Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.62 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

1

1


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với việc tham gia vào tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế đặc biệt với việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO
đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hợp tác và
phát triển. Với thị trường tiềm năng như Việt Nam các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) đang ngày một gia tăng, tuy nhiên việc thực hiện pháp luật lao động
tại các doanh nghiệp này đang là một vấn đề lớn cần quan tâm như tiền lương, thời giờ
làm việc nghỉ ngơi,...
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cũng như tính nghiêm túc của pháp
luật thì công tác thanh tra cần được đẩy mạnh.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác thanh tra trong vấn đề này em đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao
động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Đề tài nghiên cứu
gồm 3 chương:
-Chương 1:Tổng quan về thanh tra lao động.
-Chương 2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại
các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-Chương 3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra việc thực
hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Vì đây là lần đầu nghiên cứu đề tài,chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót
và hạn chế.Mong thầy cô góp ý để bài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!

2



2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. Các khái niệm:
Thanh tra là hoạt động xem xét và đánh giá,xử lý việc thực hiện pháp luật lao
động của các tổ chức,cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động theo
trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý,bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức,cá nhân khác.
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật
về lao động, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao động
1.2 Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn :
Theo Điều 1, Nghị định số: 614/2013/NĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 04 năm
2013 quy định chức năng của Thanh tra Bộ:
Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ
quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ trưởng thực
hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra hành chính
đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra
chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý
đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Theo điểu 7, Nghị định số 39/2013/NĐ –CP, Thanh tra Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
-Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
-Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên,
công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực
hiện quy định của pháp luật về thanh tra.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội
- Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
- Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh
và xã hội.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng
Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3

3


1.3 .Mục đích của thanh tra lao động:
Theo Điều 2 Luật Thanh tra 2010 quy định về Mục đích hoạt động thanh tra:
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc
phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.4 .Nguyên tắc thanh tra lao động:
Theo điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thanh tra lao
động :
- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải tuân theo
pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.

- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động
thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên,
công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
1.5 Cơ cấu tổ chức:
Căn cứ điều 5, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP, các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
-Các cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
-Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục Dạy nghề;
+ Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
1.6. Hình thức của thanh tra lao động:
Điều 37, Luật Thanh tra 2010 quy định hình thức thanh tra:
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
1.7 Phương thức:
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ
4

4



trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra
+Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH
+Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH
1.8: Nội dung thanh tra lao động :
Cơ sở pháp lí: Khoản 2 điều 20 Nghị đinh số: 39/2013/NĐ-CP
Nội dung thanh tra chuyên ngành lao động bao gồm :
-Việc thực hiện các quy định về pháp lụât lao động : Việc thực hiện các báo cáo
định kì, tuyển dụng và đào tạo lao động, hợp đồng lao động , thỏa ước lao động tập
thể, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi , tiền công và trả công lao động ,an toàn lao động,
vệ sinh lao động, việc thực hiện quy định với các lao động nữ, lao động là người cao
tuổi , lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên,việc thực hiện quy định với
lao động nước ngoài,kỷ luật lao động,trách nhiệm vật chất,việc thực hiện các quy định
khác của pháp luật lao động.
-Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội(bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp),việc thực hiện pháp luật về
bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội,việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã
hội của người sử dụng lao động và người lao động.

5

5


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng:
2.1.1. Giới thiệu chung:
Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và Nam giáp
tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội

764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố
Huế 108km về hướng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi
dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 31.477 tỷ đồng
2.1.2. Giới thiệu về các doanh nghiệp FDI ở Đà Nẵng:
Theo đánh giá của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng và
các ngành liên quan, Đà Nẵng hiện có 203 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
trong đó có 180 doanh nghiệp FDI với 44.998 lao động đang hoạt động
Tại thời điểm hiện nay, đã có các nhà đầu tư từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ
đến Đà Nẵng đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân, trong đó tập
trung nhiều vào các lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế
tạo, giáo dục, dệt may, y tế, công nghệ thông tin …. Một số doanh nghiệp tiêu biểu
như: Công ty TNHH VBL Đà Nẵng (Singapore), Công ty TNHH điện tử Foster, Công
ty Mabuchi Motor Đà Nẵng, Công ty TNHH Daiwa, Công ty TNHH Kreves Land
Vina, Công ty TNHH Tri Dragon
Kể từ năm 2014 đến nay, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp 11,83% giá trị gia tăng
toàn nền kinh tế thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI chiếm 20-25% tổng giá
trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng xuất khẩu chiếm hơn 50% so với giá trị xuất khẩu toàn
Thành phố. Doanh nghiệp FDI đã thực sự góp phần làm thay đổi diện mạo của Đà Nẵng.

