Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tâm lý nóng nảy nhận biết hóa giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.15 KB, 13 trang )

TÂM LÝ NÓNG NẢY
Tính nhạy cảm, nóng nảy bộc lộ cho ta thấy một hệ thống thần kinh thiếu tự chủ. Khi
ý nghĩ bị xúc phạm chạy qua đầu, thì lập tức các phản ứng chống trả lại nổi lên. Biểu lộ qua
sự thay đổi rõ ràng trên nét mặt, trong đôi mắt –và thường có những lời nói không êm tai đi
kèm theo. Dù dưới hình thức nào, tính nhạy cảm, nóng nảy cũng làm chủ nhân của nó phải
đau khổ, và tạo ra những xung đột gây đau khổ cho người khác nữa. Mục đích sống ở đời
là phải luôn tạo ra sự bình an, dễ chịu cho mọi người. Ngay cả khi bị đối xử không tốt, có
đủ lý do để phản ứng, ta cũng phải biết tự kiềm
chế, làm chủ mình trong những trường hợp như
thế.
Bản tánh tự nhiên của con người là nhạy cảm,
nóng nảy. Và khi tình cảm không sáng suốt này
làm chủ ta, ta sẽ đánh mất trí tuệ. Nếu lúc đó có
sai quấy, ta vẩn thấy mình suy nghĩ đúng, hành
động đúng, cảm xúc đúng. Chỉ khi nào sự u mê đó
không còn, thì ta mới có thể phán đoán đúng điểm
mạnh, điểm yếu của mình cũng như của người một cách trung thực chứ không qua con
mắt của thành kiến, chấp ngã.
Nhiều người lầm nghĩ rằng khi bị chỉ trích, phê bình, họ phải tự bào chữa, biện hộ, và làm
như thế họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Điều này càng khiến người đó đau khổ thêm trong cái
vỏ ốc cô độc của mình. Tốt hơn hết là ta buông bỏ nó bằng cách làm chủ các nguyên nhân
gây ra sự nhạy cảm, nóng nảy đó.
Lúc còn trẻ, tôi là người rất nhạy cảm, tự ái; do đó hay chuốc lấy đau khổ cho bản thân. Vì
biết tánh tôi như thế, bạn bè lại cố tình chọc nghẹo, và họ rất lấy làm thích thú khi tôi nổi
khùng. Lúc đó, chính tôi tự phá đi sự bình an của mình. Tôi đau khổ không hoàn toàn do
người khác gây ra, mà chính là do tôi quá nhạy cảm với lời nói của người khác. Tôi khám
phá ra rằng, tôi càng cãi với những người làm tôi tức giận, họ càng lấy làm thích thú. Cuối
cùng tôi quyết định không để ai khuấy phá sự bình an của mình. Tôi để mặc họ muốn ‘chỉ
trích, phê bình’ bao nhiêu cũng được. Tôi không màng tới, như thể là tôi không có mặt ở
đó, hay không nghe, không thấy gì. Chẳng bao lâu sau, họ cũng hết hứng thú chọc phá tôi,
rồi dần dần họ trở thành bạn bè tốt của tôi. Đòi hỏi người khác phải kính trọng, tử tế với


mình là vô ích. Cần phải tỏ ra xứng đáng được như thế. Nếu bạn tôn trọng, tử tế, lịch sự
với người khác một cách chân thật, thì họ cũng tôn trọng, lịch sự, tử tế lại với bạn như
thế. Đừng bẻ quặt, bóp méo ý tốt của người khi họ góp ý xây dựng với ta, vì tánh quá nhạy
cảm của mình. Nhất là đối với những người ở vị trí lãnh đạo. Hãy lễ phép và lịch sự; nhưng
nếu cảm thấy nóng giận thì lập tức làm chủ tình cảm thiếu lý trí đó, làm chủ mình.


