Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.91 KB, 9 trang )

Xác định 3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định văn hóa
doanh nghiệp.
a/ Văn hóa doanh nghiệp là gì:
Theo quan điểm của Geerzt: Văn hoá là một hệ thống ý nghĩa mà chính
con người tạo ra trong suốt quá trình tương tác với các thực tại bên ngoài bản
thân: “Con người là một động vật bị vướng mắc trong một mạng lưới ý nghĩa do
chính hắn tạo ra, văn hoá chính là mạng lưới đó”.
Văn hoá doanh nghiệp phản ánh văn hoá của quốc gia đó và phong cách
của người Lãnh đạo đầu tiên sáng lập ra công ty đó.
Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu
tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt
trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Cũng như văn hoá, văn hoá doanh nghiệp cũng có rất nhiều những khái
niệm khác nhau nhưng có thể nói: văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ văn hoá
được gây dựng lên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp, nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm việc trong
doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, ứng xử theo các giá trị đó tạo nên sự khác biệt
giữa các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia và từng nền văn hoá khác nhau.
b/ Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở nào: Trước hết chúng ta
phải có quan điểm cụ thể về vai trò của văn hoá doanh nghiệp. Sự thắng thế của
bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng
công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế
nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay
không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối.
Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được
xây dựng trên nền tảng văn hoá. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải
1|Tra n g


có những biện pháp cụ thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống


định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các
công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể
chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;
xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà
chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người.
*) Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp: Đây là cơ sở để hình thành văn
hóa doanh nghiệp. Các hạt nhân văn hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa
các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt
động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ. Văn hóa
doanh nghiệp có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có
tính chất riêng biệt. Văn hóa của các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hóa của
các doanh nghiệp liên doanh hoặc văn hóa của doanh nghiệp gia đình. Hạt nhân
văn hóa doanh nghiệp bao gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ
giá trị.
*) Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp
thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để tồn tại trong môi trường
kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hóa
doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín của mà phải mở cửa và
phát triển giao lưu về văn hóa. Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các
doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình
và ngược lại.
*) Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp: Để hình thành một
nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các doanh nghiệp thường xây
dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi người khi vào làm
việc cho doanh nghiệp phải tuân theo. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này có thể thay

2|Tra n g



đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả thấp. Trong trường hợp như vậy, việc
sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết.
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh
quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và
phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá
sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh
cao trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của
mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa
doanh nghiệp mạnh.
*) Văn hóa tập đoàn đa quốc gia: Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi
nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường
kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và
sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác
nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đoàn đa quốc
gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong
những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các công ty đa
quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và
danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới.
Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa
tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập
đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc. Chẳng hạn, để có nhãn hiệu Pepsi
Cola nổi tiếng với màu xanh tươi trẻ, Tập đoàn Pepsi phải chọn cách tiếp cận
văn hóa phương Đông - sản xuất loại đồ uống mang nhãn hiệu Pepsi Cola với
biểu tượng thiếu âm và thiếu dương (biểu tượng của những người theo Phật
giáo) để đến với khách hàng là những tín đồ của Phật giáo. Để bảo hộ cho biểu
tượng này, Tập đoàn phải chi tới 500 triệu USD và giá của nhãn hiệu Pepsi đã
lên tới 55 tỷ USD. Đối thủ cạnh tranh của Pepsi Cola là Tập đoàn Coca Cola.
Tập đoàn này có nền văn hóa hùng mạnh và với những ưu thế về danh tiếng, uy

3|Tra n g


tín cũng như nghệ thuật kinh doanh đã chiến thắng Pepsi Cola trên thương
trường mặc dù đồ uống Coca Cola chỉ được xếp thứ 7 trong số 12 loại đồ uống
hàng đầu của nước Mỹ về chất lượng và đồ uống này đã bị người tiêu dùng châu
Âu tẩy chay vào năm 1999.
c/ Từ những đặc tính đó của văn hóa doanh nghiệp, có một mô hình 11
bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược
doanh nghiệp trong tương lai. Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược
doanh nghiệp trong tương lai.
Bước 2: Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là
bước cơ bản nhất để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi phải là
các giá trị không phai nhòa theo thời gian, là trái tim và linh hồn của doanh
nghiệp.
Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới. Tầm nhìn
chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai. Tầm nhìn chính là
định hướng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp mà ta
mong muốn xây dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có.
Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào
cần thay đổi. Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầu
bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược
phát triển doanh nghiệp. Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn
hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định
không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá. Thường thì con người hoà
mình trong văn hoá và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó.
Bước 5: Khi chúng ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng và cũng đã
có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình, thì sự tập
trung tiếp theo là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng

ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn. Các khoảng cách này nên đánh
giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, truyền thông, đối xử.
4|Tra n g


Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn
hóa. Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá. Lãnh
đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách
nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng
nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan
những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên.
Bước 7: Soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu hoạt
động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể.
Bước 8: Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh
thần, tạo động lực cho sự thay đổi.
Bước 9: Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây
dựng các chiến lược để đối phó. Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái của
mình là một công việc rất khó. Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động
viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi.
Bước 10: Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa. Các
hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi
theo và phù hợp với mô hình văn hoá đã xây dựng. Các hành vi theo mẫu hình lý
tướng cần được khuyến khích, động viên; hệ thống khen thưởng phải được thiết
kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Bước 11: Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn
mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Văn hoá không phải là bất biến vì
vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục
đánh giá và duy trì các giá trị tốt và truyền bá những giá trị đó cho nhân viên
mới.
d/ Để dễ hình dung, chúng ta có thể hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống

như “cá tính” của doanh nghiệp đó. Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người
này với người khác, “văn hóa” cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh
nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong một
lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường. Từ 11 bước đi cụ
5|Tra n g


thể nêu trên, ta có thể xác định 3 khía cạch quan trọng nhất trong việc xác
định văn hóa doanh nghiệp, đó là:
- VHDN mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người. Tập hợp một
nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói
quen, đặc trưng của đơn vị đó. Do đó, VHDN có thể hình thành một cách “tự
phát” hay “tự giác”. Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng
hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị. Nên, một doanh nghiệp, dù muốn hay
không, đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chức mình. VHDN khi hình thành
một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của tổ
chức hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị văn hoá mong muốn là điều cần
thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển
chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình.
- VHDN có “tính giá trị”. Không có VHDN “tốt” và “xấu” (cũng như cá
tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù
hợp (so với định hướng phát triển của doanh nghiệp). Giá trị là kết quả thẩm
định của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định; và
những nhận định này được thể hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu”...,
nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù hợp”. Giá trị
cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời
gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chức mình cho
người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hoá của
một doanh nghiệp nào đó.
- Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”. Cũng như cá tính của mỗi con

người, văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời
gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm
tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính
ổn định của văn hoá.

6|Tra n g


Câu 2: Hãy liệt kê những nguyên tắc căn bản nhất trong giao tiếp đa
văn hóa:
Giap tiếp đa văn hoá là sự giao tiếp giữa các nền văn hoá, giữa các cộng
đồng văn hoá khác nhau .
Bí quyết quan trọng để giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa
chính là niềm đam mê, ham học hỏi và sự tôn trọng cách ứng xử, bản sắc, tín
ngưỡng của các nền văn hóa khác
1. Quan sát: Khi giao tiếp với ai đó thuộc nền văn hoá khác, việc đầu tiên
bạn cần thực hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình, quan sát ngôn ngữ
cơ thể của họ, cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ
thể, cách ứng xử cho phù hợp.
2. Lắng nghe: Muốn giao tiếp tốt vượt qua những khác biệt về văn hoá,
bạn phải lắng nghe để không chỉ nghe thấy từ ngữ mà còn nắm bắt được ý nghĩa
thực sự mà người kia muốn nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nghe hiệu quả hơn và
nâng cao khả năng giao tiếp tránh được mâu thuẫn hay hiểu lầm.
Theo các nghiên cứu thì một người bình thường chỉ nhớ khoảng 25%50% những gì họ nghe thấy, điều đó có nghĩa là khi ta nói chuyện với sếp, với
đồng nghiệp, với khách hàng, ta chỉ nhớ chưa được một nửa. Không phải chúng
ta có trí nhớ kém mà là do chúng ta chưa lắng nghe..Thêm vào đó, sự đa dạng
văn hoá trong giao tiếp ngày nay càng khiến cho việc lắng nghe trở nên khó
khăn hơn.
3. Tôn trọng sự khác biệt:
Một số nền văn hoá có cách ứng xử hết sức riêng biệt, điều mà đối với

