Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích hành vi tổ chức công ty VTC mobile

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.2 KB, 11 trang )

HÀNH VI TỔ CHỨC CÔNG TY VTC MOBILE
1. Động lực làm việc
 Tích cực:
- Công ty VTC Mobile chuyên kinh doanh các dịch vụ giải trí nên môi trường
và thời gian làm việc linh động, không bị gò bó trong văn phòng giúp cho
nhân viên chủ động về giờ giấc.
- Công nhận vai trò quan trọng của mỗi nhân viên kinh doanh là sự phát triển
của công ty với các bằng khen và các chứng nhận năng lực và tuyên dương
năng lực trong các buổi giao lưu công ty.
- Các công tác công đoàn, và các câu lạc bộ văn nghệ trong công ty hoạt động
tích cực tạo đời sống tinh thần sau giờ làm việc cho nhân viên.
 Hạn chế:
- VTC mobile được tái cấu trúc và có chính sách tuyển dụng chưa rõ ràng, còn
theo mối quan hệ dẫn tới chênh lệch về trình độ và khả năng làm việc của
nhân viên với công việc được giao, dẫn tới tinh thần làm việc không thoải
mái, không hợp tác và xung đột trong nhóm làm việc. Nhân viên kinh doanh
đa số là sinh viên mới ra trường nên chưa xác định được công việc phải làm,
ý nghĩa và trách nhiệm của mình.
- Đặt chỉ tiêu kinh doanh quá cao cho nhân viên kinh doanh căng thẳng và
giảm động lực làm việc mà muốn thuyên chuyển đi công ty khác.
- Chế độ khen thưởng và đào tạo của công ty còn nghèo nàn. Không có căn cứ
để đánh giá kết quả làm việc của nhân viên mà chỉ khen thưởng cuối năm
dẫn đến khen thưởng không theo năng lực dẫn đến tạo ra sự không thỏa mãn

1


của nhân viên đối với công việc và không cố gắng trong công việc nên năng
suất làm việc giảm.
 Biện pháp cải thiện:
- Kế hoạch thay đổi chính sách tuyển dụng công bằng hơn bằng cách tổ chức


thi tuyển và phỏng vấn với các phòng ban theo năng lực của người dự tuyển
với sự xét tuyển công bằng và chặt chẽ hơn. Phòng tổ chức hành chính cần
đưa ra các bài thi và lựa chọn nhân viên một cách công minh để các nhân
viên được tuyển dụng có thể hiểu và đáp ứng được nhu cầu công việc một
cách tốt nhất.
- Chế độ khen thưởng của Công ty còn nghèo nàn dẫn tới giảm mức độ thỏa
mãn đối với công việc và dẫn tới năng suất làm việc không cao. Vì vậy, thay
đổi chế độ khen thưởng không chỉ cho cá nhân theo năng lực mà còn có chế
độ khen thưởng cho cả nhóm theo thành tích của nhóm để khích lệ các thành
viên trong nhóm phối hợp với nhau và các nhóm thi đua làm việc tốt để có
được phần thưởng xứng đáng. Ngoài ra, chế độ luân chuyển nhân sự giữa
các nhóm cũng rất cần thiết để tạo môi trường làm việc phong phú đa dạng
hơn, giúp nhân viên học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ các thành viên
khác. Kế hoạch tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện cho nhân viên để nâng
cao trình độ kiến thức như tổ chức các lớp học nghiệp vụ, ngôn ngữ, giao
lưu văn hóa với các Công ty khác để có thêm môi trường trao đổi, giao lưu
kinh nghiệm giữa các nhân viên trong và ngoài ngành, để có thể linh hoạt và
nhạy bén hơn khi xử lý công việc.
2. Hoạt động nhóm:
 Tích cực:

