Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Phương thức tín dụng chứng từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.31 KB, 38 trang )

MỤC LỤC

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
ST
T
1

TÊN

MSSV

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Nguyễn Văn Cường

- Thuyết trình
- Nghiên cứu bài trả lời câu

2

Trương Thanh Hải

- Làm bài word: IV,
- Nghiên cứu bài trả lời câu

hỏi

3



4

Trần Thị Ngọc Huyền

Lâm Khôi Nguyên

-

5

Hồng Tấn Tài

6

Lê Thị Diệu Thiện

-

7

Nguyễn Ngọc Thanh Trúc

-

8

Lê Hoàng Quỳnh Vy

-


hỏi
Làm bài word: I, II, III,
Nghiên cứu bài trả lời câu
hỏi
Tổng hợp bài word
Nghiên cứu bài trả lời câu
hỏi
Làm bài word: II,
Làm powerpoint
Làm bài word: VI
Nghiên cứu bài trả lời câu
hỏi
Thuyết trình
Nghiên cứu bài trả lời câu
hỏi
Làm bài word: V
Thuyết trình
Nghiên cứu bài trả lời câu
hỏi
Làm bài word: VI, V, III
Nghiên cứu bài trả lời câu
hỏi

2


I. Khái quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.


Khái niệm

Theo Điều 2 UCP 600
“Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế
nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về
việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”
Một cách khác, tín dụng chứng từ là một cam kết bằng văn bản của một ngân hàng cho
người thụ hưởng theo yêu cầu và chỉ thị của người đề nghị mở thư tín dụng để trả ngay
hoặc trả tại một thời điểm xác định trong tương lai một số tiền nhất định với điều kiện
người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy
định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)
được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế
dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
2.










Các bên tham gia
Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua,
phát hành một L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên
mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.
Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu
cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là một ngân

hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà XK.
Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK muốn có sự đảm
bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo
yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngân
hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là
ngân hàng xác nhận L/C.
Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong
trường hợp L/C có chỉ định.
Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ.
Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được
chỉ định trong L/C.

3


Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ định làm
một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ
chứng từ.
• Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các
bên thụ hưởng.
• Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho
người bán theo L/C này. Người xin mở L/C có thể là người mua (buyer), nhà NK
(importer), người mở L/C (opener), người trả tiền (accountee).
• Người thụ hưởng (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối
phiếu chấp nhận thanh toán.Người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau
như: người bán (seller), nhà XK (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer).


Lưu ý, người nộp đơn xin mở LC không phải là một bên trong LC. Tùy theo quy định của

từng L/C cụ thể, một ngân hàng có khi đảm nhận nhiều chức năng của các ngân hàng
được liệt kê như trên. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên có liện quan được
quy định cụ thể trong UCP và ISBP.
3.
3.1.

Văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ
UCP

UCP là từ viết tắt tiếng Anh “The Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits”, tiếng Việt là “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”.
Ấn bản UCP đầu tiên được ban hành năm 1993 được gọi là UCP 82. Sau đó để phù hợp
với những thay đổi trong thương mại quốc tế và công nghệ ngân hàng, ICC đã hoàn thiện
UCP qua việc chỉnh sửa, ban hành nhiều ấn bản mới. Phiên bản mới nhất là phiên bản
UCP 600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC (International Chamber of Commerce: Phòng
Thương Mại Quốc Tế) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007. UCP
là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên tham gia thanh toán bằng phương thức
L/C.
UCP 600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia
nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụ thanh
toán L/C. Quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C.
UCP đã được hơn 175 nước áp dụng trong đó có Việt Nam. Khác với luật quốc gia hay
công ước quốc tế, UCP không tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT
mà mang tính chất pháp lý tuỳ ý. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng
4


UCP để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT. Nhưng một khi các bên đã đồng ý áp
dụng UCP thì các điều khoản áp dụng của UCP sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của
các bên tham gia.

Một điểm cần lưu ý là UCP ban hành sau không phủ nhận các nội dung của UCP trước
đó. Do đó các bên có thể thoả thuận lựa chọn một UCP nào đó, nhưng điều quy định bắt
buộc là phải dẫn chiếu nó trong L/C. Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh mới có giá trị
pháp lý giải quyết các tranh chấp, các bản dịch khác chỉ có giá trị tham khảo.
3.2.

ISBP 681

ISBP là từ viết tắt tiếng Anh “International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents Under Documentary Credits”, tiếng Việt gọi là “Tập quán
ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng
chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban
hành năm 2007.
Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự nhất quán
với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân Hàng của ICC.
Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với
những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.
Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể thực hành
công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên thế
giới. Do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng chứng từ bị từ chối thanh
toán do có lỗi chứng từ khi xuất trình lần đầu tiên.
3.3.

eUCP

eUCP – Uniform Customs and Practice for Documentary Credits for Electronic
Presentation (Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ điện tử) do ICC ban
hành nhằm hỗ trợ cho UCP 600 trong trường hợp xuất trình chứng từ điện tử. eUCP có
hiệu lực từ ngày 01/07/2007 bao gồm 12 điều khoản liên quan đến việc xuất trình chứng
từ điện tử trong thư tín dụng chứng từ.

eUCP là phụ lục của UCP về xuất trình chứng từ điện tử giúp cho phương thức tín dụng
chứng từ được sử dụng phù hợp với thời đại điện tử. Với vai trò đó eUCP không thể thay
thế UCP, được soạn thảo để sử dụng cùng với UCP.
3.4.

