Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NGHIỆP vụ ủy NHIỆM THU, NHỜ THU của NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
----------

Môn Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng

ĐỀ TÀI: NGHIỆP VỤ ỦY NHIỆM THU, NHỜ THU CỦA NGÂN HÀNG
VIETCOMBANK

Nhóm:
Lớp:
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh
Châu


DANH SÁCH NHÓM
STT
1
2
3
4

HỌ VÀ TÊN
Hồ Thanh Trúc
Nguyễn Thị Ngọc Thảo
Trần Thị Hồng Nhung
Trương Thị Dung

MỤC LỤC

MSSV



1. Các bước thực hiện ủy nhiệm thu.......................................................................1
2. Nghiệp vụ thu, nhờ thu của Vietcombank:.........................................................3


Giới thiệu............................................................................................................3



Đặc điểm.............................................................................................................3



Tiện ích................................................................................................................ 3

 Qui trình nghiệp vụ của ngân hàng Vietcombank trong phương thức nhờ thu
kèm chứng từ.............................................................................................................4
3. Ưu điểm, nhược điểm:........................................................................................12


Ưu điểm............................................................................................................ 12



Nhược điểm.....................................................................................................12


1. Các bước thực hiện ủy nhiệm thu
Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy
nhiệm thu) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số

tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng
trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ
hưởng nội dung này được quy định cụ thể tại Thông tư số 46/2014/TT-NHNN.
Mỗi ngân hàng sẽ xây dựng, ban hành quy trình nội bộ thực hiện thanh toán ủy nhiệm
thu, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ.
 Bước 1: Lập, giao nhận ủy nhiệm thu
Bên thụ hưởng lập ủy nhiệm thu kèm theo văn bản thỏa thuận giữa bên trả tiền
và bên thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu và các chứng từ khác (nếu có) gửi ngân
hàng phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Ngân hàng hướng dẫn
khách hàng lập, phương thức giao nhận chứng từ đảm bảo phù hợp với quy
định của pháp luật.
 Bước 2: Kiểm soát ủy nhiệm thu
Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận được ủy nhiệm thu và các
chứng từ kèm theo của khách hàng, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo
tính hợp pháp, hợp lệ của ủy nhiệm thu theo đúng quy định về chế độ chứng từ
kế toán ngân hàng. Nếu ủy nhiệm thu không hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng
báo cho khách hàng để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho khách hàng.
Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận được hồ sơ thanh toán ủy
nhiệm thu, ngân hàng tiến hành kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ và
kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả
tiền.
Nếu ủy nhiệm thu có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời
điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi yêu cầu tra soát
hoặc trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ
hưởng. N0ếu tài khoản bên trả tiền đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc
kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền trả lại ủy
nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng.
 Bước 3: Xử lý chứng từ và hạch toán
Đối với trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ
bên thụ hưởng. Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu, ngân hàng kiểm tra thỏa thuận

thanh toán bằng ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng và xử lý.
Trường hợp bên trả tiền đã ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động trích
nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu.
1


 Nếu bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01
ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải
hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và
báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
 Nếu bên trả tiền không đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất
trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân
hàng phải báo cho bên trả tiền, bên thụ hưởng biết và trả lại ủy nhiệm
thu cho bên thụ hưởng (nếu bên thụ hưởng yêu cầu) hoặc tiếp tục lưu
giữ ủy nhiệm thu đến khi bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán và
tiến hành xử lý như trên.
Trường hợp bên trả tiền chưa ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động
trích nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu, ngân
hàng phải thông báo ủy nhiệm thu cho bên trả tiền.
 Nếu bên trả tiền chấp thuận ủy quyền trích nợ tài khoản thanh
toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy quyền
trích nợ của bên trả tiền, ngân hàng tiến hành xử lý hạch toán vào tài
khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả
tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
 Nếu bên trả tiền không chấp thuận ủy quyền trích nợ, ngân hàng
thông báo ngay và gửi trả ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng. Hình thức
ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán do ngân hàng quy định phù hợp
với quy định của pháp luật về ủy quyền.
Đối với trường hợp bên trả tiền không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng
phục vụ bên thụ hưởng:

 Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ
bên thụ hưởng có hình thức theo dõi phù hợp chứng từ đã được xử lý và
chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm
thu, ngân hàng gửi đi cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
 Khi nhận được ủy nhiệm thu và các chứng từ kèm theo (nếu có) do ngân
hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng gửi đến, sau khi kiểm
soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ bên trả tiền kiểm
tra thỏa thuận ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán và tiến hành xử lý,
hạch toán vào tài khoản thanh toán bên trả tiền như trường hợp bên trả
tiền có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng; đồng
 Thời gian lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng
theo hệ thống thanh toán thích hợp.
2


