Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 1 MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN 1 PSD101

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.31 KB, 6 trang )

Luyện tập trắc nghiệm 1
Câu 1:Trong quá trình hoạt động nhóm, ở giai đoạn nào thường nảy sinh nhiều mâu
thuẫn nhất về quan điểm, kinh nghiệm, năng lực, tính cách, v.v. giữa các thành viên
nhóm?


A) Giai đoạn xung đột



B) Giai đoạn hình thành



C) Giai đoạn chuẩn hóa



D) Giai đoạn phát triển
Đúng. Đáp án đúng là: Giai đoạn xung đột.
Vì: Giai đoạn xung đột (hay biến động) là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn hình thành nhóm.
Khi các chuẩn mực công việc chưa được thiết lập. Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở
thích khác nhau và bắt đầu nảy sinh mâu thuẩn với nhau. Mâu thuẫn thậm chí xung đột có
thể đe dọa sự đổ vỡ của nhóm. Mức độ không hài lòng của các thành viên tăng dần, có thể họ
xuất hiện cảm giác bất mãn.
Tham khảo: 1.3.4.2 Giai đoạn xung đột
Câu 2:Theo cơ cấu tổ chức, nhóm được phân loại thành:



A) Nhóm chính thức và nhóm không chính thức





B) Nhóm chức năng và nhóm ảo



C) Nhóm chức năng và nhóm liên chức năng



D) Nhóm liên chức năng và nhóm ảo
Đúng. Đáp án đúng là: Nhóm chính thức và nhóm không chính thức
Vì: Phân loại theo cơ cấu tổ chức nhóm sẽ chia thành nhóm chính thức và nhóm không chính
thức. Nhóm chức năng, nhóm liên chức năng và nhóm ảo là 1 loại của phân loại theo hình
thức làm việc.
Tham khảo: 1.3.3.1. Phân loại theo cơ cấu tổ chức
Câu 3:Khi phân loại theo hình thức làm việc, nhóm được phân thành bao nhiêu loại?



A) 2



B) 3



C) 4




D) 5
Đúng. Đáp án đúng là: 5
Vì: Phân loại theo hình thức làm việc, gồm 5 loại:
Nhóm chức năng
Nhóm liên chức năng
Nhóm giải quyết vẫn đề
Nhóm làm việc tự chủ
Nhóm ảo
Tham khảo: 1.3.3.2. Phân loại theo hình thức làm việc

1


Câu 4:Trong giai đoạn hình thành, khi các thành viên nhóm đặt nhiều câu hỏi về mục
đích của nhóm, lòng tin và sự tận tâm của các thành viên còn thấp thì người lãnh đạo
nhóm cần làm gì?
Chọn một câu trả lời





A) Giải thích mục tiêu chung của nhóm; Mô tả vấn đề nhóm đang giải quyết một
cách rõ ràng.
B) Loại trừ những thành viên không đồng thuận ra khỏi nhóm.
C) Tiến hành phân tích giải quyết nhằm tìm ra bất đồng; chuyển từ lãnh đạo chỉ
đạo sang lãnh đạo khuyến khích, ủng hộ; kêu gọi các thành viên chia sẻ trách nhiệm.

D) Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho phép có
xung đột.
Đúng. Đáp án đúng là: Giải thích mục tiêu chung của nhóm; Mô tả vấn đề nhóm đang giải
quyết một cách rõ ràng.
Vì: Trong tình huống này để định hướng mục đích cho nhóm cũng như củng cố lại lòng tin
của các thành viên, người lãnh đạo nên giải thích mục tiêu chung của nhóm và mô tả vấn đề
nhóm đang phải giải quyết một cách rõ ràng.
Tham khảo: 1.3.4.1. Giai đoạn hình thành (Hành động của người lãnh đạo)
Câu 5:Để một nhóm hoạt động hiệu quả cần xác định rõ 5 yếu tố nào?