2


- VTCmobile chủ yếu hoạt động theo từng nhóm để phát triển kinh doanh các
dịch vụ như: trò chơi, dịch vụ giải trí thể thao, dịch vụ trên Mobile liên quan
đến âm nhạc và SMS truyền thông.
- Mỗi nhóm được hình thành với mục tiêu đạt được chỉ tiêu kinh doanh các
dịch vụ do VTC Mobile cung cấp.
- Nhóm chủ động làm việc với khách hàng mà nhà quản lý không phải liên tục

quản thúc nên chủ động về quyền hạn xử lý công việc.
 Hạn chế:
- Tuy nhiên, làm việc nhóm hầu hết chưa hiệu quả, quan điểm chưa nhất quán
trong khi làm việc nhóm dẫn tới mâu thuẫn và phân chia công việc không
hợp lý và không đưa ra được quyết định chung cho cả nhóm.
- Nhân viên chủ yếu là sinh viên mới ra trường nên kỹ năng làm việc nhóm
còn kém và tập trung vào mục tiêu cá nhân hơn là mục tiêu của nhóm và
công ty.
 Biện pháp cải thiện:
VTC Mobile chủ yếu làm theo mô hình nhóm. Mỗi nhóm sẽ giải quyết công
việc theo đúng thời hạn được đặt ra và theo cách mà nhóm quyết định. Thành viên
trong nhóm được tuyển dụng từ nhiều cách khác nhau trong đó được tuyển dụng
theo mối quan hệ dẫn tới chênh lệch về trình độ và khả năng làm việc của nhân
viên với công việc được giao, dẫn tới tinh thần làm việc không thoải mái, không
hợp tác và xung đột trong phòng ban làm việc. Mà sự thành bại của một nhóm
được quyết định bởi các yếu tố: các điều kiện bên ngoài, nguồn lực các thành viên
trong nhóm, cấu trúc nhóm, quy trình làm việc nhóm và nhiệm vụ được giao.
Trong đó, điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến nhóm là quá trình tuyển chọn nhân
3


sự của tổ chức nên sẽ xuất hiện những mâu thuẫn trong nhóm dẫn đến kết quả làm
việc của nhóm kém. Để giải quyết vấn đề này, nhà lãnh đạo cần lên kế hoạch thay
đổi chính sách tuyển dụng công bằng, hợp lý và bố trí công việc và nhóm phù hợp
đối với người được tuyển dụng. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo trình độ của người được
tuyển dụng và tổ chức giao lưu giữa các nhân viên để có một môi trường làm việc
tốt hơn trong nhóm. Trưởng nhóm là người được các thành viên khác tín nhiệm và
có khả năng ảnh hưởng đến các thành viên trong nhóm và có khả năng ra quyết
định để đạt được mục tiêu chung.
3. Văn hóa Công ty:

 Hạn chế
Chưa hình thành văn hóa làm việc riêng của Công ty để thu hút các nhân
viên trẻ và tiềm năng. Văn hóa làm việc vẫn theo quy cách cũ của các công ty lâu
đời vì đa số nhân viên là các nhân viên lâu năm nên không có sự thay đổi nhiều về
văn hóa Công ty. Vì vậy càng dẫn tới việc không thu hút được nguồn năng lực tài
năng muốn làm việc trong Công ty.
 Giải pháp:
Văn hóa Công ty: Hình thành phong cách làm việc cho nhân viên về giờ
giấc, điều kiện và môi trường làm việc thoải mái, dễ chịu và đặc trưng để (1) tạo
động lực làm việc: tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên, giúp nhân
viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của
Công ty. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ
biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt
đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để
được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.

4


(2) Điều phối và kiểm soát: điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu
chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một
quyết định phức tạp, văn hoá Công ty giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải
xem xét. (3) Giảm xung đột: VHDN là keo gắn kết các thành viên của Công ty. Nó
giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định
hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá
chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất. (4) Lợi thế cạnh tranh:
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng tính
hấp dẫn đối với các nhân viên tiềm năng, dẫn đến hiệu quả hoạt động và tạo sự
khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp Công ty cạnh tranh tốt
trên thị trường.