Nguồn: Theo đánh giá của Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng
2.1.3 Tình hình vi phạm xảy ra trong việc thực hiện pháp luật lao động của các
doanh nghiệp FDI ( Ví dụ ngành thủy sản) ở Đà Nẵng:
Các sai phạm chủ yếu như không ký hợp đồng lao động, sử dụng lao động tuổi
vị thành niên, thời gian làm việc nhiều hơn 8 tiếng/ngày.
Hầu như nguời lao động khi vào làm công nhân tại hầu hết các cơ sở chế biến
thủy sản đều "mù mờ" trước quy định liên quan đến quyền lợi người lao động cần phải
có như bảo hiểm, hợp đồng… Trong khi đó, người sử dụng lao động lách luật bằng
6


6


cách chỉ ký hợp đồng thuê lao động dưới 3 tháng và theo mùa vụ, khoán gọn công việc
trả lương theo sản phẩm, họ không chịu trách nhiệm và ràng buộc nào khác đối với
nguời lao động. Nhiều trường hợp xin việc chỉ dựa trên sự thỏa thuận với doanh
nghiệp mà không có hợp đồng ràng buộc. Do đó, những quyền lợi của người lao động
lại không được đảm bảo.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng
2.2.1. Giới thiệu cơ quan thực hiện chức năng thanh tra việc thực hiện pháp luật
lao động:
A,. Căn cứ:
-Thông tư liên tịch số: 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức
năng,nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở Lao động-thương binh và xã hội
thuộc ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương,phòng lao động-thương
binh và xã hội thuộc ủy ban nhân dân huyện,quận,thị xã,thành phố thuộc tỉnh.
-Thanh tra thành phố thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại
Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13 tháng 3 năm 2009 của Liên
bộ Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra quận,
huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh.
- Quyết định số 07/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 1997 của ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng.
B, Cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra Sở lao động thương binh xã hội Thành
phố Đà Nẵng:
- Chánh Thanh tra thành phố: Trần Huy Đức
- Phó Chánh Thanh tra thành phố: Nguyễn Văn Trung
- Phó Chánh Thanh tra thành phố: Nguyễn Đức Cam
- Phó Chánh Thanh tra thành phố: Lương Công Tuấn

-04 Thanh tra viên.
C, Phân theo trình độ chuyên môn và giới tính:
-Về trình độ chuyên môn: 01 Thanh tra có trình độ Cao Đẳng(chiếm 12,5%), 06
Thanh tra có trình độ Đại học(chiếm 75%),01 Thanh tra có trình độ Thạc sỹ(chiếm
12,5%) .Tất cả đều có kiến thức Nhà nước và am hiểu pháp luật, có kiến thức sâu về
chuyên ngành lao động.
-Giới tính:Nam là 6 người(chiếm 75%),Nữ là 2 người(chiếm 25%)
D, Căn cứ pháp lý tiến hành một cuộc thanh tra:
-Luật thanh tra 2010.
-Nghị định số: 86/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thanh tra.
7

7


-Thông tư số: 02/2010/TT-TTCP Quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.
-Quyết định số: 02/2006/QĐ-BLĐTBXH Ban hành quy chế sử dụng phiếu tự
kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.
-Luật lao động 2012.
2.2.2 . Hình thức thanh tra:
Thanh tra theo kế hoạch do Gíam đốc Sở lao động – thương binh và xã hội
thành phố Đà Nẵng ra quyết định Thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt và kiểm tra
đột xuất do phát hiện sai phạm tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.
Hình thức kiểm tra theo kế hoạch, các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị tài liệu,báo cáo
về nội dung thanh tra mà các cơ quan yêu cầu. Loại hình kiểm tra này cung cấp số liệu
nhanh chóng, đầy đủ nhưng đôi khi nhiều doanh nghiệp lợi dụng nó để đối phó với cơ
quan thanh tra, thay đổi thông tin,làm giả số liệu ,kịp thời che dấu những sai phạm.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật. Khi tiến hành thanh tra ,các cơ quan trực tiếp đến kiểm tra