URR
5


URR – Uniform Rule for Reimbursement under Documentary Credit (Quy tắc thống nhất
về hoàn trả liên ngân hàng theo tín dụng chứng từ) do ICC ban hành. Tuy không thiết
thực bằng UCP nhưng URR là tài liệu không thể thiếu cho nhân viên thanh toán quốc tế.
URR trình bày các quy tắc trong thanh toán giúp ngân hàng của nhà xuất khẩu đòi tiền tại
ngân hàng thứ ba một cách an toàn và nhanh chóng. Giống như UCP, ICC cũng ban hành
nhiều ấn bản URR, trong đó URR 725 được ban hành tháng 4/2008 có hiệu lực từ
1/10/2008 nhằm thay thế URR 525. URR 725 gồm 17 điều khoản được chia thành 4 mục
lớn, bao gồm: Những vấn đề chung và định nghĩa; trách nhiệm và nghĩa vụ; hình thức, tu
chỉnh và khiếu nại; và những vấn đề khác.
4.

Ý nghĩa của phương thức tín dụng chứng từ

Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên người mua hoặc
người bán, cũng có khi là cả hai bên thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ lại tỏ
ra ưu việt hơn, nó không những mang lại một số quyền lợi nhất định cho ngân hàng mà
nó còn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tham gia xuất nhập khẩu. Người bán đảm bảo
được thanh toán nếu xuất trình được bộ chứng từ hoàn chỉnh, hợp lệ, còn người mua cũng
đảm nhận được hàng đúng thời hạn, đúng như quy định của hợp đồng.
Tuy nhiên, bất cứ một phương thức thanh toán nào cũng tiềm ẩn rủi ro của nó và phương
thức tín dụng chứng từ cũng có những rủi ro của riêng mình.


II. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C.
Sơ đồ 7.1: Quy trình tín dụng chứng từ

Ngân hàng phát hành
( Issing Bank)

2

8

3
6
7

9

Ngân hàng thông báo
( Advising Bank )

4

6

7

Người yêu cầu mở L/C

1


Người thụ hưởng

( Applicant )

5

( Benificiary )

6


Trình tự nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ:
(1) Trong quá trình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, người xuất khẩu và người nhập
khẩu ký hợp đồng thương mại với nhau. Nếu người xuất khẩu yêu cầu thanh toán hàng
hoá theo phương thức tín dụng chứng từ thì trong hợp đồng thương mại phải có điều
khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
(2) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, lập đơn xin mở L/C tại Ngân
hàng phục vụ mình.
(3) Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra xem đơn mở thư tín dụng đó đã hợp lệ hay chưa.
Nếu đáp ứng đủ yêu cầu Ngân hàng sẽ mở L/C và thông báo qua Ngân hàng đại lý của
mình ở nước người xuất khẩu về việc mở L/C và chuyển 1 bản gốc cho người xuất khẩu.
(4) Khi nhận được thông báo về việc mở L/C và 1 bản gốc L/C, Ngân hàng thông báo
chuyển L/C cho người thụ hưởng.
(5) Người thụ hưởng (người xuất khẩu) khi nhận được 1 bản gốc L/C, nếu chấp nhận nội
dung L/C thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợp đồng. Nếu
không chấp nhận, họ sẽ yêu cầu Ngân hàng chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của mình rồi
mới tiến hành giao hàng.
(6) Sau khi chuyển giao hàng hoá, người thụ hưởng tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán
theo quy định của L/C và gửi đến Ngân hàng phát hành thông qua Ngân hàng thông báo
để yêu cầu được thanh toán. Ngoài ra, người thụ hưởng cũng có thể xuất trình bộ chứng

từ thanh toán cho Ngân hàng được chỉ định thanh toán được xác định trong L/C.
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với quy định
trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu Ngân hàng thấy
không phù hợp thì sẽ từ chối thanh toán và trả hồ sơ cho người thụ hưởng (người xuất
khẩu).
(8) Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người đề nghị mở L/C và
yêu cầu thanh toán.
(9) Người đề nghị mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hoàn hảo họ
phải chuyển tiền thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán và nhận hàng. Nếu chứng từ
không hoàn hảo, người đề nghị mở thư tín dụng sẽ đưa ra ý kiến xử lý bộ chứng từ.

7


III. Khái quát về Thư tín dụng
1.

Khái niệm

Tín dụng thư (hay còn gọi là thư tín dụng) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi
một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả
tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản
trong tín dụng thư, chẳng hạn như: vận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh sự,
hối phiếu, hợp đồng bảo hiểm …; các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc
tế; các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).
Nói một cách ngắn gọn, một L/C là:
-

Một loại chứng từ thanh toán
Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở.

Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng.
Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua ngân hàng
thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong một khoảng thời gian
xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện,
điều khoản.

Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có thể phát hành LC.
LC cũng có thể là nguồn thanh toán cho một giao dịch, nghĩa là một nhà xuất khẩu sẽ
được trả tiền bằng cách mua lại LC.LC được sử dụng chủ yếu trong giao dịch thương mại
quốc tế có giá trị lớn. LC cũng được dùng trong quá trình phát triển điền sản để bảo đảm
rằng những cơ sở hạ tầng công cộng đã được phê duyệt (như đường xá, vỉa hè, ke chắn
sóng ..v.v) sẽ được xây dựng.
2.

Các chức năng cơ bản

(i). Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán rất thông dụng trong mua
bán quốc tế. L/C thường được sử dụng như là một công cụ thanh toán không dùng tiền
mặt.
(ii). Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện và độc lập của ngân
hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí
thanh toán của người mua.
(iii). Chức năng tín dụng: Trong một giao dịch L/C, ngân hàng có thể chiết khấu chứng từ
hàng xuất của người xuất khẩu với điều kiện là những chứng từ đó hoàn toàn hợp lệ.
8


3.

