Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI TẬP VỀ NHÀ 1 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN 1 PSD 101

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.04 KB, 8 trang )

PSD − Bài tập về nhà 1
Câu1 Trong các phương án dưới đây, phương án nào thể hiện đúng mục đích của
nhóm làm nghiên cứu thị trường:
Chọn một câu trả lời

A) Xác định thị phần cho sản phẩm mới


B) Cải thiện mẫu mã sản phẩm



C) Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

D) Chia sẻ kinh nghiệm
Đáp án đúng là: Xác định thị phần cho sản phẩm mới
Vì: Mỗi nhóm hoạt động theo những mục đích khác nhau. Mục đích của nhóm nghiên cứu
thị trường là tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để xác định thị phần cho sản
phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới. Mục đích của nó sẽ khác với mục đích của nhóm phát
triển sản phẩm hay mục đích của nhóm học tập.
Tham khảo: 1.3.2. Đặc trưng của nhóm làm việc.Ví dụ trong phần Mục đích (Purpose)


Câu2 Trong các phương án dưới đây, phương án nào thể hiện đúng mục đích của
nhóm phát triển sản phẩm:
Chọn một câu trả lời

A) Xác định thị phần cho sản phẩm mới


B) Cải thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm





C) Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

D) Chia sẻ kinh nghiệm
Đúng. Đáp án đúng là: Cải thiện mẫu mã sản phẩm
Vì: Mỗi nhóm hoạt động theo những mục đích khác nhau. Mục đích của nhóm phát triển
sản phẩm là tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để cải thiện mẫu mã, chất lượng
sản phẩm đáp ứng được những thị hiếu và nhu cầu của họ. Mục đích của nó sẽ khác với
mục đích của nhóm phát triển sản phẩm hay mục đích của nhóm học tập.
Tham khảo: 1.3.2. Đặc trưng của nhóm làm việc


Câu3 Trong số các phương án sau, phương án nào xác định đúng trình tự các giai
đoạn phát triển của nhóm?
Chọn một câu trả lời

A) Giai đoạn hình thành – giai đoạn hoạt động – giai đoạn xung đột – giai đoạn
chuẩn hóa

B) Giai đoạn hình thành – giai đoạn xung đột – giai đoạn chuẩn hóa - giai đoạn
phát triển

C) Giai đoạn hình thành – giai đoạn chuẩn hóa – giai đoạn xung đột – giai đoạn
phát triển

D) Giai đoạn hình thành – giai đoạn phát triển – giai đoạn xung đột - giai đoạn
biến động
1



Đáp án đúng là: Giai đoạn hình thành – giai đoạn xung đột – giai đoạn chuẩn hóa - giai
đoạn phát triển.
Vì: Trong một chu kỳ làm việc, các nhóm thường trải qua 04 giai đoạn: Hình thành, Xung
đột, Chuẩn hóa và Phát triển. Tùy từng mục tiêu hoặc tính chất hoạt động của nhóm mà
một nhóm có thể giải tán ngay sau chu kỳ làm việc đầu tiên hoặc tiếp tục trải qua các giai
đoạn này trong chu kỳ tiếp theo. (Bruce W. Tuckman (1965).
Tham khảo: 1.3.4. Các giai đoạn phát triển của nhóm
Câu4 Trong giai đoạn hình thành, khi các thành viên nhóm đặt nhiều câu hỏi về mục
đích của nhóm, lòng tin và sự tận tâm của các thành viên còn thấp thì người lãnh đạo
nhóm cần làm gì?
Chọn một câu trả lời

A) Giải thích mục tiêu chung của nhóm; Mô tả vấn đề nhóm đang giải quyết
một cách rõ ràng.

B) Loại trừ những thành viên không đồng thuận ra khỏi nhóm.
C) Tiến hành phân tích giải quyết nhằm tìm ra bất đồng; chuyển từ lãnh đạo chỉ
đạo sang lãnh đạo khuyến khích, ủng hộ; kêu gọi các thành viên chia sẻ trách
nhiệm.

D) Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho phép
có xung đột.
Đáp án đúng là: Giải thích mục tiêu chung của nhóm; Mô tả vấn đề nhóm đang giải quyết
một cách rõ ràng.
Vì: Trong tình huống này để định hướng mục đích cho nhóm cũng như củng cố lại lòng tin
của các thành viên, người lãnh đạo nên giải thích mục tiêu chung của nhóm và mô tả vấn
đề nhóm đang phải giải quyết một cách rõ ràng.
Tham khảo: 1.3.4.1. Giai đoạn hình thành (Hành động của người lãnh đạo)



Câu5 Phương án nào dưới đây KHÔNG phải là lợi ích của làm việc theo nhóm trong
môi trường học tập?
Chọn một câu trả lời

A) Xây dựng được quan hệ tốt với nhiều thành viên trong cộng đồng học viên


B) Giảm áp lực học một mình



C) Xây dựng văn hóa công sở, văn hóa hợp tác trong công việc;

D) Phát triển kỹ năng
Đáp án đúng là: Xây dựng văn hóa công sở, văn hóa hợp tác trong công việc;
Vì: Những lợi ích chính mà nhóm học tập mang lại là:
- Giảm áp lực học một mình: Thành viên của nhóm sẽ có cảm giác thoải mái, không bị
căng thẳng như lúc làm việc một mình. Sự hỗ trợ, hợp tác của những người trong nhóm
giúp họ trở nên tự tin hơn và vì thế việc học của họ sẽ đạt hiệu quả cao hơn;
- Phát triển kỹ năng: Tạo môi trường tốt để người học phát triển những kỹ năng như kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng quản lý cá nhân, khả năng chịu trách nhiệm, kỹ năng chia sẻ thông
tin. Đó là những kỹ năng có ích cho công việc hiện tại và cho phát triển sự nghiệp sau này;


2


- Xây dựng được quan hệ tốt với nhiều thành viên trong cộng đồng học viên

Tham khảo: phần Lợi ích của nhóm trong môi trường học tập
Câu6 Trong giai đoạn xung đột, khi các thành viên trong nhóm phát triển ở các mức
độ khác nhau, nảy sinh những kỳ vọng không thực tế, trong nhóm bắt đầu hình thành
các phe phái, v.v. thì người lãnh đạo nhóm cần làm gì?

A) Ngăn chặn những ý kiến bất đồng, thiết lập kỷ luật của nhóm
B) Gặp gỡ từng thành viên, thuyết phục tuân theo quan điểm của người lãnh



đạo


C) Loại trừ những thành viên không đồng thuận ra khỏi nhóm.

D) Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho phép
có xung đột
Đáp án đúng là: Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho
phép có xung đột.
Vì Người lãnh đạo nhóm cần nắm vững quy luật hoạt động và diễn biến các giai đoạn của
nhóm.
Tham khảo: 1.3.4.2. Giai đoạn xong đột (Hành động của người lãnh đạo)


Câu7 Khi phân loại theo hình thức làm việc, nhóm được phân thành bao nhiêu loại?
Chọn một câu trả lời

A) 2



B) 3



C) 4

D) 5
Đáp án đúng là: 5
Vì: Phân loại theo hình thức làm việc, gồm 5 loại:
Nhóm chức năng
Nhóm liên chức năng
Nhóm giải quyết vẫn đề
Nhóm làm việc tự chủ
Nhóm ảo
Tham khảo: 1.3.3.2. Phân loại theo hình thức làm việc


Câu8 Theo cơ cấu tổ chức, nhóm được phân loại thành:
Chọn một câu trả lời

A) Nhóm chính thức và nhóm không chính thức


B) Nhóm chức năng và nhóm ảo



C) Nhóm chức năng và nhóm liên chức năng

D) Nhóm liên chức năng và nhóm ảo

Đáp án đúng là: Nhóm chính thức và nhóm không chính thức


3


Vì: Phân loại theo cơ cấu tổ chức nhóm sẽ chia thành nhóm chính thức và nhóm không
chính thức. Nhóm chức năng, nhóm liên chức năng và nhóm ảo là 1 loại của phân loại theo
hình thức làm việc.
Tham khảo: 1.3.3.1. Phân loại theo cơ cấu tổ chức
Câu9 trong quá trình hoạt động nhóm, đến giai đoạn nào thì các thành viên có thể
thiết lập các mối quan hệ rõ ràng hơn và đồng thuận hơn với nhau?
Chọn một câu trả lời