A) Mục đích (purpose); Vị trí (position); Quyền hạn (power); Kế hoạch (plan);
Con người (people)



B) Mục đích (purpose); Quyền hạn (power); Kế hoạch (plan); Sự say mê
(passion); Con người (people)



C) Mục đích (purpose); Vị trí (position); Quyền hạn (power); Con người
(people); Sự vui thích (pleasure)



D) Mục đích (purpose); Kế hoạch (plan); Con người (people); Sự say mê
(passion), quyền hạn (power)
Đúng. Đáp án đúng là: Mục đích (purpose); Vị trí (position); Quyền hạn (power); Kế hoạch

(plan); Con người (people)
Vì: Một nhóm hoạt động cần phải có mục đích (Purpose) rõ ràng. Nhóm phải xác định được
vị trí (Position) và quyền hạn (Power) của nhóm trong tương quan với các nhóm khác và của
từng người trong nhóm. Nhóm sẽ không thể hoạt động bài bản nếu không có kế hoạch (Plan)
và yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của nhóm là con người (People). Đây là 5
yếu tố cần thiết (5 chữ P) để một nhóm hoạt động hiệu quả
Tham khảo: 1.3.2. Đặc trưng của nhóm làm việc. Phần “Lợi ích của nhóm trong môi trường
doanh nghiệp”
Câu 6:Trong các phương án dưới đây, phương án nào thể hiện đúng mục đích của nhóm
phát triển sản phẩm:
Chọn một câu trả lời



A) Xác định thị phần cho sản phẩm mới



B) Cải thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm



C) Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ



D) Chia sẻ kinh nghiệm
Đúng. Đáp án đúng là: Cải thiện mẫu mã sản phẩm
2



Vì: Mỗi nhóm hoạt động theo những mục đích khác nhau. Mục đích của nhóm phát triển sản
phẩm là tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để cải thiện mẫu mã, chất lượng sản
phẩm đáp ứng được những thị hiếu và nhu cầu của họ. Mục đích của nó sẽ khác với mục đích
của nhóm phát triển sản phẩm hay mục đích của nhóm học tập.
Tham khảo: 1.3.2. Đặc trưng của nhóm làm việc .Phần ví dụ trong phần Mục đích (Purpose)
Câu 7:Trong giai đoạn chuẩn hóa, khi các cuộc tranh luận giữa các thành viên nhóm
diễn ra không có lý do, những vấn đề không lường trước xảy ra làm phá vỡ động lực
phát triển của nhóm thì người lãnh đạo nhóm cần làm gì?





A) Đặt ra những quy định về cách ứng xử trong nhóm. Thảo luận về việc xây
dựng phong cách của nhóm.
B) Loại trừ những thành viên không đồng thuận ra khỏi nhóm
C) Tiến hành phân tích giải quyết nhằm tìm ra bất đồng; chuyển từ lãnh đạo chỉ
đạo sang lãnh đạo khuyến khích, ủng hộ; kêu gọi các thành viên chia sẻ trách nhiệm
D) Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho phép có
xung đột
Đúng. Đáp án đúng là: Tiến hành phân tích giải quyết nhằm tìm ra bất đồng; chuyển từ lãnh
đạo chỉ đạo sang lãnh đạo khuyến khích, ủng hộ; kêu gọi các thành viên chia sẻ trách nhiệm.
Vì:
Đây là thời điểm cần đến “tài năng” của người lãnh đạo nhóm. Cần phải “điều hòa mâu
thuẫn” giữa các thành viên nhóm. Nếu cứ để tình trạng bất đồng xảy ra thì nhóm không thể
hoạt động.
Tham khảo: 1.3.4.1. Giai đoạn hình thành (Hành động của người lãnh đạo)
Câu 8:Trong quá trình hoạt động nhóm, đến giai đoạn nào thì các thành viên trong
nhóm sẽ bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và giảm bớt

xung đột nội bộ?