nền văn hoá khác có thể coi như cách cư xử không đúng mức, một sự xúc phạm.
Như tại Ấn Độ, đúng giờ không phải là một điều quan trọng nên họ khá ung
dung và không quan tâm đến giờ giấc. Còn tại Thuỵ Sỹ, bạn chỉ cần chậm một
phút thôi đó cũng là một sự xúc phạm.
Khi giao tiếp bạn cần phải tôn trọng sự khác biệt. Đó không chỉ là tôn
trọng nền văn hoá khác mà cả sự tôn trọng cá nhân. Vì trong cùng một đất n ước
7|Tra n g


nhưng mỗi người sẽ có một cách ứng xử riêng biệt. Họ có thể giao tiếp với bạn
bằng chính bản sắc cá nhân, tín ngưỡng của họ.
Nếu bạn chịu khó quan sát và tư duy thì rất nhiều hành động hàng ngày dù
rất nhỏ nhưng cũng mang màu sắc văn hoá từng miền, từng quốc gia. Mỗi nền
văn hoá đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Điều quan trọng khi giao
tiếp trong môi trường đa văn hoá chúng ta cần thích nghi cho phù hợp với môi
trường.
4. Nụ cười từ trái tim của bạn: Một nụ cười chân thật sẽ khiến khách hàng
cảm thấy họ được chào đón, an tâm hơn và để lại trong lòng khách hàng một
cảm giác nồng ấm.
5. Hãy cho khách hàng biết, họ là người quan trọng: Coi trọng ý kiến của
khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn, Hãy để cho họ nói thoả thích những
cái mà họ muốn nói.
6. Quan tâm thực sự đến khách hàng: Bạn muốn mang lại niềm vui cho
khách hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó, “Tôi biết người
có thể giúp ông/bà giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ giới thiệu ông/bà với người đó.
7. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình: Hãy để tôi giúp bạn một tay. Dù chỉ
là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang
mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ
họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến
họ quay trở lại với bạn vào lần sau; Thông tin cho khách các dịch vụ khác mà

khách quan tâm nếu bạn có thể.
8. Kiên định quan điểm: Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần
phải học cách nói lời của chính mình. Nhưng cũng không được phản bác quan
điểm của người khác mà đề xuất các phương án giải quyết hợp lý.
9/ Hãy cố hiểu người khác: Bạn hãy tìm ra một điểm tương đồng thay vì
chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa bạn và người khác, Điều gì có thể
khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối một vấn đề nào
đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia
8|Tra n g


sẻ các dự định thầm kín của mình- ví dụ như bạn có thể nói: “Dự định của
tôi khi chia sẻ với bạn về điều này chính là để giúp bạn thành công trong
dự án này).

Tài liệu tham khảo:
- Quản lý xuyên văn hóa- Managing Across Cultures- Charlene
M.Solomon & Michael S. Schell.
- Nghệ thuật Lãnh đạo theo nguyên tắc- Principle – Centered
Leadership-Stephen R.Covey.
- Vượt qua khủng hoảng- W. Edwards Deming.
- Những bước đơn giản đến ước mơ - Steven K. Scott (Vượt qua nỗi sợ
thất bại, Biến sự chỉ trích từ thù thành bạn, Có tầm nhìn sáng tỏ và chính xác,
Tuyển dụng đúng đối tác và cố vấn cho ước mơ của bạn, Giao tiếp hiệu quả và
thuyết phục, Kiểm soát cuộc đời bạn từng phút một, Kích hoạt nguồn nhiên liệu
đam mê).

9|Tra n g




×