Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

THỜI THƠ ấu TRONG SÁNG tác của THẠCH LAM, THANH TỊNH, hồ DZẾNH DIỆN mạo và mỹ cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.09 KB, 68 trang )

THỜI THƠ ẤU TRONG SÁNG
TÁC CỦA THẠCH LAM, THANH
TỊNH, HỒ DZẾNH DIỆN MẠO
VÀ MỸ CẢM


- Giới thiệu về Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh
Thạch Lam (1919 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường
Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh ra tại Hà Nội
nhưng có nhiều năm tháng tuổi thơ sống tại phố huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương. Cảnh tượng phố huyện nghèo có một
cái chợ, cái ga xép đêm đêm có chuyến tàu chạy qua, lù mù
mấy ánh đèn hàng phở, hàng nước chè tươi đã in rất đậm trong
tâm trí Thạch Lam. Về sau, chính cái phố huyện nghèo khổ và
tăm tối này đã trở thành không gian nghệ thuật trở đi trở lại
trong sáng tác của ông.
Sau khi học xong tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam chuyển
qua làm báo cùng hai anh trai là Nhất Linh và Hoàng Đạo.
Thạch Lam là một trrong những cây bút chủ chốt của Tự lực
văn đoàn, nhưng so với các thành viên khác, Thạch Lam đã tự
tìm cho mình một hướng đi riêng. Trong khi Nhất Linh, Hoàng
Đạo hăng hái đả phá lễ giáo phong kiến, cổ vũ tự do hôn nhân,
hô hào cái cách xã hội thì Thạch Lam thường lặng lẽ hướng
ngòi bút về phía những người nghèo (thường là phụ nữ và trẻ
em). Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam được ví như một bài thơ
trữ tình đượm buồn và đầy xót thương, thể hiện những cảm xúc
mong manh, mơ hồ, tinh tế trong lòng người. Thạch Lam sáng


tác nhiều thể loại, bao gồm tiểu thuyết, tiểu luận, tùy bút nhưng
thành tựu nổi bật là truyện ngắn. Nhà văn để lại ba tập truyện


ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc
(1942), đây có thể coi là những những tác phẩm đánh dấu sự
xuất hiện dòng truyện ngắn trữ tình đầu thế kỷ trong văn học
hiện đại Việt Nam.
Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên thật là Trần Văn Ninh, sau
đổi thành Trần Thanh Tịnh, quê ở ngoại ô thành phố Huế.
Thanh Tịnh có một tuổi thơ khá bình yên, hạnh phúc sau này
trở thành một phần quan trọng trong sáng tác về thời thơ ấu của
nhà văn. Thuở nhỏ theo học chữ Nho, đến khi trưởng thành,
Thanh Tịnh lại tiếp nhận ảnh hưởng từ văn hóa Pháp. Thanh
Tịnh gia nhập làng báo năm 1938. Ông vừa viết văn vừa làm
thơ, viết truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng thành tựu sáng tác
thể hiện tập trung trong truyện ngắn. Những tập truyện ngắn
tiêu biểu của Thanh Tịnh gồm: Quê mẹ (1941), Chị và em
(1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943), Xuân và Sinh (1944).
Thanh Tịnh được coi là một thi sĩ viết văn xuôi, chất thơ
xuyên thấm trong nhiều trang văn của Thanh Tịnh đến mức,
đọc truyện có cảm nhận "mỗi truyện ngắn là một bài thơ" thể
hiện những rung cảm tinh tế của nhà văn trước cuộc đời. Sự


xuất hiện những truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình của
ThanhTịnh một phần cũng là do tiếp nhận được những ảnh
hưởng tự nhiên từ ngòi bút Thạch Lam bởi hai nhà văn đều có
cái "tạng" nghệ sĩ gần giống nhau.
Hồ Dzếnh (1916 – 1991), tên thật là Hà Triệu Anh, sinh
ra trong một gia đình có cha là lữ khách người Quảng Đông
(Trung Hoa), mẹ là một cô gái lái đò trên sông Ghép, tỉnh
Thanh Hóa. Tuổi thơ của Hồ Dzếnh trôi qua trong buồn tủi và
những mặc cảm về thân phận một đứa con lai. Hoàn thành bậc

trung học, Hồ Dzếnh vừa dạy học vừa tham gia viết báo. Hồ
Dzếnh từng thử bút qua thể loại tiểu thuyết nhưng thất bại.
Thành tựu sáng tác còn lại đến ngày nay của ông là tập thơ Quê
ngoại (1942) và tập truyện Chân trời cũ, đều là những tác phẩm
mang tính chất tự truyện đậm nét. Trong đó, những kỷ niệm
tuổi thơ một thời giữa tác giả với những người thân hiện lên
dung dị và chân thực.
Tóm lại, nhìn vào hành trình sáng tác, dễ dàng nhận thấy
cả Thạch Lam, ThanhTịnh, Hồ Dzếnh đều là những nhà văn đã
thử bút qua nhiều thể loại, họ đều thất bại ở tiểu thuyết nhưng
trụ lại với truyện ngắn, nhất là truyện ngắn trữ tình. Điều này
cho thấy "họ chỉ có thể viết được những gì thực sự gắn bó với