các vi phạm của doanh nghiệp, tăng tính chính xác và chân thực. Tuy nhiên lại mất
nhiều thời gian để xác thực..
2.2.3.Phương thức hoạt động:
Thanh tra lao động phụ trách vùng do Phó chánh thanh tra Sở Sở lao động –
thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng phụ trách thanh tra làm Trưởng đoàn.
2.2.4. Nội dung thanh tra:
Theo quyết định của Giám đốc sở lao động thương binh và xã hội Thành phố Đà
Nẵng về việc thành lập đoàn Thanh tra tiến hành Thanh tra việc thực hiện pháp luật
lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về các vấn đề cụ thể sau:
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về việc làm; học nghề;hợp đồng
lao động; đối thoại thỏa ước lao động tập thể;về tiền lương;thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi;kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; về những quy định riêng đối với lao
động nữ, một số lao động đặc thù ; công đoàn; giải quyết tranh chấp lao động.
2.2. 5 Kết quả thanh tra:
A,Kết quả chung:
Năm 2015 phát phiếu tự kiểm tra việc thực hiện Pháp luật lao động theo Quyết
định số 02/2006/QĐ-LĐTBXH ngày 16/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội cho 180 doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các doanh
nghiệp đã báo cáo: 152 doanh nghiệp.
Thanh tra trực tiếp việc thực hiện Pháp luật lao động tại các doanh nghiệp: Chủ trì
phối hợp với liên ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh tiến hành thanh tra
việc thực hiện pháp luật lao động tại 18 doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố.
Triển khai thực hiện được: 18 cuộc thanh tra (16 cuộc theo kế hoạch và 02 cuộc
8

8


đột xuất).

+ Số cuộc thanh tra theo kế hoạch 16/18cuộc thanh tra theo kế hoạch được phê
duyệt .
+ Số cuộc đột xuất:02 cuộc thanh tra(01 cuộc xác minh thời giờ làm việc nghỉ
ngơi của lao động,01 cuộc thanh tra tình hình đóng Bảo hiểm xã hội cho lao động).
+ Qua thanh tra, kết luật thanh tra tại 18 doanh nghiệp, đưa ra 108 kiến nghị yêu
cầu doanh nghiệp thực hiện.
+ Chánh thanh tra Sở ra 02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình
thức phạt tiền của 02 doanh nghiệp với số tiền là 74.000.000 đồng và cảnh cáo 01
doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh an toàn vệ sinh lao động cho người lao
động.
B, Kết quả thu được cụ thể như sau:
- Việc xây dựng và đăng ký Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể đã
được các Doanh nghiệp quan tâm, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 67/180 doanh
nghiệp(chiếm37%) xây dựng đăng ký thỏa ước lao động tập thể, 85/180 doanh
nghiệp(chiếm47 %) có xây dựng đăng ký nội quy lao động. Tình hình thực hiện xử lý
kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất các doanh nghiệp đã cơ bản thực hiện theo
pháp luật lao động và nội quy lao động đã đăng ký.
- Được biết, trong 180 doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Đà Nẵng đã thu hút
hơn 40.000 lao động thì có khoảng 39.687 người lao động được ký hợp đồng lao động,
đạt tỷ lệ 99,42%.
- Về thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế,Bảo hiểm xã hội: hầu hết các Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn đều đã đăng ký tham gia Bảo hiểm y
tế,Bảo hiểm xã hội, số doanh nghiệp và lao động tham gia Bảo hiểm y tế,Bảo hiểm xã
hội tăng đều qua từng năm. Tại thời điểm tháng 6/2015, tại Đà Nẵng có 203 đơn vị
tham gia Bảo hiểm y tế,Bảo hiểm xã hội, trong đó có 152 Doanh nghiệp FDI. Hầu hết
các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều nắm vững và chấp hành pháp luật
Bảo hiểm y tế,Bảo hiểm xã hội, thực hiện kịp thời chính sách Bảo hiểm y tế,Bảo hiểm
xã hội đối với người lao động đã được ký kết hợp đồng lao động.
- Về tiền lương: Nhìn chung việc thực hiện chính sách tiền lương trong loại hình
doanh nghiệp này tương đối ổn định, ngoài việc thực hiện chính sách theo quy định

của pháp luật, một số doanh nghiệp đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao
động như tổ chức cơm ca chất lượng cao, tổ chức căng tin phục vụ bữa ăn cho người
lao động với giá ưu đãi, chính sách đối với lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ, trợ
cấp tiền xăng xe, tiền thuê nhà trọ, phụ cấp ngôn ngữ, chuyên cần …
Tuy nhiên, đến nay chỉ có 40,2% doanh nghiệp đăng ký thang, bảng lương tại
cơ quan quản lý Nhà nước.Hằng năm, khi có chính sách điều chỉnh mức lương tối
thiểu các doanh nghiệp thực hiện việc điều chỉnh tiền lương kịp thời để đảm bảo đời
9

