Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Mô tả nghiệp vụ các loại thẻ ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.05 KB, 10 trang )

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG


Chủ đề: Mô tả nghiệp vụ các loại thẻ ngân hàng:

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Minh Châu


1. Khái niệm các loại thẻ ngân hàng:
• Thẻ tín dụng:
- Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép chủ thẻ
này "chi tiêu trước, trả tiền sau". Ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một hạn mức chi
tiêu. Bạn sử dụng hạn mức đó để thanh toán các hóa đơn hàng hóa tại các điểm
máy POS hoặc mua hàng online.
- Không phải nạp tiền vào tài khoản thẻ tín dụng, bởi thực chất bạn đang vay tiền để
tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp thông qua nó. Do đó, chỉ những người có thu
nhập hay chứng minh được khả năng trả được nợ cho ngân hàng mới có thể làm
thẻ này.

• Thẻ ghi nợ:
- Thẻ ghi nợ do ngân hàng cung cấp kèm theo khi mở tài khoản thanh toán tại ngân
hàng, cho phép chủ thẻ sử dụng số tiền họ có trong tài khoản. Bạn có thể thanh
toán, chuyển khoản, rút tiền mặt tại ATM hay thực hiện những giao dịch khác trong
phạm vi số tiền của bạn.


-

Nếu bạn có thể mua sắm hàng hóa ngay cả khi không có tiền trong thẻ tín dụng, thì
bạn chỉ có thể mua sắm nếu có tiền trong thẻ ghi nợ và là tiền của bạn chứ không
phải tiền đi vay. Rõ ràng bạn sẽ không phải lo lắng về thời hạn thanh toán, lãi suất


và các loại phí phạt giống như thẻ tín dụng song lại không có nhiều ưu đãi.

-

Một số ngân hàng còn phát hành thẻ ghi nợ theo hạng thẻ: Cụ thể đối với hạng thẻ
chuẩn, bạn chỉ cần mang CMND tới chi nhánh ngân hàng để mở tài khoản thanh
toán và yêu cầu làm thẻ ghi nợ. Với các hạng thẻ cao hơn bạn phải đảm bảo số tiền
gửi tối thiểu trong tài khoản, ví dụ 20 triệu đồng để làm thẻ ghi nợ hàng vàng
chẳng hạn. Thẻ ghi nợ không yêu cầu chứng minh tài chính.

• Thẻ trả trước:
-

Bạn không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ trả trước, thậm chí bạn có thể
mua thẻ này tại chi nhánh mà không cần có CMND. Bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ


này và chi tiêu, số tiền trong thẻ cũng chính là giới hạn chi tiêu của bạn; do đó thẻ
được ví như SIM điện thoại.
-

Thẻ trả trước được chia thành thẻ định danh và thẻ không định danh. Trong đó thẻ
định danh có đầy đủ thông tin của chủ thẻ và có thể rút tiền mặt tại ATM, thẻ
không định danh không thể rút tiền tại ATM nhưng bạn có thể mua thẻ mà không
cần CMND.

-

Một số ngân hàng đồng phát hành thẻ ảo, thẻ phi vật lý. Thẻ ảo là thẻ trả trước, bạn
chỉ cần đăng ký mua thẻ trên website của ngân hàng qua một số bước đơn giản

ngay lập tức thông tin của thẻ sẽ được gửi về Email hoặc SĐT của bạn.

2. Phân loại và nghiệp vụ của các loại thẻ:

Thẻ tín dụng:

-

Phân loại:

Hiện nay, thẻ tín dụng có 2 loại là: Thẻ nội địa (Chỉ có thể thanh toán trong nước)
và Thẻ tín dụng quốc tế (Có thể thanh toán trong và ngoài nước). Tại nước ta, hầu
hết thẻ tín dụng là thẻ quốc tế Visa/MasterCard, rất ít ngân hàng có thẻ tín dụng nội
địa.




