Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Công nghệ xử lý đất ô nhiễm bằng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.51 KB, 24 trang )

1. Xử lý sinh học
1.1. Biopiles
Đất sau khi được đào xới mang đi  trộn với đất sạch và được đặt trên mặt đất có
hàng rào bảo vệ. Đây là quá trình ủ phân compost thành đống theo hình thức hiếu khí
tĩnh, bao gồm những đống phân được cấp khí bằng máy thổi hoặc bơm chân không.
Mô tả:
Đây là một công nghệ được áp dụng trên phạm vi rộng, đất được đào lên và đưa
đến khu vực xử lý. Tại khu vực này có hệ thống thu gom nước rỉ và hệ thống cấp khí.
Đây là công nghệ được sử dụng để giảm nồng độ các hợp chất dầu mỡ bằng hình thức
phân giải sinh học. Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, oxy và pH là những thông số cần được
kiểm soát trong quá trình xử lý.
Khu vực xử lý được phủ bằng một lớp nilon không thấm nhằm giảm thiểu nguy cơ
các chất bẩn ngấm xuống những vùng đất vốn không bị ô nhiễm.
Những đống đất được lắp đặt bên dưới một hệ thống phân phối khí và khi được
đưa vào đất theo áp suất dương. Những đống đất này có thế cao tới 20 feet hoặc tối đa 2 3 met. Đống đất được phủ nhựa plastic để kiểm soát dòng chảy mặt, bốc hơi nước và sự
bay hơi, đồng thời thúc để quá trình làm nóng nhờ ánh sáng mặt trời. Nếu có VOC trong
đất, các khí VOC sẽ bay hơi theo dòng khí và dòng khí này sẽ được xử lý trước khi được
đưa vào không khí.
Đây là một công nghệ xử lý ngắn hạn. Thời gian vận hành và duy trì kéo dài
khoảng vài tuần đến vài tháng.
Tính ứng dụng:
Xử lý bằng pp Biopiles được áp dụng để xử lý các chất VOC không chưa halogen
và các hydrocacbon từ nhiên liệu. Các VOC có chứa halogen hoặc các VOC bay hơi một
phần và thuốc trừ sâu cũng có thể được xử lý bằng phương pháp này nhưng hiệu suất của
quá trình sẽ khác nhau và chỉ có thể áp dụng đối với một số hợp chất nhất định.
Hạn chế:
Phải tiến hành các thí nghiệm xử lý để xác định khả năng phân giải sinh học của
chất ô nhiễm và tỉ lệ oxy và lượng chất dinh dưỡng phù hợp.
Vẫn còn nhiều nghi vấn về hiệu suất xử lý đối với các hợp chất chứa halogen.
Quá trình xử lý tĩnh cho hiệu suất không đồng đều so với quá trình phối trộn định
kỳ.


Các dữ liệu cần biết khi thực hiện phương pháp này:
Đặc tính khu vực xử lý.
Đặc điểm và thu mẫu đất
Đặc điểm chất ô nhiễm


Nghiên cứu phòng thí nghiệm và nghiện cứu thí điểm ngoài hiện trường.
Đặc tính của vùng ô nhiễm, đất và chất ô nhiễm cần được xác định để:
Xác định loại và số lượng chất ô nhiễm
Xác định việc bổ sung thêm các chất hữu cơ và vô cơ cần thiết.
Nhật định các vấn đề liên quan đến tính an toàn.
Xác định các yêu cầu về việc đào xới và di chuyển đất.
Xác định cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho việc thực hiện hệ thống xử lý.
Đối với các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường cần thực hiện để:
Lựa chọn hỗn hợp đưa vào đất nhằm tối ưu các hoạt động của vi sinh vật
Xác đinh các xác phẩm phụ gây độc tiềm ẩn
Phần trăm giảm thiểu và nồng độ thấp nhất có thể đạt được
Tỉ lệ phân giải sinh học tiềm ẩn
Trong thực tế, pp này đã được tiến hành tại vùng ô nhiễm nhiên liệu ở Mỹ.
2.2. Composting
Đất nhiễm bẩn được đào lên và phối trộn với các vật liệu hữu cơ như mùn cưa, cỏ
khô, phân hay rác thải thực vật. Việc lựa chọn vật liệu bổ sung phù hợp cần phải đảm bảo
được độ xốp đủ cho đất và tạo được sự cân bằng C/N để thúc đẩy hoạt động vi sinh vật
ưa nhiệt.
Mô tả:
Composting là một quá trình xử lýsinh học, phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ như
PAHs được thực hiện bởi vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí để chuyển thành các sản phẩm
không độc và ổn định. Điển hình, điều kiện ưa nhiệt ( 54 - 65 0C) cần phải được duy trì.
Nhiệt độ tăng là do quá trình hoạt động phân giải của vi sinh vật. Đất được đào lên và
trộn với các vật liệu hữu cơ khác nhằm làm tăng cường độ xốp của đất. Hiệu suất phân

giải tối ưu sẽ đạt được qua việc cấp oxi hàng ngày, hệ thống tưới tiêu trong trường hợp
cần thiết và quan trắc độ ẩm và nhiệt độ.
Có 3 hình thức được sử dụng trong composting:
Ủ đống hiếu khí tĩnh
Ủ trong thùng được lắc cơ học: phân được đặt trong bể phản ứng và được phối
trộn và cấp khí.
Ủ theo luống: Phân được chất thành những hàng dài và được phối trộn định kỳ
bằng thiết bị di động.


Trong các pp ủ trên thì ủ bằng pp theo luống được coi là pp mang lại hiệu quả - chi
phí cao nhất. Đồng thời, pp này cũng tạo ra phát thải thoát ra ngoài cao nhất. Nếu VOC
hoặc SVOC có trong đất thì cần phải có một thiết bị kiểm soát khí thoát ra ngoài.
Tính ứng dụng:
Quá trình composting được áp dụng đối với đất và các trầm tích từ các đầm phá bị
ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ có khả năng phân giải sinh học. Các dự án thí điểm và
dự án với quy mô toàn phần đã cho thấy quá trình composting ưa nhiệt và hiếu khí có khả
năng giảm thiểu nồng độ các chất gây nổ như TNT, RDX và HMX, amoni picrat và các
chất độc liên quan đến nồng độ có thể chấp nhận được. Quá trình hiếu khí và ưa nhiệt
cũng có thể áp dụng đối với đất nhiễm bẩn PAH. Tất cả các vật liệu và nguyên liệu được
sử dụng cho quá trình composting đều có trên thị trường.
Hạn chế:
Cần khoảng không gian lớn
Cần phải đào xới đất và có nguy cơ phát thải VOC ngoài kiểm soát
Tăng thể tích của đống phân do việc bổ sung nguyên liệu phối trộn
Mặc dù, lượng KLN có thể sẽ giảm xuống, nhưng việc loại bỏ KLN ra khỏi đất
không thể được thực hiện bằng phương pháp này. Nếu hàm lượng KLN quá cao sẽ
có hại cho vi sinh vật.
Dữ liệu cần thiết:
Các dữ liệu cụ thể cần có để đánh giá quá trình ủ compost bao gồm nồng độ chất ô

nhiễm, yêu cầu về công tác đào xới đất, tính sẵn có và chi phí của các vật liệu phối trộn
bổ sung, không gian cho việc thực hiện quá trình, loại đất.
1.3. Landfarming
Đất ô nhiễm sau khi được đào lên sẽ được vận chuyển và đưa vào một hố dài rộng
và sẽ được xới xáo, cày xới nhằm tạo điều kiện thoáng khí cho chất thải.
Mô tả:
Landfarming là một công nghệ xử lý sinh học trên phạm vi toàn vùng ô nhiễm, kết
hợp nhiều phương pháp khác nhau để kiểm soát sự rò rỉ của chất ô nhiễm.
Điều kiện của đất thường được kiểm soát để tối ưu hóa tỉ lệ phân giải các chất ô
nhiễm. Các điều kiện này như sau:
Độ ẩm: đất được tưới tiêu hay phun xịt
Thoáng khí: được cày xới với tần suất nhất định, đất được xới trộn và cấp khí.
pH: tăng tính đệm gần với vùng pH trung tính bằng cách bổ sung đá vôi hoặc phân
vôi nông nghiệp.
Các điều kiện khác như bổ sung thêm chất dinh dưỡng hay các vật liệu hữu cơ.


Các đất ô nhiễm thường được xử lý phần trên đến bề dày khoảng 18 inch. Khi mức độ
xử lý đạt được yêu cầu mong muốn, phần đất đó sẽ được lấy đi thay bằng một lượng đất ô
nhiễm tương ứng, vẫn tiếp tục duy trì chế độ xới trộn và cấp khí như cũ. Điều này sẽ giúp
cho làm giàu các chủng vi sinh vật phân giải đối với vật liệu mới được bổ sung, như vậy
sẽ rút ngắn được thời gian xử lý.
PP xử lý này đất đươc xới xáo và cày cuốc và cho phép đất tương tác với khí hậu tại
vùng. Đất và các vi sinh vật trong đất sẽ tương tác với nhau thành một hệ thống phân
giải, chuyển đối và cố định các thành phần chất thải. Chất thải sẽ được cày xới định kỳ để
tăng điều kiện thoáng khí.
Những vùng xử lý theo pp này cần phải được quản lý một cách chặt chẽ để ngăn chăn
các vấn đề ảnh hưởng đến vùng đang thực hiện cũng như những vùng lân cận khác có
liên quan đế nước ngầm, nước mặt, không khí và chuỗi thức ăn. Quan trắc và đảm bảo
bảo vệ môi trường cần phải được thực hiện tại khu vực này.