4. Ban lãnh đạo và phong cách lãnh đạo
Ban lãnh đạo của VTC Mobile là những lãnh đạo kỳ cựu của các lĩnh vực khác
của VTC, giàu kinh nghiệm về quản lý tài chính, kinh doanh, đàm phán, đối ngoại,
đầu tư. Tuy nhiên, với một lĩnh vực mới như Mobile thì ban lãnh đạo chưa tìm tòi
phong cách lãnh đạo mới phù hợp hơn với đa số nhân viên trẻ tuổi để thúc đẩy gắn
bó cộng tác lâu dài với công ty.
 Giải pháp cải thiện:
Ban lãnh đạo: Môi trường kinh doanh là môi trường khá năng động và linh
hoạt nên phong cách lãnh đạo cần phải đổi mới để phù hợp với tầng lớp nhân viên
có tuổi đời còn trẻ như: có các chính sách tạo việc làm ổn định cho nhân viên kinh
doanh, chế độ đãi ngộ tốt hơn, và lắng nghe phản hồi và nhu cầu và hỗ trợ giải
quyết những vướng mắc trong công việc.
Cuối cùng là củng cố khả năng lãnh đạo: luôn xác định đúng mục tiêu của
tổ chức, xây dựng văn hóa tổ chức, động viên, khích lệ nhân viên hoàn thành mục
5


tiêu đặt ra; thúc đẩy hoạt động của từng cá nhân, tạo sự phối hợp của các cá nhân
trong tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động; thường xuyên thay đổi các chính
sách tạo động lực làm việc cho các cá nhân, tăng cường sự đóng góp của cá nhân
vào hoạt động chung của tổ chức; xây dựng các giá trị văn hóa phù hợp nhằm tạo
môi trường làm việc tốt cho nhân viên; kiểm soát và định hướng hành vi của nhân
viên trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Phong cách lãnh đạo cần được
luôn luôn thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh hoặc tình hình cụ thể;
phù hợp với lòng người, mục đích cuối cùng là tuỳ từng đối tượng khác nhau mà
có hành vi cư xử tương ứng, đề cao tính linh hoạt, sáng tạo khi thực hiện công tác
quản lý.
Trưởng nhóm kinh doanh: phân bổ công việc theo năng lực của từng thành
viên; lắng nghe và tổng hợp ý kiến của các thành viên khác, giải quyết ổn thỏa các
mâu thuẫn trong nhóm và thúc đẩy tinh thần của các thành viên để đạt được mục

tiêu chung của nhóm cũng như mục tiêu do công ty đề ra.
I.
1.

Những vấn đề cần thay đổi trong tương lai.
Xây dựng dịnh hướng phát triển.

Xác định lại giá trị cốt lõi của công ty :
Giá trị cốt lõi được hướng tới khách hàng, với nhân viên và hướng tới nhà đầu tư.
Giá trị cốt lõi được xây dựng thông qua thảo luận trong ban Giám Đốc.
2.

Tạo động lực nhân viên

2.1 Xây dựng bảng mô tả công việc chi tiết cho từng đầu việc.
Thông qua kế hoạch của các phòng ban giao việc mô tả công việc, hướng dẫn cụ
thể cho từng đầu việc và trong mỗi phòng ban, các đầu việc được giao cho từng
nhân viên
Việc xây dựng bảng mô tả công việc được thực hiện từ nhân viên làm việc cụ thể
6


và được phê duyệt của trưởng phòng ban, tới Tổng Giám Đốc.
2.2 Cải thiện chính sách tiền lương, thưởng.
Xây dựng tiêu trí bậc lương, tạo điều kiện cho nhân viên có định hướng phát triển.
Xây dựng chính sách xem xét nâng lương định kỳ cho nhân viên.
Xem xét chính sách thưởng phù hợp hơn cho từng bộ phận.
2.3 Xây dựng giá trị tinh thần cho nhân viên
Thông qua tờ báo nội bộ, chuyển tải chế độ chính sách của công ty, cập nhật những
thông tin, kiến thức, thời sự cho nhân viên.