Với tất cả tấm lòng, tôi tập không bao giờ để mình bị nóng giận nữa. Tôi cảm thấy tự tại,
an bình với chính mình. Chính vì bạn không thấy an ổn với bản thân, nên bạn trở nên nhạy
cảm, dễ giận. Đó là thái độ của hạng phàm phu. Trái lại, người có bản lĩnh luôn tha thứ
người khác dù họ có bị xúc phạm, bị đau đớn đến thế nào. Đó mới là cách sống
đúng. Đừng chờ đợi đến ngày mai, hãy thực hành cách sống đó ngay hôm nay.
Lúc nào cũng phải làm chủ các cảm xúc của mình. Để ngọn lửa nóng giận lan vào tim, ấp
ủ nó ở đó, rồi nó sẽ thiêu đốt đời sống nội tâm ta. Người khôn ngoan sẽ biết kiềm chế cảm
xúc của mình, biết rằng chúng chính là ma vương chực chờ phá hoại sự an bình của
tâm. Tánh nóng nảy là một thói quen nguy hiểm, nó có thể làm chủ cuộc đời ta, tước đoạt
hạnh phúc của ta.
Trong khi tâm lý nhạy cảm giống như bóng ma luôn ám ảnh bạn. Nó hành hạ tinh thần bạn,
khiến bạn nghĩ rằng tất cả thế giới này là kẻ thù của bạn. Những người quá nhạy cảm
thường đổ lỗi cho người khác làm họ đau khổ, trong khi họ phải hiểu rằng chính họ tự gây
ra vết thương cho bản thân. Tốt nhất là tự trách mình vì tính quá nhạy cảm, nóng nảy, hơn
là giận dỗi người khác.
Không nên tỏ thái độ giận dữ trước ai. Phải âm thầm sửa đổi mình. Nếu cần, hãy lánh đi
chỗ khác, tránh xa người khác cho đến khi cơn sốt nóng nảy dịu đi. Hãy nhớ rằng gương
mặt ta là tấm gương phản ảnh nội tâm ta. Hãy để tấm gương đó phản chiếu sự an bình
trong tâm hồn ta.
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Trích dịch theo The Psychology of Touchiness, Yoga International)
12 bước giúp bạn kiểm soát hoàn toàn cơn giận
Bài viết này chỉ ra 12 bước tiếp cận hiệu quả giúp bạn kiểm soát được cơn giận theo hướng tích cực chứ

không phải tiêu cực.

Nóng giận là gì?
Cảm xúc này cũng có thể làm chúng ta mất tự chủ, dẫn đến căng thẳng, kiệt sức, mệt
mỏi và buồn chán. Sự tức giận đến mức mất kiểm soát có thể gây hại nghiêm
trọng đến cuộc sống cá nhân và công việc của bạn, bởi vì nó có thể gây ra những
tác động tiêu cựckhông thể tin được. Đặc biệt trong môi trường làm việc hiện đại ngày
nay, nơi mà sự tin tưởng và hợp tác là yêu cầu thiết yếu thì việc mất khả năng kiểm
soát cơn giận sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ trong công việc.
.
Tác hại của sự tức giận – Sự ngu ngốc …
Ở một khía cạnh khác, một phản ứng tiêu cực có thể làm hỏng mối quan hệ và dẫn đến
đánh mất sự tôn trọngvới người khác và thể diện của chính mình. Đặc biệt khi chúng ta
phản ứng ngay lập tức và nóng giận với những gì ta xem như một mối đe dọa, trong khi
sự đánh giá ấy hoàn tòan sai. Điều này khiến chúng ta trở nên thật ngu ngốc!


Đó là lý do chúng ta cần phải học cách kiểm sóat sự tức giận một cách đúng đắn và
làm chủ nó sao cho nó mang tính tích cực chứ không phải tiêu cực. Trong trường hợp
không phải là những tình huống nguy hiểm đến tính mạng, chúng ta cần bình tĩnh và
đánh giá tính chính xác trong cách nhìn nhận vấn đề trước khi cần thiết phải bày tỏ thái
độ giận dữ một cách mạnh mẽ nhưng có kiểm soát. Kiểm soát cơn giận, sau đó là quá
trình học cách “bình tĩnh” và đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực của sự giận dữ trước khi
nó đạt đến một mức độ tiêu cực khó kiểm soát.
Kinh nghiệm chủ quan
Con người tức giận theo nhiều cách khác nhau và vì nhiều lý do khác nhau. Có thể bạn
tức giận chỉ vì bị đồng nghiệp khiêu khích, một tình huống dường như không ảnh
hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến bạn. Về lâu dài, điều này dẫn sự tức giận vô cớ và để
giải quyết nó cũng trở nên khó khăn; điều này nhấn mạnh rằng phản ứng đến từ sự tức
giận này sẽ tác động tiêu cực đến bạn. Vì vậy, kiểm soát cơn giận tập trung vào việc