Đây là pp thực hiện trong phạm vi thời gian từ trung hạn đế dài hạn.
Tính ứng dụng:
Xử lý bãi đất theo phương pháp vận chuyển khỏi vùng ô nhiễm đã cho thấy thành
công nhất trong việc xử lý các hydrocacbon dầu mỏ. Bởi vì các hydrocacbon này nhẹ và
dễ bay hơi, việc tiến hành xử lý sinh học trên mặt đất thường không có hiệu quả đối với
các hydrocacbon có khối lượng nặng hơn. Theo quy luật, khối lượng phân tử càng nặng
thì tỉ lệ phân giải càng thấp. Hơn nữa, các hợp chất càng nhiều gốc nitrate và clorua thì
càng khó phân hủy.
Note: Nhiều sản phẩm phối trộn và chất thải có chứa cả các thành phần dễ bay hơi sẽ
chuyển vào khí quyển trước khi chúng được phân giải.
Các chất bẩn được xử lý thành công bằng pp này như dầu diesel, bùn thải chứa
dầu, các hóa chất bảo quản gỗ, nước thải than cốc và một số loại thuốc trừ sâu nhất định.
Hạn chế:
Cần rất nhiều không gian
Các điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phải giải của VSV, các điều kiện này
không thể kiểm soát được, sẽ kéo dài thời gian xử lý
Các chất ô nhiễm vô cơ không thể phân giải bằng VSV
Các chất ô nhiễm dễ bay hơi như các dung môi cần phải được tiền xử lý bới vì
chúng sẽ bị bay hơi vào khi quyển dẫn đến ô nhiễm không khí.
Cần phải xem xét việc kiểm soát bụi, đặc biệt trong quá trình cày xới và việc vận
hành các công đoạn khác.
Cần phải có các thiết bị thu hồi nước chảy bề mặt và phải được quan trắc thường
xuyên.


Địa hình, xói mòn, khí hậu, địa tầng học và tính thấm của đất tại vùng tiến hành
cần phải được đánh giá để xác định các thiết kế tối ưu.
Các dữ liệu cần xem xét:
Các vấn đề cần phải xem xét khi thực hiện: loại và nồng độ chất ô nhiễm, phẫu
diện theo chiều sâu và sự phân bố của các chất ô nhiễm, sự có mặt của các chất ô nhiễm

gây độc, sự có mặt của VOC, và sự tồn tại của các chất ô nhiễm vô cơ.
Các vấn đề về vùng và đất cần xem xét: đặc điểm địa chất bề mặt (VD: địa hình,
lớp phủ thực vật), đặc điểm địa chất và địa chất thủy văn của các tầng dưới, nhiệt độ, độ
ẩm đất, hàm lượng chất hữu cơ, khả năng trao đổi cation, lượng giáng thủy, tốc độ và
hướng gió, nguồn nước, cấu trúc và loại đất, khả năng giữ nước của đất, hàm lượng chất
dinh dưỡng, pH, nhiệt độ khí quyển, tính thấm và vi sinh vật (các chủng vi sinh vật có
khả năng phân giải tại vùng tiến hành pp).
Dữ liệu về các dự án được thực hiện:
Nhiều dự án ở phạm vi toàn phần đã được tiến hành, đặc biệt đối với xử lý bùn thải do
ngành công nghiệp dầu khí. Giống với các phương pháp xử lý sinh học khác, ở điều kiện
phù hợp, pp landfarming có thể biến đổi chất ô nhiễm thành những chất không độc hại.
Hiệu suất loại bỏ, tuy nhiên, còn phụ thuộc vào loại và nồng độ chất ô nhiễm, loại đất,
nhiệt độ, độ ẩm, sức tải chất ô nhiễm của đất, tần suất thực hiện, mức độ thoáng khí, tính
bay hơi và các yếu tố khác.
1.4. Phương pháp xử lý sinh học trong pha bùn
Bùn ở dạng dung dịch hay thể huyền phù được tạo ra bằng cách kết hợp đất với
nước có bổ sung một số chất hóa học. Bùn sẽ được khuấy trộn để giữ cho các hạt rắn lơ
lửng và các VSV sẽ tương tác với các chất ô nhiễm bám trên các hạt rắn. Sau khi quá
trình hoàn thành, pha bùn sẽ được tách nước và đất được xử lý sẽ bị bỏ đi.
Các vật rắn sẽ được dùy trì ở trạng thái lơ lửng trong bồn phản ứng và được trộn
với chất dinh dưỡng và oxy. Nếu cần thiết, axit hoặc kiềm sẽ được chêm vào để điều
chỉnh pH. VSV cũng có thể được bổ sung nếu các chủng VSV cần thiết không có trong
pha bùn. Khi quá trình phân giải sinh học kết thúc, pha bùn của đất sẽ được tách nước.
Thiết bị tách nước được sử dụng trong pp này bao gồm thiết bị làm sạch, lọc áp lực, lọc
chân không, sân phơi cát và máy li tâm.
Các bể phản ứng pha bùn được xếp vào pp này, có thời gian thực hiện từ ngắn hạn
đến trung hạn.
Khả năng ứng dụng
Kỹ thuật xử lý bùn sinh học đã được sử dụng thành công để xử lý đất bị ô nhiễm
các chất như chất có khả năng gây nổ, hydrocacbon xăng dầu, hóa dầu, dung môi, thuốc

trừ sâu, chất bao quản gỗ và các chất hữu cơ khác. Các bể phản ứng sinh học sẽ được đầu
tư nhiều hơn so với trường hợp xử lý tại chỗ đối với đất không đồng nhất (dị thể), tính


thấm thấp, các khu vực mà nằm thấp hơn mực nước ngầm sẽ gặp khó khăn để giữ các cấp
hạt bùn hoặc đòi hỏi thời gian xử lý sự việc lâu hơn.
Các phản ứng sinh học pha bùn thường được sử dụng để xử lý các VOC có gốc
halogen, thuốc trừ sâu, PCB trong đất được đào đi., các hợp chất vật liệu nổ cũng có thể
được xử lý.
Phản ứng pha bùn bao gồm các hợp chất chuyển hóa và các VSV thích nghi đặc
biệt đều được sử dụng để xử lý các hợp chất hữu cơ bay hơi và bay hơi bán phần có chứa
gốc halogen, thuốc trừ sâu, PCB trong đất.
Các phản ứng pha bùn kỵ khí/ hiếu khí liên tục được tiến hành để xử lý PCB, các
hợp chất bay hơi bán phần có chứa gốc halogen, thuốc trừ sâu và các hợp chất vật liệu nổ
được tìm thấy trong đất.
Các hạn chế:
Việc phân loại cấp hạt (tách pha bùn) nhỏ để đưa vào bể phản ứng thường gặp khó
khăn và tốn kém. Các loại đất không đồng nhất và đất sét có thể gặp vấn đề
nghiêm trọng trong quá trình xử lý vật liệu. Trong trường hợp chất ô nhiễm ở pha
tự do, cần phải tiến hành loại bỏ các yếu tố gây cản trở.
Việc tách nước ra khỏi các cấp hạt mịn sau khi xử lý khá tốn kém.
Cũng cần tiến hành phương pháp loại bỏ các nước thải không thể tuần hoàn.
Các dữ liệu cần thiết:
Mặc dù một chất hữu cơ cụ thể cần phải được xác định để bổ sung vào đất phục vụ
cho sự phân giải sinh học được tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc ở một vùng đất
cần xử lý nào đó, phân giải diễn ra trên bất kỳ một loại đất/ vùng ô nhiễm nào đó có thể
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để xác định được phương pháp xử lý hiệu quả và phù hợp
hay không đối với đất bị ô nhiễm của một vùng cụ thể nào đó, cần phải xác định đặc điểm
sự ô nhiễm, đất và vị trí ô nhiễm và để đánh giá tiềm năng phân giải sinh học các chất ô
nhiễm. Những nghiên cứu về khả năng xử lý sơ lược cần phải được thực hiện.

Cần phải xác định được đặc điểm của các chất gây ô nhiễm trong khi thực hiện
nghiên cứu tính khả thi của phương pháp xử lý sinh hoc, các điều tra về tính hòa tan của
chúng, hệ số hấp phụ của đất và tính bay hơi của chất ô nhiễm, khả năng tham gia các
phản ứng hóa học của chất gây ô nhiễm (VD: xu hướng diễn ra các phản ứng không có
vai trò của sinh vật như thủy phân, oxi hóa và polymer hóa) và tính phân giải sinh học
của chất gây ô nhiễm.
Pha bùn hiếu khi đã được sử dụng để giảm thiểu nồng độ TNT, HMX và RDX
trong đất ở Mỹ (Joliet). Xử lý sinh học pha bùn đã cho thấy tỉ lệ loại bỏ vượt 99% và đạt
mức độ khoáng hóa cao. Các nghiên cứu xác định tính khả thi đã phát triển các thiết kế
và dự toán chi phí trong việc áp dụng ở quy mô toàn phần của quá các quá trình pha bùn
sinh học hiếu khí và kỵ khí đã được thực hiện ở Iowa. Các bằng chứng về 3 quá trình pha