thế giới của hồi ức, kỷ niệm, những gì mang đậm chất thơ của
niềm hoài cảm đối với dĩ vãng, dưới sự chi phối của bút pháp
trữ tình" [47; 117].
Các sáng tác của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh đã
tạo thành một dòng truyện ngắn trữ tình, mang một số đặc điểm
phong cách của thể loại như kiểu kết cấu hòa hợp nội tâm với
ngoại cảnh, kết cấu theo dòng tâm trạng và cảm giác của nhân
vật; tình huống hồi cố với sự đan xen về không gian sáng– tối,
về thời gian quá khứ - hiện tại; nhân vật trữ tình chủ yếu được
soi sáng từ bên trong, mang nhiều dáng dấp của tác giả; ngôn
ngữ nghiêng về biểu hiện cảm xúc, cảm giác,... Truyện ngắn trữ
tình phảng phất cái buồn nhẹ nhàng, trong trẻo, không đem lại
cảm giác đau thương bi lụy mà vẫn ánh lên niềm tin tưởng, lạc
quan.
Trong các truyện ngắn trữ tình, Thạch Lam, Thanh Tịnh,
Hồ Dzếnh luôn dành cho trẻ em và thời thơ ấu một địa vị ưu ái

và trang trọng. Sự xuất hiện nhiều tác phẩm trong cùng một giai
đoạn, mang đặc trưng phong cách một thể loại, cùng thể hiện
một chủ đề đã tạo thành một dòng văn học về thời thơ ấu. Nhắc
tới Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh không thể phủ nhận
đóng góp độc đáo, to lớn của họ cho đề tài trẻ em và tuổi thơ.


- Sự kiến tạo thời thơ ấu trong sáng tác của Thạch Lam,
Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh
Như đã nói, chỉ đến văn học lãng mạn, đứa trẻ mới được
miêu tả như là chính nó và lần đầu tiên, đứa trẻ được xác lập
bởi một hệ giá trị. Cũng do vậy, đứa trẻ được trao quyền trần
thuật. Nhiều nhà văn lãng mạn trong đó có Thạch Lam, Thanh
Tịnh, Hồ Dzếnh đã dùng nhãn quan trẻ thơ để kiến tạo thế giới
nghệ thuật của mình. Bức tranh thế giới trong sáng tác của họ
tồn tại dưới mô hình cõi nhớ và cõi về, thông qua những biểu
tượng không gian nghệ thuật và con người.
- Thời thơ ấu như một không gian mơ tưởng và hoài niệm
Không gian nghệ thuật là một phạm trù rộng. Đề tài
không nghiên cứu không gian nghệ thuật nói chung trong sáng
tác của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh mà gắn không gian
ấy với với chủ đề thời thơ ấu của con người, là không gian gắn
liền với trẻ thơ, được cảm nhận và miêu tả qua cái nhìn trẻ thơ.
Không gian ấy vừa mang những đặc trưng riêng vừa là một yếu
tố quan trọng góp phần tạo nên diện mạo nghệ thuật, cho thấy
cách nhìn, cách cảm riêng của mỗi nhà văn về thế giới.
Trong những truyện ngắn Thạch Lam viết về thời thơ ấu
và trẻ em, có những không gian đã trở thành biểu tượng quan



trọng giúp nhà văn gửi gắm nhiều thông điệp nhân sinh sâu sắc.
Truyện ngắn Thạch Lam hướng tới hai loại không gian: không
gian hiện tại và không gian hoài niệm. Không gian của hiện tại
thường là không gian phố huyện, chợ huyện, ga xép, nơi đó
những đứa trẻ sống cuộc sống nghèo nàn, quẩn quanh, tăm tối,
u buồn, thứ không gian "nửa mùi thôn ổ, nửa đã thị thành"
(Nguyễn Tuân), mang trong mình những đối lập: vừa bắt đầu
xuất hiện những dấu hiệu và hơi hướng thị thành vừa còn đó
những cánh đồng, tiếng muỗi, tiếng ếch nhái, con đường làng
mấp mô vết chân trâu với những kiếp người tàn vẫn hàng ngày
sống lầm lụi, mòn mỏi và bế tắc với những lo lắng triền miên
về sinh kế, với những ước mơ tưởng chừng nhỏ nhoi giản dị
nhưng chẳng bao giờ thành, những đợi chờ vô vọng về sự đổi
thay.
Nhưng có lẽ trong những truyện ngắn viết về thời thơ ấu,
Thạch Lam vẫn ưu ái đặt trẻ thơ trong một loại không gian đặc
biệt, không gian đẹp gắn liền với mơ tưởng và hoài niệm. Nếu
như không gian thực luôn chứa đựng giá rét và bóng tối thì
không gian mộng tưởng luôn là một vùng ánh sáng động đậy,
nhiều khi có cả hương thơm. Đó chính là cõi nhớ, cõi về của
nhân vật, là ngoại cảnh đã thành tâm cảnh. Gắn với thế giới tuổi
thơ là hình ảnh khu vườn và không gian làng quê. Đây chính là


cõi về của mỗi con người. Nhân vật của Thạch Lam, có thể đã
trưởng thành, khi gặp lại những không gian ấy là như được trở
về, sống lại tuổi thơ ngọt ngào thân thương. Một con người gần
như đã chối bỏ hoàn toàn gốc gác của mình như Tâm (Trở về)
mà về đến đầu làng, trong lòng "cũng thấy cảm động", "một cái
cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai" khi chàng đi vào