kiểm soát phản ứng của bạn (chứ không phải các tác động từ bên ngoài). Biết cách
kiểm soát cơn giận, bạn có thể phát triển các khả năng xử lý và loại bỏ những phản
ứng, cảm xúc tiêu cực trước khi nó làm bạn căng thẳng, lo lắng và khó chịu.
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi lúc chúng ta có cảm giác muốn “xả”ra tất cả sự tức
giận kiềm nén bấy lâu. Việc thể hiện sự tức giận ở mức độ đúng đắn giúp chúng ta
hành động đúng,nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo đúng cách của nó,hoặc xử lý tình
huống theo hướng tích cực. Nếu chúng ta học được cách điều khiển, kiểm soát cơn
giận, thì chúng ta sẽ biết cách thể hiện nó một cách vừa phải và có những hành động
mang tính tích cực. Sử dụng các liệu pháp: Khi bạn tức giận, hãy sử dụng 12 bước của
Redford Williams để bình tĩnh lại:
Bước 1: Giữ bình tĩnh trước
Khi bạn biết những gì làm cho bạn tức giận, bạn sẽ có lợi thế hơn trong việc tìm ra các
liệu pháp để suy xét xem nên giữ lại hay thể hiện cơn giận ấy ra một cách có hiệu quả
nhất.
Bước 2: Nếu bạn muốn kiểm soát cơn giận
Hãy thừa nhận rằng bạn đã gặp vấn đề trong việc kiểm soát nó. Rõ ràng là bạn không
thể thay đổi được những gì mà bạn không chịu thừa nhận. Vì vậy, điều quan trọng là
xác định và thừa nhận rằng sự tức giận là một rào cản cho sự thành công của bạn.
Bước 3: Sử dụng mạng lưới hỗ trợ của bạn
Nếu sự giận dữ là một vấn đề, hãy để những người quan trọng đối với bạn biết về
những thay đổi bạn đang cố gắng để thực hiện. Họ có thể là một nguồn động lực và sự
hỗ trợ từ họ sẽ giúp bạn khi bạn có xu hướng quay trở về những thói quen cũ.
Bước 4: Sử dụng các kỹ năng kiểm soát cơn giận nhằm làm gián đoạn chu kỳ
của nó


Tạm dừng




Hít thở sâu



Tự nhủ rằng bạn có thể tự xử lý vấn đề của mình




Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Bước 5: sự đồng cảm
Nếu người khác làm điều gì khiến bạn tức giận, hãy thử nhìn vấn đề từ quan điểm của
mình. Nhắc nhở bản thân mình luôn phải khách quan và nhớ rằng bất cứ ai cũng đều
có thể phạm sai lầm và chỉ có sai lầm mới có thể giúp con người học cách sống sao
cho tốt hơn.
Bước 6: Mỉm cười với bản thân
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Hãy mỉm cười với bản thân và đừng nghiêm
trọng hóa mọi vấn đề.
Bước 7: Thư giãn
Người nóng giận thường là những người để cho những điều nhỏ nhặt làm phiền lòng
họ. Nếu bạn học cách bình tĩnh, bạn sẽ nhận ra rằng không cần phải căng thẳng làm gì
và bạn sẽ ít tức giận hơn.
Bước 8: Tạo dựng sự tin tưởng
Người dễ tức giận thường là người hay hoài nghi. Họ nghĩ rằng những người khác sẽ
làm điều gì đó với mục đích làm phiền hoặc gây trở ngại cho họ ngay cả khi điều đó
chưa xảy ra. Nếu bạn biết tin tưởng người khác, bạn sẽ ít nổi giận với họ hơn khi họ
làm điều gì đó sai trái,và bạn sẽ nhìn nhận vấn đề “thóang” hơn,hiểu rằng nó không
được gây ra 1 cách có chủ ý từ 1 âm mưu thâm hiểm nào đó.
Bước 9: Lắng nghe