bùn sinh học khác nhau đang được thực hiện: quá trình xử lý sinh học kỵ khí đơn giản,
quá trình bùn sinh học thiếu khí/ hiếu khí và quá trình bùn sinh học kỵ khí.
Từng đơn vị xử lý di động sẽ được di chuyển nhanh chóng vào và ra khỏi vùng ô
nhiễm. Thời gian thực hiện trong các phản ứng bùn sinh học sẽ thay đổi khác nhau phụ
thuộc vào bản chất của chất gây ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm và mức độ loại bỏ mong
muốn. Thời gian thực hiện điển hình là 5 ngày đối với đất bị nhiễm PCP, 13 ngày đối với
đất bị ô nhiễm thuốc trừ sâu và 60 ngày đối với bùn lọc dầu.
2. Xử lý hóa học/vật lý
2.1. PP chiết tách hóa học
Đất bị ô nhiễm và các chất dùng để chiết rút được khuấy trộn với nhau trong bể
chiết tách, do đó sẽ hòa tan các chất ô nhiễm. Dung dịch chiết sau đó sẽ được phân tách
bằng thiết bị phân tách nơi mà chất ô nhiễm và chất chiết rút sẽ được tách biệt.
Chiết rút hóa học không phá hủy chất thải nhưng đó lại là cách thức tách chất ô
nhiễm nguy hại ra khỏi đất, do đó làm giảm thể tích của các chất thải nguy hại cần phải
xử lý. Công nghệ này sử dụng các hóa chất chiết rút và khác so với công nghệ rửa đất là
công nghệ này sử dụng nước hoặc nước có chứa các chất tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình rửa. Chúng thay đổi theo các chất hóa học được sử dụng, loại thiết bị và cách thức

vận hành.
Các bước phân tách vật lý thường được thực hiện trước khi thực hiện chiết hóa
học để phân chia các cấp hạt từ thô đến mịn, với giả thiết rằng các cấp hạt mịn chứa phần
lớn chất ô nhiễm. Sự phân tách vật lý cũng có thể tăng cường thúc đẩy động lực chiết
bằng việc phân tách các kim loại nặng ở dạng hạt nếu chúng có mặt trong đất.
Chiết tách bằng axit
Axit có thể được sử dụng như một chất chiết rút. Tách chiết bằng axit thường sử
dụng axit clohidric để chiết KLN ra khỏi đất. Trong quá trình này, đầu tiên đất sẽ được
sàng lọc để loại bỏ cấp hạt thô. Rồi sau đó, axit clohidric được đưa vào đất tại bộ phận
chiết. Thời gian tiến hành chiết trong bộ phận này thay dổi phụ thuộc vào loại đất, chất ô
nhiễm và nồng độ của chúng, nhưng nhìn chung thay đổi từ 10 - 40 phút. Hỗn hợp chất
chiết rút và đất sẽ được bơm liên tục ra khỏi bể chiết, và đất và chất chiết rút sẽ được
phân tách bằng cách sử dụng thiết bị hydrocyclone.
Khi quá trình chiết đã hoàn thành, pha rắn sẽ được chuyển đến hệ thống rửa. Các
hạt rắn sẽ được rửa bằng nước để loại bỏ axit và kim loại. Dung dịch chiết và nước sau
rửa sẽ được tái sinh bằng các chất kết tủa có trên thị trường như natri hydroxit, đá vôi
hoặc các chất phù hợp khác cùng với quá trình tạo bông để loại bỏ KLN và thu hồi lại
axit. KLN được tập trung lại ở dạng có khả năng thu hồi. Trong suốt bước thực hiện cuối
cùng, đất được tách nước và trộn với đá vôi và phân để trung hòa bất kỳ axit nào tồn
đọng trong đất.
Tách chiết bằng dung môi


Quá trình tách chiết bằng dung môi thường ở hình thức sử dụng các dung môi hữu
cơ như một chất chiết rút hóa học. Thông thường nó được thực hiện bằng việc kết hợp
với các công nghệ khác như đóng rắn/ cố định, lò thiêu đốt hoặc lọc rửa đất, phụ thuộc
vào điều kiện cụ thể của vùng ô nhiễm. Tách chiết dung môi cũng có thể được thực hiện
như một công nghệ tiêu chuẩn trong một số trường hợp. Các kim loại liên kết với hữu cơ
có thể được chiết ra cùng với các chất ô nhiễm hữu cơ cần xử lý, do đó việc tạo ra các cặn
cần phải xem xét giải quyết. Dạng vết của các chất chiết dung môi có thể còn lại trong

hỗn hợp đất sau xử lý, và vì vậy việc xem xét tính độc của các chất này cũng phải được
lưu ý. Những đất đã được xử lý thường được mang trở lại vùng ô nhiễm trước đó sau khi
đáp ứng được các tiêu chuẩn cho phép.
Thời gian vận hành và duy trì pp này là trung hạn.
Khả năng ứng dụng:
Tách chiết bằng dung môi được có hiệu quả trong xử lý đất chứa chất hữu cơ như
PCB, VOC, dung môi chứa gôc halogen và chất thải dầu mỏ. Quá trình cũng có thể áp
dụng trong việc phân tách chất ô nhiễm hữu cơ trong rác thải do sơn vẽ, và rác thải từ các
nhà máy lọc dầu.
Chiết bằng axit phù hợp với sử lý bùn, trầm tích và đất bị ô nhiễm KLN.
Hạn chế:
Một vài loại đất và mức độ ẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả của quá
trình.
Hàm lượng cấp hạt sét cao có thể làm giảm hiệu suất tách chiết và yêu cầu thường
gian tương tác lâu hơn.
Các kim loại liên kết với hợp chất hữu cơ có thể được chiết cùng với các chất ô
nhiễm hữu cơ cần xử lý, vì vậy đòi hỏi phải có biện pháp xử lý cặn hợp lý.
Sự có mặt của các chất tẩy rửa và chất keo có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả
tách chiết.
Dạng vết của các chất chiết rút còn lưu lại trong pha rắn đã được xử lý, tính độc
của ác dung môi này là một yếu tố quan trọng cần xem xét.
Tách chiết bằng dung môi thường có hiệu quá thấp nhất đối với các chất hữu cơ
phân tữ khối cao và các chất ưa nước.
Tách chiết bằng axit, bất kỳ axit nào còn lặng ở cặn trong đất đã được đem đi xử
lý càn phải được trung hòa.
Chi phí kinh tế có thể tương đối cao, và công nghệ có thể áp dụng thương mại và
công nghệ này sẽ có hiệu quả kinh tế hơn đối với việc xử lý những vùng ô nhiễm rộng.
Dữ liệu cần thiết



Cần lưu ý việc xác định liệu sự chuyển khối hay sự cân bằng sẽ được kiểm soát.
Các nhân tốt kiểm soát là tiêu chí dành cho thiết kế từng đơn vị hoạt động và để xác định
liệu công nghệ này có phù hợp với chất thải hay không.
Đặc điểm đất cũng cần được xác định bao gồm kích thước cấp hạt, oH, hệ số phân
cắt, CEC, hàm lượng hữu cơ, độ ẩm và sự tồn tại của KLN, chất bay hơi, sét và các hợp
chất thải phức tạp..
2.2. Oxi hóa/Khử hóa học
Sự oxi hóa/ khử hóa học chuyển đổi chất ô nhiễm nguy hại thành chất không hại
hoặc ít độc, các hợp chất này ổn định hơn, ít di động hoặc trơ. Các tác nhân oxi hóa được
sử dụng nhiều nhất là ozone, hydropeoxit, hypoclorit, clo và clo dioxit.
Mô tả
Các phản ứng oxi hóa khử chuyển đổi các chất ô nhiễm từ độc sang không độc.
Các phản ứng này liên quan đến việc chuyển electron từ hợp chất này sang hợp chất
khác. Cụ thể, một chất tham gia phản ứng bị oxi hóa (mất electron) và một chất bị khử
(nhận electron). Đây là công nghệ được thực hiện trong thời gian ngắn đến trung hạn.
Khả năng ứng dụng
Nhóm chất ô nhiễm được xử lý bằng pp này là các chất vô cơ. Công nghệ được sử
dụng nhưng ít hiệu quá đối với VOC không chứa halogen và SVOC, hydrocacbon nhiên
liệu và thuốc trừ sâu.
Hạn chế
Sự oxi hóa không hoàn toàn hoặc sự hình thành các chất ô nhiễm trung gian có lẽ
diễn ra phụ thuộc vào chất ô nhiễm và tác nhân ôxi hóa được sử dụng trong phương pháp.
Quá trình không mang lại hiệu quả cao đối với trường hợp nồng độ chất ô nhiễm
cao bởi vì cần một lượng lớn chất ôxi hóa.
Dầu mỡ trong đất cần được loại bỏ để tối ưu hóa hiệu suất của quá trình.
Dữ liệu cần biết
Các thí nghiệm về khả năng xử lý cần được thực hiện để xác định các thông số
như nước, kiềm loại kiềm, và hàm lượng mùn trong đất; sự có mặt của nhiều pha và tổng
các chất hữu có chưa halogen có thể ảnh hưởng đến thời gian và chi phí xử lý.
Phản ứng oxi hóa khử là một công nghệ trên phạm vi toàn phần, được thiết lập tốt

được sử dụng để làm sạch nguồn nước uống và nước thải, và đây là công nghệ xử lý
cyanide (oxi hóa) và crom (khử Cr VI thành Cr III ưu tiên cho kết tủa). Hệ thống tăng
cường được sử dụng hiệu quả hơn để xử lý các chất thải nguy hại trong đất.
2.3. Đề halogen hóa