"dưới vòm tre xanh trong ngõ". Đó còn là sự cảm nhận tinh tế
của Thanh về không gian khi về thăm bà được nhà văn miêu tả
trong tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. Khi Thanh lách cánh cửa
gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào, chàng thấy "mát hẳn cả
người", "những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy
múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong
không khí". Thanh như bước vào thế giới thần tiên, không phải
thế giới của những ông bụt bà tiên có phép màu mà là thế giới
của tuổi ấu thơ. Thế giới ấy có thể coi như một thiên đường đã
mất. Thời gian như ngừng lại bên ngoài cánh cửa, với chàng
mọi thứ vẫn như xưa, không có gì thay đổi. Con mèo già vẫn
chơi đùa với chàng ngày trước "khẽ phe phẩy cái đuôi" như thể
đón mừng chàng. Nhịp sống vẫn bình yên. Người bà với "mái
tóc bạc phơ", "đôi mắt hiền từ" lúc nào cũng "sẵn sàng chờ đợi
để mến yêu chàng". Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng
như một nơi mát mẻ và hiền lành, khác hẳn những oi bức bên


ngoài: "Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây
rung động dưới làn gió nhẹ (…) mùi hương thơm thoang
thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi mùi hương thơm" và
nhớ đến cây hoàng lan ngày trước chàng thường hay chơi dưới
gốc cây nhặt hoa. "Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như
vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi này".
Thanh còn gặp lại Nga, người bạn gái thời thanh mai trúc mã,
"vẫn tươi đẹp và vui vẻ như thế", vẫn sang giúp bà chàng hàng
ngày. Và khi cùng Nga bước vào khu vườn tuổi thơ thì dường
như tất cả những ngày xưa yêu dấu lại trở về khiến lòng Thanh
dịu lại. Hương hoàng lan vẫn thoang thoảng khu vườn, vương
vào tóc Nga và có lẽ vương cả vào chút tình âu yếm vừa được

đánh thức lại của Thanh. Khu vườn ấu thơ trở thành khu vườn
cổ tích, nâng đỡ và thanh lọc tâm hồn Thanh, khiến cho nó trở
nên trong trẻo và mát lành.
Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, có một không gian mà Liên
và An luôn hướng tới, đó là Hà Nội. Hà Nội là không gian có
thực đã từng gắn với những năm tháng tuổi thơ của hai đứa trẻ,
khi gia đình chúng còn khá giả. Hà Nội nhiều đèn, đó là "một
vùng sáng rực và lấp lánh". Hà Nội luôn gắn với những chuyến
đi chơi bờ Hồ, với "những thức quà ngon, lạ", "những cốc
nước lạnh xanh đỏ". Từ khi phải xa Hà Nội, về sống ở phố


huyện nghèo, Hà Nội chỉ còn lại trong ký ức, chỉ còn là cõi nhớ
của hai chị em. Đối với hai đứa trẻ, những gì thuộc về Hà Nội
đều đẹp đẽ, đáng mơ ước. Hà Nội giống như một vùng đất hứa,
cho nên đêm nào chúng cũng cố thức thật khuya để chờ tàu,
chờ tàu không phải chỉ để bán hàng, để nhìn hoạt động cuối
cùng của đêm khuya mà để nhìn ngắm, chiêm ngưỡng con tàu
từ Hà Nội về, sống lại tuổi thơ tươi đẹp, rực rỡ, gửi vào đó bao
khát khao về sự đổi đời. Càng đối diện với không gian phố
huyện tăm tối, u buồn, hai đứa trẻ càng mơ tưởng, ngưỡng vọng
quá khứ, quá khứ càng đẹp, càng lung linh. Phải chăng Thạch
Lam cũng muốn gửi vào không gian hoài niệm của Liên một
nỗi niềm tiếc nuối vẩn vơ về thời quá khứ hoàng kim và ước
mơ về một tương lai tươi sáng?
Nếu như nhân vật trẻ thơ của Thạch Lam thường "đi về"
giữa hai loại không gian là phố huyện (Cẩm Giàng, Hải Dương
– nơi nhà văn cùng gia đình từng sống) và Hà Nội thì nhân vật
của Thanh Tịnh hầu như được đặt trong một không gian, không
có thực trên bản đồ, nhưng được nhà văn đặt cho một cái tên

thật đẹp: làng Mỹ Lý. Đó là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của con
người thôn quê, nơi có những ngôi nhà, con đường đến trường,
dòng sông thơ mộng, con đò êm ả khua mái chèo, điệu hát ngọt
ngào tha thiết, con người thuần hậu thủy chung, tiếng trẻ con ê