3. Tăng cường hiệu quả làm việc nhóm.
Đào tạo kỹ năng làm việc nhóm cho các tổ đội
Tăng cường việc hấn luyện, chia sẻ kiến thức làm việc nhóm
4. Tăng cường mối quan hệ giữ các nhân viên thông qua tổ chức công đoàn bằng
kế hoạch hành động cụ thể, thông qua các cuộc vui chơi, học tập, thăm hỏi, thông
qua tờ báo nội bộ.
V. Kết luận:
Quản trị hành vi tổ chức là một nhiệm vụ rất quan trọng của một tổ chức, nó có
tác dụng làm chất súc tác để hoàn thành các mục tiêu tổ chức đề ra. Công ty VTC
Mobile là một doanh nghiệp tr, có số lượng nhân viên lớn, có dịch vụ đa dạng, chất
lượng dịch vụ phụ thuộc vào một chuỗi bộ phận cung cấp từ khâu bán hàng tới
khâu chăm sóc khách hàng sau sử dụng dịch vụ, việc cải thiện quản trị hành vi tổ
chức của công ty là rất cần thiết để

7


1. Tầm quan trọng của hành vi tổ chức đối với các nhà lãnh đạo, quản lý
chính của doanh nghiệp của Anh/Chị.
Nói một cách đơn giản, “hành vi tổ chức nghiên cứu những điều mà con người
suy nghĩ, cảm nhận và hành động trong một tổ chức”. (MC.Shane et al., 2005).
Con người trong tổ chức là yếu tố quyết định thành công của tổ chức các nhà lãnh
đạo, quản lý chính là những người chịu trách nhiệm. Cụ thể hơn là họ phải thực
hiện các chức năng: Hoạch định - Tổ chức - Lãnh đạo - Kiểm soát. Các nhà lãnh
đạo giải thích được hành vi tổ chức, dự đoán các hành vi trong tương lai, và kiểm
soát hành vi trong khuôn khổ của tổ chức là điều vô cùng cần thiết. Nó giúp cải
thiện được kỹ năng quản lý con người, giúp nhà quản lý thành công và làm việc có
hiệu quả.
Trước tiên, bằng cách xem xét cấu trúc của một tổ chức, một nhà quản lý sẽ có
thể xác định nguồn nhân lực, tài chính và kỹ thuật và các nguồn tài nguyên có sẵn

để phân bổ và khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên này một cách hợp lý. Bằng
cách xác định được cấu trúc của doanh nghiệp mình, nhà lãnh đạo đưa ra kế hoạch,
bố trí công việc theo trình độ và khả năng và cả nhu cầu lao động của nhân viên để
tuyển dụng nhân viên phù hợp với công việc và với văn hóa doanh nghiệp. Tổ chức
các nhân viên vào các nhóm làm việc có năng lực và khả năng phù hợp với nhau
để tạo sự đoàn kết và phối hợp trong công việc.
Ngoài ra, văn hóa của một tổ chức bao gồm các thái độ, kinh nghiệm, niềm tin
và giá trị của tổ chức. Điều này vô cùng rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến
động lực và sự hài lòng của người lao động. Sự gắn kết giữa người lao động và tổ
chức giúp người lao động gắn bó hơn với tổ chức và có thể điều chỉnh thái độ và
mục tiêu sao cho phù hợp với mục tiêu và giá trị chung của tổ chức; nó cũng là độ
hấp dẫn cho các lao động tiềm năng trong tương lai. Hiểu được điều này, các nhà
lãnh đạo đưa ra các mục tiêu phù hợp cho nhân viên không quá dễ dàng đạt được

