả tiểu ngạch là hơn 56%).


20


Tài liệu @tv



Về nhập siêu: năm 2012 nhập siêu hơn 16 tỉ USD (gấp 85 lần năm

2001), năm 2013 nhập siêu hơn 20 tỉ USD (chiếm hơn 28% tổng kim ngạch
nhập khẩu. Trong đó, điện thoại và linh kiện điện tử chiếm hơn 70%, hơn 35%
nguyên liệu và phụ kiện ngành dệt may, gần 47% giống lúa lai, hơn 50% phân
bón, hơn 44% thuốc bảo vệ thực vật.
(Tổng hợp từ nguồn tài liệu chuyên gia tham dự Diễn đàn kinh tế mùa
xuân 2014- Báo Người Đô Thị số ra ngày 26-07-2014)
Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ USD phục vụ cho các công
trình xây dựng hạ tầng, nếu vẫn để tình trạng Trung Quốc trúng thầu hầu hết
các gói thầu xây dựng thì dẫn theo lời bà Phạm Thị Loan-Ủy viên Ủy ban tài
chính và ngân sách Quốc hội: "Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn.
Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh
năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại". Vấn đề Trung
Quốc làm chủ sân chơi đấu thầu quốc tế tại Việt Nam sẽ tiếp tục gây ra nhiều
hệ lụy liên quan đến các vấn đề kinh tế, an sinh xã hội, thậm chí cả vấn đề
chính trị và an ninh quốc gia.
2-Chất lượng thực hiện các dự án đấu thầu quốc tế tại Việt Nam do
Trung Quốc nhận thầu
Các dự án do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận phần lớn đều có ý nghĩa
quan trọng trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng các nhà thầu Trung
Quốc và hệ quả gây ra ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế-xã hội Việt Nam như: kéo
dài thời gian thi công, làm đội vốn đầu tư, chất lượng thiết bị kém...

a, Các dự án bị chậm tiến độ
Thông tin từ hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết hầu hết các dự án
nguồn điện trong Quy hoạch điện 6 (giai đoạn 2006-2010) đều bị chậm tiến độ
21


Tài liệu @tv

như các nhà máy thuỷ điện sông Ba Hạ, Pleikrông, Bản Vẽ...; các nhà máy
nhiệt điện: Uông Bí (mở rộng 1), Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, Vũng Áng 1,
Sơn Động, Mạo Khê, Nông Sơn, Ô Môn 1. Đặc biệt, các dự án điện do các nhà
thầu Trung Quốc đảm nhận như: Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1, Cẩm
Phả 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2,
Duyên Hải 1 và nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc như Kiên Lương... đều bị
chậm; có những dự án đến nay chưa triển khai, chậm tiến độ từ hai - ba năm.
Nguồn thông tin từ EVN cũng cho thấy, đặc điểm chung nhiều dự án
xây dựng nhà máy nhiệt điện do ngành này quản lý, làm chủ đầu tư, dù được
nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá rẻ nhưng lại bị chậm tiến độ gây thiệt hại khó
thống kê được. Như nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn bị chậm 28 tháng, nhiệt điện
Sơn Động chậm 24 tháng, nhiệt điện Nông Sơn chậm 20 tháng, nhiệt điện Cẩm
Phả 1 chậm 10 tháng, nhiệt điện Cẩm Phả 2 chậm ba tháng. Các dự án do
ngành điện quản lý và đầu tư như nhiệt điện Hải Phòng 1, 2 và nhiệt điện
Quảng Ninh 1, 2 đều chậm từ 18-24 tháng, đến nay vẫn chưa thể bàn giao
được.
Với khai thác khoáng sản, tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin) cũng cho biết trong báo cáo gửi bộ Công Thương, ước tính việc
chậm tiến độ các dự án của đơn vị do nhà thầu Trung Quốc thi công gây thiệt
hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Một số dự án khác do nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện cũng trong
tình trạng chậm tiến độ như vậy, như: Dự án Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn

2 do nhà thầu MCC (Trung Quốc) làm tổng thầu EPC. Sau khi trúng thầu,
không những họ không tiếp tục triển khai, mà còn đề nghị tăng giá mới tiến
hành, làm cho tổng mức đầu tư tăng và cũng khiến dự án chậm hơn ba năm.
Hay như Dự án sản xuất Alumin Tân Rai do nhà thầu Chalieco (Trung Quốc)
trúng thầu (tháng 10/2013) cũng làm tăng tổng mức đầu tư của Dự án thêm
22


Tài liệu @tv

35,37% và khiến tiến độ dự án chậm gần hai năm, hay như Dự án xây dựng nhà
máy sản xuất phân bón DAP Đình Vũ Hải Phòng của Tập đoàn Hoá chất Việt
Nam khởi công từ ngày 27/7/2003, sau 7 năm xây dựng nhưng vẫn chưa thể
bàn giao hoặc Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình sau 20 tháng triển khai cũng
chậm 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Dự án chậm tiến độ đã làm tăng chi phí như tăng khoản lãi vay, tăng
chi phí quản lý dự án, chi phí thuê tư vấn, tăng chi phí chuẩn bị sản xuất... Điều
này được thể hiện qua việc nhiều dự án điện bị đội mức đầu tư khá nhiều sau
khi hoàn thành.
b, Các dự án bị đội vốn đầu tư
Đầu tiên là dự án trị giá 1,2 tỉ USD của Tổng công ty Điện lực thuộc
Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) sau 6 dự án điện làm với nhà
thầu Trung Quốc khi giá hoàn thành bị đội lên rất nhiều so với giá trúng thầu
ban đầu.
Theo đó, lần lượt, dự án nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 100MW), nhiệt
điện Sơn Động (200 MW), nhiệt điện Nông Sơn (30 MW), nhiệt điện Cẩm Phả
1 (310 MW), nhiệt điện Cẩm Phả 2 (300MW) rồi nhiệt điện Mạo Khê
(440MW) do TKV làm chủ đầu tư đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, ước
tính tổng giá trị hợp đồng EPC do các nhà thầu Trung Quốc đảm trách tại 6 dự
án lên tới 1,2 tỉ USD. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm tổng thầu EPC của các nhà