Các thuốc thử được đưa vào đất bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ có chưa halogen.
Quá trình đề halogen hóa được thực hiện bởi sự thay thế phân tử halogen hoặc sự phân
giải và bay hơi một phần các chất ô nhiễm.
Mô tả
Đất bị ô nhiễm được sàng lọc và xử lý sơ bộ bằng máy nghiền và máy trộn, và
được khuấy trộn với các thuốc thử. Hỗn hợp sau khuấy trộn được làm nóng trong bể phản
ứng. Quá trình đề halogen được hoàn thành vừa do sự thay thế các phân tử halogen vừa
do sự phân hủy và bay hơi một phần các chất ô nhiễm.
Phân hủy xúc tác bazo (BCD)
Sự phân hủy xúc tác bazo được thực hiện để xử lý đất và trầm tích bị ô nhiễm các hợp
chất hữu cơ có chứa halogen, đặc biệt là PCB, dioxin và furan. Đất bị ô nhiễm sẽ được
sàng lọc, xử lý sơ bộ bằng máy nghiền và máy trộn, được trộn với Natribicacbonat. Hỗn
hợp được làm nóng trên 3300C trong một bể phản ứng để phân hủy một phần và bay hơi
chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm bị bay hơi sẽ được giữ lại, nén và xử lý riêng biệt.
Glycolate/ Kiềm Polyethylene Glycol (APEG)
Glycolate là công nghệ ở phạm vi toàn phần, trong đó thuốc thử APEG được sử
dụng. KPEG là thuốc thử phổ biến nhất. Đất bị ô nhiễm và thuốc thử được trộn lẫn với
nhau và nung nóng trong bể xử lý. Trong quá trình APEG, phản ứng dẫn đến sự thay thế
polyetylen glycol thay thế các phân tử halogen và hình thành hợp chất không độc hoặc ít
độc hơn. Thuốc thử APEG đề halogen hóa các chất ô nhiễm để hình thành glycol ete hoặc
hợp chất hydroxylat và một muối kim loại kiềm, đây là các sản phẩm phụ có hòa tan
trong nước. Đề halogen hóa nhìn chung được xem xét như một công nghệ độc lập, tuy
nhiên, nó vẫn có thể được kết hợp với các công nghệ khác. Việc xử lý nước thải tạo ra bởi
quá trình xử ly có thể bao gồm sự oxi hóa hóa học, phân giải sinh học, hấp phụ cacbon

hoặc kết tủa.
Sự đề halogen thông thường là quá trình từ ngắn hạn đến trung hạn. Chất ô nhiễm
được phân giải một phần hơn là bị chuyển hóa hoàn toàn thành chất khác.
Khả năng ứng dụng:
Nhóm các chất ô nhiễm cần xử lý đối với công nghệ xử lý đề halogen là những
SVOC halogen hóa và thuốc trừ sâu. Sự đề halogen hóa bằng thuốc thử APEG là một
trong những ít quá trình sẵn có ngoài quá trình thiêu đốt mà đã được thí nghiệm thành
công ngoài hiện trường trong xử lý PCB. Công nghệ có thể được sử dụng nhưng có lẽ ít
hiệu quả trong việc xử lý các VOC halogen hóa nhất định. Công nghệ này có thể được
chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với việc ứng dụng ở quy mô nhỏ. PP BCD cũng có thể
được sử dụng để xử lý các VOC halogen hóa nhưng nhìn chung tốn kém hơn các công
nghệ thay thế khác.
Hạn chế
Hàm lượng sét và độ ẩm cao sẽ tăng chi phí xử lý


Công nghệ APEG/KPEG nhìn chung không mang lại lợi nhuận trong trường hợp
khối lượng chất thải nhiều.
Nồng độ cảu các chất hữu cơ chứa clo lớn hơn 5% cần một lượng thuốc thử nhiều
hơn rất nhiều.
Cùng với quá trình BCD, việc thu hồi và xử lý các cặn bã (chất ô nhiễm bay hơi bị
giữ lại, bụi và vật khác) có thể gặp khó khăn, đặc biệt khi đất chưa độ ẩm và hàm lượng
cấp hạt mịn cao.
Dữ liệu cần biết
Quá trình glycolate được thực hiện thành công trong xử lý chất ô nhiễm PCB với
nồng độ từ 2ppm lên đến 45,000ppm.
Công nghệ này sử dụng các công nghệ tiêu chuẩn. Bể phản ứng phải được trang bị
để phối trộn và nung nóng đất và thuốc thử. Thiết kế kỹ thuật chi tiết đối với hệ thống xử
lý PCB đươc cung cấp liên tục và ở phạm vi toàn diện được thực hiện tại Guam đã hoàn
thành. Theo dự đoán hệ thống ở quy mô toàn diện có thể được xây dựng và lắp đặt để vận

hành trong thời gian từ 6 đến 12 tháng.
Nồng độ PCB được xử lý như trong báo cáo với nồng độ 45,000 ppm. Nồng độ đã được
giảm xuống thấp hơn 2ppm trên cùng một loại PCB. PCDD và PCDF được xử lý đến
mức không thể phát hiện với độ nhạy một nghìn tỷ. Quá trình đã phả hủy thành công
PCDD và PCDF có chứa trong dầu pentaclorophenol gây ô nhiễm đất. Đối với chất nền
có chưa cacbon hoạt tính bị ô nhiễm, biện pháp xử lý trực tiếp kém hiệu quả hơn và sự
giảm thiểu PCDD/PCDF đến nồng độ thấp hơn 1ppb thu được kết quả tốt hơn do triết các
chất nền mang cacbon và các dung môi trước khi xử lý, sau đó sẽ thực hiện xử lý dịch
chiết tách này.
2.4. Phân tách
Các kỹ thuật phân tách tập trung các chất ô nhiễm ở dạng rắn qua các thiết bị hóa học và
vật lý. Quá trình này được thực hiện nhằm lấy chất ô nhiễm ra khỏi đất.
Mô tả:
Quá trình phân tách được sử dụng nhằm loại bỏ nồng độ các chất ô nhiễm ra khỏi đất, để
lại những phần không ô nhiễm mà được coi như đất đã được xử lý. Sự phân tách theo
hình thức mang đi có thể được thực hiện bằng nhiều quá trình. Sự phân tách trọng lực và
phân tách vật lý hoặc sàng rây là hai quá trình được áp dụng nhiều, đây là những phương
pháp đầu tiên được thực hiện trong một thời gian dài trong việc xử lý rác thải sinh hoạt.
Mặt khác, sự phân tách dưới tác dụng của từ là quá trình mới hơn rất nhiều và vẫn đang
trong giai đoạn thử nghiệm.
Phân tách do trọng lực
Sự phân tách trọng lực là một quá trình phân tách pha rắn và pha lỏng, quá trình này phụ
thuộc vào sự khác biệt về mật độ giữa các pha. Kích thước thiết bị và tính hiệu quả của
pp này phụ thuộc vào tốc độ lắng của các vật thể rắn, tốc độ này được quyết định bởi kích


thước cấp hạt, sự khác biệt về mật độ, độ nhớt của dung dịch và nồng cấp hạt (cản trở quá
trình lắng). PP này cũng được sử dụng đối với việc loại bỏ lớp dầu không tan trong nước
và đối với sự phân loại các cấp hạt có kích thước khác nhau. Quá trình này thường được
thực hiện quá trình kẹo tụ tạo bông trước để tăng kích thước cấp hạt, do đó cho phép loại

bỏ các hạt mịn.
Sự phân tách do từ trường
Sự phân tách do từ trường được sử dụng để chiết các cấp hạt phóng xạ từ tính ra khỏi
nước, đất hoặc không khí. Các hợp chất uranium và plutonium có tính từ yếu trong khi
hầu hết các môi trường (chủ) không có từ tính. Quá trình vận hành bằng cách cho dung
dịch chưa chất ô nhiễm hoặc pha bùn đi qua một khối từ hóa. Khối từ hóa này chứa các
vật liệu có từ tính như steel wool, chất này sẽ chiết các hạt chất ô nhiễm có tính từ từ pha
bùn của đất.
Sự phân tách vật lý/ sàng rây
Các quá trình phân tách vật lý và sàng rây sẽ sử dụng các kích thước rây khác nhau và
sàng lọc để tập hợp các chất ô nhiễm thành những khối nhỏ hơn. Sự phân tách vật lý dựa
trên cơ sở các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ có xu hướng liên kết với nhau về mặt hóa
học cũng như vật lý thành những hạt mịn (VD: hạt sét và hạt bùn) trong đất. Cấp hạt sét
và bùn trong đất lần lượt liên kết theo hình thức vật lý để tạo những cấp hạt thô hơn và
cấp hạt sỏi bằng sự nén và kết dính. Do đó, sự phân tách các cấp hạt sét mịn và cấp hạt
bùn từ những cấp hạt to và thô hơn sẽ tập trung một cách hiệu quả các chất nhiễm bẩn
thành những khối đất có kích thước nhỏ hơn và tiếp sau sẽ được tiếp tục xử lý hoặc loại
bỏ.
Tính ứng dụng:
Các chất ô nhiễm cần xử lý bằng pp này là các SVOC, nhiên liệu và các chất vô cơ (bao
gồm cả các chất phóng xạ). Công nghệ này được sử dụng đối với một số VOC và thuốc
trừ sâu nhất định. Sự phân tách bằng từ được sử dụng đặc biệt đối với chất ô nhiễm kim
loại nặng, chất phóng xạ và các cấp hạt có tính phóng xạ từ tính.
Sự phân tách vật lý thường thực hiện quá trình xử lý tách chiết hóa học dựa trên giả
thuyết rằng hầu hết các chất ô nhiễm bị dính chặt trong các cấp hạt mịn của đất, đây là
những phần cần phải được xử lý. Sự phân tách sẽ có hiệu quả khi các chất ô nhiễm KLN
tồn tại ở dạng hạt. Một lợi thế của pp này là tuy lượng vật liệu đầu vào cao nhưng vẫn có
thể thực hiện được với thiết bị tương đối nhỏ.
Hạn chế:
Độ ẩm và hàm lượng sét cao sẽ tăng chi phí xử lý

Quá trình phân tách bằng trọng lực phụ thuộc vào sự khác biệt trong pha rắn và pha lỏng.
Trọng lực cụ thể đối với các cấp hạt sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ lắng và hiệu quả của quá trình.
Hơn nữa, tốc độ lắng còn phụ thuộc vào vào độ nhớt của dung dịch huyền phù, cần phải
tìm hiểu dung dịch này để xác định hiệu suất của quá trình và lựa chọn kích thước của
thiết bị.