Việc hiểu lầm dễ dàng gây cảm giác bực bội và mất lòng tin vào người khác . Khi bạn
chịu khó lắng nghe người khác nói, bạn sẽ dễ dàng tìm ra hướng giải quyết vấn đề mà
không hề có sự bực dọc chen vào.
Bước 10: Hãy quyết đoán
Hãy nhớ rằng, ở đây là từ “quyết đoán”, không phải “hiếu thắng”. Khi nổi giận bạn
thường đánh mất sự tự chủ. Bạn bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực và có các biểu
hiện sinh lý như: tim đập nhanh, đỏ mặt…. mà bỏ qua việc tìm ra những tranh luận
vững chắc hoặc cùng nhau tìm ra những phản ứng thích hợp. Nếu bạn chỉ tìm cách
khẳng định bản thân và cố gắng thể hiện cho người khác biết những kỳ vọng, ranh giới,
các vấn đề của bạn, thì như vậy, bạn sẽ chỉ thành công trong suy nghĩ của riêng bạn
mà thôi.
Bước 11: Sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng trong cuộc đời bạn
Điều này có thể cường điệu quá mức nhưng nó là một sự thật rõ ràng. Cuộc sống thật
ngắn ngủi và tốt hơn hết bạn nên sống một cách tích cực hơn là tiêu cực. Hãy nghĩ mà
xem nếu bạn chỉ biết tức giận suốt cuộc đời mình, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều niềm vui,
nhiều sự ngạc nhiên thú vị mà cuộc sống này đem lại.
Bước 12: Hãy học cách tha thứ
Để chắc rằng những thay đổi của bạn xuất phát từ tận sâu bên trong con người bạn
chứ không chỉ đơn thuần là ở vẻ bên ngoài. Trong cuộc sống, bạn cần biết tha thứ cho
những người từng làm bạn phật ý. Thật không dễ dàng để quên đi những nỗi đau và sự
oán giận trong quá khứ nhưng cách duy nhất để bạn vượt qua sự giận dữ là tống khứ
những cảm giác này đi và làm lại từ đầu. (điều này còn tùy thuộc vào cái gì, hoặc ai là
cội rễ gây ra sự tức giận của bạn nữa, bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ một chuyên gia để
hiểu rõ và đầy đủ hơn những vấn đề này)


12 bước ở trên giúp hình thành một kế hoạch toàn diện giúp kiểm soát sự tức giận vô
cớ và thiếu kiểm soát. Hãy bắt đầu sớm nhất có thể. Tức giận và stress có liên quan
mật thiết với nhau và những tác hại của stress đối với sức khỏe của chúng ta cũng đã
được chứng minh. Hãy thử công cụ giúp kiểm sóat stress để hiểu nhiều hơn về những

ảnh hưởng của stress và làm thế nào để đối phó với nó. Bạn sẽ thấy rằng rất nhiều các
phương pháp được trình bày ở đây được sử dụng để kiểm sóat stress vì stress và sự
tức giận đều tiêu cực, gây ra những ảnh hưởng về mặt tình cảm trong cuộc sống của
chúng ta.
Do đó, cách tiếp cận đối phó với chúng cũng tương tự như nhau.Ngay cả khi bạn chưa
cảm thấy sự tức giận của bạn lànghiêm trọng, thì việc bạn làm quen với các bước ở
trên cũng là 1 ý kiến hay. Nếu bạn không có phương thức để đối phó với sự tức giận
một cáchhợp lí,bạn vẫn có thể tạo lập dc chúng từ từ theo thời gian. Trước khi bạn
“hiểu ra vấn đề”,có thể một lúc nào đó bạn sẽ rơi vào tình trạng giận quá mất khôn và
nó sẽ có những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn. Chủ động kiểm soát cơn giận
sẽ giúp bạn đảm bảo rằng nó vẫn còn là một cảm xúc lành mạnh có thể bảo vệ bạn
trước những tổn thương và các mối đe dọa.
Kết luận:
Tức giận là một quyền năng mạnh mẽ, cả tốt và xấu. Nếu bạn sử dụng quyền năng này
một cách bất cẩn, nó có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ,công việc và sức
khỏe của bạn.
có nhiều người rất dễ nổi nóng và mỗi lần như vậy họ có thể lớn tiếng, ăn nói lung tung một cách
bừa bãi, vô trách nhiệm, có khi còn dẫn đến việc xúc phạm danh dự cá nhân của người khác. Họ
không cảm thấy có gì sai trái hay xấu hổ khi làm như vậy ở chốn đông người, tại nơi công cộng, và
lúc nào họ cũng có vô số “Tại vì….” để bào chữa cho sự nóng tính

– Do not make friends with a hot-tempered man, do not associate with one easily angered.
Đừng làm bạn với người như Trương Phi, đừng hợp tác với kẻ dễ giận.
– An angry man stirs up strife, and a hot-tempered man abounds in transgression.
Người giận dữ gây bất hoà, người nóng tính gây nhiều tội lỗi (tội phạm).
– A quick-tempered man acts foolishly….
Người nóng tính hành động một cách ngu xuẩn.
– A hot-tempered man stirs up strife….
Người nóng tính là đầu mối của sự xung đột.
– A hot-tempered man stirs up dissension, but a patient man calms a quarrel.

Người nóng tính tạo sự bất đồng ý kiến, người kiên nhẫn dẹp được cuộc tranh cãi.
Câu nào cũng tố cáo dữ dội không nương tay. Hèn chi người Ta ráng che đậy kìm nén cái tật xấu xa
đó và cảm thấy xấu hổ khi lỡ vi phạm.