a học chữ, … Nhà văn chủ yếu miêu tả làng trong những đêm
trăng thơ mộng hữu tình. Thế giới nghệ thuật của Thanh Tịnh
tràn ngập ánh trăng. Những đêm sáng trăng vừa là động lực vừa
là cơ hội để con người ra khỏi mái nhà tranh tăm tối, giải thoát
họ khỏi những mối lo nghĩ luẩn quẩn về sinh kế hàng ngày, để
tâm hồn họ được nâng đỡ bởi thứ ánh sáng khác, bao dung và
phóng khoáng hơn. Những đêm trăng bảo toàn nét đẹp truyền
thống, hiền hòa, thơ mộng cho làng. Làng Mỹ Lý không "chỉ
rặt những cái đầy thơ mộng, huyền ảo" nhưng cũng không quá
xơ xác tiêu điều. Nói như Trần Thị Thu Hương, "mảnh làng ấy
nằm giữa hai dòng sóng đối" với hai dòng hình ảnh biểu tượng:
một bên là dòng sông – con thuyền – câu hát và một bên là
đường sắt (nhà ga) – con tàu – tiếng còi. Mỹ Lý là không gian
mang tính biểu tượng, là nơi gặp gỡ giao thoa gữa hai luồng
văn hóa. Dòng sông – con thuyền – câu hát là những biểu trưng
văn hóa truyền thống của làng xã Việt Nam từ bao đời nay, nó
gắn liền với nhịp sống êm ả không có nhiều biến động của mỗi
vùng quê. Nhưng song song với dòng sông lại xuất hiện con
đường sắt mới bắc qua. Đường sắt (nhà ga) – con tàu – tiếng
còi là những biểu trưng của văn minh đô thị hiện đại, được áp
đặt từ ngoài vào, sản phẩm của phương Tây, chứ không nằm
trong cơ cấu nội tại của văn hóa phong kiến Việt Nam. Nó phá



vỡ sự yên ả, khép kín của làng, của văn hóa truyền thống nhưng
lại mới mẻ và đầy sức hấp dẫn, khiến cho người dân quê đi từ
ngạc nhiên đến chấp nhận và bị cuốn theo nó. Thậm chí đã xuất
hiện những làng chết. Sự giao thoa văn hóa Đông Tây là một
quy luật không thể cưỡng lại, làng truyền thống buộc phải tiếp
nhận những ảnh hưởng của văn minh đô thị hiện đại. Những
xáo trộn trong cách sống, nếp nghĩ, những hẹn hò và những mối
tình lỡ làng dang dở không chỉ tác động đến những người
trưởng thành mà còn tác động đến cuộc sống của chính những
đứa trẻ, chúng chứng kiến những thay đổi hợp tan của người
lớn nên cũng dễ buồn vui thương cảm ngậm ngùi. Một hệ quả
trực tiếp và tất yếu của sự giao thoa văn hóa Đông Tây ở làng
Mỹ Lý chính là sự xuất hiện không gian trường học. Những ông
đốc thay cho ông đồ, bảng đen phấn trắng thay cho mực tàu bút
lông, trẻ con học chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán. Mặc cho tâm
huyết khôi phục cho bằng được nền giáo dục cổ truyền của ông
thầy đồ nho là chú tôi, trẻ con vẫn thờ ơ với việc học chữ Nho.
Trái lại, bọn trẻ vẫn háo hức đến trường làng Mỹ Lý học chữ
quốc ngữ. Tiếng học trò trường làng Mỹ Lý vẫn ngày ngày
vang lên, át cả tiếng đọc chữ Hán trong lớp học của thầy đồ nho
hủ lậu. Sở dĩ trường học thu hút học trò bởi đó là không gian ít
có những ràng buộc quá khắt khe, có thể xây dựng được quan


hệ bình đẳng, quan hệ bạn hữu vô tư, không gian cho con người
những nổi loạn đầu tiên, rất phù hợp với tâm lý trẻ thơ và tuổi
mới lớn. Có lẽ bởi thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn lãng mạn
khác như Xuân Diệu, Tế Hanh, Xuân Tâm, Xuân Huy… đều
chú trọng khai thác không gian trường học, nhắc đến thời đi học
như một ẩn dụ biểu hiện cá tính, tự do?

Đặt điểm nhìn vào đứa trẻ để miêu tả, làng Mỹ Lý hiện
lên không chỉ là không gian sống quen thuộc, nơi diễn ra mọi
sinh hoạt của con người mà còn là một không gian văn hóa ẩn
tàng những xung lực cũ – mới, cổ truyền – hiện đại, nội tại –
ngoại lai. Những yếu tố mới xuất hiện làm biến đổi ít nhiều
diện mạo vật chất và tinh thần của làng truyền thống, có yếu tố
phù hợp với xu hướng phát triển thì được ủng hộ như trường
học, nhưng còn những giá trị mới chưa ổn định bền vững thì
chưa hoàn toàn được chấp nhận. Điều đáng quý là, trong cái
nhìn của đứa trẻ, tuy có những xáo trộn, không gian làng vẫn
chưa rơi vào vòng xoáy biến đổi nghiệt ngã, vẫn giữ được nét
đẹp hiền lành, thuần hậu, trong sáng giống như trong văn
chương mục ca (Lá thư hè – Đô đê). Làng của Thanh Tịnh vẫn
là bến náu, là điểm tựa tinh thần cho con người trước những ba
động của đời.