thầu Trung Quốc còn ít, khi triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận
với các tiêu chuẩn quốc tế của các nhà thầu chưa tốt vì đa số các nhà thầu thiết
kế, thi công xây dựng của Trung Quốc chỉ quen với các tiêu chuẩn của Trung
Quốc... Và dù nhà thầu Trung Quốc thường chấp nhận tất cả các yêu cầu của
Hồ sơ mời thầu nhưng khi bắt đầu vào thi công, thực hiện hợp đồng mới bộc lộ
những khó khăn. Bên cạnh đó, trong quá trình thi công nhà thầu thường hay đề

23


Tài liệu @tv

xuất thay đổi so với hợp đồng như: Thay đổi nhân sự, thầu phụ cung cấp thiết
bị, thầu phụ xây lắp, thay đổi các điều khoản kỹ thuật... Việc này làm mất thời
gian để đàm phán, xem xét, gây khó khăn, phức tạp trong quản lý dự án của chủ
đầu tư.
Cuối cùng Tổng công ty Điện lực TKV nhận được kết quả: Thực tế cho
thấy tất cả các dự án nhiệt điện đốt than thực hiện tại Việt Nam trong thời gian
vừa qua của Trung Quốc đều bị chậm tiến độ từ 1-2 năm hoặc hơn đã làm tăng
chi phí đầu tư của dự án, nhưng việc đàm phán để nhà thầu EPC Trung Quốc
nộp khoản phạt chậm tiến độ là công việc rất khó khăn và thường bị kéo dài.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng gặp vấn đề giống TKV, như
dự án nhiệt điện Hải Phòng 1 (tại huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng), nhà
thầu Trung Quốc là Tập đoàn Điện khí Đông Phương trúng thầu. Thời điểm
cuối năm 2008 đầu năm 2009, Tập đoàn Điện khí Đông Phương đã liên tiếp
phát văn bản nói rằng do biến động đồng nhân dân tệ đang từ 8,2 tệ/USD xuống
6,8 tệ/USD nên họ thiệt hại gần 100 triệu USD. Họ đề nghị Việt Nam bù giá,
nếu không họ sẽ không thi công nữa vì hết tiền.
Tình trạng chung của hầu hết các dự án do Trung Quốc nhận thầu là giá
trúng thầu ban đầu rất thấp và đội giá sau khi hoàn thành lại là một con số

không nhỏ.
c, Chất lượng các dự án sau khi hoàn thành thấp và những vấn đề
kinh tế- xã hội khác
Ví dụ với gói thầu 6 dự án điện của Tổng công ty Điện lực thuộc Tập
đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, so sánh thực tế vận hành ở nhà máy điện
Na Dương (do MC làm tổng thầu, các thiết bị chính xuất xứ từ Nhật Bản và các
nước G7) với nhiệt điện Cao Ngạn (do HPE làm tổng thầu, các thiết bị chính
xuất xứ từ Trung Quốc), Sơn Động, Cẩm Phả, cho thấy chất lượng thiết bị xuất
24


Tài liệu @tv

xứ từ Trung Quốc cũng như các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật (hiệu suất nhà máy)
thấp hơn các thiết bị của các nước châu âu, G7.
Tương tự như vậy, Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có gói
thầu chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt (Trung
Quốc) thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, nhưng kinh nghiệm của nhà
thầu lại là “lần đầu tiên” làm tổng thầu EPC trên lĩnh vực đường sắt đô thị, dự
án chưa hoàn thành nhưng với một phần đã hoàn thành hiện nay cũng bộc lộ sự
kém chất lượng khi kiểm tra, đánh giá.
Trái ngược về chất lượng kém từ các dự án nhà thầu Trung Quốc làm
tổng thầu, dẫn chứng về chất lượng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 (600MW) mà
chịu trách nhiệm thi công công trình là tổ hợp các nhà thầu nước ngoài như
Sumitomo (Nhật Bản), Hyundai (Hàn Quốc), Stone & Webster (Mỹ), Mitsui
Babcock (Anh) cùng một số công ty xây lắp của Việt Nam như Lilama,
Licogi... thì dự án này hoàn thành từ năm 2001 và đến nay vẫn vận hành tốt,
không hề có bất cứ dấu hiệu về xuống cấp. Bởi tất cả những thiết bị, máy móc ở
nhà máy nhiệt điện này đều được nhập từ các nước G7 và các công ty Việt
Nam. Ví dụ như nồi hơi của Anh, thiết bị điện của Mỹ, tuốc bin, máy phát của

Nhật.
Không chỉ vấn đề chậm tiến độ, chất lượng thấp, đội giá khi hoàn
thành, các dự án do Trung Quốc nhận thầu còn dẫn tới nhiều nghi ngại về các
vấn đề an ninh xã hội như đảm bảo an ninh năng lượng khi 90% các nhà máy
nhiệt điện, thủy điện do Trung Quốc thi công hay vấn đề Trung Quốc nhập
khẩu hoàn toàn lao động từ bên họ sang Việt Nam làm việc, không tạo cơ hội
cho công nhân Việt Nam, hoặc vấn đề phá vỡ hợp đồng, kéo dài thời gian hoàn
thành có mục đích chính trị, ảnh hưởng đến tổng thể kinh tế- xã hội Việt
Nam…

25


×