Nghiệp vụ:

Bước 1: Ngân hàng tiếp nhận yêu cầu phát hành thẻ tín dụng.
- Khách hàng có nhu cầu mở thẻ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng và hợp đồng sử dụng thẻ theo mẫu của ngân hàng.
- 02 bản photo CMND đối với người Việt Nam hoặc hộ chiếu/ visa/ giấy phép lưu
trú đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam kèm theo bản chính đối chiếu.
- Giấy tờ chứng minh địa chỉ cư trú: Bản sao sổ hộ khẩu/ Đơn xin xác nhận tạm trú.
- Các giấy tờ chứng minh thu nhập:
- Đối với khách hàng yêu cầu phát hành thẻ không có tài sản bảo đảm (TSBĐ) cần
Hợp đồng lao động, Bản gốc sao kê chuyển khoản lương hoặc Bảng lương Công
ty hiện đang công tác 3 tháng gần nhất. Trường hợp khách hàng có TSBĐ ví dụ

như Sổ tiết kiệm/ Hợp đồng tiền gửi,... đứng tên chủ thẻ thì cần các giấy tờ chứng
minh sở hữu và giá trị của các tài sản này này.
-

Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân cần bản photo báo cáo thuế trong 03 tháng gần
nhất và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp chủ hộ kinh doanh cá
thể, cá nhân kinh doanh tự do cần cung cấp bản sao giấy quyết toán thuế trong 01
năm gần nhất.

- Nếu có nhu cầu phát hành thẻ phụ, khách hàng cần bổ sung CMND/ hộ chiếu của
chủ thẻ phụ.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này, khách hàng có thể đến các Chi nhánh/
Phòng giao dịch của ngân hàng có nhu cầu phát hành thẻ trên toàn quốc để yêu cầu
phát hành thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng phù hợp.
Bước 2: Ngân hàng tiến hành thẩm định phát hành thẻ tín dụng
- Mục đích của việc thẩm định là để ngân hàng kiểm tra tính xác thực của thông tin
mà khách hàng cung cấp, khả năng trả nợ của khách hàng; qua đó, ngân hàng sẽ


xem xét và phê duyệt dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau trên cơ sở hồ sơ của
khách hàng để giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất có thể.
- Một số yếu tố làm cơ sở để ngân hàng quyết định xem bạn có vượt qua quy trình
thẩm định phát hành thẻ tín dụng hay không bao gồm:
• Tính ổn định của công việc bạn đang làm: nếu bạn thường xuyên thay đổi
công việc hoặc thất nghiệp thời gian dài thì ngân hàng có lý do tin rằng thu
nhập của bạn không ổn định và ngân hàng có thể từ chối phát hành thẻ tín
dụng cho bạn.
• Đảm bảo mức thu nhập tối thiểu: Ngân hàng sẽ đòi hỏi nguồn thu nhập hàng
tháng của bạn, thu nhập này sẽ phải đảm bảo một mức tối thiểu theo quy
định của ngân hàng. Mức thu nhập tối thiểu sẽ phụ thuộc vào từng loại thẻ