9


sống cho người lao động, vào các dịp lễ, tết các doanh nghiệp đều có chi hỗ trợ hoặc
thưởng cho người lao động. Mức thu nhập bình quân tháng của người lao động khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay là 3.315.000 đồng, mức lương thấp nhất là
2.398.000 đồng.
- Riêng doanh nghiệp FDI có 57/180 doanh nghiệp thành lập tổ chức Công
đoàn nhưng mới chỉ có 9 cán bộ chuyên trách tại 8 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
còn lại, cán bộ công đoàn đều kiêm nhiệm, phụ thuộc vào người sử dụng lao động nên
chưa phát huy hết vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của người lao động. Điều này dẫn đến số vụ đình công, lãn công
trong doanh nghiệp chiếm đến 70% trong tổng số vụ xảy ra trên địa bàn Thành phố
Đà Nẵng thời gian qua.
- Về thời gian nghỉ ngơi, đa số các doanh nghiệp quy định bố trí chế độ nghỉ
phép hằng năm, mỗi tháng cho nghỉ được 1 ngày hoặc mùa vãn hàng hoặc kết hợp
nghỉ phép năm trong dịp Tết Nguyên đán...
- Sử dụng lao động phụ nữ,lao động trẻ em,lao động đặc thù:
Các đơn vị đã thực hiện đầy đủcác quy định riêng đối với lao động nữ: không
sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
làm việc ban đêm, làm thêm giờ, làm các công việc nguy hiểm, độc hại và đi công tác

xa; xây buồng tắm, buồng vệ sinh, phòng thay quần áo riêng cho lao động nữ….Tuy
nhiên , Kết quả khảo sát ở một số khu công nghiệp cho thấy có hơn 80% phụ nữ trên
độ tuổi 35 làm việc trong các khu công nghiệp buộc nghỉ việc hoặc bỏ việc với lý do
chính là cơ cấu lại sản xuất hoặc tự nghỉ do không chịu được điều kiện làm việc khắc
nghiệt.Đây cũng là một tình trạng đáng báo động tại các doanh nghiệp hiện nay .
Các doanh nghiệp FDI Đà Nẵng thực hiện đúng cam kết không sử dụng lao
động trẻ em,lao động tàn tật….
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 3 doanh nghiệp sử dụng từ 20 lao động
là người nước ngoài trở lên gồm Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores: 77
lao động; Công ty TNHH FPT: 20 lao động và nhà thầu Sichuan Hua Shi với 21 lao
động. Các doanh nghiệp đều đã đăng kí việc sử dụng lao động nước ngoài với các cơ
quan chức năng
2.3 .Nhận xét đánh giá chung:
2.3.1 Ưu điểm:
- Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao
động của người sử dụng lao động và người lao động ở nơi đến thanh tra, phát hiện
những vi phạm nghiêm trọng, lập lại kỷ cương trong lao động, sử dụng và quản lý lao
động.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật lao động tại các
10

10


doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được củng cố, tăng cường hơn
so với thời gian trước đây.
- Đã từng bước đổi mới phương thức thanh tra như: cử thanh tra viên phụ trách
vùng, thực hiện cơ chế doanh nghiệp tự kiểm tra.
- Quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra đã thực hiện úng trình tự quy định theo
quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhất các thành viên trong