Cần có các biện pháp giảm thiểu các vấn đề về mùi phát sinh từ các bùn thải hữu cơ trong
điều kiện có chứa các chất gây mùi.
Các dữ liệu:
Hơn nữa, sự phân phối kích thước hạt, loại đất, hình dạng vật lý, đặc tính xử lý và độ ẩm;
loại chất ô nhiễm và nồng độ của chúng, cấu trúc và hàm lượng chất hữu cơ trong đất
cũng cần được xác định.
Sự phân tách trọng lực và phân tách vật lý/ sàng rây là những công nghệ được thiết lâp ở
quy mô toàn diện, được sử dụng chủ yếu đối với việc xử lý nước thải và đất bị ô nhiễm.
Đối với pp phân tách bằng từ là công nghệ mới còn nhiều hứa hẹ được sử dụng để loại bỏ
các chất ô nhiễm phóng xạ ra khỏi đất.
2.5. Lọc rửa đất
Các chất ô nhiễm hấp phụ trên các cấp hạt mịn của đất sẽ được phân tách ra khỏi khối đất
qua một hệ thống dung dịch lỏng dựa trên cơ sở kích thước của các cấp hạt. Nước rửa có
thể được bổ sung thêm các tác nhân lọc rửa, chất hoạt động bề mặt, điều chỉnh pH hoặc
các tác nhận tạo chelat để giúp loại bỏ chất hữu cơ và KLN.
Mô tả:
Lọc rửa đất là một quá trình dùng nước để rửa đất sau khi được đào xới và mang đi để
nhằm loại bỏ chất ô nhiễm. Các quá trình loại bỏ chất ô nhiễm khỏi đất trong một các
cách sau:
Bằng cách hòa tan hoặc phân tán chúng trong dung dịch rửa (có thể được duy trì bằng sự
thay đổi pH trong một giai đoạn thời gian nhất định).
Bắng cách tập trung chúng thành những khối có kích thước nhỏ hơn thông qua sự phân
tách kích thước cấp hạt, phân tách trọng lực.

Hệ thống lọc rửa đất tập hợp hầu hết các công nghệ đang có nhiều hứa hẹn nhất đối với
việc áp dụng đất bị ô nhiễm nhiều loại kim loại nặng, chất phóng xạ và các chất ô nhiễm
hữu cơ.
Khái niệm giảm thiểu sự ô nhiễm đất bằng cách sử dụng pp phân tách các kích thước hạt
khác nhau dựa trên việc tìm ra các hợp chất hữu cơ và vô cơ có xu hướng liên kết cả về
mặt hóa học lẫn vật lý với các cấp hạt sét, bùn hoặc các hạt hữu cơ trong đất. Lần lượt,
các hạt sét, bùn lại kết dính với nhau thành cấp hạt cát và sạn bằng các quá trình vật lý,
trước hết là sự đè nén và kết dính. Quá trình lọc rửa sẽ phân tách các hạt sét mịn, hạt bùn
từ những cấp hạt sạn thô một cách hiệu quả, phân tách và tập trung các chất ô nhiễm
thành những khối đất nhỏ hơn để tiếp tục xử lý hoặc thải bỏ. Sự phân tách trọng lực sẽ
hiệu quả đối với việc loại bỏ những cấp hạt có trọng lực cao thấp khác nhau như các hợp
chất chứa KLN. PP bào mòn nhằm loại bỏ các lớp mỏng chất ô nhiễm bám chặt ra khỏi
các cấp hạt thô. Tuy nhiên, quá trình rửa bào mòn có thể tăng các hạt có kích thước mịn
trong đất được xử lý. Các phần lớn hơn và không bị ô nhiễm sẽ được đưa trở lại vùng đất
ban đầu để tiếp tực sử dụng.


Hợp chất phức các chất ô nhiễm trong đất (như hỗn hợp các kim loại, chất hữu cơ không
bay hơi và SVOC) và thành phần các chất ô nhiễm không đồng nhất trong đất sẽ gây khó
khăn trong việc đưa ra công thức cho dung dịch lọc rửa phù hợp mà có thể loại bỏ được
hết các loại chất ô nhiễm. Đối với các trường hợp này, cần tiến hành lọc rửa liên tục mà
sử dụng các công thức rửa khác nhau hoặc các loại đất khác nhau.
Lọc rửa đất nhìn chung được xem xét như một công nghệ chuyển đổi hình thức ô nhiễm,
từ ô nhiễm đất sang ô nhiễm nước. Nước bị nhiễm bẩn phát sinh sau lọc rửa đất sẽ được
xử lý với công nghệ phù hợp với chất ô nhiễm.
Thời gian thực hiện quá trình này là từ ngắn hạn đến trung hạn.
Tính ứng dụng:
Các nhóm ô nhiễm được xử lý bằng pp này là các SVOC, nhiên liệu và các KLN. Công
nghệ có được sử dụng đối với một số VOC và thuốc trừ sâu nhất định. Công nghệ này
đưa ra khả năng thu hồi KLN và có thể làm sạch trên một phạm vi rộng các chất hữu cơ

và vô cơ từ đất có cấp hạt thô.
Hạn chế:
Các hỗn hợp chất thải phức (KL liên kết với hữu cơ) sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn
công thức cho dung dịch lọc rửa.
Hàm lượng mùn cao trong đất cần phải tiến hành tiền xử lý.
Các bước xử lý bổ sung cần được thực hiện để phòng tránh mức độ nguy hại của dung
môi rửa giải còn lại trong cặn sau xử lý.
Gặp khó khăn trong việc loại bỏ các chất hữu cơ được hấp phụ trên các cấp hạt sét.
Sự phân bố kích thước cấp hạt (0.24 đến 2mm); loại đất, hình thức vật lý, đặc điểm của
quá trình xử lý, độ ẩm, loại chất ô nhiễm, nồng độ của chúng, cấu trúc đất, hàm lượng
CHC, CEC, pH và tính đệm cần được xem xét trước khi tiến hành xử lý. Cần phải thực
hiện các nghiên cứu về tính khả thi trong xử lý ô nhiễm được tiến hành ở quy mô nhỏ
(một phần) trước khi thực hiện công nghệ này như một dung dịch xử lý ô nhiễm.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu, tuy nhiên lại hạn chế ở Mỹ.
Lọc rửa là phương án đầu tiên được xem xét như một phương án thay thế cho công nghệ
cố định và landfarming mà được đánh giá là phương án mang lại lợi nhuận và thân thiện
với môi trường. Hai kết quả thí nghiệm ở phạm vi thí điểm đã được thực hiện tại Fort
Polk và Louisiana vào 1996. Hệ thống sử dụng axit axetic như một tác nhân lọc, một tác
nhân khác được sử dụng đó là axit clohydric. Đất đầu vào có hàm lượng chì xấp xỉ
3500mg/kg. Hệ thống sử dụng axit clohydric là có hiệu quả tốt nhất. Đất được xử lý có
hàm lượng chì tổng số là 200mg/kg. Tỉ lệ đất đầu vào xấp xỉ 6 tấn/giờ. Việc lựa chọn tác
nhân lọc phụ thuộc vào hóa học đất và mức độ hòa tan mong muốn.
2.6. Đóng rắn/Cố định


Các chất ô nhiễm được kết hợp theo hình thức vật lý hoặc được bao bọc bởi một khối vật
chất cố định (đóng rắn) hoặc các phản ứng hóa học hình thành giữa tác nhân cố dịnh và
chất ô nhiễm nhằm làm giảm tính linh động của chất ô nhiễm (cố dịnh).
Mô tả:
So với quá trình đóng rắn/ cố định theo hình thức tại chỗ, với hình thức mang đi các chất

ô nhiễm được liên kết về mặt vật lý hoặc được bao bọc bởi một khối cố định…(giống
trên). Tuy nhiên, pp này điển hình là loại bỏ các sản phẩm sau xử lý.
Có nhiều hình thức cải tiến trong công nghệ đóng rắn và cố định. Hầu hết các hình thức
cải tiến là sự thay đổi các quá trình trước đó và hướng tới mục đích là thu gom và cố định
các thành phần có hại dẫn đến sự ô nhiễm đất. Có 9 quá trình cải tiến bao gồm:
Bitum hóa
Nhựa đường đã được nhũ tương hóa
Gắn kết lưu huỳnh
Đẩy gốc polyetylen
Pozzoland: là một vật liệu mà khi kết hợp với canxi hiđroxit thì tạo thành hợp chất
có tính chất xi măng. Pozzolan thường được sử dụng như là một vật liệu bổ sung
(thuật ngữ kỹ thuật trong tiếng Anh là "concrete extender") cho xi măng Portland
để tăng độ vền lâu dài và tăng cường các đặc tính vật liệu khác của bê tông xi
măng Portland, và trong một số trường hợp, giảm giá thành bê tông.
Đóng rắn các chất phóng xạ
Cố định bùn thải
Photphat hóa các chất có thể hòa tan
Thủy tinh hóa
Đây là công nghệ với thời gian ngắn đến trung hạn
Bitum hóa
Trong quá trình này, chất thải được đóng trong một khối bitum nóng chảy và sẽ bị bao
bọc kín khi bitum này nguội. Quá trình kết hợp bitum được làm nóng và các chất thải ở
dạng bùn, trong một máy đúc ép có chứa các ống nhựa phối trộn bitum và chất thải. Nước
được bốc hơi từ hỗn hợp khoảng 0.5% độ ẩm. Sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp đồng nhất
chứa bitum và chất thải.
Nhủ tương hóa nhựa đường
Sự nhũ tương hóa nhựa đường là những giọt nhựa đường có kích rất nhỏ được phân tác
trong nước mà được cố định bởi các tác nhân nhũ tương hóa hóa học. Sự nhũ tương hóa
giống như trường hợp nhũ tương hóa các cation và anion. Quá trình này liên quan đến
việc bổ sung các nhựa đường đã được nhũ tương hóa mà là những vật mang phù hợp với