8


nhưng cũng không quá khó; hướng dẫn để đạt được mục tiêu để tránh tình trang
nhân viên rơi vào tình trạng căng thẳng và mất dần động lực làm việc.
Nắm bắt được hành vi tổ chức, các nhà quản lý có được cái nhìn đầy đủ và toàn
diện về người lao động để đưa ra bộ máy tổ chức, chính sách, biện pháp phù hợp
nhằm khuyến khích đổi mới, sáng tạo và động lực cho người lao động nhằm tăng
năng suất lao động và hiệu quả công việc cho người lao động. Ví dụ VTC Mobile
được nhà quản lý đưa ra rất nhiều chính sách khen thưởng bằng tiền mặt dựa trên
kết quả đạt được của công việc và sự cố gắng của nhân viên một cách công bằng
và hợp lý.
Hành vi tổ chức giúp các nhà quản lý tạo lập môi trường, văn hóa làm việc
thích hợp và hiệu quả với tinh thần sẵn sàng hợp tác và động lực làm việc của các
thành viên trong tổ chức, gắn kết con người với tổ chức. Vì vậy, các nhà lãnh đạo
sẽ là người quan sát môi trường và tạo ra văn hóa làm việc để nhân viên cảm thấy

thoải mái và môi trường làm việc phong phú đa dạng hơn để nhân viên có thể tiếp
cận với những kiến thức hoặc môi trường mới như tham gia các hoạt động ngoại
khóa và huấn luyện nghề nghiệp.
2. Bản chất của Mô hình Hành vi
Bản chất của mô hình này là tập hợp một cách hệ thống những hành vi và thái
độ quyết định tới kết quả làm việc của người lao động. Trong hành vi tổ chức, các
dạng hành vi quyết định tới kết quả làm việc của người lao động bao gồm các hành
vi liên quan trực tiếp tới năng suất, mức độ vắng mặt và thay đổi nhân lực. Thái độ
của người lao động được đề cập ở đây là thoả mãn công việc. Thoả mãn có quan hệ
tới năng suất lao động, tỷ lệ nghịch với mức độ vắng mặt của người lao động. Tạo
và nâng cao sự thoả mãn công việc còn là trách nhiệm của nhà quản lý đối với
người lao động. Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo, quản lý có được cái nhìn tổng quan

9


và để đưa ra chính sách quản lý phù hợp với từng cấp độ, từ từng cá nhân đến toàn
tổ chức.
3. Giả sử rằng Anh/Chị hiện đang nắm giữ cương vị lãnh đạo hay quản lý
tại một công ty nhất định nào đó, hãy trình bày kế hoạch áp dụng các
nội dung của môn học OB vào chính tình huống của công ty đó.
II.

Giới thiệu công ty VTC mobile

Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC (tên giao dịch quốc tế là VTC
- Multimedia Corporation) được thành lập từ tháng 2/1988, trực thuộc Bộ Thông
tin và Truyền thông. Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện sở hữu một
trường Đại học và 3 khối kinh doanh là: Truyền thông, Viễn thông, Công nghệ và
nội dung số với tổng số CBCNV là 4500 người.

Năm 2010, trên nền tảng nguồn lực của tất cả các đơn vị kinh doanh dịch vụ nội
dung số trên di động, VTC Mobile được tái cấu trúc để trở thành nhà cung cấp
dịch vụ nội dung số 1 tại Việt Nam nói riêng, và tại các nước mà VTC hiện diện.
Với hơn 120 nhân lực, độ tuổi trung bình là 25, có ít nhất 03 năm kinh nghiệm, và
nguồn lực tổng hợp từ khối nội dung số như Kênh thanh toán độc lập tương đối với
Telco, 50 triệu khách hàng của khối Nội Dung số, Cộng đồng người dùng Mạng
Việt Nam – Go.vn, các kênh truyền thông trên đài truyền hình kỹ thuật số VTC và
hơn 40 đài truyền hình địa phương ..v.v…
III.

Sơ đồ tổ chức và ngành nghề kinh doanh chính:

10


11



×