Lời Phật dạy- về Nóng giận
Tác gỉa: Theo FB Đức Bảo Phạm

Phật khuyên vắn tắt là Không Nên Nóng Giận dầu rằng bộc lộ cử chỉ phẫn nộ nhiều khi
có thể làm dịu bớt sự bực bội trong lòng, nhưng chung quy nóng giận sẽ đem lại phiền
não cho người giận cũng như cho người bị giận.
Phật nói : “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người”.

Mục tiêu chính yếu của Giáo lý Đạo Phật là “Diệt trừ phiền não và mọi khổ đau” nên
Phật đã lưu ý đến việc khuyên chúng sinh từ bỏ nóng giận, vì đó là nguyên do tạo ra
phiền não.
Không giận hờn là giữ được bình tĩnh trước những cảnh trái ý nghịch lòng. Giận hờn là
tính xấu tai hại chẳng khác ngọn lửa tàn bạo, đốt cháy cả người giận lẫn những người
chung quanh.
Kinh Hoa Nghiêm có nói : “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, là “Một ý
niệm giận hờn nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra”.
Và tiếp theo còn nói “Nhất sân chi hoả, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn” là “Lửa
giận hờn một khi đã phát ra, có thể đốt cháy và làm tiêu tan muôn mẫu núi rừng công
đức”.
Khổng giáo cũng nói “Nhẫn nhất thời chi khí, miễn bá nhật chi ưu” nghĩa là “Dằn cơn
giận trong một lúc thì khỏi ưu phiền cả trăm ngày”.
Bao nhiêu phiền não xảy đến đều do ta chẳng biết dằn cơn giận mà ra. Phật khuyên ta
nên lấy lòng từ bi và tính ôn hoà để thắng phẫn nộ. Đồng thời ta còn phải thận trọng lời
nói, giữ gìn ngôn ngữ cho nhẹ nhàng, đúng đắn và không bao giờ nên thốt ra những lời
nặng nề thô lỗ làm đau lòng người khác.

Điều khó nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm. Khi tâm ta không còn nghĩ đến giận
hờn thì tự nhiên cơn phẫn nộ sẽ không bộc phát. Và khi tập được tánh không giận hờn
thì ta có được đức tính nhẫn nhục cao quý. Ta sẽ dùng tình thương và lòng bao dung để
đáp lại mọi trường hợp mà người phàm tục cho là đáng giận, trong những lúc họ tranh
giành phải trái hơn thua với nhau.
DỨT BỎ NÓNG GIẬN ĐỂ KHỎI PHIỀN NÃO
Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn
dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.


ĐÁNG KHEN NGƯỜI DẰN ĐƯỢC CƠN GIẬN
Biết dằn cơn giận đang lúc nổi lên, giống như người lái xe biết xe đang chạy quá mau thì
bớt tốc độ lại. Như vậy mới là người lái xe giỏi.
LẤY TỪ BI THẮNG NÓNG GIẬN
Lấy từ bi và ôn hoà để thắng nóng giận. Lấy hiền lành để thắng hung dữ. Lấy bố thí và
lòng rộng rãi để thắng tham lam. Lấy chân thật để thắng giả dối.
LÀM LÀNH VÀ BỐ THÍ TẠO ĐƯỢC NHIỀU PHƯỚC
Nói lời chân thật, Không giận hờn, Bố thí cho người đến xin, là ba việc lành đưa người
đến cõi Trời.
Người hiền lương không làm hại ai, luôn luôn tự kiểm soát để kềm chế Tâm và Thân, thì
chẳng còn sầu muộn và đạt đến trạng thái bất diệt của Niết Bàn.
TU DUYÊN DỨT HẾT PHIỀN NÃO
Những người ngày đêm tu tập chuyên cần, tâm trọn vẹn hướng về Niết Bàn, thì mọi
phiền não đều dứt sạch.
TRÊN THẾ GIAN NÀY, KHÔNG AI LÀ KHÔNG BỊ CHÊ
Đây là một thành ngữ đã có từ xưa :
“Không nói gì thì bị người ta chê.
Nói nhiều cũng bị người ta chê.
Nói ít cũng bị người ta chê”.
Làm người mà không bị chê, thật là chuyện không thể có ở cõi thế gian này.