thể lỏng ưa nước hoặc các chất thải bán ưa nước ở điều kiện nhiệt độ không khí. Sauk hi


phối trộn, sự nhũ tương hóa không còn nữa, nước trong chất thải sẽ được thoát ra và pha
hữu cơ hình thành một chất mang chứa nhựa đường ở dạng kỵ nước bao quan CTR.
Trong một vài trường hợp, các tác nhân trung hòa được bổ sung như đá vôi, thạch cao.
Sau một khoảng thời gian vừa đủ cho việc thực hiện, nhựa đường thu được sẽ chứa các
chất thải phân bố đồng đều trên toàn bộ chúng và không thể thấm nước.
Găn kết sulfua đã được thay đổi
Đây là một vật liệu plastic chịu nhiệt có sẵn trên thị trường. Vật liệu này dễ nóng chảy
(127 đến 1490C) và sau đó được phối trộn với chất thải để hình thành dạng bùn nóng chảy
đồng nhất, hỗn hợp này được đưa vào một container để làm nguội, thu hồi và bỏ đi. Các
thiết bị phối trộn rất đa dạng, như máy trộn có lợp đệm lót và máy nhào trộn. Nhiệt độ ở
mức tương đối thấp sẽ hạn chế lượng phát thải lưu huỳnh đi oxit và hydro sulfua ở giá trị
ngưỡng cho phép.
Sự đẩy polyetylen
Quá trình này liên quan đến việc khuấy trộn chất gắn kết polyetylen với chất thải khô có
sử dụng xi lanh đã được làm nóng có chứa ống phối trộn/ chuyển đổi. Hỗn hợp đồng
nhất, được nung nóng thoát ra khỏi xi lanh qua một ống cột đầu ra hình thành một khối,
tại đó nó nguội lại và hóa rắn. Đặc tính của polyetylen tạo ra các sản phẩm hóa rắn ổn
định. Quá trình này đã được thử nghiệp trên chất thải có muối nitrat ở phạm vi trồng cây,
do đó việc xác định khả năng thực hiện của pp và trên nhiều loại chất thải khác nhau ở
quy mô thí điểm hoặc một phần.
Pozzoland
Quá trình ngày bao gồm cơ bản ban đầu là các silicat từ các vật liệu từ pozzolanic giống
như tro bay, bụi lò gạch, đá bọt hoặc xỉ lò cao và các vật liệu gắn kết dạng pozzolan. Các
vật liệu này phản ứng hóa học với nước để hình thành hỗn hợp gắn kết rắn (xi măng đóng
rắn), các hỗn hợp này cải thiện việc xử lý và đặc tính vật lý của chất thải. Chúng cũng
làm tăng pH của nước tạo điều kiện kết tủa và cố dịnh một số chất ô nhiễm KLN. Các tác
nhân liên kết dạng xi măng điển hình phù hợp với các chất ô nhiễm vô cơ. Hiệu quả của

các tác nhân gắn kết này đối với các chất ô nhiễm hữu cơ là khác nhau.
Đóng rắn chất thải phóng xạ
Trong quá trình này, các chất bổ sung hỗ trợ cho quá trình đóng rắn được sử dụng để hình
thành các hỗn hợp đồng nhất và ổn định để đóng gói/ bao bọc các rác thải phóng xạ. Các
thiết bị phụ tùng thực hiện công việc này bao gồm bơm chất lỏng hoặc bùn, băng tải bùn
hoặc chất rắn, các silo chứa, máy trung chuyển, hệ thống ống, máy trộn và khu vực chứa
chất thải.
Cố định bùn
Quá trình này là sự bổ sung các tác nhân dạng xỉ hoặc vật liệu dạng xi măng vào bùn thải
để chuyển đổi vật liệu sao cho các thành phần nguy hại ít linh động nhất hoặc ở dạng ít
độc nhất. Các bùn thải mà rò rỉ KLN hoặc các chất ô nhiễm khác sẽ thường xuyên được
ôn định để cố dịnh chất ô nhiễm nguy hại.


Photphate có thể hòa tan
Quá trình này liên quan đến việc bổ sung các dạng photphat khác nhau và kiềm để kiểm
soát pH cũng như sự hình thành các phức của các KLN có tính tan thấp đến cố dịnh
(không hòa tan) các kim loại ở nhiều giá trị pH khác nhau. Không giống hầu hết các quá
trình cố định hóa, các quá trình photphate có thể hòa tan này không chuyển đổi chất ô
nhiễm thành một khối chắc và cứng. Một ứng dụng của quá trình này và đá vôi là việc cố
định hóa tro bay bằng việc cố dịnh chì và cadmi trong tro.
Thủy tinh hóa
Quá trình này là các phương pháp đóng rắn mà sử dụng nhiệt độ cao lên đến 1200 0C để
nấu chảy và chuyển đổi các chất thải thành thủy tinh hoặc các sản phẩm tinh thể hóa.
Nhiệt độ cao phá hủy các hợp phần hữu cơ tạo ít sản phẩm phụ. Các vật liệu như KLN và
chất phóng xạ hạt nhân sẽ được hợp nhất thành cấu trúc thủy tinh ở dạng tương đối bền,
chắc chống lại sự rò rỉ. Hơn nữa đối với thể rắn, các vật liệu thải có thể ở dạng bùn khô,
ẩm hoặc dạng lỏng hoặc các vật liệu có thể cháy. Borosilicate (hỗn hợp của silic và boro
oxit) và đá bọt (vôi và Na) là các loại thủy tinh chính và là chất mang cơ bản đối với các
sản phẩm đã được thủy tinh hóa.

Tính ứng dụng:
Các nhóm chất ô nhiễm được thực hiện theo hình xử lý mang đi là các hợp chất vô cơ bao
gồm hạt nhân phóng xạ. Hầu hết các công S/S này hạn chế hiệu quả đối với các chất hữu
cơ và thuốc trừ sâu, ngoài trừ trường hợp thủy tinh hóa phá hủy hầu hết các chất ô nhiễm
hữu cơ.
Hạn chế:
Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sự cố định lâu dài của chất ô nhiễm
Một vài quá trình dẫn đến sự gia tăng đáng kể về thể tích (gấp đôi so với ban đầu)
Các chất thải nhất định thường không thích hợp với các quá trình khác nhau. Các nghiên
cứu về tính khả thi trong xử lý nhìn chung cần phải được thực hiện.
Các chất hữu cơ phần lớn không cố định được.
Hiệu quả lâu dài chưa được chứng minh trên nhiều chất ô nhiễm hoặc sự kết hợp với các
quá trình khác.
Các thông số về đất phải được xác định bao gồm kích thước cấp hạt, độ ẩm, nồng độ
KLN, hàm lượng sulfate, hàm lượng CHC, mật độ, tính thấm, mức độ nén tự do, khả
năng rò rỉ, phân tích vi cấu trúc và tính bền hóa học và vật lý.
3. Xử lý bằng các phương pháp nhiệt
3.1. Hot gas decontamination (khử trùng bằng khí nóng)
Quá trình này liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ của các vật liệu chứa chất ô nhiễm trong
một khoảng thời gian nhất định. Dòng khí đi ra từ vật liệu sẽ được xử lý bằng một hệ
thống thùng chất đốt để phá hủy tất cả VOC.


Mô tả:
Nhiệt độ lên đến 2600C trong một khoảng thời gian nhất định….(giống định nghĩa).
Phương pháp này loại bỏ chất thải được dự trữ và loại bỏ như một chất thải nguy hại. PP
này sẽ cho phép tái sử dụng hoặc loại bỏ phần còn lại không gây hại.
Quá trình này cũng có thể được sử dụng để phân giải/giảm ô nhiễm tại các công trình nề
bị ô nhiễm các chất gây nổ hoặc các cấu trúc kim loại. PP liên quan đến việc đóng kín và
cách ly các vật liệu ô nhiễm, dòng khí làm nóng trong một thời gian định trước, sự bay

hơi các hợp chất gây nổ và phá hủy chúng trong một thùng đốt cháy. Điều kiện vận hành
phụ thuộc vào từng vùng cụ thể và chất ô nhiễm được phá hủy hoàn toàn.
Tính ứng dụng:
PP này có thể áp dụng cho các thiết bị xử lý mà các vật liệu sau xử lý có thể được tái sử
dụng. Nó cũng có thể được áp dụng đối với các vật liệu gây nổ như mìn và đạn tại những
vùng phi quân sự.
PP cũng có thể được sử dụng đối với các tòa nhà, công trình kết hợp với nhà máy sản
xuất đạn dược, acsen và các kho chứa liên quan đến sản xuất, chế biến, dự trữ pháo hoa,
chất gây nổ và chất nổ đẩy (đạn, tên lửa).
Hạn chế:
Chi phí cao
Phải cân nhắc xem xét các vụ nổ có thể xảy ra do các mảnh đạn mìn tại các khu
vực quân sự trước đây trong quá trình thiết kế buồng chứa.
Tỉ lệ giảm ô nhiễm thấp hơn so với quá trình đốt mở.
Các số liệu cụ thể để đánh giá tính khả thi của công nghệ:
Các loại chất nổ
Khối lượng của chất nổ
Quá trình được thực hiện trong thời gian 6h ở nhiệt độ 260 đảm bảo an toàn với
cộng đồng, sự phá hủ TNT có thể đạt hiệu quả lên đến 99%.
3.2. Thiêu đốt
Nhiệt độ cao vào khoảng 870 - 1200 0C được sử dụng để đốt cháy các hợp phần hữu cơ
có trong các chất thải nguy hại.
Mô tả:
Nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi và đốt cháy (với sự có mặt của oxi) các chất hữu cơ chứa
halogen và chịu lửa trong các chất thải nguy hại. Thường thì các nhiên liệu hỗ trợ sẽ được
sử dụng để khởi động và duy trì quá trình đốt cháy. Hiệu suất phá hủy và loại bỏ đối với
những lò đốt vận hành hiệu quả có thể vượt quá 99,99% yêu cầu đối với chất thải nguy
hại và có thể vận hành và đáp ứng yêu cầu đến 99,9999% đối với PCB và dioxin. Các khí
đầu ra và các cặn sau đốt cháy bắt buộc phải xử lý.