A) Giai đoạn xung đột


B) Giai đoạn hình thành



C) Giai đoạn chuẩn hóa

D) Giai đoạn phát triển
Đáp án đúng là: Giai đoạn phát triển
Vì: Phát triển là giai đoạn “hiệp lực”. Nhóm sẽ phát triển và lớn mạnh. Các mối quan hệ rõ
ràng và sự đồng thuận được thiết lập theo phương hướng chung của nhóm.Các mục tiêu
được định hướng dựa trên nhiệm vụ hơn là các mối quan hệ. Khi đó nhóm có thể đạt kết
quả cao trong công việc.
Tham khảo: 1.3.4.4 Giai đoạn phát triển



Câu10 Trong tình huống làm việc nhóm sau, đâu là cách hành xử đúng.

Chọn một câu trả lời

A) phương án 1


B) phương án 2



C) phương án 3



D) phương án 4
4


Đáp án đúng là: phương án 2
Vì: Cần thể hiện trách nhiệm cá nhân trong làm việc nhóm vì thế bắt buộc bạn phải cho
người tới muộn hiểu về ảnh hưởng của việc đến muộn tới công việc chung.
Tham khảo: Giáo trình, mục 1.5.1 “trách nhiệm cá nhân trong làm việc nhóm”.
Câu11 Một người nên hành xử như thế nào khi nhóm đưa ra một quyết định không
trùng hợp với quan điểm của mình?
Chọn một câu trả lời

A) Kiên quyết phản đối vì ý kiến của mình chưa được đáp ứng




B) Chấp nhận vì đó là quyết định đã dựa trên những nguyên tắc và giá trị chung
đã được thỏa hiệp của nhóm
C) Rút lui khỏi nhóm vì bất đồng quan điểm

D) Gặp lãnh đạo cấp trên nhờ can thiệp
Đáp án đúng là: Chấp nhận vì đó là quyết định đã dựa trên những nguyên tắc và giá trị
chung đã được thỏa hiệp của nhóm.
Vì: Nhóm là tập hợp người có chung lợi ích. Khi gia nhập một nhóm thì cần tính đến lợi
ích chung của nhóm.
Tham khảo: Xem mục 2.2.5. Xử lý những rắc rối thường gặp của các cuộc họp nhóm


Câu12 Chọn trong các phương án dưới đây một phương án mà người điều hành cuộc
họp nhóm KHÔNG nên làm khi các thành viên thiếu tận tâm, không tuân theo nhiệm
vụ hoặc công việc đã thỏa thuận:
Chọn một câu trả lời

A) Chuẩn bị chu đáo và đầy đủ hơn cho cuộc họp


B) Cùng nhà quản lý xem xét lại vấn đề



C) Lắng nghe các quan điểm thuận chiều và trái chiều

D) Loại bỏ những thành viên thiếu tận tâm ra khỏi nhóm

Đáp án đúng là: Loại bỏ những thành viên thiếu tận tâm ra khỏi nhóm.
Vì: Người điều hành cần tìm hiểu nguyên nhân khiến cho các thành viên nhóm thiếu tận
tâm để tìm cách khắc phục, giải quyết trước khi nghĩ đến chuyện loại bỏ họ.
Tham khảo: Xem mục 2.2.5. Xử lý những rắc rối thường gặp của các cuộc họp


Câu13 Khi có mâu thuẫn nhóm xảy ra, một thành viên trong nhóm có quan điểm:
“giải quyết các mâu thuẫn là điều tất yếu cần thiết để đạt được các mục tiêu của
nhóm”. Phản ứng với mâu thuẫn trên của thành viên này thuộc loại nào?
Chọn một câu trả lời

