Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.88 KB, 2 trang )
Đôi đũa:
Hễ là người Việt, dù giàu sang hay nghèo túng, không ai chưa từng biết đến đôi đũa tre mộc mạc mang đầy ý
nghĩa đậm đà trong linh hồn dân tộc Việt Nam. Đôi đũa tre hầu như đã trở thành đặc điểm của văn hóa Việt
Nam không kém gì chiếc áo bà ba thân thương, tà áo dài duyên dáng hoặc món ăn thuần túy canh chua cá
kho tộ. Từ đồng quê cho đến thành thị, từ những ngôi nhà lá chênh vênh đến những căn nhà cao tầng lộng
lẫy, không có gia đình nào thiếu đôi đũa tre trong các bữa ăn.
Đũa là một trong những đồ dùng ăn uống có lịch sử lâu đời, xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 5000 năm
trước. Thuở sơ khai đũa là các cành cây được sử dụng để lấy thức ăn đã được nấu từ trong xoong, chảo. Khi
các nguồn tài nguyên trở nên khan hiếm, khoảng năm 400 Trước Công Nguyên, các đầu bếp thông minh đã
tìm ra cách để tiết kiệm tài nguyên đun nấu bằng cách cắt thức ăn thành những miếng nhỏ vì vậy nó sẽ chín
nhanh hơn. Phương pháp nấu ăn mới này đã làm cho dao không cần thiết có mặt trên bàn ăn nữa.
Đũa là đồ dùng để và cơm và gắp thức ăn, hình que tròn, dài khoảng 15–25 cm, ghép thành từng đôi. Chất
liệu làm nên đôi đũa rất phong phú và đa dạng, từ chất liệu kim loại (vàng, bạc, nhôm….) thường được vua
chúa, quan lại thời xưa sử dụng để phân biệt giai cấp, hay đến các loại chất liệu là nhựa, thiên nhiên (tre,
trúc….). Đũa gồm 2 phần: tay cầm và đầu đũa. Phần tay cầm của đũa to hơn, thường là được làm nhẵn. Hiện
nay, phần tay cầm thường được trang trí thêm một lớp trang trí ở phần đuôi đũa với những hình ảnh hoa văn
đa dạng. Đầu đũa thì tuy có chuốt nhỏ lại so với tay cầm nhưng không nhọn hoắt. Đầu đũa có thể thu hẹp
hoặc mở rộng được một khoảng cách khá lớn chỉ với một chuyển động nhỏ của các ngón tay. Có đầu đũa thì
trơn, có đầu đũa lại có răng cưa để tăng ma sát và tăng thẩm mĩ. Đôi đũa còn được phủ một lớp sơn. Lớp sơn
trên đũa có tác dụng ngăn các loại vi khuẩn và mốc, mọt xâm nhập vào thân đũa.
Bạn có bao giờ tò mò đũa tre được sản xuất như thế nào? Đầu tiên, người ta sẽ vào rừng, chặt những cây tre
thẳng, hoặc trúc sào. Việc chặt tre, trúc không hề đơn giản mà phải tốn rất nhiều sức lực. Tre, trúc mang về
cơ sở sản xuất sẽ được cạo vỏ ngoài, đem phơi khô. Tiếp đó, người ta sẽ dùng máy, tách cây tre thành nhiều
miếng bằng nhau. Sau đó, họ cắt ngắn từng thanh tre, tiếp tục bào và nạo vỏ cho bằng phẳng, vuông vắn. Tre
tiếp tục được đem đi phơi nắng chuẩn bị gia công. Trước khi gia công, người ta sẽ ngâm tre trong nước
ngâm bột tẩy trắng để sát trùng khoảng 1 đêm và dùng nhiệt để tiêu độc. Thanh tre đủ yêu cầu làm đũa,
người ta sẽ chẻ thành nhiều thanh dài nhỏ. Khi việc chẻ tre hoàn tất, người ta sẽ tạo hình, vót nhọn rồi dùng
đá đánh bóng.
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại đũa. Nào là đũa dùng một lần, đũa nhựa gọn nhẹ, đũa inox,..Ở
Việt Nam còn có đũa cả, như chúng ta đều biết rộng bản và dẹp cho dễ quệt cơm.
Những chiếc đũa bằng tre, trúc gắn liền với văn hóa ẩm thực của Việt Nam, với đời sống thường nhật của