khác nhau.Trường hợp bạn không đảm bảo điều kiện về mức thu nhập tối
thiểu, ngân hàng chắc chắn sẽ từ chối phát hành thẻ cho bạn.
• Căn cứ lịch sử tín dụng: đây là một trong những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng
đến kết quả thẩm định phát hành thẻ tín dụng của bạn. Hiện nay, các ngân
hàng Việt Nam có một hệ thống thông tin tín dụng liên thông với nhau Trung tâm CIC. Khi xem xét việc phát hành thẻ tín dụng cho bạn, ngân hàng
sẽ kiểm tra thông tin về việc thanh toán các khoản vay của bạn, có tình trạng
nợ xấu hay không… để đưa ra quyết định.
• Các khoản nợ làm giảm khả năng tài chính: việc bạn có những khoản nợ tài
chính khác ví dụ như các khoản Vay tài chính, mở nhiều thẻ tín dụng làm
hạn chế thu nhập của bạn cũng là lý do ngân hàng có thể từ chối phát hành
thẻ tín dụng cho bạn.
- Lưu ý: Để mở thẻ tín dụng, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về phát hành
thẻ tín dụng của ngân hàng bạn có nhu cầu mở thẻ như các loại thẻ, điều kiện phát
hành thẻ,… Bản thân bạn cần xem mình có các khoản nợ tài chính khác không, hãy
lên kế hoạch xóa nợ và chứng minh thu nhập, khả năng tài chính của mình để có
thể mở và sử dụng thẻ tín dụng. Nếu bạn mở quá nhiều thẻ tín dụng, hãy hủy bớt


thẻ tín dụng ít sử dụng trước khi mở thẻ mới. Một cách đơn giản và dễ dàng để bạn
nắm được các thông tin cần thiết để mở thẻ tín dụng là liên hệ với nhân viên tư vấn
của ngân hàng. Các ngân hàng luôn có một đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình,
giàu kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp, hỗ trợ khách hàng 24/24.
Bước 3: Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho chủ thẻ
- Nếu hồ sơ khách hàng đủ điều kiện, ngân hàng sẽ tiến hành phân loại để cấp hạn
mức tín dụng.
Bước 4: Phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng
- Ngân hàng sẽ tạo thông tin khách hàng và thông tin phát hành thẻ tín dụng trên hệ
thống quản lí, mã hóa các thông tin này trên thẻ đồng thời yêu cầu chủ thẻ đăng kí
chữ kí mẫu tại ngân hàng.
Bước 5: Thông báo và gửi thẻ cho khách hàng

- Khách hàng khi nhận thẻ cần bảo mật thông tin cá nhân trên thẻ và mã bảo mật.
Mọi rủi ro phát sinh do khách hàng để lộ thông tin, khách hàng hoàn toàn phải chịu
trách nhiệm.
- Quy trình phát hành thẻ tín dụng trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi có ý định
làm thẻ. Tuy nhiên, khi có ý định dùng thẻ tín dụng, bạn cũng cần nắm vững những
nguyên tắc quan trọng cũng như cân bằng giữa nhu cầu vay và khả năng trả nợ.
Thẻ ghi nợ:
• Phân loại:
- Thẻ ghi nợ nội địa: Các tính năng như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán
hóa đơn tại ATM hay thanh toán tại cửa hàng cũng đầy đủ; nhưng chỉ có
thể dùng trong một nước. Thẻ ghi nợ nội địa hiện nay có thể thuộc hệ
thống Banknet hoặc Smartlink.
- Thẻ ghi nợ quốc tế: Bạn có thể sử dụng thẻ này để thanh toán và giao dịch
ATM trên toàn cầu. Thẻ này có thể mang thương hiệu Visa, MasterCard,
JCB, UnionPay hoặc Amex.. Thẻ cũng có đầy đủ tính năng giống như thẻ


ghi nợ nội địa, ngoài ra bạn có thể mua hàng online nước ngoài bằng thẻ
này nữa.
• Nghiệp vụ:
Bước 1: Khi đến với bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng và yêu cầu phát hành thẻ,
khách hàng sẽ được nhân viên đưa một hợp đồng bao gồm các thông tin chủ thẻ
chính, thông tin về nghề nghiệp, hình thức nhận sao kê và các thông tin của ngân
hàng, thông tin chủ thẻ phụ 1 và 2.
Bước 2: Cung cấp cho nhân viên ngân hàng bản sao giấy CMND/Hộ chiếu theo
yêu cầu của bên Ngân hàng (cái này ra Ngân hàng họ sẽ photo giúp mình) và nên
mang theo bản chính để đối chiếu với bản sao.
Bước 3: Hoàn tất thủ tục mở thẻ cũng như các thủ tục khác theo phía bên Ngân
hàng yêu cầu bổ sung như giấy đăng ký mở tài khoản, đăng ký dịch vụ internet
banking,…