Tiếp cận không gian nghệ thuật trong sáng tác của Thanh
Tịnh, Thạch Lam, ta thường nhận thấy dù tả làng hay phố, hay
làng giao thoa với phố thì không gian ấy vẫn ánh lên những
vùng sáng động đậy. Tuy nhiên, đến với Chân trời cũ của Hồ
Dzếnh, ta thường bắt gặp một loại không gian gắn với những
vùng tối u buồn, không gian nghệ thuật trong tác phẩm Hồ
Dzếnh tự nó đã hàm chứa ý nghĩa biểu tượng cho những tâm sự
chất chứa mặc cảm của đứa trẻ, bởi đứa trẻ ấy đã chứng kiến,
tham dự và luôn day dứt về những gì đã qua. Trong Chân trời
cũ có hai loại không gian, một không gian gắn bó với cuộc sống
hàng ngày của đứa trẻ là không gian quê mẹ, một vùng đất
miền Trung nghèo khó mà nghĩa tình, nơi đứa trẻ là Hồ Dzếnh
đã "uống nước và nói tiếng nói của Người", nơi "chỉ bị bạc đãi

mà không hề bạc đãi ai bao giờ", đó cũng chính là nước Nam,
nơi có "những luống cày mà hương thơm còn phảng phất" đã
khiến đứa trẻ yêu đến "trên bậc tuyệt vời của tôn giáo". Có một
không gian khác, không gian thứ hai, chỉ nằm trong hình dung
và mơ tưởng bởi đứa trẻ chưa từng một lần đặt chân đến, đó là
quê cha, là vùng đất Trung hoa xa xôi tận Thiểm Tây, Cam Túc,
đó là vùng đất xa lạ, luôn ở trong mơ tưởng nhưng thiếu sự gắn
bó máu thịt. Đứa trẻ thường chơi vơi, "đi về" giữa hai không
gian ấy và không ít lần phải giật mình bởi mặc cảm phản bội


khi để cho mơ tưởng về đất nước Trung Hoa đi quá xa. Như
vậy, quê mẹ và quê cha vừa gắn với những mặc cảm thân phận
vừa gắn với tình yêu khắc khoải không dễ nguôi ngoai của đứa
trẻ khi tìm về Chân trời cũ.
Không gian trong truyện ngắn hồ Dzếnh cũng luôn gắn
liền với thời gian, đó là không gian chiều – chạng vạng. Đây là
khoảng không – thời gian nhân vật sống cuộc sống thứ hai,
cuộc sống riêng tư của tâm hồn. Xưa nay chiều luôn là thời gian
gợi buồn gợi nhớ. Chiều được gợi lên nhiều lần trong các
truyện ngắn của Hồ Dzếnh. Chiều trước hết là cái nền để gợi
nhớ. Truyện ngắn Ngày gặp gỡ khởi đầu cho hành trình trở về
tuổi thơ của nhà văn cũng bắt đầu bằng một buổi chiều nghiêng
xế: "Tôi còn nhớ nơi mẹ tôi ngồi kể chuyện là một cái hè bằng
đất nện trước nhà. Tự đó, tôi vừa nghe chuyện, vừa nhìn ánh
nắng chiều nghiêng xế, và những bóng lá lung linh". Theo lời
kể của mẹ, ngày gặp gỡ đầu tiên gần như định mệnh giữa cha
và mẹ, một cô gái lái đò trên sông Ghép miền Trung Việt Nam
với người lữ khách Trung Hoa cách đây hơn năm mươi năm
cũng vào "một buổi chiều mùa hè vàng rực", "trên bờ sông

Ghép lặng lẽ của tỉnh Thanh Hóa". Chiều không chỉ là nơi gặp
gỡ, còn là thời khắc của chia ly, lưu lạc. Anh Hai chia tay em để
dấn thân vào con đường gió bụi vào một buổi chiều trên sân ga.


Nhân vật "tôi" chia tay em Phin lần cuối trong "một buổi chiều
sương đục lờ mờ rây trên dải núi đằng xa". Chú Nhì từ giã chị
dâu và các cháu ở Việt Nam để về bên Trung Hoa cũng vào một
buổi chiều: "chú tôi lúc ấy đã kéo sụp chiếc mũ dạ tàng xuống
để che ánh nắng chiều vàng vọt và hình như khe khẽ thở dài".
Người anh cả từ giã cuộc đời vào lúc "sương chiều bắt đầu
xuống"… Chiều còn là thời khắc khiến đứa trẻ xót xa khi nhận
ra dáng dấp buồn bã, lam lũ của người thân, nhất là người mẹ
và người chị dâu cả. Đứa trẻ se lòng trước hình ảnh người mẹ
"vui mừng một cách đau khổ" dưới "ánh nắng vàng vọt của
chiều hè" khi đem bánh cho đứa con học xa nhà và nhói lòng
khi nhìn thấy "quần áo người tiều tụy nhuộm nắng xế chiều"
(Lòng mẹ). Hay người mẹ với "vẻ mặt đau khổ, chống gậy
chiều chiều trông ngóng một bầy con không về" (Vừa một kiếp
người). Đó là lúc "trời chiều sàng từng giọt hoàng hôn xuống
tóc" người chị dâu cả. Đó cũng là lần đầu tiên sau cái chết của
người cha, đứa trẻ thấm thía nỗi đau mất mát, "nhận thấy mấy
cây cột nhà đứng bơ vơ hơn trước, bóng tối mau chiếm lấy sân,
và lòng tôi hay nhớ thương ngao ngán"(Con ngựa trắng của ba
tôi).
Còn có một không gian chiều khác trong sáng tác của Hồ
Dzếnh, đó là những buổi chiều trong tâm hồn, trong cõi lòng