Trong quá khứ, trong tương lai và trong hiện tại chưa hề có người nào bị tất cả mọi người
chê hay được tất cả mọi người khen.
THƯỜNG XÉT MÌNH VÀ GIỮ PHẨM HẠNH LÀ ĐIỀU ĐÁNG KHEN
Còn ai dám chê bai người thường xét mình hằng ngày, không hành động sai quấy, có
đầy đủ phẩm hạnh và trí tuệ sáng suốt?
Người trong sạch, đức hạnh chói sáng như vàng ròng, là người đáng được tán dương và
kính phục. Ngay đến chư Thiên cũng khen ngợi.
CẦN KIỂM SOÁT HÀNH ĐỘNG, LỜI NÓI VÀ Ý NGHĨ
Phải luôn kiểm soát hành động, đừng nóng giận, đừng làm điều ác, và nên lo làm điều
lành.
Phải nhớ khắc phục khẩu nghiệp, thận trọng lời nói, đừng cau có gây gổ, dứt bỏ mọi lời
thô ác và chỉ nói lời hiền hoà nhân đạo.
Giữ gìn tâm ý, đừng để mắc sai lầm, đừng để giận dữ, đừng đến nhiều điều hung ác, chỉ
nghĩ đến điều thiện và việc tu hành.
Người trí chẳng những lo kiểm soát Thân, mà còn lo điều phục Tâm và Ý nữa.

Cách ki ềm ch ế c ơn gi ận: 3 b ướ c d ễ nh ớ


Mọi người chúng ta ai cũng đều tức giận, chỉ khác
nhau ở mức độ nóng tính và phản ứng ra sao với cùng
một sự việc. Có khi nào bạn tử hỏi tại sao những
người kia được mọi người quý mến và dễ gần gũi còn
bạn thì không?
Người nóng nảy nhìn rất xấu và thường bị mọi người chung
quanh ngán ngại, lánh xa. Chưa kể người dễ giận dữ có nguy cơ
mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường và nếu một
người có tiểu sử cao huyết áp mà nóng tính thì hậu quả rất khó
lường. Không hiếm những trường hợp có những người đột quỵ
thậm chí tử vong chỉ vì bị nhồi máu giữa một cơn giận đùng

đùng. Nóng giận gây hại đủ các mặt thậm chí ở những khía
cạnh mà bạn không thể ngờ tới. Bạn hãy tin tôi ở điều này!
Những người dễ nóng giận rất “khó ưa” ngay cả đó làm một em


Vậy làm thế nào để ta học được cách kiềm chế cơn
giận dữ?
Mỗi người đều có kiểu nóng giận khác nhau và cách thức “cai
giận” cũng vì thế mà khác nhau. Hầu hết chúng ta thừa nhận
rằng nóng tính là không đúng, không hay và cần điều chỉnh.
Tuy nhiên khi gặp chuyện đáng giận lôi đình thì chúng
ta chẳng còn nhớ gì nữa mà chỉ muốn “xả” ra một đống ngôn
từ, cử chỉ và thái độ đáp trả cho hạ hỏa.
Vậy nên để tập đức tính điềm đạm và khả năng phản ứng tích
cực khi xảy ra chuyện dễ nổi nóng cần rất nhiều quyết tâm.
Đồng thời ta phải luôn tự nhủ rằng không nên để cơn giận kiểm
soát hoàn toàn con người mình vì như thế mọi chuyện đâu lại


vào đấy. Ba ngày nhịn nhục nhưng chỉ cần ba giây “lỡ dại” là
coi như ta lại trở lại chính mình!
Cá nhân tôi là một người vô cùng nóng tính. Đã nhiều lần tôi
muốn tập thái độ tích cực khi bị chọc giận nhưng lúc làm được
lúc không. Nói chúng là rất dễ quên bài học và miệng thì sẵn
sàng thốt ra những lời lẽ chỉ trích nặng nề nhất với đối tượng.
Nhưng thời gian gần đây tôi thấy mình có chuyển biến tốt lên từ
từ sau khi đã nghiệm ra được ba điều sau.

3 b ước giúp ki ềm ch ế tính nóng gi ận:
1. Ngồi tĩnh tâm và thừa nhận rằng mình là một người dễ

