Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

hoaki1, lịch sử và nguồn gốc hình thành luật pháp hoa kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.76 KB, 9 trang )

Hoa Kì: Đế Quốc La Mã Mới Chăng
Khi nghiên cứu về Hoa Kì người ta hay so sánh với một đế chế hung mạnh thuở xưa
đó là la mã. La Mã và Mĩ có những điểm giống nhau đến nỗi người ta nghĩ rằng Mĩ hôm
nay là hiện thân của La Mã ngày trước.
Đầu tiên tác giả nó đến sự khác nhau, La Mã dùng vũ khí để chiếm đoạt mọi thứ mà
mình muốn. Còn Mĩ mạnh lên là nhờ sự liên kết của liên bang và ổn định thuộc địa, mua
bán đất đai và phát triển kinh tế. Cái khác nhất đó là giữa những người thực dụng không
hề có ý thức gì về hệ tư tưởng còn một bên là một lí tưởng mà họ cho là tốt đẹp nhất, đó
là những giá trị cộng hòa. Và như vậy sức mạnh bên trong cũng hoàn toàn khác nhau,
giữa La Mã là đế chế quân chủ, sức mạnh về quân sự, ở Mĩ là “nền đế chế không chính
thức” mang tính dân chủ, sức mạnh về kinh tế và công nghệ tiến bộ. Thêm vào đó là sự
khác biệt về 2000 năm lịch sử.
Tuy nhiên giữa họ có những điểm tương đồng. trước tiên là về mặt địa lí, cả hai
nước này đều có đường bờ biển dài. Theo một gốc độ nào đó có thể coi là bán đảo. sự
ngăn cản bởi biển địa trung hải (La Mã) và đại tây dương, thái bình dương (Mĩ) đã làm
cho họ có cách suy nghĩ giống nhau, đó là biệt lập với thế giới bên ngoài. Là sự không
can dự vào các vấn đề xảy ra ngoài lãnh thổ của mình. Dĩ nhiên họ có cái lí của họ đó là
họ được biển cả bảo vệ và ít bị nguy cơ tấn công như những nước không có lợi thế này.
Và họ có thời gian dài để phát triển mà không bị bên ngoài quấy rối nghiêm trọng. Đến
khi họ đi xâm lược thuộc địa thì họ lãng tránh việc cai trị một cách trực tiếp mà thông qua
một bộ máy bù nhìn. “một nữa thế kỉ với 4 cuộc chiến tranh cuối cùng đã buộc xứ
Macedonia phải trở thành một tỉnh của la mã; trong thế kỉ tiếp theo La Mã cai trị ở đây
chủ yếu bằng cách áp đặt” và cuối cùng là dùng cách chia để trị. còn ở Mĩ “cho đến cuối
thế kỉ XIX, thượng viện Hoa Kì vẫn kiêm quyết bác bỏ bất cứ một hình thức sáp nhập
lãnh thổ nào nằm ngoài lục địa châu Mĩ” họ còn xây dựng “những tuyến đường địa lý và
văn hóa ngăn cách dứt khoát giữa chính quốc với các vùng chiếm được ở hải ngoại. Cứ
như thế chủ nghĩa biệt lập được gia cố dần dần…đến một ngày khi những cuộc chiến
tranh quy mô lớn xảy ra với sự phát triển của vũ khí quân sự thì đại dương không còn bảo
vệ được họ nữa. Họ hiểu điều đó và quết định vươn ra thế giới bên ngoài chứ không trung
thành theo chủ nghĩa biệt. Họ ý thức được “biển cả có thể làm thành những “xa lộ” cho
bọn tấn công”. Vậy là các vòng tròn đồng tâm được xây dựng mang một ý nghĩa là bảo


vệ trung tâm đất nước một cách an toàn nhất. Cùng với sự gia tăng của các vòng tròn bảo
vệ là các mối nguy hiểm vẫn còn đó. Mĩ phải đối đầu với một chủ nghĩa mà họ gọi là
“chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu”. Những biện pháp ngăn chặn được triển khai khắp nơi,
“nó bắt đầu phái các tàu chiến đi khắp nơi, thiết lập các căn cứ quân sự, và tham gia các
liên minh không chỉ ở châu âu mà còn ở khắp nơi trên thế giới. vũ khí nguyên tử trở