 Khi nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền
chuyển đến, chậm nhất trong 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên
thụ hưởng căn cứ lệnh chuyển tiền để hạch toán vào tài khoản thích hợp
và báo Có cho bên thụ hưởng.
Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng theo
phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và
khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Nghiệp vụ thu, nhờ thu của Vietcombank:
 Giới thiệu
Với dịch vụ Nhờ thu nhập khẩu, Vietcombank thay mặt doanh nghiệp thanh
toán cho nhà xuất khẩu, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác góp phần
nâng cao uy tín doanh nghiệp với đối tác

 Đặc điểm

 Nhờ thu trả ngay (Document against payment – D/P): doanh nghiệp ký quỹ đủ
tiền thanh toán khi nhận chứng từ.
 Nhờ thu trả chậm (Document against acceptance – D/A): doanh nghiệp ký chấp
thuận thanh toán hối phiếu khi nhận chứng từ. Ký quỹ thanh toán khi đến hạn
thanh toán.
 Vietcombank tiếp nhận bộ chứng từ hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, thông
báo ngay và chuyển giao bộ chứng từ cho doanh nghiệp đồng thời thực hiện
thanh toán cho đối tác nước ngoài của doanh nghiệp.

 Tiện ích







Nhận được thông báo nhận bộ chứng từ nhanh nhất
Nhanh chóng, chính xác
An toàn, bảo mật
Mức phí dịch vụ hợp lý
Hướng dẫn thủ tục chi tiết, nhiệt tình
Được xem xét cho vay thanh toán tiền hàng nhập khẩu

 Qui trình nghiệp vụ của ngân hàng Vietcombank trong phương thức nhờ thu
kèm chứng từ
Hồ sơ
3



 Hợp đồng ngoại thương.
 Hợp đồng ủy thác trong trường
hợp khách hàng là đơn vị ủy
thác.
 Giấy đề nghị mua ngoại tệ 1
(nếu khách hàng có nhu cầu
mua ngoại tệ).
 Giấy phép nhập khẩu/hạn
ngạch (đối với những mặt
hàng cần phải có giấy phép
nhập khẩu/hạn ngạch).
Gửi chứng từ - xử lý thông
tin
 Ngân hàng Vietcombank thu
hộ thông báo lệnh nhờ thu2 và
xuất trình bộ chứng từ cho nhà
nhập khẩu.
Thông báo khách hàng
 Nhà nhập khẩu chấp hành lệnh
nhờ thu bằng cách: Thanh toán
ngay bằng hối phiếu, séc hay
kỳ phiếu hoặc phát hành kỳ
phiếu hay giấy nhận nợ.
 Ngân hàng đại lý yêu cầu
người mua trả tiền hối phiếu3
nếu trả tiền ngay hoặc chấp
nhận trả tiền hối phiếu nếu
mua chịu.
 Ngân hàng đại lý chuyển tiền
thu được cho người bán, nếu

chỉ là chấpnhận hối phiếu thì
ngân hàng giữ hối phiếu hoặc
chuyển lại cho người bán.
Biểu mẫu 1

1 Biểu mẩu 1
2 Biểu mẩu 2
3

4


Biểu mẫu 2
5


Biểu mẫu 3
6


7


8


9


10



3. Ưu điểm, nhược điểm:
11


 Ưu điểm
- Thường được sử dụng phổ biến hơn trong thanh toán, phương thức nhờ thu
thường được dùng khi:
(1) Hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau .
(2) Người mua sẵn sàng thanh toán và có khả năng thanh toán.
(3) Điều kiện kinh tế và chính trị của nước người mua ổn định.
(4) Chính phủ nước người mua không có những biện pháp kiểm soát ngoại hối.
- Sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ quyền lợi của tổ chức
xuất khẩu có được đảm bảo hơn không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu không
thanh toán vai trò ngân hàng được nâng cao thêm trách nhiệm.
- Chỉ thị nhờ thu là văn bản mang tính chất pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các
bên tham gia nghiệp vụ theo nguyên tắc URC ràng buộc tất cả các bên tham gia
nhiệp vụ thừ khi có thỏa khác hoặc trái với pháp luật hay các quy định của quốc
gia.
 Nhược điểm
- Phương thức nhờ thu rất ít được áp dụng trong thanh toán tiền hàng vì không
đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu do việc nhân
hàng và thanh toán tách rời nhau vì vậy chỉ được sử dụng trong thanh toán phí
hoặc nhờ thu Sec giữa các ngân hàng.
- Phương thức nhờ thu chứng từ thì việc thu tiền của nhà xuất khẩu vẫn chưa
chắc chắn. Tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng nhưng nếu
nhà nhập khẩu không nhận hàng hoặc không trả tiền .
- Chi phí nhờ thu trả ngân hàng bên nào chịu? Nếu thu không được thì bên xuất
khẩu phải thanh toán phí cho cả hai ngân hàng.

- Tuy nhiên tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn lớn.
12


13



×