nổi nóng. Bạn hãy nhìn chung quanh và xem có ai “xấu tính”
như mình hay không. Hở một chút là tức giận quát tháo. Chỉ
cần một lời nói giỡn chơi, khiêu khích nhẹ hoặc góp ý là cũng
khiến ta nổi xung thiên. Khi giận dữ, ta không tự chủ được lời
nói và hành động. Bạn thử tưởng tượng hình ảnh mình lúc
đang nổi giận như thế nào. Tôi chắc rằng đoạn “video clip” đó
không hay ho gì và bạn chẳng bao giờ muốn đưa nó lên
Youtube một chút nào!
Để biết rõ mức độ nóng tính của bạn tới đâu, bạn có thể dùng bài
trắc nghiệm sự giận dữ này.
2. Hiểu ra rằng cá tính hay giận dữ là một điều rất xấu và
gây hại cần được loại bỏ. Vẻ mặt hung tợn, nhăng nhúm, mày
cau lại và mắt phóng hỏa không thể gọi là đẹp, dễ thương hoặc
dễ chịu. Bạn hãy nhớ lại những mối quan hệ cũ của mình đã
bị làm hại vì những lời nói và thái độ của bạn lúc giận sôi trước
đây. Bạn cũng có thể ân hận vì những việc đáng ra không nên


xảy ra: mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, với người nhà, vợ
con… Những công việc làm ăn đổ bể, những giây phút cự cãi
chỉ trích, những đồ vật bị phá hủy, những mối quan hệ rạn
nứt đỗ vỡ… Nếu chúng đã không xảy ra có phải cuộc đời của
bạn hạnh phúc hơn nhiều hoặc công việc của bạn đã thành
công nhiều hơn hiện nay hay không?
3. Khao hát học cách kiềm chế bản thân, kiềm chế cảm
xúc và không để quên mong muốn này. Bạn hãy nhớ lại ba
cơn giận gần đây nhất là gì, nguyên nhân ra sao và nếu bạn
không nổi giận thì sự việc đã xảy ra theo chiều hướng nào? Dĩ
nhiên bạn quyết tâm rồi sẽ quên và thất bại rồi lại quyết tâm rồi
lại thất bại… Nhưng nếu bạn chỉ cần tự nhủ và nhớ lại cơn giận

gần đây rồi rút kinh nghiệm về nó, bạn sẽ tiến bộ dần lên.
Tiếp theo, khi có một sự kiện khiến bạn muốn nổi giận,
hãy giành ra nửa giây, vâng chỉ cần chưa đầy một giây đồng
hồ cũng đủ để bạn khóa vòi dòng nước sôi nóng nảy từ người
bạn thoát ra ngoài. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy bạn có
thể quyết định bước ra xa đối tượng gây giận dữ. Hoặc bạn
nghĩ nhanh qua đầuhình ảnh nổi giận sắp tới của mình sẽ ra
sao theo thông lệ. Hoặc bạn cũng có thể nghĩ đến hậu quả, sự
tồi tệ mà cơn giận sẽ mang đến cho bạn ra sao.
Đúng vậy, chỉ cần bạn giành ra chưa đến một giây và suy nghĩ
một trong những điều trên cũng đủ để giúp bạn nguôi cơn giận.
Tôi đã làm như vậy và đạt thành công nhất định khi học cách
kiềm chế cơn giận. Bạn hãy tập thử xem thế nào vì bạn biết bạn
làngười cáu gắt và bạn muốn sửa đổi, có đúng như vậy
không?
Nếu bạn có kinh nghiệm và những cách khác để kiềm chế cơn
nóng giận, bạn vui lòng chia sẻ với tôi và mọi người. Chúng ta


cần học tập lẫn nhau, thậm chí lập ra “Hội những người muốn
cai giận” trên net, trên Facebook hoặc ngoài đời nếu có thể
được.
Bạn vui lòng kể lại câu chuyện và chia sẻ ý kiến của mình bên
dưới.

Cảm ơn bạn và chúc bạn tìm ra cách kiềm kế cơn tức
giận!
Ở công sở, chúng ta nên kiềm chế cảm xúc, đừng để nó tự do thể hiện, nó sẽ làm xấu hình
ảnh và ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp của bạn. Có 12 cách để "trị" con giận, bạn đã
biết chưa?


1. Thư giãn để lấy lại bình tĩnh
Trong cuộc họp nội bộ, khi có ai đó đánh giá thấp phong cách quản lý của bạn hay chỉ trích
cách làm việc của bạn, đừng vội phản ứng một cách giận dữ. Hãy lấy lại sự bình tĩnh bằng
vài phút thư giãn ngoài ban công và một tách trà nóng giúp đầu óc tỉnh táo. Khi đã bình tĩnh,
con người ta ăn nói khôn ngoan hơn.

2. Hỏi rõ trước khi phản ứng
Khi gặp điều không ưng ý, đừng vội “đốp” lại ngay. Hãy hỏi lại người nói xem ý họ định nói
gì, nhỡ đâu bạn hiểu nhầm ý họ thì sao. Khi bạn đã bình tĩnh hỏi lại, người kia có thể cũng
thấy mình hơi quá lời, và nói lại với ý nhẹ nhàng hơn, vậy là mâu thuẫn đã được hóa giải một
cách đơn giản.