buồn đau tan nát của đứa trẻ trước những cuộc chia ly, những

biến cố hay bi kịch bất ngờ xảy đến với gia đình và những
người thân yêu. "Cái bóng người mẹ già yếu đuối và ba tấm
lòng bồ côi là ba chúng tôi thực đã thấy rơi hoàn toàn cả vào
một buổi chiều đời buồn bã"; "Tình thân ái xưa cũ dần dần bỏ
tôi đi, như bóng mây một buổi chiều lửng lơ kéo sang nơi
khác"; "Một buổi chiều không nắng, không mưa, một buổi
chiều nhàn tĩnh (…) Gió chiều lên lành lạnh (…) Hình như từ
phương xa đương trôi về lòng tôi một buổi chiều tận thế…".
Không gian chiều trở thành không – thời gian nghệ thuật quan
trọng góp phần thể hiện những cảm xúc và tâm tình của đứa trẻ
trước hiện thực cuộc sống muôn màu.
Tóm lại, mỗi một sự kiến tạo nghệ thuật trong tác phẩm
đều gắn liền với một dụng ý của nhà văn và đều chịu sự chi
phối của một quan niệm, một lý tưởng thẩm mỹ nhất định. Nhìn
vào những truyện ngắn về thời thơ ấu của Thạch Lam, Thanh
Tịnh, Hồ Dzếnh, có thể nhận ra một tình cảm và quan niệm
thẩm mỹ mới của thời đại đã chi phối sự kiến tạo không gian
mơ tưởng và hoài niệm, đó là sự nuối tiếc của con người thời
đại về quá khứ vàng son đã qua, sự chán nản và bế tắc trước
hiện thực cuộc sống đương thời. Với họ, quá khứ là biểu tượng
của cái đẹp, nó trở thành cõi nhớ và cõi về trong tâm thức của


mỗi người, có tác dụng nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn và bảo tồn
phần tốt đẹp quý giá trong mỗi con người.
- Thời thơ ấu như là bản nguyên của tính thiện
Nói đến tính thiện là nói đến phần tốt đẹp, nhân văn trong
mỗi con người. Văn học xưa nay xây dựng nên nhiều kiểu nhân
vật khác nhau, có thể đơn giản, nhất phiến (tốt, xấu, thiện, ác)
hoặc phức tạp, đa diện (tốt xấu, thiện ác lẫn lộn). Xây dựng

kiểu nhân vật như thế nào là quyền, là ý đồ nghệ thuật của nhà
văn và bao giờ cũng chịu sự chi phối của một quan niệm, một
lý tưởng thẩm mỹ nhất định.
Trong các tác phẩm viết về chủ đề thời thơ ấu của văn học
lãng mạn, dễ dàng nhận thấy con người, mà trước hết là trẻ thơ,
hiện lên như là bản nguyên của tính thiện. Thiện căn gắn với trẻ
thơ và gắn với cái nhìn của trẻ thơ về thế giới.
Trong những truyện ngắn viết về thời thơ ấu của Thạch
Lam, bao giờ cũng có một đứa trẻ là nhân vật trung tâm, ấy là
sự phân thân, hóa thân của chính cái tôi tác giả. Trong nhiều
truyện ngắn hiện thực hoặc có sự giao thoa giữa hiện thực và
lãng mạn của Thạch Lam, trẻ thơ thường có số phận hẩm hiu,
tội nghiệp, sớm phải mang gánh nặng mưu sinh. Đó là những
kiếp người tàn tạ đáng thương, tàn khi đang còn là đứa trẻ.


Không dừng lại ở việc miêu tả cảm động về số phận trẻ
thơ, điều đáng quý là Thạch Lam đã nhìn thấy trong mỗi đứa trẻ
vẻ đẹp của thiên thần. Trẻ thơ có thể đánh thức bao rung cảm
tinh tế, thanh lọc gột rửa cả những vẩn đục xấu xa tầm thường ở
người lớn. Đó là đứa con đầu lòng của Tân. Lúc mới chào đời,
"cái đầu phủ tóc đen và mượt" của nó chỉ khiến chàng "tò mò
ngắm nhìn" nhưng chàng vẫn chưa cảm nhận mình có chút liên
lạc gì với "cái dúm thịt động đậy, cái mầm sống nhỏ mọn và
yếu ớt kia". Có lúc Tân còn thấy "trông nó thế nào ấy", "cái
đầu dài", "một mắt to, một mắt nhỏ", "cái thân hình ngắn ngủn
và chân tay ngẳng nghiu của nó làm cho chàng khó chịu". Tân
nhìn đứa bé, không thích một chút nào. Chàng không có được
cái cảm giác gần gũi thiêng liêng như mình tưởng tượng trước
kia về đứa con. Tưởng như người cha hoàn toàn thờ ơ vô cảm

với con mình, nhưng rồi chính vẻ non nớt luôn cần được che
chở, bảo bọc của nó đã đánh thức bản năng làm cha và những
tình cảm cao đẹp trong Tân. "Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông
hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của
nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở.
Thỉnh thoảng nó ậm ừ trong miệng có vẻ rất bằng lòng". Nhìn
con, chàng thấy "trong lòng một mối cảm động êm đềm và
phiền phức", "cảm thấy lần đầu tiên cái thiêng liêng sâu xa của