Vai trò và lợi ích của việc sử dụng thư tín dụng


Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao
dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Các quy
định của L/C đều phải tuân thủ UCP 600 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong
giao dịch thương mại quốc tế.
Thư tín dụng là một văn bản mang tính pháp lý nó là căn cứ pháp lý để Ngân hàng quyết
định việc trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở để người mua có trả tiền
cho Ngân hàng hay không. Ngoài ra thư tín dụng là một công cụ hiệu quả trong việc cụ
thể, chi tiết, hoàn thiện hoá những nội dung mà hợp đồng chưa bàn tới, khắc phục những
sai sót, những điều khoản không có lợi trong hợp đồng nếu xét thấy việc huỷ hợp đồng là
có lợi.
Thư tín dụng có vai trò rất quan trọng như vậy, tuy được thành lập trên cơ sở hợp đồng
mua bán nhưng sau khi được mở nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Điều này
có nghĩa là khi thanh toán, các Ngân hàng chỉ căn cứ vào các bộ chứng từ phù hợp mà
thôi. Tính chất độc lập tương đối của thư tín dụng đã chi phối toàn bộ các khâu của quá
trình thanh toán, quy định toàn bộ nghĩa vụ của các bên tham gia.
Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn so với những phương thức
khác, song nó không phải là phương thức đảm bảo tránh được rủi ro cho các bên tham
gia, trong đó có Ngân hàng.
4.

Giới thiệu đơn xin mở thư tín dụng

Đơn xin mở thư tín dụng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

(7)
(8)
(9)
(10)

Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thông báo L/C
Loại L/C
Tên, địa chỉ người mở thư tín dụng
Ngày và nơi hết hiệu lực L/C
Ký hiệu tiền tệ, số tiền (giá trị tín dụng)
Dung sai biến động trị giá L/C
Cách trả tiền: thanh toán ngay, chấp nhận hối phiếu,…
Giao hàng từng phần: cho phép hay không cho phép
Chuyển tải: cho phép hay không cho phép
9


(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)


Giao hàng từ cảng
Đến cảng
Ngày giao hàng muộn nhất
Điều kiện giao hàng
Mô tả hàng hóa
Các chứng từ yêu cầu
Các điều kiện khác
Đòi tiền bằng điện
Phí
Thời gian xuất trình chứng từ
Cam kết của ngân hàng mở L/C
Tham chiếu UCP 600

Dựa vào đơn xin mở thư tín dụng được ngân hàng in sẵn theo mẫu, nhà nhập khẩu chỉ
cần điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
Khi soạn thảo đơn xin mở thư tín dụng, nhà nhập khẩu cần chú ý đến các yếu tố sau:
Bám sát các nội dung trong hợp đồng mua bán ngoại thương, các điều khoản trên L/C về
cơ bản phải phù hợp với hợp đồng Ngoại thương.
Việc lựa chon đưa những nội dung nào của hợp đồng vào trong đơn mở L/C thì do nhà
nhập khẩu quyết định, nhưng người thực hiện L/C lại là nhà xuất khẩu. Vì vậy nhà nhập
khẩu cần phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào các điều kiện ràng buộc vào L/C
nhằm đảm bảo quyền lợi đôi bên có thể chấp nhận được.
Vì ngân hàng không thể nào kiểm tra được những đặc tính phức tạp mang tính chất kỹ
thuật của hàng hóa khi đối chiếu với điều khoản này trên L/C vẫ phải quy định rõ ràng
hoặc có quy định tham chiếu từ hợp đồng ngoại thương.
Bên cạnh đó, các điều kiện trong L/C không được trái ngược và mâu thuẫn nhau, không
nên đưa quá nhiều chi tiết để tránh những tranh chấp giữa người mở thư tín dụng và ngân
hàng mở thư tín dụng có thể xảy ra sau này. Khi thiết kế đơn xin mở L/C cần dựa trên
UCP 600, ISBP 681…


 Mẫu giấy đề nghị phát hành thư tín dụng của Eximbank:
HDTD.DN.26

10


GIẤY ĐỀ NGHỊ PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG
APPLICATION FOR LETTER OF CREDIT ISSUANCE
TRẢ NGAY (AT SIGHT)
TRẢ CHẬM (USANCE/DEFERRED)

Mẫu số 1.1NK

I. ĐỀ NGHỊ PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG / CUSTOMER’S
APPLICATION FOR LETTER OF CREDIT (L/C) ISSUANCE:
Kính gửi: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
SỞ GIAO DỊCH 1
CHI NHÁNH :
     
To: Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank
MAIN TRANSACTION OFFICE NO. 1
      BRANCH
Tên Khách hàng (Đơn vị đề nghị)/ Customer’s name (Applicant’s name):      
Mã Khách hàng (số CIF) / Customer code (CIF number):      
Địa chỉ /Address:      
Số điện thoại /Tel:       Fax / Fax:      
Họ tên người đại diện của Đơn vị đề nghị (Full name of Applicant’s representative):      
Chức vụ (Job Title):     
Tài khoản của Khách hàng tại Eximbank / Applicant’s account at Eximbank:

VND (số hiệu) /VND (account No.):      
Ngoại tệ (số hiệu) / Foreign currency (account No.):      
Căn cứ hợp đồng tín dụng số       ngày       được ký giữa       và       [áp dụng đối với trường
hợp ký quỹ nhỏ hơn trị giá thư tín dụng] / Pursuant to the Credit Agreement No.      dated      
signed between       and       [applicable to the case where margin deposit amount is lower than the
Letter of Credit amount]
Với mọi trách nhiệm thuộc về phần mình, chúng tôi đề nghị Eximbank phát hành một thư tín dụng không
hủy ngang với nội dung như sau (đánh dấu “X” vào thông tin thích hợp) / With all responsibilities on our
side, we hereby request Eximbank to issue an irrevocable Letter of Credit with the following content
(check “X” on the appropriate box):
1) Ngân hàng thông báo (Tên, địa chỉ) / Mã Swift / Swift code:      
Advising Bank (Name, address):      
2) Loại thư tín dụng / Type of L/C:
3) Ngày và nơi hết hiệu lực / Expiry date:     and
place:
Chuyển nhượng / Transferable
tại ngân hàng thương lượng / at negotiating bank
Xác nhận / Confirmed
tại ngân hàng phát hành / at issuing bank
Khác / Others      
tại nơi khác / Others      
4) Đơn vị đề nghị (Tên và địa chỉ) / 5) Đơn vị thụ hưởng (Tên và địa chỉ) / Beneficiary
Applicant (Full name and address):      
(Full name and address):      
11


6) Loại tiền tệ, Trị giá Thư tín dụng (Bằng 7) Thư tín dụng có giá trị thanh toán tại / The Letter
số):
of Credit is available with:

Currency, Amount ( in figures)
Bất kỳ ngân hàng nào tại       / Any bank in      
     
Ngân hàng phát hành / Issuing bank
Dung sai (nếu có)
Ngân hàng xác nhận / Confirming bank
Tolerance (if any):
Ngân hàng khác / Other bank      
     
Bằng hình thức / By:
Đối với LC trả ngay/For sight L/C:
Thương lượng / Negotiation
Thanh toán /
Payment
Đối với LC trả chậm/ For usance/deferred L/C:
Chấp nhận/Acceptance
Trả chậm/Deferred
payment
8) Điều kiện thanh toán của hối phiếu / 9) Đơn vị trả tiền / Drawee:
Draft at:
Eximbank
trả ngay/ sight
Ngân hàng khác / Other bank      
      ngày sau ngày giao hàng/days
after shipment date
Khác / Others      
Bằng / For:
100% trị giá hóa đơn / 100% of invoice
value
     % trị giá hóa đơn / % of invoice

value
10) Ngày giao hàng chậm nhất/Thời gian 11) Giao hàng từng phần / 12)Chuyển
tải
/
giao hàng
Partial shipment:
Transhipment:
Latest date of shipment / Shipment
Cho phép / Allowed
Cho phép (Allowed)
period:      
Không cho phép / Not
Không cho phép /
allowed
Not allowed
13) Điều khoản thương mại / Trade terms:
14) Nơi giao, nhận hàng / Place of receipt, destination:
Incoterms:
2010
Khác / Others  Nơi gửi hàng/nơi nhận hàng (Place of taking in
charge/Dispatch from/Place of receipt):      
_________
 Cảng bốc hàng/Sân bay khởi hành (Port of
FOB
CIF
CFR
loading/Airport of departure):      
Khác/Others___
 Cảng dỡ hàng/Sân bay đến (Port of discharge/Airport
Địa điểm / Place:      

of destination):      
 Nơi đến cuối cùng/Hàng được giao tới/Nơi giao hàng
(Place of final destination/For transportation to/Place
12


of delivery):      

15) Mô tả hàng hóa (mặt hàng, đơn giá, số lượng, xuất xứ, đóng gói và ký mã hiệu,...) / Description of
goods (commodity, unit price, quantity, origin, packing and marking, etc.):
     
16) Chứng từ yêu cầu xuất trình / Documents required:
Chứng từ phải được xuất trình thành 03 bản bằng Tiếng Anh, trừ khi có quy định khác / Documents must
be presented in triplicate in English unless otherwise stated:
1. Signed Commercial Invoice
2.
 (…/…) set originals of signed clean Shipped on board ocean Bill of Lading :
made out to order of VIETNAM EXIMBANK,       branch
made out to order blank endorsed
consigned to the applicant
Original signed airway bill showing flight number and date consigned to
VIETNAM EXIMBANK,       branch
Applicant
showing L/C number, marked
name and full address)

Freight prepaid

Freight to collect and notify the applicant (stating


3. Quality certificate issued by       (specifying full name of goods)
4. Quantity and Weight certificate issued by       (specifying full name of goods)
5. Certificate of origin issued by      .
6. Detailed packing list.
7. Full set of originals of insurance policy/ certificate covering
All risks
other       for 110
percent of invoice value blank endorsed indicating claim payable by a settlement agent (stating name and
full address) in      ,Viet Nam and number of original folds to be issued.
8. A copy of fax of advice to applicant of particulars of shipment: B/L/AWB no., shipment date, ETA,
vessel name/flight no., quantity of goods, name of commodities, invoice value and L/C number within
      days after shipment.
9. Beneficiary's certificate certifying that one set of non-negotiable documents plus  (…/…) original Bill
of lading
others       have been sent to the applicant within       days after shipment date by
13


DHL / an international express courier (courier's receipt to prove this action to be presented)
10. Other documents:      