đoàn cùng nhau hợp tác đạt hiệu quả chất lượng, hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám
sát đã thực sự góp phần tích cực trong quá trình quản lý, kịp thời chấn chỉnh những
thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý phù hợp với thực tế.
2.3.2. Mặt hạn chế:
- Lực lượng thanh tra còn mỏng và yếu trong khi đó số lượng doanh nghiệp cần
thanh tra còn nhiều,gây nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu. Thực tế thì lực
lượng thanh tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu kém về trình độ. Có tới
30 - 50% cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán bộ có trình độ
cao đẳng, trung cấp. Thêm nữa, thanh tra chuyên ngành pháp luật lao động hiện nay
chủ yếu là kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên sâu Với trình độ của lực lượng
thanh tra lao động hiện nay thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu thanh tra các doanh
nghiệp nói chung, các doanh nghiệp FDI nói riêng và nhất là trong tình hình hiện nay
khi số lượng các doanh nghiệp FDI đang không ngừng tăng lên.
Với số lượng thanh tra ít trong khi lượng doanh nghiệp cần thanh tra nhiều dẫn
tới việc chỉ thanh tra được một phần, bỏ sót các vi phạm pháp luật mà khó có thể tiến
hành thanh tra cùng lúc tất cả các doanh nghiệp FDI.
- Thanh tra viên lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay mới chỉ tập
trung ở cấp trung ương và cấp tỉnh, trong khi cấp huyện, khu công nghiệp, khu chế
xuất chưa được bố trí tăng cường.
- Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra Sở chưa ngang tầm với yêu
cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt như tri thức và năng lực thực thi nhiệm vụ
cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác còn rất hạn
chế. Số cán bộ đào tạo mới có đủ trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm và
ứng xử trong lĩnh vực thanh tra. Chất lượng đội ngũ cán bộthanh tra chưa đồng đều,
trình độ năng lực thực tế chưa tương xứng với văn bằng.
-Hình thức tiến hành một cuộc thanh tra lao động còn đơn giản,chỉ có 2 hình
thức thường thấy là thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt và thanh tra đột xuất nên
hiệu quả thanh tra sẽ không cao do các doanh nghiệp có thời gian để chuẩn bị đối phó
với đoàn thanh tra.
-Hoạt động thanh tra đã được chú trọng hơn nhưng chưa có nhiều thay đổi, chưa

được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc,chịu nhiều tác động của yếu tố chủ quan.
- Chế tài xử lí các doanh nghiệp vi phạm về pháp luật lao động còn nhẹ,chưa đủ
11

11


sức răn đe. Vì vậy hàng loạt các vi phạm đang có xu hướng nhiều hơn trước.

12

12


CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Cần tăng cường thêm lực lượng thanh tra lao động cả về số lượng và chất lượng
Thứ nhất, Tăng cường số lượng thanh tra viên:
Các thanh tra viên phải đảm nhận, kiêm nhiệm nhiều việc cùng một lúc nên hiệu
quả công việc chưa cao. Đặc biệt khi phải tiến hành nhiều cuộc thanh tra lao động
cùng thời điểm sẽ thiếu nhân lực trầm trọng. Do vậy cần tổ chức các lớp, khóa học để
đào tạo các thanh tra viên mới, bổ sung vào lực lượng thanh tra Sở theo đúng tiêu
chuẩn của tổ chức ILO,
Thứ hai, Nâng cao trình độ và kỹ năng cho lực lượng thanh tra:
- Cần phải nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ công chức làm công tác này.
Đặc biệt phẩm chất đạo đức của công chức thanh tra Sở phải được đặt lên hàng đầu.
Mỗi công chức làm công tác thanh tra phải thật sự gương mẫu, chấp hành nghiêm túc
pháp luật.
- Cần có cơ chế đánh giá năng lực của công chức trong ngành để xác định nhu

cầu đào tạo bồi dưỡng nhằm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, tạo
được đội ngũ công chức trong tương lai đáp ứng được yêu cầu mà thực tế của ngành
đặt ra, từ đó xác định nội dung, chương trình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù
hợp.
- Để nâng cao năng lực của các thanh tra viên còn có các giải pháp khác như:
Khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ;
kiểm tra thanh tra thường xuyên trình độ, kỹ năng của công chức, xử lý nghiêm minh
những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, tránh tình trạng gửi gắm vào làm dù
không có trình độ,...
3.2 Liên tục đổi mới và đa dạng thêm nhiều hình thức thanh tra:
- Không chỉ đơn thuần là 2 hình thức thường thấy mà có thể kết hợp cả 2 là một
để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra trong các doanh nghiệp,tránh tình trạng
các doanh nghiệp biết trước để đề phòng và đối phó.
- Tiến hành thường xuyên và liên tục các cuộc thanh tra .Đặc biệt là các cuộc
thanh tra và kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm từ đó đưa ra
cách thức xử lý. Đảm bảo đúng yêu cầu,quy trình của mỗi cuộc thanh tra theo pháp
luật quy định.Đảm bảo tính dân chủ,công bằng và công khai,tránh tình trạng thiên
vị,chủ quan.
- Xây dựng quy trình thanh tra nghiêm ngặt,hiệu quả và khoa học hơn.