sự sống". "Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm
non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy".
Đứa trẻ còn trở thành "cái dây giữ sự hòa hợp trong hai vợ
chồng. Tân và vợ chàng không cãi nhau nữa". Không chỉ miêu
tả rất chân thực những cảm giác, cảm xúc của một người lần
đầu được làm cha, Thạch Lam còn cho thấy sự kì diệu khi trẻ
con xuất hiện trong cuộc đời này. Đứa trẻ, đó là một thiên thần
mang sứ mệnh hòa giải mâu thuẫn và xung đột, giúp "người
gần người" hơn.
Sức mạnh cảm hóa kì diệu của trẻ thơ còn thể hiện trong
truyện ngắn Đứa con. Bà Cả vốn là người phụ nữ ác nghiệt, keo
kiệt, bủn xỉn, giàu lên nhờ cho vay nặng lãi. Bà đối xử với anh
em họ hàng, người ăn kẻ ở chẳng ra sao cho nên việc bà không
có con chẳng những không khiến ai thương cảm mà họ còn thấy
"hể hả trong lòng như một sự báo thù". Những tưởng con người
bà Cả chỉ biết đến tính toán, tiền bạc, không biết đến tình
thương, sự xúc động là gì. Nhưng hóa ra không phải. Tận trong
sâu thẳm nỗi lòng người phụ nữ lắm điều đay đả ấy có lẽ là
khát khao cháy bỏng được làm mẹ. Người ta chỉ thấy được điều
sâu thẳm ấy ở bà Cả khi chị Sen - người ở cũ nhà bà Cả - cho

đứa con của chị lên chơi. Bà bế đứa trẻ, "tặc âu" với nó mấy
tiếng, "vòng tay ghì chặt đứa bé vào cái sườn cằn cỗi của bà,


khiến tấm áo lụa căng thẳng trên ngực lép và đôi vú héo hon".
"Trong mắt bà sáng lên một tia thèm muốn và ao ước". Bà khen
đứa trẻ "kháu khỉnh", hình như lần đầu tiên bà không mát mẻ
hay đay nghiến chửi bới người ta mà đó là lời khen thật lòng.
"Mắt bà đờ ra như đang theo đuổi một ước vọng xa xôi".
"Người bà rung động", "đôi mắt ráo của bà bỗng mờ đi như
ướt lệ". "Giá bà đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con". Đối
với bà Cả, tiền bạc của cải bao nhiêu cũng không bằng đứa con.
Đứa con của chị Sen, cái đứa trẻ đáng yêu ấy đã đánh thức bản
năng làm mẹ của bà Cả, nó khiến cho lòng bà mềm hẳn ra như
một dòng suối mát lành tưới vào mảnh đất khô cằn sỏi đá, và bà
đã biết đồng cảm với những thân phận nghèo khó. Bà nhất định
không nhận lễ của chị Sen, bà còn mở túi lấy hai đồng bạc mới
đưa cho chị Sen về may áo cho con mặc và không quên dặn chị
đến Tết lại bế nó lên chơi... Cảnh chị Sen cho con lên nhà bà Cả
diễn ra rất nhanh, nhà văn cũng không miêu tả đứa trẻ mà chỉ
tập trung nói về sự thay đổi trong thái độ và tình cảm của bà Cả
để thấy trẻ thơ như có phép màu, làm rung động và đánh thức
phần nhân tính sâu thẳm trong con người. Nói về đứa trẻ, nhà
văn phát hiện nhân tính, căn tính trong con người.
Viết về trẻ thơ, Thạch Lam chủ yếu đi vào đời sống tâm
hồn, tình cảm, cảm xúc của chúng. Mỗi truyện ngắn của ông


như một bài thơ, lắng đọng những tâm tình thấm thía và xúc
động. Đứa trẻ của Thạch Lam có tự sự riêng, đều là ánh xạ của

cái tôi tác giả. Mỗi nhân vật đều là một phiên bản của tâm hồn
Thạch Lam, tinh tế, nhạy cảm, dịu dàng, đôn hậu, giàu lòng trắc
ẩn. Vốn là nhà văn thiên về cảm giác, Thạch Lam trân trọng
từng khoảnh khắc rung động trong tâm hồn đứa trẻ dù rất mong
manh, mơ hồ, tinh tế. Đó là cái "buồn man mác của Liên trước
cái giờ khắc của ngày tàn", là cái "cảm giác mơ hồ không hiểu"
của cô bé khi màn đêm buông xuống phố huyện tối tăm, tịch
mịch. Đó còn là cảm giác của Thanh khi về thăm bà, được "tắm
trong cái không khí tươi" của hương hoa hoàng lan thoang
thoảng mà thấy "tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở
suối"... Đứa trẻ trong sáng tác của Thạch Lam, dù là trẻ lớn hay
trẻ nhỏ hình như mang sẵn trong mình sự nhạy cảm tinh tế.
Chiều sâu của nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn Thạch Lam có
lẽ là lòng trắc ẩn, sự xót thương chân thành thấm thía đối với
những kiếp người nhỏ bé xung quanh mình. TS. Chu Văn Sơn
rất có lý khi cho rằng chủ nghĩa nhân đạo của Thạch Lam
nghiêng về sự trắc ẩn. Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ là cô gái
mới lớn giàu lòng trắc ẩn. Liên cũng là một kiếp người tàn ở
phố huyện, cuộc sống của chị cũng nghèo khổ, lay lắt nhưng
khi trông thấy những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ Liên