Bước 4: Sau đó nhận swift code để verify các tài khoản trên trang paypal và phải
nạp 100.000VND để duy trì thẻ hoặc có thể nhiều hơn. Đóng phí mở thẻ và phí
duy trì thẻ (có ngân hàng sẽ miễn phí phí duy trì thẻ trong 1 năm đầu tiên mở thẻ
lần đầu).
Bước 5: Theo dõi thời hạn để ra nhận thẻ.

Phát hành thẻ mới:
-

Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng hướng dẫn khách hàng làm đơn
theo mẫu và nộp cho ngân hàng.


-

Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ: Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định hồ sơ yêu
cầu phát hành thẻ và phân loại khách hành theo các hạng đặc biệt (VIP), hạng 1
hoặc hạng thường trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

-

Sau khi thẩm định hồ sơ khách hàng, nếu hồ sơ đảm bảo yêu cầu thì ngân hàng gửi
hồ sơ về trung tâm phát hành thẻ (phải có xác nhận của giám đốc chi nhánh hoặc
trưởng phòng nghiệp vụ).

-

Tại trung tâm, các thông tin về khách hàng sẽ được cá nhân hoá, sau đó gửi thẻ
kèm theo số PIN cho chủ thẻ thông qua NHPH.


-

Nhận được thẻ từ trung tâm, NHPH xác nhận bằng văn bản có chữ ký của trưởng
phòng nghiệp vụ hoặc người được uỷ quyền cho trung tâm thẻ.

-

Khi được trao quyền sở hữu thẻ, khách hàng được gọi là chủ thẻ, ngân hàng được
gọi là ngân hàng phát hành (NHPH). Trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ có quyền
sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá và dịch vụ hoặc rút tiền tại máy rút tiền tự
động(ATM), yêu cầu được giải trình khi có thắc mắc đối với bảng kê giao dịch do
NHPH gửi. NHPH có nghĩa vụ phải giải quyết thấu đáo các thắc mắc của khách
hàng, phải kịp thời thanh toán cho các CSCNT, NHTT, hướng đẫn họ thực hiện
đúng quy trình nghiệp vụ trong thanh toán thẻ đảm bảo an toàn cho khách hàng và
ngân hàng.

- Phát hành, thay thế, in lại thẻ, nâng cấp thẻ:
-

Tại chi nhánh phát hành, khi nhận được yêu cầu in lại thẻ, thay thế thẻ và nâng cấp
thẻ của khách hàng thì phải kiểm tra lại các điều kiện đảm bảo như tiền ký quỹ, tài
sản thế chấp (nếu cần) trong trường hợp nâng cấp thẻ, tạo dữ liệu thay thế gửi nơi


in thẻ để thực hiện. Sau khi in xong, chi nhánh phát hành kiển tra tình trạng thẻ
như trong trường hợp nhận thẻ mới.
In thẻ kỳ hạn mới:
-

Hàng tháng, nơi in thẻ in ra danh sách các chủ thẻ sẽ hết hạn vào tháng sau để các

chi nhánh phát hành thông báo cho chủ thẻ và chủ thẻ sẽ có ý kiến về việc tiếp tục
sử dụng hay chấm dứt. Nếu không có ý kiến gì của chủ thẻ thì việc sử dụng mặc
nhiên chấm dứt. Trong trường hợp tiếp tục sử dụng thì xử lý tương tự như phát
hành lại.
Lưu ý:

- Đối với trường hợp phát hành thẻ cá nhân do công ty hoặc tổ chức ủy quyền sử
dụng, người yêu cầu phát hành thẻ phải điền vào một số giấy tờ theo yêu cầu của
ngân hàng.



×