13

13


-

3.3 Cần có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp
luật về lao động
-Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm về pháp luật lao động sai quy định còn quá

nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Các mức phạt hiện tại chỉ từ 200.000 đồng-5.000.000 đồng
.Doanh nghiệp vẫn bất chấp vi phạm pháp luật vì số tiền phạt còn quá ít.
-Ngoài ra cần bổ sung một số quy định nghiêm ngặt về xử phạt các doanh
nghiệp vi phạm luật BHXH.
3.4 Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ
thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan
thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Đảm bảo điều kiện làm việc cho thanh tra viên tại văn phòng cũng như khi đi
công tác như diện tích phòng làm việc và các trang thiết bị như máy tính, máy ảnh, các
thiết bị đo kiểm tra theo chuyên ngành, phương tiện đi lại…v…v…
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ; cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật,
tài liệu liên quan trên hệ thống phần mền quản lý để trao đổi thông tin về hoạt động và kết
quả thanh tra của các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
3.5 Cơ quan thanh tra nên thiết lập mối quan hệ tốt với người sử dụng lao động
và tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố để tăng
cường hiệu quả của công tác thanh tra.
Bên cạnh những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra lao động từ các
cơ quan chức năng, cơ quan tiến hành thanh tra thì sự hợp tác của đơn vị Thanh tra
cũng đóng vai trò quan trọng. Để người lao động và người sử dụng hiểu rõ được tầm
quan trọng của công tác thanh tra thì tại các Doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp FDI nói riêng cần:
Có chính sách tuyên truyền giáo dục về BHXH cho các doanh nghiệp và người lao
động
Trước hết là tuyên truyền cho chủ các doanh nghiệp về việc nâng cao tinh thần
tự giác trong việc thực hiện pháp luật về lao động . Điều này không những đảm bảo
đời sống cho người lao động mà còn giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao uy tín và
vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Tuyên truyền, giáo dục người lao động tự đứng dậy đấu tranh đòi quyền lợi cho
mình, không để người sử dụng lao động chiếm đoạt quyền lợi của mình dưới mọi hình
thức. Cần giúp người lao động hiểu ra rằng việc chấp hành pháp luật lao động đầy đủ

chính là việc đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình của người lao động.
- Hướng dẫn những doanh nghiệp chưa ký thỏa ước lao động tập thể và xây
dựng nội quy lao động tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng nội quy
lao động để đăng ký với Sở Lao động-Thương binh và xã hội. Tiếp tục hướng dẫn các
doanh nghiệp xây dựng và đăng ký thang bảng lương theo quy định tại Thông tư số
28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/2/2007 của Bộ Lao động - thương binh và Xã hội.
14

14


KẾT LUẬN
Trong mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động,
thế yếu thường thuộc về người lao động. Người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế,
luôn có xu hướng vi phạm pháp luật lao động, xâm hại đến quyền và lợi ích chính
đáng của người lao động được pháp luật bảo vệ. Một thực tế đáng lo ngại là tình hình
vi phạm pháp luật lao động ngày càng phức tạp. Vì vậy, thanh tra lao động phải đóng
vai trò chủ chốt trong việc xây dựng ý thức về công bằng và gắn kết xã hội, đảm bảo
pháp luật lao động được thực thi nghiêm túc
Đà Nẵng là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là thành phố
công nghiệp – dịch vụ, du lịch và có tỷ lệ lao động tăng hàng năm cao so với dân số.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, số lượng doanh nghiệp phát triển và tăng nhanh,
nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, chính vì vậy công tác thanh
tra việc thực hiện pháp luật lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
người lao động càng có ý nghĩa và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong những năm qua
công tác thanh tra ở Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả tốt, bên cạnh đó vẫn tồn tại
một số hạn chế ở trên. Các cấp, các ban ngành thành phố Đà Nẵng cần quan tâm hơn
tới công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về lao động trên điạ bàn,kịp thời đưa ra
các giải pháp hoàn thiện ; góp phần tạo một môi trường FDI lành mạnh,ngày càng phát
triển đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thành phố,của đất nước.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thanh tra 2010.
2. Nghị định số: 614/2013/NĐ-LĐTBXH.
3. Luật lao động 2012.
4. Nghị định 39/2013/NĐ-CP.
5. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.
6. Lê Anh Nhân(2013),”Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi

của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng’’,Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng.
7. Thông tư liên tịch số: 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV.
8. Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV.
9. Quyết định số 07/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 1997.
10. Nghị định số: 86/2011/NĐ-CP
11. Thông tư số: 02/2010/TT-TTCP
12. Quyết định số: 02/2006/QĐ- BLĐTBXH
13. Trang wed Sở lao động thương binh xã hội thành phố Đà Nẵng.
14. Trang wed Thanh tra lao động thành phố Đà Nẵng.
15.



×