Lò đốt tuần hoàn/lưu thông (CBC)
CBC sử dụng dòng không khí có vận tốc cao để lôi cuốn các chất rắn lưu thông và tạo
thành vùng đốt xáo trộn cao nhằm phá hủy các hydrocacbon độc hại. CBC vận hành ở
nhiệt độ thấp hơn so với lò thiêu đốt truyền thống (1450 - 1600 0F). Sự nhiễu loạn/ chuyển
động không đều mạnh của CBC sẽ tạo ra sự thống nhất về nhiệt độ xung quanh buồng đốt
và vùng lốc xoáy nóng. CBC cũng phối trộn hoàn toàn chất ô nhiễm trong suốt quá trình
đốt cháy. Việc khuấy trộn hiệu quả và nhiệt độ đốt cháy thấp đã giảm thiểu được chi phí
vận hành và lương phát thải tiềm ẩn các khí như nitơ oxit (NOx) và cacbon monoxit (CO).
Buồng đốt tạo tầng sôi (CFB)
Quá trình này sử dụng dòng khí có vận tốc cao để tuần hoàn và nâng (lơ lửng) các hạt ô
nhiễm trong vành đai của buồng đốt và vận hành ở nhiệt độ lên đến 870 - 1600 0F. Một
thí nghiệp khác, các đơn nguyên hồng ngoại sử dụng các điện trở làm nóng các nguyên tố
hoặc các ống U phát xạ để làm nóng các vật liệu khi được đi qua buồng đốt.
Buống đốt cháy hồng ngoại
Công nghệ đốt cháy hồng ngoại là hệ thống xử lý nhiệt linh động, sử dụng các thành
cacbua giàu năng lượng điện tích để đốt nóng các chất thải đến nhiệt độ cần đốt cháy.
Chất thải được cung cấp ban đầu vào buồng chứa và sẽ được tiếp xúc với các phát xạ
hồng ngoại (18500F) được cung cấp từ các thanh cacbua hồng ngoại phía trên các băng
tải. Một máy thổi sẽ chuyển khí đến vị trí đã được lựa chọn chạy theo dọc beo để kiểm
soát tỷ lệ oxi hóa chất thải. Bất kỳ chất dễ cháy nào còn lại sẽ được thiêu đốt trong một
buồng thiều sau đốt.
Lò nung quay
Các thiết kế lò nung có tính thương mại là các lò nung quay, được trang bị một buồng
cháy và một hệ thống kiểm soát ô nhiễm. Buồng đốt quay là một xi lanh quay khuynh
hướng chịu lửa, …
Hạn chế
Kích thước của các vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng đến khả năng áp dụng hoặc chi phí của
vùng cụ thể.
Các KLN có thể tạo ra tro ở đáy cần phải được cố định.

Các KLN bay hơi gồm chì, cadmi, thủy ngân và arsen sẽ ở lại trong buồng đốt cùng với
các khí dạng khói và vần phải lắp đặt hệ thống làm sạch khí đi ra.
Các KL có thể phản ứng với các nguyên tố khác trong vật liệu đầu vào như clo, sulfua sẽ
hình thành các hợp chất độc và dễ bay hơi hơn các chất ban đầu. Các hợp chất như thế có
thể là các chất trung gian phản ứng tồn tại trong thời gian ngắn mà có thể bị phá hủy thiết
bị làm nguội.
3.3. Đốt mở/ nổ mở (OB/OD)


Sự vận hành OB và OD được thực hiện để phá hủy các đạn dược quá hạn sử dụng và các
vật liệu chứa nhiều năng lượng. Trong vận hành OB, các đạn dược được đốt cháy bởi sự
đốt cháy tự duy trì mà được đốt cháy bởi nguồn bên ngoài, như lửa, nhiệt hoặc sóng gây
nổ. Trong trường hợp này, nhiên liệu bỗ trợ được bổ sung để khởi động và duy trì sự đốt
cháy các vật liệu. Trong vận hành hệ thống OD, các chất gây nổ và đạn dược bị phá hủy
bởi quá trình gây nổ.
Trước đây, OB/OD được diễn ra trên bề mặt đất hoặc tiến hành trong các hố. Hiện nay,
các tia đốt và hộp gây nổ được sử dụng với nỗ lực kiểm soát và chứa các sản phẩm thoát
ra từ quá trình nổ. Trong quá trình gây nổ, hộp nổ được đặt bên dưới và phủ đất lên để
giảm thiểu khí thoát ra.
OB và OD có thể được bắt đầu bằng hệ thống mồi lửa bằng điện, lửa hoặc năng lượng.
Nhìn chung, hệ thống điện được ưu tiên hơn bởi vì chúng được kiểm soát tốt hơn trong
việc quyết định thời gian bắt đầu. Trong một hệ thống điện, các dòng điện làm nóng các
dây nối kích thích các chất gây nổ ban đầu lần lượt làm cháy hoặc gây nổ các vật liệu tiếp
theo. Trong trường hợp cần thiết, cầu chì đảm bảo an toàn mà có chứa các chất phát nổ đã
được bọc lại trong nhựa phóng ra sẽ được sử dụng để bắt đầu sự đốt cháy hoặc gây nổ.
Tính ứng dụng:
Dùng để phá hủy đạn dược và các chất gây nổ
Cần phải xác định khoảng cách không gian tối thiểu đảm bảo tính an toàn
Sự vận hành OB/OD, trong trường hợp nhiều gió phải tiến hành các tia lửa điện, ngọn
lửa, khói và các hơi độc ra khỏi các thiết bị lân cận. Quá trình này không bao giờ thực

hiện được ở cát, tuyết hoặc các vùng bão điện từ đủ mạnh để tạo ra tĩnh điện có thể gây
nổ sớm.
3.4. Nhiệt phân
Sự phân hủy hóa học được diễn ra giữa các vật liệu hữu cơ bằng cách làm nóng khi
không có mặt oxy. Các chất hữu cơ được chuyển đổi thành các khí và cặn rắn (than cốc)
chứa tro và cacbon.
Mô tả:
Trong thực tế, không thể đạt được điều kiện khí quyển hoàn toàn không chứa oxi. Bởi vì
một số phân tử oxi sẽ có mặt trong hệ thống nhiệt phân, sự oxi hóa không đáng kể sẽ diễn
ra, Nếu các vật liệu bay hơi hoặc bán bay hơi có mặt trong chất thải, sự giải hấp nhiệt
cũng sẽ diễn ra.
Nhiệt phân chuyển hóa các chất thải nguy hại hữu cơ thành các khí, một phần nhỏ ở dạng
lỏng và cặn rắn chứa cacbon và tro. Sự nhiệt phân các chất hữu cơ tạo ra các khí có thể
cháy gồm CO, H2 và CH4 và các hydrocacbon khác. Nếu các khi được là nguội, các chất
lỏng ngưng tụ tạo thành cặn dầu và nước nhiễm bẩn. Nhiệt phân điển hình diễn ra dưới
điều kiện áp suất và nhiệt độ vận hành trên 430 0C. Các khí nhiệt phân cần tiếp tục được


xử lý. Các khí này được xử lý trong buồng đốt thứ cấp và được ngưng tụ một phần. Cần
có các hệ thống tẩm ướt hoặc túi lọc để loại bỏ các cấp hạt lớn.
PP xử lý nhiệt truyền thống như máy cô quay, lò nung sưởi quay hoặc lò nung hóa lỏng
tầng sôi được sử dụng trong nhiệt phân chất thải. Kiln và furnace được sử dụng trong
nhiệt phân tương tự về mặt vật lý với thiết bị trong lò đốt nhưng được vận hành ở nhiệt
độ thấp hơn và khí được cấp ít hơn.
Máy cô quay: là một ông xilanh quay được, hơi nghiêng và được lót một lớp vật liệu chịu
nhiệt, máy này hoạt động như một buồng đốt.
Lò đốt tầng sôi: sử dụng dòng khí có tốc độ cao để tuần hoàn và làm lơ lửng các hạt đất
nhiễm bẩn trong buồng đốt và hoạt động ở nhiệt độ lên đến 4300C.
Phá hủy muối bằng phương pháp nóng chảy: đây là một hình thức khác của thủy phân.
Trong phương pháp này, lò đốt muối nóng chảy sử dụng một tầng muối nóng chảy và