A) Giai đoạn xung đột



B) Giai đoạn hình thành



C) Giai đoạn chuẩn hóa



D) Giai đoạn phát triển
Đúng. Đáp án đúng là: Giai đoạn chuẩn hóa.
Vì: Trong giai đoạn này các chuẩn mực được hình thành nhờ có sự trải nghiệm chung từ thực
tế. Nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và giảm bớt xung
đột nội bộ.
Mọi thành viên bắt đầu cảm thấy thoải mái trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những
vấn đề này được thảo luận cởi mở hơn với toàn bộ nhóm. Ở giai đoạn này mọi người có thể
bắt đầu lắng nghe nhau. Những quy định của nhóm về cách thức làm việc, cách thức ứng
xử…cần được thiết lập.
Tham khảo: 1.3.4.4 Giai đoạn chuẩn hóa
Câu 9: Con người cần hợp tác với nhau, làm việc theo nhóm bởi vì:




A) Con người không thể tồn tại biệt lập hoặc làm việc một mình



B) Bản năng của con người là muốn tồn tại, làm việc cùng nhau



C) Làm việc theo nhóm sẽ tập hợp được khả năng của từng người, giúp họ bổ
sung các khiếm khuyết cho nhau
3




D) Con người luôn sợ sự cô đơn
Đúng. Đáp án đúng là: Làm việc theo nhóm sẽ tập hợp được khả năng của từng người, giúp
họ bổ sung các khiếm khuyết cho nhau.
Vì: Vì mỗi người sống trong xã hội luôn bị tác động, bị quy định bởi những người khác. Mọi
người cần hỗ trợ nhau, phát huy những điểm mạnh của nhau, bổ sung những khiếm khuyết
cho nhau để cùng nhau thực hiện công việc.
Tham khảo: mục 1.1. Tại sao lại phải làm việc nhóm
Câu 10:Trong cuộc họp nhóm để làm bài tập về nhà của một nhóm sinh viên, Sau khi
nghe trưởng nhóm trình bày kế hoạch làm bài tập, nhiều thành viên vẫn chưa đồng ý
với kế hoạch nhưng họ không chịu nói ra trực tiếp. Biểu hiện này cho thấy nhóm đang
ở giai đoạn nào?



A) Hình thành




B) Xung đột



C) Chuẩn hóa



D) Phát triển
Đúng. Đáp án đúng là: Hình thành
Vì: Trong giai đoạn này nhóm còn chưa tin tưởng nhau. Chất lượng trao đổi thông tin kém.
Tham khảo: mục 1.3.4.1. Giai đoạn hình thành.
Câu 11:Nhóm chính thức và nhóm không chính thức khác nhau cơ bản ở điểm nào?



A) Nhu cầu hình thành



B) Số lượng người



C) Tính chất công việc




D) Độ tuổi
Đúng. Đáp án đúng là: Nhu cầu hình thành
Vì: Các nhóm chính thức là nhóm được hình thành do nhu cầu của tổ chức với mục tiêu phù
hợp với mục tiêu của tổ chức. Còn các nhóm không chính thức hình thành do nhu cầu tự
nhiên, nhu cầu xã hội của mỗi cá nhân.
Tham khảo: 1.3.3.1. Phân loại theo cơ cấu tổ chức
Câu 12:Trong các phương án dưới đây, phương án nào thể hiện đúng mục đích của
nhóm làm nghiên cứu thị trường:



A) Xác định thị phần cho sản phẩm mới



B) Cải thiện mẫu mã sản phẩm



C) Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ



D) Chia sẻ kinh nghiệm
Đúng. Đáp án đúng là: Xác định thị phần cho sản phẩm mới
Vì: Mỗi nhóm hoạt động theo những mục đích khác nhau. Mục đích của nhóm nghiên cứu thị
trường là tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để xác định thị phần cho sản phẩm
mới, tìm kiếm thị trường mới. Mục đích của nó sẽ khác với mục đích của nhóm phát triển sản
phẩm hay mục đích của nhóm học tập.