3. Áp dụng nguyên tắc "10 giây"
Bạn đang "bí bách", bức bối trong lòng và chỉ muốn "xả" hết ra cho hả, hãy áp dụng cách hạ
nhiệt bằng cách hít thở sâu và nhẩm đếm từ 1 đến 10. Đếm xong số 10 thì sự minh mẫn
cũng quay trở lại.

4. Chia sẻ
Bí mật của các cơn giận là phải được trút ra mới hả. Vậy, thay vì trút ra những lời nóng giận
với "đối thủ", bạn hãy tâm sự, kể lể với người đồng nghiệp thân. Như vậy, bạn vừa tránh
được một cuộc cãi vã không đáng có, vừa nhận được những lời khuyên tốt từ đồng nghiệp.


5. Tìm niềm vui trong công việc
Đừng làm xấu hình ảnh của mình bằng cách đấm bàn, đá ghế, hò hét loạn xạ hoặc hầm hập
như một quả bom. Nên nhớ bạn đang ở trong một môi trường tập thể với những mối quan hệ
phức tạp. Hãy quay trở lại với công việc, biết đâu, những cuốn hút chuyên môn sẽ giúp bạn
quên đi cơn nóng.


6. Nhận dạng vấn đề
Hãy cảnh giác, có thể người ta biết rằng bạn nóng tính, nên tìm cách chọc tức để làm hỏng
hình ảnh của bạn. Đừng mắc bẫy nhé. Nếu họ thích vặn vẹo họ trong cuộc họp, hãy lường
trước mọi câu trả lời và cho họ thấy rằng bạn chẳng "ngán" ai cả. Xác định được vấn đề và
tìm hướng giải quyết chính là chìa khóa để hóa giải cơn giận.

7. Đừng tự gây họa
Bạn biết cô đồng nghiệp ngồi cạnh không thích bị làm phiền, sao còn cứ mượn đồ của cô ấy,
khiến cô ấy nổi cáu và nói những câu không hay, làm bạn bực mình? Bạn biết anh chàng kia
không biết đùa, ai động trêu tí là la ó, vậy sao bạn còn thích chọc ngoáy anh ta? Bạn đã biết
cô nàng kế toán của công ty hay soi mói, chỉ trích, vậy thì hãy tránh xa cô ta ra. Đừng tự gây
cho mình những mâu thuẫn.

8. Xem lại mình
Người đồng nghiệp cùng phòng chỉ trích cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và dềnh dang
của bạn, trước khi định cáu giận với anh ta, hãy xem lại mình, có phải bạn như thế thật
không? Nếu anh ta nói đúng thì bạn nên cảm ơn anh ấy đã chỉ cho bạn những điểm yếu của
mình.

9. Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói
Bạn vẫn định cho nổ tung cơn giận ra vì nếu cứ yên lặng mãi, bạn sẽ điên mất. Vậy trước khi
mở lời, thử nghĩ xem nếu mình nói câu này ra, người nghe sẽ cảm thấy thế nào. Nếu mình
phải nghe những câu đó, mình sẽ phản ứng ra sao. Cân nhắc thật kỹ trước khi nói, bởi cái gì
đã nói ra không rút lại được đâu.

10. Xin lỗi
Sau khi đã nguôi giận, nếu thấy mình đã làm gì thất thố, bạn nên xin lỗi mọi người xung
quanh, những nạn nhân vô tình cũng phải chịu cơn giận của bạn, thậm chí xin lỗi cả người
đã làm bạn tức nữa. Phương pháp dĩ hòa vi quý này rất có lợi: thứ nhất, nó khiến "đối thủ"
của bạn thấy ngượng ngùng; thứ hai: mọi người sẽ thông cảm với bạn hơn, vì lúc đó bạn



đang nóng mà; thứ ba: bạn sẽ suy nghĩ lại và thấy, hành động giận dữ là sai lầm.

Bạn thấy đó, ở công sở, chữ NHẪN vô cùng quan trọng. Biết nín nhịn không phải là nhu
nhược, đó chính là cách để bạn thể hiện bản lĩnh và sự mạnh mẽ của mình trước mọi người.
Bạn nên nhớ, người ta đã từng đúc kết: "Phải mất nhiều năm để tạo dựng được danh tiếng,
nhưng chỉ cần vài giây để hủy hoại tất cả".



×