"thấy động lòng thương" chúng tuy chị chẳng có gì để mà cho
chúng. Liên đồng cảm với những người xung quanh như mẹ
con chị Tí, bà cụ Thi điên, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm. Chỉ
vài ba câu chuyện lúc chiều muộn, mấy lời hỏi han than thở về
chuyện bán buôn ế ẩm hay một cái nhìn ái ngại cảm thương
cũng đủ cho thấy sự nhạy cảm và tấm lòng nhân hậu của cô gái
mới lớn… Lan và Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
cũng là những đứa trẻ nhân hậu, biết đồng cảm và yêu thương,

san sẻ với người xung quanh. Hoàn cảnh gia đình thuộc hàng
trung lưu, Lan và Sơn may mắn hơn các bạn trong xóm nghèo,
hai đứa trẻ được mẹ chăm sóc, có áo ấm mặc khi những trận gió
lạnh đầu mùa tràn về. Nhưng chúng không phải những đứa trẻ
vô tâm ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Chúng nhận ra những
thiệt thòi của các bạn nghèo cùng trang lứa và đồng cảm.
Không những thế, chúng còn chia sẻ khó khăn với bạn bằng
hành động vô tư, tự nguyện. Thấy Hiên đứng "co ro", "chỉ mặc
có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay", "Sơn thấy động
lòng thương", "một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí", Sơn
bàn với chị đem cho Hiên cái áo bông cũ của em Duyên. Trong
khi "Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi,
trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui". Niềm vui nho nhỏ của
đứa trẻ lần đầu làm việc tốt được nhà văn trân trọng, nâng niu.


Đó là lòng tốt giản dị mà cần thiết trong cuộc đời này, nếu thiếu
thì cũng không có tính người, tình người vậy! Truyện viết về
những cơn gió lạnh đầu mùa nhưng không lạnh, vẫn ấm áp bởi
tình người nồng hậu của trẻ thơ. Cũng viết về lòng trắc ẩn,
truyện ngắn Tiếng chim kêu lại là một giai điệu khác trong bản
nhạc tâm hồn trong trẻo của trẻ thơ. Một đêm mưa phùn ẩm ướt
và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em, hai đứa trẻ vừa
"cuộn kín trong chăn cho ấm" vừa thương những người lữ
khách vẫn phải đi trên đường vắng, "ướt như chuột lột và run
như cầy sấy, đi vội vàng để tìm một chỗ trú chân", lại vừa "ái
ngại cho những nhà nghèo bên hàng xóm, giờ này vợ chồng
con cái đều phải dậy để chống cái nhà lá mà mỗi cơn gió mạnh
làm lung lay và để đem các chậu thau hứng những chỗ dột
nước". Lòng trắc ẩn trẻ thơ còn được thể hiện qua một tình

huống nhầm lẫn, khi hai đứa trẻ ngỡ là có một chú chim non bị
mưa gió đánh bạt, "tiếng kêu chiêm chiếp khe khẽ và yếu ớt"
bên ngoài như kêu cứu, chúng "đem lòng thương con chim kia
vô hạn, và muốn cứu vớt nó". Hai anh em cứ nằm bàn nhau:
"mang nó vào trong này cho nó ấm", "chứ nếu để nó ở ngoài ấy
thì nó chết mất"... Lòng trắc ẩn gần như một thứ bản năng trong
nhân vật trẻ thơ của Thạch Lam. Đó là cội nguồn của cái thiện,


bởi từ khi còn là một đứa trẻ, đứa trẻ đã biết xót thương người
khác nghĩa là chúng sẽ không nỡ làm điều ác.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Thanh Tịnh không
quá nhiều, đều giản dị và quen thuộc. Nhân vật trung tâm hiện
lên giữa những trang văn của Thanh Tịnh là một cậu bé nhạy
cảm, đáng yêu, hồn nhiên. Đứa trẻ ấy luôn biết lắng nghe
những rung động tinh vi trong tâm hồn mình để cảm nhận về sự
thay đổi của chính mình, đó là cái cảm giác hồi hộp ngày tựu
trường trong một sáng mùa thu se lạnh khi được mẹ dắt tay đến
trường làng. Hơn nữa, nó còn luôn lắng nghe, tìm hiểu, quan sát
cuộc sống xung quanh với sự đồng cảm sâu sắc. Trong truyện
ngắn Chú tôi, đứa trẻ cảm thương ái ngại cho ông chú là một
nhà nho lỡ vận đã từng tôn thờ chữ Hán đến mức "đi rửa mặt,
mặc áo đen dài trước khi đọc đến chữa Hán. Hay mỗi lần vô ý
làm rơi quyển sổ chữ Hán xuống đất… lại lật đật cúi lượm lên,
rồi kính cẩn đội lên đầu gần vài phút". Khi Tây học tràn vào,
ông chú không thể chấp nhận, ông nỗ lực "phục cổ" một cách
tuyệt vọng: ông đi khắp làng khuyên dân chúng cho con học
chữ Hán trở lại, mở lớp dạy chữ Hán không lấy tiền, còn cấp
cho học trò giấy mực và bữa cơm trưa. Nhưng cuối cùng lũ học
trò đều bỏ lớp chữ nho của thầy đồ để theo học chữ quốc ngữ

của thầy đốc thầy Tây. Thời tàn của Hán học đã không thể


×