thành công cụ cần thiết cho sự sống còn, bởi vì đại dương không còn có thể bảo vệ được
Hoa Kì chống lại tên lửa vượt đại châu của liên xô; hơn nữa đại dương còn trở thành
những xa lộ cho tàu ngầm mang tên lửa. quốc đảo Hoa Kì không còn là một lãnh thổ bất
khả thương tổn”.
Cả Hoa Kì và La Mã đều không phải là những đế chế chỉ xây dựng bởi một cá nhân
như Alexandros, Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon sớm lên rồi chợp tắt, mà là sức mạnh
tăng lên từ từ, có kiểm soát, có lộ trình. Sự lớn mạnh của hai quốc gia này không phải là
đến một cách tự nhiên hay “cường quốc thế giới bất đắc dĩ” mà đã có sự chuẩn bị từ
trước. Khi lập nên hiến pháp cũng đã thấy tư tưởng này hiện diện trong đó. Đây là một sự
chuẩn bị cho những điều hoàn hảo.
Có một điểm giống nhau trong tư tưởng đó là “nước Italia chỉ thuộc về người La Mã,
nước Mĩ chỉ thuộc về người Mĩ”.
Tác giả lý giải tại sao Hoa Kì và La Mã lại đạt tời đỉnh cao phát triển của một đế chế.
Đầu tiên phải kể đến đó là do có một khả năng vận hành những điều ghi trong hiến pháp
thành những luật cụ thể. Ở Hoa Kì “người ta có thể nghĩ đến hiến pháp dân chủ của nó,
một nền dân chủ không những chỉ giải phóng một trữ năng lượng lớn mà còn tạo cho
công dân của nó những cơ hội chứng tỏ là có lợi cho chính bản thân quốc gia”, còn ở La
Mã đó là: “Có khả năng vận hành với một hiến pháp bất thành văn” cho phép họ có thể
vượt qua những thời kì khó khăn nhất của đất nước. Cả hai hiến pháp này tìm được điểm
chung đó là thể hiện một sự yêu nước thuần túy, từ đó phát triển năng lực của mỗi cá
nhân trong quốc gia. Ở một khía cạnh khác nó thể hiện một sự dân chủ. Dù là trá hình.
Tác giả cho biết sự tận dụng các nguồn lao động ở ngoài quốc gia để phát triển đất
nước: “Sự nhập cư không ngừng của những cá nhân đặc biệt tích cực thuộc giới kinh

doanh và có thế lực đã cung cấp một nguồn năng lực thường xuyên cho Hoa Kì” còn ở La
Mã nhân tố làm nên sự cừng thịnh đó là “thông qua những vụ sáp nhập, qua việc mở rộng
quyền công dân, qua việc thành lập thuộc địa, và qua việc thành lập các liên minh vĩnh
cữu”. Sự tạo ra một luồng cư dân đông đảo và rộng rãi là yếu tố cốt lõi để bành trướng về
văn hóa cũng như quân sự.
ở Hoa Kì sự bành trướng đó là dựa vào kinh tế, vào “tính năng động kinh tế vô song
của nó” còn La Mã đó là sự tài năng trong cách lãnh đạo. Và cả hai đều có một quyết tâm
đó là phải vươn lên trong tương lai, không chịu tình trạng nữa vời, họ nghĩ rằng “bất cứ
điều gì mà họ tận tâm thực hiện thì họ đều có thể đạt được”. Vì thế họ không cho phép
mình thất bại, mà phải giành chiến thắng, một chiến thắng tuyệt đối. Đối với họ người
thắng sẽ được tất cả và người thua sẽ không được cái gì. Tất cả các biện pháp nhằm mục


đích là làm cho nước địch thủ của mình sẽ “vô hại mãi mãi”. Tác giả đưa ra các dẫn
chứng để nói về quan điểm trên đó là “hiến pháp Nhật Bản (là hiến pháp do Hoa Kì viết)
tuyên bố rằng Nhật Bản từ bỏ vĩnh viễn chủ quyền được tiến hành chiến tranh”. Còn đối
với La Mã “vua Macedonia Philipp chỉ được phép hành quân lên phía Bắc khi có nhiệm
vụ phải chiến đấu chống lại người ngoại xâm”.
Một sự giống nhau cuối cùng đó là cái ý thức bảo hộ những nước nhỏ khác, chắc
chắn cả La Mã và Hoa Kì đều “ban cho sự bảo hộ để dành quyền kiểm soát”. Phải nghe
theo lời họ, nếu trái lại ý của Mỹ hay thời xưa là La Mã thì ngay lập tức sẽ có những lệnh
trừng phạt nặng nề được đặt ra. Họ cho rằng, họ có quyền và phải có nghĩa vụ cai quản
thế giới “niềm tin của người La Mã cho rằng họ được ơn kêu gọi lãnh trách nhiệm cai
quản thế giới…người Mĩ hành động với một niềm tin vững chắc cho rằng đất nước họ có
một sứ mạng thế giới”. khi đã có một niềm tin và sức mạnh như vậy thì việc trở thành
một siêu cường quốc không phải là khó và thực tế đã chứng minh trong thời đại của mình,
họ không có quyền lực đối lập. Họ không bị bất cứ ai gây nguy hiểm với vị trí cường
quốc số một. Không chỉ trong thời gian họ hiện diện thì họ mới lo tới quyền lực của
mình mà họ còn phải đảm bảo quyền lực đó vẫn đứng số một trong tương lai. Vì vậy một
loạt chính sách được áp dụng để hướng tới một tương lai an toàn của họ được thực hiện,