không đồng nhất như natri cacbonat, như sự truyền nhiệt và phản ứng phá hủy các chất
nguy hại. Các chất thải rắn sau khi đã bị nghiền nhỏ sẽ được đưa vào khoảng không dưới
bề mặt của lớp muối nóng chảy. Khí nóng ban đầu chứa CO2, hơi nước và những thành
phần trong không khí không tham gia các phản ứng hóa học sẽ dâng lên thông qua lớp
muối nóng chảy, đi qua một vùng phản ứng thứ cấp, và đi qua một hệ thống làm sạch khí
trước khi được thải ra ngoài khí quyể. Những sản phẩm phụ khác của quá trình nhiệt
phân sẽ phản ứng với muối kiềm nóng chảy để hình thành các sản phẩm vô cơ bị giữ lại
trong hỗn hợp muối nóng chảy. Muối nóng chảy sau sử dụng có chứa tro bị giữ lại từ các
bể phản ứng, được làm nguội và đổ bỏ ở các bãi chon lấp.
Khả năng ứng dụng:
PP nhiệt phân thường được sử dụng để xử lý các chất ô nhiễm thuộc nhóm SVOC và
thuốc trừ sâu. Quá trình này có thể áp dụng đối với trường hợp phân tách các chất hữu cơ
từ các chất thải lọc dầu, các chất thải muội than, chất thải sau xử lý gỗ, các chất rắn
nhiễm hydrocacbon, các chất rắn phức tạp như vừa chưa chất thải nguy hại vừa chứa chất
phóng xạ, các chất thải của quá trình chế biến cao su tổng hợp và chất thải sơn.
Hệ thống nhiệt phân có thể áp dụng đối với số lượng lớn các chất hữu cơ và vô cơ mà đã
trải qua sự phân hủy hóa học dưới sự có mặt của nhiệt. Thủy phân đã thể hiện sự hứa hẹn
trong việc xử lý các hất ô nhiễm hữu cơ trong đất và bùn thải chứa dầu. Nhiệt phân không
mang lại hiệu quả đối với trường hợp phân hủy hay phân tách về mặt vật lý các chất vô
cơ khỏi các vật liệu bị ô nhiễm. Các kim loại bay hơi có thể bị loại bỏ dưới tác dụng của
nhiệt độ cao của quá trình nhưng không bị phân hủy.
Các hạn chế:
- Đòi hỏi phải có công nghệ làm khô đất đạt đển độ ẩm < 1% trước khi tiến hành xử lý.
- Nguy cơ bị ăn mòn thiết bị
- Độ ẩm cao sẽ làm tăng chi phí xử lý


Ngoài ra, đối với việc xác định sự ô nhiễm đất và hàm lượng chất ô nhiễm, những thông
tin cần thiết về kỹ thuật hệ thống nhiệt đối với từng áp dụng cụ thể bao gồm độ ẩm đất,
thành phần cấp hạt và nhiệt độ nóng chảy của đất.

3.5. Quá trình giải hấp tác động bởi nhiệt
Các chất thải sẽ được làm nóng để bay hơi nước và các chất ô nhiễm hữu cơ. Một chất
khi mang hay hệ thống hút khí sẽ vận chuyển nước được bay hơi và các chất hữu cơ bay
hơi đến hệ thống xử lý khí.
Sự giải hấp bằng nhiệt là một quá trình phân tách vật lý và đây không phải là phương
pháp để xử lý các chất hữu cơ.
Chất thải sẽ được nung nóng để bay hơi nước và các chất ô nhiễm hữu cơ, sau đó, sẽ có
một hệ thống để vận chuyển khí và hơi nước sang hệ thống xử lý khí. Các thông số kỹ
thuật của hệ thống được thiết kể phù hợp để làm bay hơi các chất ô nhiễm nhất định
nhưng không phải oxy hóa chúng.
Hai công nghệ giải hấp bằng nhiệt được sử dụng phổ biến là: máy cô quay (rotary dryer)
và vít quay gia nhiệt (thermal screw). Máy cô quay gồm những ống hình trụ ngang có thể
nung trực tiếp hoặc gián tiếp. Máy quay cô thông thường được đặt nghiêng và quay được.
Đối với mỗi bộ phận trong máy quay gia nhiệt, những băng truyền quay hoặc mũi/lỗ
khoan rỗng được sử dụng để vận chuyển đất thông qua một cái máng gắn kèm. Hơi nước
hoặc dầu đã làm nóng sẽ được tuần hoàn thông qua các ống khoan để gián tiếp làm nóng
đất. Tất cả các hệ thống giải hấp bằng nhiệt ngoài việc xử lý khí đòi hỏi phải có bộ phận
xử lý nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm ở dạng hạt. Các chất ô nhiễm ở dạng hạt sẽ được loại
bỏ bằng thiết bị loại bỏ các cấp hạt, như máy lọc hơi đốt hoặc máy lọc bụi túi vải. Các
chất ô nhiễm sẽ được loại bỏ bằng cách lắng đọng sau đó được hấp phụ bằng than hoạt
tính hoặc chúng sẽ bị phá hủy trong buồng đốt thứ cấp hoặc bộ oxy hóa xúc tác. Hầu hết
các bộ này đều có khả thể vận chuyển được.
Ba hình thức giải hấp nhiệt được thường dùng như sau:
Đốt cháy trực tiếp: Đất chứa chất ô nhiễm sẽ bị đốt cháy trực tiếp bằng lửa. Mục
đích chính của lửa là đẩy các chất ô nhiễm ra khỏi đất mặc dù có một số chất ô
nhiễm sẽ bị oxi hóa bằng nhiệt.
Đốt cháy gián tiếp: Máy cô quay tiếp xúc trực tiếp với lửa sẽ làm nóng hơi nước
trong không khí bằng cách tiếp xúc trực tiếp với dòng hơi nóng này, nước và các
chất ô nhiễm hữu cơ sẽ bị loại ra khỏi đất.
Nung nóng gián tiếp: Một máy cô quay được đốt cháy bên ngoài làm bay hơi nước

và các chất hữu cơ trong đất thành một luồng khí trơ chứa các chất ô nhiễm. Dòng
khí chứa các chất ô nhiễm này sẽ được xử lý để loại bỏ hoặc thu hồi các chất ô
nhiễm.
Dựa vào nhiệt độ vận hành, quá trình giải hấp nhiệt được chia thành 2 nhóm: giải
hấp ở nhiệt độ cao và giải hấp ở nhiệt độ thấp.


Máy giải hấp nhiệt độ cao:
Đây là công nghệ được áp dụng trên toàn phạm vi vùng ô nhiễm, với công nghệ
này chất ô nhiễm sẽ bị nung nóng lên đến nhiệt độ từ 320 đến 560 0C. Công nghệ
này thường được sử dụng bằng cách kết hợp phương pháp lò đốt và đóng rắn/hóa
rắn hoặc pp phản clo hóa, tùy thuộc vào điều kiện của vùng ô nhiễm. Người ta đã
chứng minh rằng với công nghệ này có thể xử lý chất ô nhiễm đến nồng độ cuối
cùng đạt giá trị 5mg/kg.
Công nghệ giải hấp bằng nhiệt độ thấp
Đối với công nghệ này, các chất thải sẽ được nung nóng trong khoảng nhiệt độ từ
90 đến 3200C. Đây cũng là công nghệ được áp dụng trên phạm vi toàn vùng ô
nhiễm, được dùng để lại bỏ các hydrocacbon trong dầu mỏ trong hầu hết các loại
đất. Hiệu suất phá hủy các chất ô nhiễm trong thùng đốt phụ của hệ thông này
thường đạt cao hơn 95%. Đất sau xử lý vẫn giữ được những tính chất vật lý ban
đầu của nó.
Tính ứng dụng:
Đối với các loại chất ô nhiễm hữu cơ khác nhau, phương pháp giải hấp bằng nhiệt
sẽ có hiệu quả khác nhau.
Nhóm chất ô nhiễm hữu cơ thường được xử lý bằng phương pháp giải hấp nhiệt
độ thấp là những chất ô nhiễm nằm trong nhóm VOC không chứa halogen và các
nhiên liệu. Công nghệ này có thể được sử dụng để xử lý SVOC với hiệu quả thấp
hơn.
Các nhóm chất thường được xử lý bằng pp giải hấp nhiệt độ cao là những chất ô
nhiễm nằm trong nhóm SVOCs, PAHs, PCBs và các loại thuốc trừ sâu. Tuy nhiên,

các VOC và nhiên liệu cũng có thể được xử lý nhưng chi phí – hiệu quả thấp hơn.
Các kim loại có thể bay hơi cũng có thể được loại bỏ bằng hệ thống giải hấp nhiệt
độ cao. Sự có mặt của clo có thể ảnh hưởng đến sự bay hơi của một số kim lại như
chì. Quá trình được áp dụng cho việc phân tách các chất hữu cơ khỏi các chất thải
lọc dầu, chất thải muội than và các chất thải sau xử lý gỗ, đất ô nhiễm
hydrocacbon, các chất thải hỗn hợp (phóng xạ và chất thải nguy hại), chất thải xử
lý cao su tổng hợp, thuốc trừ sâu và chất thải từ sơn.
Hạn chế:
Các yếu tố hạn chế khả năng ứng dụng và hiệu quả của quá trình:
Cần phải thực hiện việc loại nước để đưa độ ẩm của đất về giá trị phù hợp
trước khi áp dụng công nghệ này.
Các chất có tính mài mòn cao sẽ ảnh hưởng đến bộ phận xử lý.
Các kim loại nặng trong các chất đầu vào có thể tạo ra cặn rắn sau xử lý, vì
vậy đòi hỏi phải có quá trình ổn định.


Đối với sét và than bùn và đất có hàm lượng humic cao làm tăng thời gian
phả ững và dẫn đến sự hình thành liên kết giữa các chất ô nhiễm.



×