A) Đối đầu


B) Né tránh



C) Tuân theo
5


D) Cộng tác
Đáp án đúng là: Cộng tác
Vì: Người phản ứng theo kiểu Cộng tác là người hiểu biết quy luật hoạt động nhóm, chấp
nhận mâu thuẫn và biết cách giải quyết mâu thuẫn để đạt đến mục tiêu chung của nhóm.
Tham khảo: Xem mục 2.5.1.4. Một số biểu hiện của kiểu phản ứng “Cộng tác” đối với
mâu thuẫn nhóm



Câu14 Thông thường, một người giải quyết mâu thuẫn nhóm theo kiểu phản ứng tuân
theo thì sẽ được đánh giá như thế nào?
Chọn một câu trả lời

A) Đó là người đánh mất ý tưởng riêng của mình vì quá chú trọng đến người
khác

B) Đó là người người chủ động, chịu trách nhiệm trong những tình huống rắc
rối

C) Đó là loại người thẳng thắn, nghiêm túc
D) Đó là loại người không gây rắc rối hoặc gây mối đe dọa cho người khác
Đáp án đúng là: Đó là loại người không gây rắc rối hoặc gây mối đe dọa cho người khác.
Vì: Người phản ứng theo kiểu tuân theo là người làm theo người khác, phụ thuộc vào
người khác, ít có chính kiến vì vậy thông thường họ được đánh giá là người không gây rắc
rối hoặc mối đe dọa cho người khác. Tất nhiên có trường hợp cá biệt (làm ra vẻ tuân theo
để thực hiện âm mưu...)
Tham khảo: Xem mục 2.5.1.2. Một số biểu hiện của kiểu phản ứng “tuân theo” đối với
mâu thuẫn nhóm


Câu15 Thông thường, khi một người giải quyết mâu thuẫn theo kiểu né tránh thì
người đó được đánh giá như thế nào?
Chọn một câu trả lời

A) Đó là người chắc chắn, cẩn trọng


B) Đó là người chủ động, chịu trách nhiệm trong những tình huống rắc rối




C) Đó là người luôn đặt vấn đề quan trọng của nhóm lên hàng đầu

D) Đó là người là người giả tạo, hèn nhát, xu nịnh lãnh đạo
Đáp án đúng là: Đó là người chắc chắn, cẩn trọng.
Vì: Người né tránh mâu thuẫn là người không có phản ứng gì khi xảy ra mâu thuẫn. Điều
này, thông thường sẽ làm cho những người xung quanh hiểu rằng người đó là người suy
nghĩ chắc chắn, cẩn trọng, trước khi hành động. Đó là thông thường (theo cách tâm lý
chung), tất nhiên sẽ có cả trường hợp cá biệt.
Tham khảo: Ưu điểm của việc giải quyết mâu thuẫn nhóm theo cách “né tránh”


Câu16 Thông thường, một người chọn cách phản ứng mâu thuẫn theo kiểu đương đầu
thì sẽ được đánh giá như thế nào?
Chọn một câu trả lời
6




A) Đó là người ôn hòa, không gây rắc rối hoặc mối đe dọa cho người khác



B) Đó là một thành viên tốt trong nhóm



C) Đó là người phải chịu trách nhiệm trong các tình huống rắc rối


D) Đó là người dám nghĩ dám làm
Đáp án đúng là: Đó là người phải chịu trách nhiệm trong các tình huống rắc rối.
Vì: Người phản ứng mâu thuẫn theo kiểu đương đầu, thông thường, là người có bản lĩnh,
dám làm, dám chịu. Nếu như một người luôn chọn cách phản ứng đương đầu với mọi mâu
thuẫn thì họ có thể là người nóng nảy, không bình tĩnh. Vì vậy, họ có thể gây ra các tình
huống rắc rối, căng thẳng.
Tham khảo: Xem mục 2.5.1.3. Một số biểu hiện của kiểu phản ứng “Đương đầu” đối với
mâu thuẫn nhóm


Câu17 Cách hiểu đúng nhất về phương pháp công não (brainstorming):
Chọn một câu trả lời

A) Brainstorming là việc đưa ra những ý tưởng không hạn chế của một nhóm
người
B) Brainstorming là việc đưa ra những ý tưởng một cách tự nhiên bột phát mà
không bị chỉ trích hay đánh giá