đối với họ, đảm bảo một nền an ninh không bị đe dọa đó chính là nền an ninh hòa bình.
Để thực hiện được mục đích đó La Mã và Mĩ có cách làm khác nhau, La Mãđ ề phòng sự
xuất hiện của đối thủ bằng cách quân sự nghĩa là cho những nước tiền đối thủ thấy được
sức mạnh của mình, còn ở Mĩ đó là sự ổn định bằng cách tổ chức các hợp tác kinh tế và
lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình đã dựng sẵn.
Đối với nước Mĩ trước vụ 11/9 là một con ngựa bất kham. “Họ duy trì các căn cứ
quân sự tren toàn thế giới như thể chủ nghĩa Cộng Sản thế giới vẫn còn phải bị kiềm chế”.
Mĩ tự cho mình đặc quyền đứng trên các nước khác. Phớt lờ các tổ chức ngay cả Liên
Hợp Quốc, một tổ chức do họ tạo ra.
Nhưng sau vụ 11/9 nước Mĩ đã ôn hòa hơn đó là sự tìm kiếm ủng hộ của các nước
đồng minh, tìm kiếm sự thông cảm và xem xét đến quyền lợi của Nga và Trung Quốc,
xin ý kiến của Liên Hợp Quốc về một số vấn đề, điều mà họ không bao giờ nghĩ đến. Vì
lí do chống khủng bố mà Mĩ có thể làm gì mà mình muốn. Nói cách khác Mĩ dựa vào lí
do chống khủng bố để tuyên chiến với những gì chống lại họ.
Triển vọng của họ là làm bá chủ thế giới, một sức mạnh quân sự không nước nào
dám mơ tưởng. Ngoài ra họ hiểu rằng phải có một nền văn hóa đủ mạnh để đồng hóa
được các nền văn hóa khác. Vì thế họ đã xây dựng những chuẩn mực văn hóa cho mình,
“cuối cùng, người La Mã đã La Mã hóa thế giới đến mức thế giới không còn là của người


Hy Lạp nữa; ngày nay người Mĩ đã Mĩ hóa một phần lớn thế giới và họ đang cố gắng Mĩ
hóa phần còn lại của thế giới”.
Trong một tương lai gần sẽ không có quốc gia nào đủ sức cạnh tranh với Mĩ chỉ khi
sự suy giảm đó đến từ bên trong của quyền lực, hơn nữa sự bành trướng quá mức cũng là
một mối nguy hiểm tiềm tàng. Sự suy giảm đó là điều kiện cho các nước khác trổi dậy và
Mĩ sẽ không còn là nước cai trị cả thế giới nhưng đó chỉ là lời tiên đoán, tất cả đều phụ
thuộc vào từng bước đi của Mĩ. Bài viết cho chúng ta một cách nhìn một cách suy ngẫm
về những gì sảy ra ở hiện tại. cuối cùng tác giả bỏ ngõ lời nhận định về tương lai của
nước Mĩ vì tương lai thì chưa đến nên cũng chẳng ai đoán định được.



Nhận Xét Tài Liệu
“Hoa Kỳ: Đế Quốc La Mã Mới Chăng?” là một sự so sánh giữa sức mạnh của nước
Mĩ hiện tại và đế quốc La Mã của hơn 2000 năm trước. La Mã khi xưa đã làm chủ hầu
như toàn bộ châu Âu và giờ đây, Mĩ đã làm chủ một nữa của thế giới. Vậy chúng ta hãy
xem xét sức mạnh này đến từ đâu, và bắt nguồn từ khi nào? Và sự nhận xét của tác giả
Peter Bender là đúng hay là sai.

