Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.28 KB, 2 trang )
Xử lý ổ cứng bị lỗi
posted Feb 8, 2009 11:55 PM by HOANG DUY [ updated Feb 16, 2009 10:23 PM ]
Làm thế nào để có những bước xử lý cần thiết giúp ổ cứng hoạt động tốt nhất? Dưới đây là một
số thủ thuật cần thiết để nhận biết và xử lý khi ổ cứng bị lỗi, nhất là với ổ cứng second-hand mua
nhầm.
Dấu hiệu của một ổ cứng bắt đầu “đỏng đảnh”
Là một thành phần hết sức quan trọng của máy nên khi ổ cứng bị lỗi thì gần như ngay lập
tức bạn sẽ “hứng chịu” những vấn đề như tốc độ mở, lưu, xóa các tệp tin rất chậm hay máy tính
của bạn thường xuyên bị treo (hay còn gọi là đứng máy).
Thông thường khi xử lý những tác vụ nặng nề cũng có thể khiến máy bị treo trong khoảng
một thời gian nhưng khi nguyên nhân là do đĩa cứng thì chuột và bàn phím đều không thể sử
dụng được và chỉ còn một cách để thoát khỏi tình trạng đó là khởi động lại máy. Sau đó sẽ là sự
xuất hiện những “vị khách không mời mà đến” là những tệp tin rất lạ mà chính bạn cũng không
biết từ đâu ra.
Quá trình khởi động máy (boot) cũng sẽ gặp những trục trặc như bị đứng hoặc không nhận
ổ cứng. Trường hợp nặng hơn là khi bị lỗi vật lý, đĩa cứng sẽ phát ra những âm thanh to hơn
bình thường và đôi lúc có những âm thanh rất lạ như tiếng “cạch” to.
Giải quyết vấn đề “cứng”
Vấn đề “cứng” được nêu ra ở đây là lỗi vật lý liên quan đến dàn cơ, bo mạch xử lý hoặc các
kết nối. Bạn hãy mở thùng máy ra để kiểm tra ổ cứng của mình. Đầu tiên, hãy gỡ ổ cứng ra, vệ
sinh sạch sẽ bằng cọ và khăn khô. Sau đó là vệ sinh cáp nối, các tiếp điểm trên ổ cứng và trên bo
mạch chủ. Kiểm tra thiết lập Master/Slave cho ổ cứng xem có chính xác không rồi cắm ổ cứng
vào như cũ.
Mở máy lên và truy cập vào trình quản lý hệ thống BIOS và chọn chế độ tự động nhận diện
đĩa cứng của bạn thì tỉ lệ hư “cứng” của đĩa đã giảm đi được nhiều phần. Còn nếu không nhận ra
được, hãy thử kiểm tra lại các tiếp điểm, cắm cáp sang một khe khác để kiểm tra hoặc thay luôn
dây cáp khác. Khi đã làm tất cả những bước trên mà vẫn không cho BIOS nhận diện được thì
thành thật chia buồn với bạn vì bạn đành phải đưa đĩa cứng của mình đi bảo hành hoặc đến các
trung tâm sửa chữa thiết bị tin học vậy.
Xử lý những vấn đề “mềm”