17) Các điều kiện khác / Additional conditions:
Insurance covered by
Applicant
Beneficiary
All documents must be indicated L/C No.
Others:      
18 ) Các lệ phí / Charges
Tất cả các khoản phí ngân hàng bên ngoài Việt nam bao gồm phí thông báo, thương lượng, chiết khấu,
bồi hoàn và phí tu chỉnh do Đơn vị thụ hưởng chịu / All banking charges outside Vietnam including

advising, negotiating, discounting, reimbursing and amendment charges are for the Beneficiary’s
account.
Phí thông báo/tu chỉnh phải được thu trước khi giao L/C/tu chỉnh L/C / Advising/Amendment charges
must be collected before release of L/C/ amendment.
19) Thời hạn xuất trình chứng từ / Period for Presentation:
Các chứng từ phải được xuất trình trong vòng       ngày sau ngày giao hàng / Documents must be
presented within       days after shipment date.
20) Chỉ thị xác nhận (Confirmation instruction):
Không/Without
Xác nhận/Confirmed
Có thể xác nhận/May add
Ngân hàng xác nhận / Confirming bank:      
Phí xác nhận do / Confirmation fee is for:
Đơn vị thụ hưởng chịu/Beneficiary's account
Đơn vị đề nghị chịu/Applicant's account
21) Chỉ thị đối với Ngân hàng thanh toán/Ngân hàng chấp nhận/Ngân hàng thương lượng
14


(Instructions to paying/accepting/negotiating bank):
Chứng từ phải được xuất trình thông qua ngân hàng để gửi đến cho ngân hàng phát hành tại địa chỉ
      thành       lần bằng DHL
hãng chuyển phát nhanh quốc tế:       / Documents must be
presented through bank(s) only to the issuing bank at       in       lot(s) by
DHL
an
international express courier:      

Chỉ thị thanh toán / Settlement instruction:
Chúng tôi cam kết bồi hoàn theo đúng chỉ thị của Quý ngân hàng bằng loại tiền của tín dụng trong

vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận được: / We undertake to make reimbursement according to
your instructions in the currency of the credit within 05 banking days after our receipt of:


Bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ với các điều khoản và điều kiện của L/C / Set of documents
fully compliant with L/C terms and conditions
Thông báo thương lượng bằng điện telex/swift xác thực của Quý ngân hàng xác nhận với
chúng tôi các điều khoản và điều kiện của tín dụng đã được tuân thủ/ Your authenticated
telex/swift advice of negotiation certifying to us that all the terms and conditions of the
credit have been complied with.
Chúng tôi cam kết thanh toán tiền hàng theo yêu cầu vào ngày đáo hạn của (các) hối phiếu trên cơ
sở chúng tôi nhận được bộ chứng từ bao gồm (các) hối phiếu kỳ hạn tuân thủ theo các điều khoản
và điều kiện của L/C / On draft(s)’s maturity date(s), we undertake to remit cover as required
based on our receipt of documents including time draft(s) in compliance with L/C terms and
conditions.
60 USD.- sẽ được trừ vào tiền hàng đối với mỗi bộ chứng từ có các bất hợp lệ được xuất trình theo
Thư tín dụng / USD60.- will be deducted from the proceeds for each set of documents bearing
discrepancy(ies) presented under the L/C.

10 USD - khoản phí bổ sung đối với xuất trình chứng từ bổ sung sẽ được trừ vào tiền hàng khi
thanh toán / USD10.- an extra fee for the supplementary presentation of documents will be deducted
from the proceeds upon payment.
Thư tín dụng này tuân theo Qui tắc và Thực hành Thống nhất về Tín dụng Chứng từ, ấn phẩm của
ICC (UCP ấn bản mới nhất) / This letter of credit is subject to Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits, ICC publication (UCP latest version).


CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐỀ NGHỊ PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG / UNDERTAKINGS OF THE
APPLICANT
1. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng số

      ngày       / We undertake to duly and fully perform the contents as agreed in the Credit
Agreement No.       dated      .
15


2. Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý về hợp đồng ngoại thương liên quan. Chúng tôi cam kết
việc nhập khẩu hàng hoá theo đề nghị phát hành thư tín dụng này hoàn toàn phù hợp với các quy định của
pháp luật về xuất nhập khẩu và quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước Việt Nam / We fully take
legal responsibilities for the related sales contract. We undertake that the importation of goods under this
letter of credit application fully complies with the legal regulations on import and export and those on FX
Control of Vietnam’s Government.
3. Khi nhận được chứng từ (hoặc thông báo thương lượng bằng điện telex/swift xác thực theo điều kiện
của thư tín dụng) / Upon receipt of documents (or authenticated telex/swift advice of negotiation as per
the letter of credit conditions)
Nếu hợp lệ / In case of compliance:
 Đối với L/C trả ngay/For sight L/C: Chúng tôi đồng ý thanh toán ngay/ We agree to pay at sight.
 Đối với L/C trả chậm/ For usance/deferred L/C: Chúng tôi đồng ý thanh toán vào ngày đáo hạn và trước
ngày đáo hạn 05 ngày, Eximbank được phép giữ tiền trong tài khoản liên quan của chúng tôi tại
Eximbank để thanh toán tiền hàng và các chi phí liên quan đến L/C này/ We agree to make payment on
maturity date and 05 days prior to the maturity date, Eximbank is entitled to hold money in our related
account at Eximbank for payment for proceeds and other charges related to this L/C.
Nếu có bất hợp lệ/ In case of discrepancy:
Đề nghị Eximbank thông báo ngay cho chúng tôi. Nếu quá thời hạn 4 ngày làm việc kể từ ngày
Eximbank thông báo mà chưa nhận được ý kiến bằng văn bản của chúng tôi, Eximbank được phép hoàn
trả chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài. Chúng tôi tuân thủ quyết định của Eximbank và không có khiếu
nại gì sau này đồng thời chịu mọi chi phí liên quan. /Please notify us immediately. Should there be no
written response from us within 4 working days from Eximbank’s notification, Eximbank is entitled to
return the documents to the foreign bank. We abide by Eximbank’s decision and have no claim later and
bear all the relevant charges also.
4. Chúng tôi đồng ý ký quỹ (phong tỏa tiền gửi)     % trị giá thư tín dụng và (hoặc) tài sản đảm bảo là:

      / We agree to place a margin deposit (with deposit blocking) of      % of L/C value and (or)
collateral(s) is/are:      .
5. Khi Ngân hàng nước ngoài đòi tiền, để thanh toán tiền hàng và các chi phí liên quan đến L/C này,
Eximbank được phép trích tiền từ tài khoản ký quỹ và các loại tài khoản khác của chúng tôi tại Eximbank
hoặc sử dụng hạn mức tín dụng đã ký với Eximbank theo Hợp đồng tín dụng số       ngày       để
thanh toán. / Upon claim by foreign bank, in order to pay for the proceeds and charges related to this
L/C, Eximbank is entitled to debit funds from the margin deposit account and other types of account of us
at Eximbank or to use the credit limit signed with Eximbank under the Credit Agreement No.      
dated       for payment.
6. Chúng tôi cam kết chuyển tiền đầy đủ, kịp thời theo đúng thông báo của Eximbank để thanh toán bộ
chứng từ đòi tiền và phí ngân hàng theo thư tín dụng này. Trường hợp không thực hiện đầy đủ và kịp thời,
16


Eximbank được phép giải ngân bắt buộc để thanh toán theo quy định của Eximbank và Ngân hàng Nhà
nước. Chúng tôi chấp nhận toàn bộ số tiền và lãi suất mà Eximbank đã giải ngân bắt buộc. / We undertake
to fully and timely remit the funds as per Eximbank’s notification to pay for the claimed documents and
the charges under this L/C. Failure of this, Eximbank is entitled to make compulsory disbursement for
payment in accordance with the regulations of Eximbank and the State Bank of Vietnam. We accept all
the amount and interest rate of compulsory disbursement by Eximbank.
7. Trường hợp phí thông báo thư tín dụng, phí xác nhận thư tín dụng và các phí khác (nếu có) không được
người thụ hưởng thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thanh toán (kể cả
trong trường hợp thư tín dụng hết hiệu lực mà không được sử dụng). / In case of the beneficiary’s failure
to pay advising fee, confirmation fee and other fees (if any) to the foreign bank, we shall be responsible
for such payment (even if the L/C expired but not used)
8. Trong trường hợp đề nghị mở L/C yêu cầu 1/3 ORIGINAL B/L gửi trực tiếp đến chúng tôi, khi có phát
sinh chứng từ không phù hợp nhưng chúng tôi chưa chấp nhận thanh toán mà Ngân hàng nước ngoài yêu
cầu hoàn lại chứng từ, chúng tôi cam kết hoàn trả lại đầy đủ chứng từ để Eximbank hoàn trả cho Ngân
hàng nước ngoài. / In case of application for L/C where 1/3 ORIGINAL Bill of Lading is required to be
sent directly to us, should there be non-compliant documents which we have not yet accepted but foreign

bank requests for documents return, we commit to fully return the documents to Eximbank for further
return of the same to the foreign bank.
Khi cần liên hệ với / Contact details
Ông/Bà (Mr./Ms.):     
Điện thoại (Tel.):     

     , ngày/date       tháng/month       năm/year      
Chủ tài khoản /Account’s owner
(Ký tên, đóng dấu / Sign and stamp)

II. CHẤP THUẬN PHÁT HÀNH LC CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
/ APPROVAL FOR L/C ISSUANCE BY VIETNAM EXPORT IMPORT COMMERCIAL JOINT
STOCK BANK
TRƯỞNG PHÒNG NHẬP KHẨU/ KHDN
NHÁNH/SGD1
(Director of Import Bills Dept./Corporate Customers Dept.)
Transaction Office No.1)

GIÁM ĐỐC CHI
(Director of the Branch/Main

17


5.

Nội dung của thư tín dụng

Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán,
nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.

Thư tín dụng được mở qua hệ thống SWIFT mang đặc điểm riêng thùy theo tính chất,
nghiệp vụ, loại L/C thỏa thuận, hoạt động kinh doanh, buôn bán… giữa nhà nhập khẩu và
xuất khẩu mà nội dung L/C có thay đổi và nhiều khi là rất khác nhau. Do vậy, việc đọc
hiểu rõ, thực hiện đúng bất kỳ một L/C nào đó là một việc khó.
Tuy nhiên, các thư tín dụng vẫn có những đặc điểm chung thống nhất mang cùng ý nghĩa.
Thư tín dụng chủ yếu được thể hiện trong mẫu MT 700, MT 701. Thư tín dụng chứa
đựng những nội dung cơ bản sau đây:
(1)
(2)
(3)
(4)

Số hiệu, địa điểm, và ngày mở L/C.
Tên và địa chỉ của những người có liên quan tới phương thức tín dụng chứng từ.
Số tiền của L/C: Số tiền của L/C vừa được nghi bằng số ,vừa được nghi bằng
chữ và phải thống nhất với nhau. Đồng thời, tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng.
Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C.