Nguồn gốc sức mạnh Hoa Kì:
Đó là từ khi 13 bang thuộc địa của Anh tuyên bố độc lập và đưa ra bản hiến pháp
đầu tiên. Sức mạnh đầu tiên đó thể hiện ngay trên tuyên ngôn độc lập năm 1776 và hiến
pháp 1787. Trong tuyên ngôn 1776 nghi rõ "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Còn hiến pháp thì
quy định tam quyền phân lập, đây là một kiểu dân chủ, và cũng vì kiểu dân chủ này mà
Mĩ có ưu thế vượt trội so với các quốc gia khác.
Sự cai trị thuộc địa và nhân dân trong nước của Mĩ cũng khác hoàn toàn so với La
Mã, sự khác này đem đến cho nhân dân có hai quyền lựa chọn dựa theo hai đảng khác
nhau là dân chủ và cộng hòa. Người dân cảm thấy họ có quyền hơn trong việc lựa chọn
người lãnh đạo phù hợp và có trách nhiệm cống hiến hơn cho nền cộng hòa này. Trong
khi La Mã chỉ sử dụng vũ lực của quân sự để đem lại quyền lực tối cao.
Sự bao bọc bởi Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đã cho người Mĩ một cảm giác
an toàn từ khi mới lập quốc. Người Mĩ nghĩ rằng chỉ cần như vậy là đủ, mọi thứ xảy ra
bên ngoài lãnh thổ tuyệt nhiên không ảnh hưởng tới họ. Vì Thái Bình Dương và Đại Tây
Dương là hai đại dương rộng lớn, các địch thủ của họ không cách nào mà vượt qua. Mà
họ cũng không cần phải vượt biển mới phát triển được đất nước. Họ chỉ cần phát triển
trên lục địa châu Mĩ rộng lớn là đủ. Ý nghĩ đó giải thích cho tại sao viện nguyên lão Mĩ
năm lần bảy lượt gia cố cho chủ nghĩa biệt lập. Điều này có vẻ đúng cho đến khi người
Đức đưa tàu ngầm vào đệ nhị thế chiến. Giai đoạn đầu của đại thế giới chiến lần hai họ



vẫn đang nhỡn nhơ trong vòng tròn biệt lập. Nhưng sự tấn công bằng máy bay của Nhật
vào Trân Châu Cảng khiến hàng ngàn người Mĩ thương vong đã cho người Mĩ cảm thấy
sự tự trọng trong chủ nghĩa biệt lập của họ bị xúc phạm. Người Mĩ hiểu ra rằng quan niện
của họ chỉ đúng cho một giai đoạn, giờ đây biển cả rộng lớn không còn bảo vệ họ khỏi
những tàu ngầm mang tên lửa tầm xa mang lại. Thế là họ đưa ra rất nhiều chủ thuyết và
trực tiếp tham chiến trên mọi lãnh thổ chỉ để bảo đảm rằng lãnh thổ của người Mĩ là bất
khả xâm phạm. Thực ra học thuyết này có nền móng từ thời Monroe, châu Mĩ của
người châu Mĩ mà thực ra châu Mĩ là của người Mĩ. Chủ thuyết này có thể hiểu môn na
rằng: Chỉ có người Mĩ mới có thể cai trị ở châu lục này. Và mọi sự xâm phạm sẽ phải trả
bằng một giá rất đắt. Chủ thuyết La Mã cũng không khác là mấy, có chăng là ở ngôn từ
và cách diễn đạt. Thực tế người Mĩ không chỉ ở yên ở châu Mĩ mà còn vươn ra khắp mọi
châu lục, đâu đâu cũng có sự hiện diện của tàu sân bay hay không quân tinh nhuệ của Mĩ.
Lí do mà Mĩ đưa ra khiến người ta thật sự “cảm phục” đó là bảo vệ lợi ích của quốc gia
và xa hơn hết là giữ gìn trật tự thế giới. Thành quả của hội nghị Vecxai về phân chia tầm
ảnh hưởng đã không làm người Mĩ cảm thấy hài lòng, họ thấy họ bị “xúc phạm” nặng nề.
Từ đó có thể uy hiếp quốc gia của họ. đơn giản là họ cảm thấy đại dương bây giờ thật gần,
nếu có thể thì sẽ trở thành xa lộ cho các tàu chiến và tên lửa. Họ triệu ngay các nước tới
Oasimton để thương nghị và kết quả của hội nghị này là “tạm chấp nhận được” với người
Mĩ, thực sự họ còn muốn nhiều hơn thế. Nước Mĩ trước 11/9 và một con ngựa bất kham,
họ không bao giờ để ý đến cả thế giới đang nghĩ gì về mình. Họ cứ thực hiện theo những
chủ thuyết mà họ đưa ra, và cho là đúng đắn, hợp với lợi ích của mình. Họ phớt lờ mọi sự
đóng góp ý kiến của tất cả các nước ngay cả Hội Quốc Liên là tổ chức mà họ dày công
tạo dựng. Đơn giản, sức mạnh của họ quá lớn, không một nước nào hay một tổ chức nào
có thể uy hiếp đến an ninh của họ. Rằng vòng tròn đồng tâm mà Mĩ tạo ra đã quá rộng dù
đường thủy, đường bộ hay đường hàng không thì các mối nguy hiểm không tài nào tiến
gần được tới lãnh thổ nước Mĩ. Nhưng sự lớn mạnh của một số quốc gia đã không cho họ
nghĩ như vậy, với lại họ còn phải nghĩ cách đối phó với chủ nghĩa Cộng Sản lớn mạnh do
Liên Xô đứng đầu. điểm khác của La Mã ở chỗ là họ biết vận dụng yếu tố kinh tế để bảo
an được an ninh của mình. Chủ thuyết “cây gậy và củ cà rốt” đã làm cho họ lấy lại được