Tham khảo: 1.3.2. Đặc trưng của nhóm làm việc.Ví dụ trong phần Mục đích (Purpose)

4


Câu 13:Trong số các phương án sau, phương án nào xác định đúng trình tự các giai
đoạn phát triển của nhóm?
A) Giai đoạn hình thành – giai đoạn hoạt động – giai đoạn xung đột – giai đoạn



chuẩn hóa
B) Giai đoạn hình thành – giai đoạn xung đột – giai đoạn chuẩn hóa - giai đoạn



phát triển
C) Giai đoạn hình thành – giai đoạn chuẩn hóa – giai đoạn xung đột – giai đoạn



phát triển


D) Giai đoạn hình thành – giai đoạn phát triển – giai đoạn xung đột - giai đoạn
biến động
Đúng. Đáp án đúng là: Giai đoạn hình thành – giai đoạn xung đột – giai đoạn chuẩn hóa giai đoạn phát triển.
Vì: Trong một chu kỳ làm việc, các nhóm thường trải qua 04 giai đoạn: Hình thành, Xung
đột, Chuẩn hóa và Phát triển. Tùy từng mục tiêu hoặc tính chất hoạt động của nhóm mà một
nhóm có thể giải tán ngay sau chu kỳ làm việc đầu tiên hoặc tiếp tục trải qua các giai đoạn

này trong chu kỳ tiếp theo. (Bruce W. Tuckman (1965).
Tham khảo: 1.3.4. Các giai đoạn phát triển của nhóm
Câu 14:Trong giai đoạn xung đột, khi các thành viên trong nhóm phát triển ở các mức
độ khác nhau, nảy sinh những kỳ vọng không thực tế, trong nhóm bắt đầu hình thành
các phe phái, v.v. thì người lãnh đạo nhóm cần làm gì?



A) Ngăn chặn những ý kiến bất đồng, thiết lập kỷ luật của nhóm



B) Gặp gỡ từng thành viên, thuyết phục tuân theo quan điểm của người lãnh đạo



C) Loại trừ những thành viên không đồng thuận ra khỏi nhóm.



D) Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho phép có
xung đột
Đúng. Đáp án đúng là: Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau,
cho phép có xung đột.
Vì:
Người lãnh đạo nhóm cần nắm vững quy luật hoạt động và diễn biến các giai đoạn của nhóm.
Việc khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau là điều cần thiết để các
thành viên hiểu biết rõ về nhau, học cách chấp nhận nhau, tìm đến những chuẩn mực chung
để nhóm có thể đi vào hoạt động một cách hiệu quả
Tham khảo: 1.3.4.2. Giai đoạn xong đột (Hành động của người lãnh đạo)

Câu 15 Phương án nào dưới đây KHÔNG phải là lợi ích của làm việc theo nhóm trong
môi trường học tập?
Chọn một câu trả lời



A) Xây dựng được quan hệ tốt với nhiều thành viên trong cộng đồng học viên



B) Giảm áp lực học một mình



C) Xây dựng văn hóa công sở, văn hóa hợp tác trong công việc;



D) Phát triển kỹ năng
Đúng. Đáp án đúng là: Xây dựng văn hóa công sở, văn hóa hợp tác trong công việc;
Vì: Những lợi ích chính mà nhóm học tập mang lại là:
5


- Giảm áp lực học một mình: Thành viên của nhóm sẽ có cảm giác thoải mái, không bị căng
thẳng như lúc làm việc một mình.
- Phát triển kỹ năng: Tạo môi trường tốt để người học phát triển những kỹ năng như kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng quản lý cá nhân, khả năng chịu trách nhiệm, kỹ năng chia sẻ thông tin
- Xây dựng được quan hệ tốt với nhiều thành viên trong cộng đồng học viên
Tham khảo: phần Lợi ích của nhóm trong môi trường học tập


6



×