Thời hạn hiệu lực: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện ghi trong
L/C.Thời hạn hiệu lựuc L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C.
Thời hạn trả tiền của L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau. Điều này hoàn toàn
phụ thuộc quy định của hợp đồng.Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn
hiệu lực của L/C.
Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn
giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
(5)
(6)
(7)


Những nội dung về hàng hoá như: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy
cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu...cũng được ghi trong L/C.
Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng (FOB, CIF, CFR...), nơi gửi và nơi
giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng.
Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội dung then chốt
của L/C, bởi vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng của người
xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng
những điều quy định của L/C. Do vậy, Ngân hàng phải tiến hành trả tiền cho
người xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định trong L/C.

18


Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C, đây là nội dung cuối cùng của L/C.
Nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Ngân hàng cam kết sẽ trả tiền
khi người xuất khẩu trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ.
(9) Những điều khoản đặc biệt khác.
(10) Chữ ký của Ngân hàng mở L/C: L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy,
người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để
tham gia và thực hiện quan hệ dân luật.
(8)

Nội dung mẫu điện MT700
Sender: Người gởi TTD
Receiver: Người nhận TTD
27: Sequence Of Total
Page number of total pages
40A: Form Of Doc Credit
Irrevocable and/or transferable
40E Applicable rules: Ấn bản UCP được áp dụng trong TTD

20: Doc Credit Number
Credit number assigned by the issuing bank
23: Reference Top Pre-Advise
31C: Issue Date
The date the letter of credit is issued
31D: Date And Place Of Expiry
The date the letter of credit expires
51A: Applicant Bank
50: Applicant
The Applicant (usually the buyer) of the Letter of Credit.
59: Beneficiary
The Beneficiary (usually the seller) of the Letter of Credit.
32B: Currency / Amount
The currency and value of the Credit
19


39A: Percentage Credit Amount Tolerance
39B: Maximum Credit Amount
39C: Additional Amounts Covered
Additional amounts covered
41A: Available With ...By
42C: Drafts At
Sight or days after sight for payment
42A: Drawee
Bank the draft is drawn on
43P: Partial Shipments
Partial shipments allowed or not allowed
43T: Transshipment
Transshipments allowed or not allowed

44A: Loading on Board / Dispatch / Taking in Charge at / From
Commercial port loading from
44B: For Transport To
Destination commercial port
44C: Latest Shipment Date
Last date shipment letter of credit is valid for
44D: Shipment Period
45A: Description Of Goods And/Or Services
Goods description
46A: Documents Required
Documents required for payment
47A: Additional Conditions
Additional requirements of the letter of credit
71B: Charges
Applicant and Beneficiary responsibility for bank charges
20


48: Period For Presentation Of Documents
Number of days after shipment allowed for document presentation
49: Confirmation Instructions
Confirmation by the paying bank is allowed or not allowed
53A: Reimbursement Bank
Paying bank to negotiating bank
78: Instructions To Pay / Accept / Negotiating Bank
Instructions to paying, accepting, or negotiating bank
57: "Advise Through" Bank
72: Sender To Receiver Information
Send and Receive information
Ngoài ra, còn có các trường thuộc các mẫu điện khác:

21: Receiver's Reference
26E: Number Of Amendments
Number of Amendments
30: Date Contact Agreed / Amended
Date Amended
31E: Maturity Date
41D: Available With / By
Bank the Credit is available to be paid by
42M: Mixed Payment Details
42P: Deferred Payment Details
Deferred payment details
45: Goods
Goods to be delivered
46: Documents Required
47: Additional Conditions

21


47B: Additional Conditions
Additional conditions to be complied with
50: Ordering Customer
Ordering customer
51D: Sending Institution
Sending Institution
53D: Reimbursement
Reimbursement instructions between the paying and issuing bank
57D: Account With Bank
Issuing banks account relationship bank
79: Narrative

6.

Phân loại thư tín dụng (L/C).

6.1.

Phân loại theo loại hình

Theo loại hình người ta có thể chia làm hai loại là L/C có thể huỷ ngang và L/C không
huỷ ngang.
(1)

L/C có thể huỷ ngang (Revocable Letter of Credit)

Đây là loại L/C mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị Ngân hàng phát hành sửa
đổi, bổ xung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần báo trước cho người hưởng lợi biết (Đương
nhiên là việc huỷ bỏ phải được thực hiện trước khi L/C thanh toán).
Như vậy, L/C có thể huỷ ngang thuộc loại cam kết không bị ràng buộc trách nhiệm pháp
lý. Tuy nhiên, loại thư tín dụng này không đảm bảo được quyền lợi của người bán vì
người mua có thể đơn phương huỷ bỏ L/C. Chính vì vậy ngày nay loại L/C này ít được sử
dụng trong thương mại quốc tế.
(2)

L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable Letter of Credit)

Đây là loại L/C mà sau khi mở thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ xung hoặc huỷ bỏ
nó, Ngân hàng phát hành chỉ có thể tiến hành trên cơ sở có sự thoả thuận của các bên có
liên quan. Vì thế quyền lợi của người bán được đảm bảo. Tuy nhiên, L/C không thể
không thể huỷ ngang không có nghĩa không thể huỷ bỏ. Trong trường hợp các bên đồng ý


22


huỷ bỏ L/C thì nó được công nhận là không còn giá trị thực hiện. Đây là loại L/C được sử
dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế ngày nay.
6.2.