niềm tin, hàng loạt quốc gia kiệt quệ kinh tế vì tham những hay chiến tranh đã ngỏ lời
nhờ Mĩ giúp đỡ, đây là một cơ hội mà họ đã biết trước và họ đã thành công trong công
cuộc đưa các nước đó đi theo quỹ đạo của mình. Các nước này vừa là bàn đạp kinh tế vừa
là sân sau quân sự của Mĩ. Họ phải chắc chắn được một điều rằng các quốc gia này phải
là vô hại đối với họ mãi mãi, điều này có lẽ giống với đế quốc La Mã cổ xưa. Dường như
vào giai đoạn này không có một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào cạnh tranh được với
Mĩ trên cả mọi mặt, bước vào thế kỉ 21 thì tình thế sẽ có khác đi một tí. Hàng loạt quốc
gia nỗi lên nhờ dầu mỏ và kinh tế thương mại đã trở thành đối trọng của Mĩ trong một số
lĩnh vực. Mĩ muốn nhúng tay vào nhưng còn phải bị ràng buộc bởi những điều ước ở
Liên Hợp Quốc là không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, với
lại thế kỉ 21 là thế kỉ của hợp tác toàn cầu , một nước nhỏ có thể là bạn với hàng chục
nước lớn khác nhau. Lợi ích về kinh tế khiến những nước này xích lại gần nhau. Mĩ
không dễ dàng gì mà trừng phạt bằng biện pháp quân sự hay kinh tế khi không có một lí
do chính đáng và tình hình trong nước còn nhiều việc đáng phải làm. Vụ 11/9 cho họ một
cơ hội, cơ hội này thật hiếm có bởi vì để có được cơ hội này thì nước Mĩ cũng phải trả
một giá rất đắt. Nguyên nhân của vụ 11/9 được điều tra là do mạng lưới khủng bố tấn
công. Nhưng một phần nhỏ người khác thì cho rằng đây là một vụ dàn dựng có kịch bản
mà đạo diễn chính không ai khác đó là Mĩ, hoặc là Mĩ đã biết trước nhưng làm ngơ để
cho vụ tấn công xảy ra. Họ nghi ngờ là có lí do vì một nền phòng không vượt trội như Mĩ
mà để cho chưa đến mười tên khủng bố cướp máy bay làm ra khủng bố thì thật là khó tin.
Nhưng dù là lí do gì đi nữa thì cơ hội cũng đã trao tay cho người Mĩ. Ngay lập tức một
lệnh tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố được ban hành hơn thế nữa, họ trở nên mềm
mỏng và tìm sự đồng cảm và sẻ chia của cộng đồng quốc tế. Bây giờ họ đã biết tham vấn
Liên Hợp Quốc một tổ chức mà khi trước họ đã dã tảng làm ngơ. Tất cả các nước, các tổ
chức quốc tế đều đồng thuận rất cao trong vấn đề liên minh do Mĩ cầm đầu để đi diệt
khủng bố. Irac là nước đầu tiên nếm đòn thử nghiệm, liên quân của Liên Hợp Quốc, liên
quân NaTo đều đã có mặt đầy đủ ở quốc gia này, và điều gì đến thì sẽ đến, Irac sup đổ,
một chính quyền thân phương Tây dựng lên ngay sau đó. Vùng dầu mỏ do Irac kiểm soát