C) Brainstorming là kỹ năng động não thu hút toàn bộ thành viên nhóm tham
gia một cách đồng đều

D) Brainstorming là phương pháp dựa vào khả năng của bộ não con người để
tạo nên những sự kết hợp ý tưởng một cách sáng tạo với mục đích tìm kiếm những ý
tưởng mới
Đáp án đúng là: Brainstorming là phương pháp dựa vào khả năng của bộ não con người
để tạo nên những sự kết hợp ý tưởng một cách sáng tạo với mục đích tìm kiếm những ý
tưởng mới.
Vì: Là một nhóm ý tưởng không hạn chế do một nhóm đưa ra, không có ý kiến phê bình
chỉ trích hay đánh giá để tìm ra những ý tưởng mới. Đối với các công ty hay tổ chức lớn,

quá trình giải quyết vấn đề được tiến hành theo hai nhóm riêng rẽ: Phát triển ý tưởng và
đánh giá ý tưởng.
Tham khảo: Xem mục 2.4.2.3. Phương pháp Brainstorming


Câu18 Về vấn đề mâu thuẫn nhóm, anh (chị) đồng tình với quan điểm nào sau đây?
Chọn một câu trả lời

A) Trong hoạt động nhóm nếu để xảy ra bất kỳ mâu thuẫn nào thì đó là sự thất
bại của cả nhóm

B) Khi hoạt động nhóm, tất yếu sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn vì nhóm là sự tập
hợp của những con người với quan niệm, tính cách, năng lực, kinh nghiệm... khác
nhau

C) Không thể có mâu thuẫn nếu thành viên của nhóm hợp tác chia sẻ, thông cảm
với nhau
7


D) Nếu biết cách ứng xử phù hợp thì con người có thể giải quyết mâu thuẫn
nhóm một cách triệt để, không bao giờ còn mâu thuẫn nhóm
Đáp án đúng là: Khi hoạt động nhóm, tất yếu sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn vì nhóm là sự
tập hợp của những con người với quan niệm, tính cách, năng lực, kinh nghiệm... khác nhau
Vì: Mỗi con người đều có quan niệm, tính cách, năng lực, kinh nghiệm khác nhau. Mỗi con
người đều có mặt mạnh và mặt yếu, mặt tốt và mặt chưa tốt
Tham khảo: 2.5.1. Một số biểu hiện thường gặp với mâu thuẫn nhóm


Câu19 Trong cuộc họp nhóm, người điều hành cần xử trí như thế nào khi có thành

viên phản đối gay gắt quan điểm của mình?
Chọn một câu trả lời

A) Nhanh chóng kết thúc cuộc họp


B) Yêu cầu thành viên đó ra khỏi cuộc họp



C) Bình tĩnh, lắng nghe để điều chỉnh

D) Tranh luận ngay để phân định đúng sai
Đáp án đúng là: Bình tĩnh, lắng nghe để điều chỉnh.
Vì: Muốn cuộc họp nhóm thành công, người điều hành cần phải luôn luôn giữ thái độ bình
tĩnh, điềm đạm, nghe vấn đề một cách thấu đáo, có phân tích. Chỉ khi ở trạng thái bình
tĩnh, con người mới có được những quyết định đúng đắn, sáng suốt.
Tham khảo: Xem mục 2.2.5. Xử lý những rắc rối thường gặp của các cuộc họp nhóm


Câu20 Khi có mâu thuẫn nhóm, một thành viên không ngần ngại trình bày dứt khoát
quan điểm của mình vì anh ấy luôn khát khao chiến thắng. Phản ứng của thành viên
này thuộc kiểu phản ứng nào?
Chọn một câu trả lời

A) Né tránh


B) Tuân theo




C) Đương đầu

D) Cộng tác
Đáp án đúng là: Đương đầu.
Vì: Người “luôn khát khao chiến thắng” thông thường sẽ sẵn sàng đối đầu với người khác,
đương đầu với mọi khó khăn thách thức để thể hiện quan điểm và bản lĩnh của mình.
Tham khảo: Xem mục 2.5.1.3. Một số biểu hiện của kiểu phản ứng “Đương đầu” đối với
mâu thuẫn nhóm


8



×