Phân loại theo phương thức sử dụng

Theo phương thức sử dụng người ta phân chia L/C thành nhiều loại khác nhau:
(1)

L/C không huỷ ngang có giá trị trực tiếp

Đây là loại L/C mà chứng từ được yêu cầu xuất trình trực tiếp để thanh toán tại Ngân
hàng phát hành. Do vậy, thời hạn hiệu lực sẽ kết thúc tại Ngân hàng phát hành.
Trong thư tín dụng này sẽ không thể hiện điều khoản chiết khấu và chỉ định ngân hàng
chiết khấu. Mặc dù thư tín dụng không có giá trị chiết khấu và cam kết thanh toán của
ngân hàng phát hành chỉ có giá trị duy nhất đối với người hưởng, ngân hàng chuyển
chứng từ cũng có thể ứng tiền cho khách hàng nếu chứng từ hoàn toàn hợp lệ. Sau khi
nhận được chứng từ hợp lệ, ngân hàng phát hành chuyển trả tiền cho người hưởng theo
chỉ dẫn của ngân hàng chuyển chứng từ. Vai trò của ngân hàng chuyển chứng từ là bảo vệ
quyền lợi của người hưởng và cũng chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình nếu họ đã
chiết khấu chứng từ.
(2)

L/C không huỷ ngang, miễn truy đòi

Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà sau khi thụ hưởng sẽ được hoàn tiền thì
Ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào.

Khi sử dụng loại thư tín dụng này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu “Miễn truy hồi
người ký phát” đồng thời thư tín dụng cũng phải ghi như vậy.
(3)

L/C không huỷ ngang và có xác nhận

Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang được một Ngân hàng khác đảm bảo trả tiền cho
người thụ hưởng theo yêu cầu của Ngân hàng mở thư tín dụng đó.
Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nên loại thư tín dụng
này được coi là rất đảm bảo quyền lợi cho bên bán, và đương nhiên phải thanh toán một
khoản phí nhất định đối với ngân hàng xác nhận. Trên thực tế, nhu cầu thư tín dụng này
phụ thuộc nhiều yếu tố song chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài
chính của ngân hàng mở thư tín dụng.
(4)

L/C tuần hoàn

23


Đây là loại L/C mà sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực lại có giá trị như
cũ và được trực tiếp sử dụng sau một thời gian nhất định.
Thư tín dụng tuần hoàn được chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và
giá trị mỗi lần đó. Đồng thời, cũng phải quy định số dư của hạn nghạch L/C dùng chưa
hết lần trước được hay không được cộng dồn vào hạn nghạch L/C sử dụng lần kế tiếp.
(5)

L/C với điều kiện “Đỏ”

Đây là loại L/C mà theo đó người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất khẩu ngay sau khi

thư tín dụng được mở. Hai bên đối tác phải có quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín. Phía nhập
khẩu phải là công ty đủ vốn, phía xuất khẩu phải có nguồn hàng hoá, sản xuất nhưng
thiếu vốn.
Với điều kiện Đỏ, Ngân hàng phát hành cam kết ứng một số tiền nhất định (khoảng 30%
hoặc 50% trị giá L/C) khi nhận được các chứng từ, thông thường là: hối phiếu của số tiền
ứng trước, hoá đơn, cam kết trả nợ hoặc cam kết giao hàng và các chứng từ khác tuỳ theo
thoả thuận.
(6)

L/C dự phòng

Là loại thư tín dụng được phát hành với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho
bên mua.
Bên mua yêu cầu bên bán thông qua ngân hàng phục vụ mình mở thư tín dụng dự phòng
cho bên mua hưởng. Trong trường hợp bên bán vi phạm hợp đồng thương mại đã ký kết
gây thiệt hại cho họ thì ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán đền bù những
thiệt hại đó.
(7)

L/C chuyển nhượng

Là loại L/C không thể huỷ ngang mà Ngân hàng trả tiền được phép hoàn trả toàn bộ một
phần số tiền của thư tín dụng cho một người hay nhiều người theo lệnh của người hưởng
lợi đầu tiên.
Một thư tín dụng muốn chuyển nhượng được phải có lệnh đặc biệt của ngân hàng mở,
trên thư tín dụng phải ghi “có thể chuyển nhượng được”. Lưu ý rằng việc chuyển nhượng
chỉ được thực hiện một lần cho thư tín dụng đó.
(8)

L/C giáp lưng


24


Là loại thư tín dụng được mở trên số tiền của một thư tín dụng khác đã được mở trước.
Loai thư tín dụng này thường được sử dụng nhiều lần trong phương thức giao dịch mua
bán qua trung gian, chuyển khẩu. Việc vận hành nói chung khá phức tạp, đặc biệt là
những điều kiện về thời hạn,về bộ chứng từ…
(9)

L/C đối ứng

Là loại L/C không thể huỷ ngang chỉ bắt đầu có giá trị hiệu lực khi L/C đối ứng với nó đã
được mở ra, thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, ngoài ra
không loại trừ khả năng dùng trong phương thức gia công. Tuy nhiên việc sử dụng trong
gia công có nhiều phức tạp.

IV. Quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia tín dụng chứng từ
1.

Trong các giao dịch xuất khẩu

Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn
cần thiết cho người xuất khẩu – đảm bảo là người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy
nhiên, để có được các lợi ích này, người xuất khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các
nguyên tắc và các qui định.
Các lợi ích đối với người xuất khẩu:
-

2.


Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể
việc người mua có muốn trả tiền hay không
Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì
Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa
Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu
Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến
hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn
bị thực hiện hợp đồng.
Trong các giao dịch nhập khẩu

Nếu lựa chọn và sử đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần
thiết cho người nhập khẩu – đảm bảo là người xuất khẩu sẽ phải thực hiện hợp đồng. Tuy
nhiên, để có được các lợi ích này, người nhập khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng
các nguyên tắc và các qui định.
Các lợi ích đối với người nhập khẩu
25


×