về tay phương Tây. Bàn thắng này được ghi bởi người Mĩ và dĩ nhiên họ sẽ có công đầu


và giành được nhiều lợi ích nhất. Đến nội chiến Lybia kết thúc Gadarphi chết ngay sau đó,
một chính quyền hệt như ở Irac hiện lên, mấy ngày sau ngoại trưởng Mĩ là Himlary
Clinton đến úy lạo và đặt quan hệ ngoại giao. Đó chỉ là hình thức vì chúng ta đều biết
quan hệ này nếu không đặt thì cũng đã ngoại giao trước rồi. Khi trùm khủng bố Binladen
bị các tay súng của biệt đội Mỹ tiêu diệt, cả thế giới mừng rỡ nhưng riêng nước Mĩ thì lại
vừa mừng mà vừa lo. Mừng là vì Mĩ đã thành công trong việc lãnh đạo liên minh của thế
giới suốt bao ngày tháng tiêu diệt khủng bố, lo là vì giờ đây Mĩ đã không có được một
danh phận chính nghĩa để can thiệp vào các nước khác. Trong khi đó cuộc khủng hoảng
kinh tế từ năm 2007 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Mĩ, sự trỗi dậy của các quốc
gia điển hình là Trung Quốc đang tranh dành ảnh hưởng vởi Mĩ ở châu phi và ở các vùng
biển, nhất là vùng biển Đông. Mĩ muốn chứng tỏ sức mạnh trước hết phải chứng tỏ giữ
đúng lời hứa cam kết bảo vệ đồng minh của mình trước sự trỗi dậy của Trung Quốc vì chỉ
có như vậy thì các đồng minh mới an tâm ở lại dưới chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ. Điều
đó phần nào làm cho Mĩ tổn lại đến sức mạnh của mình. Và sự thật hiện nay Mĩ cũng
không còn khả năng bao quát được như vậy mà chỉ tìm những vùng trọng yếu nhất để
thắt chặt quan hệ. Nhật Bản hiểu được điều đó, rằng một khi chiến sự nỗ ra thì “nước xa
không cứu được lửa gần” đôi khi Mĩ tỏ thái độ lạnh nhạt nữa thì Nhật Bản coi như nắm
phần chắc chiến bại. vì vậy nên 2015 Nhật thông qua điều khoản là cho phép thực thi một
cách hạn chế quyền phòng vệ tập thể hoặc hỗ trợ Mỹ và các nước hữu hảo khác khi bị tấn
công vũ trang, ngay cả khi Nhật Bản không bị tấn công. Chẳng qua đây là sự cho phép
thành lập lực lượng vũ trang quân đội trá hình dưới lực lượng phòng vệ. Ai cũng hiểu
điều đó và dễ dàng thông cảm vì một nước có nền kinh tế lớn như Nhật thì không lý gì lại
không có một ít vũ trang để phòng thân. Mĩ biết và chấp nhận hiện tại vì họ hiểu rằng giờ
đây họ không còn là một La Mã bất trị như khi xưa nữa. Không phải là thời đại hoàng
kim nhưng cũng không dễ có nước nào cạnh tranh với Mĩ về mọi lĩnh vực trong thời gian
này. Họ vẫn cho họ có quyền lãnh đạo thế giới và họ đã lãnh đạo được một nữa còn nữa
kia họ đang suy nghĩ. Khi mà chủ nghĩa khủng bố đã bị tiêu diệt, người Mĩ khó kiếm ra

được lí do nào chính danh. Tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng viết tắt là IS ra đời đặt cho
người ta một nỗi lo và một dấu chấm hỏi. Mĩ vẫn hăng hái dẫn đầu liên quân các nước


tiêu diệt tổ chức này, các trận không kích của Mĩ, pháp…dày đặc. Câu hỏi đặt ra là các tổ
chức IS này thực sự tiềm lực lớn đến đâu mà bị không kích dày đặc như thế vẫn trụ vững
và lan rộng được? hay là Mĩ có thực tâm chống IS? Mĩ có lợi dụng IS như vụ 11/9 để
mưu toan nghiệp bá chủ? Hỏi thẳng ra là ai…đứng đằng sau IS?. Những câu hỏi này xin
nhường lại cho tương lai trả lời.



×