Sinh thái học
Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các cây có trên một cánh đồng cỏ.
B. Các con cá ở hồ Tây.
C. Các con bướm trong rừng Cúc Phương
D. Các cây thông nhựa trên một quả đồi ở Côn Sơn.
Câu 2: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong cùng một khu vực, hai loài có ổ sinh thái giao nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa
chúng càng lớn.
II. Trong mỗi môi truờng sống chỉ có một ổ sinh thái nhất định.
III. Kích thước thức ăn, loại thức ăn.... của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của loài đó.
IV. Ổ sinh thải của một loài chính là nơi ở của loài đó.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 3: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nguồn sống khan hiếm.
II. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng cá thể trong quần thể được đuy trì ở mức độ phù hợp.
IV. Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trở lên đối kháng nhau.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 4: Ở miền Bắc Việt Nam, năm nào có nhiệt độ môi trường xuống dưới 8℃ thì năm đó có số
lượng bò sát giảm mạnh. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể
A. không theo chu kì
B. theo chu kì ngày đêm
C. theo chu kì mùa
D. theo chu kì nhiều năm
Câu 5: Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động
của nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sinh vật sản xuất
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 6: Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường
không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm
B. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau
C. Mức sinh sản của quần thể giảm
D. Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng
Câu 7: Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật
II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của
môi trường
III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến
đổi quần xã sinh vật
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 8: Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng
một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân
tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng.
II. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N
III. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau
IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 9: Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O,
P, được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên. Cho biết loại G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều
là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
II. Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau
III. Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4
IV. Loài P thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện
II. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch
III. Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất
IV. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ phục vụ cho phát triển kinh tế
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ
thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng
một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí
giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ
và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả của thí
nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau đây?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ thấp hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy
định tổng hợp sắc tố melanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố melanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu
mút của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố melanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến
gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Đáp án
1
D
2
D
3
B
4
A
5
A
6
C
7
A
8
B
9
B
10
C
11
C
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án D
Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian vào cùng 1
thời điểm nhất định có khả năng sinh ra các thế hệ mới.
Tập hợp là quần thể là D
Câu 2: Đáp án D
I. Đúng
II. Sai vì trong một môi trường sống có thể tồn tại nhiều ổ sinh thái.
III. Đúng
IV. Sai vì ổ sinh thái là Ổ sinh thái là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh
thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
Câu 3: Đáp án B
I. đúng
II. đúng
III. Đúng
IV. Đúng
Câu 4: Đáp án A
Ở miền Bắc Việt Nam, năm nào có nhiệt độ môi trường xuống dưới 8℃ thì năm đó có số lượng
bò sát giảm mạnh là kiểu biến động không theo chu kì, bất kì năm nào nhiệt độ xuống thấp thì
số lượng bò sát đều giảm mạnh.
Câu 5: Đáp án A
Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của
nhóm sinh vật sản xuất
Câu 6: Đáp án C
Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ
cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì mức sinh sản của quần thể giảm
Câu 7: Đáp án A
Xét các phát biểu
I sai
II đúng
III đúng
IV đúng
Câu 8: Đáp án B
Ý I, II, III đúng
Ý IV sai vì quần thể N và P có ổ sinh thái dinh dưỡng chỉ trùng nhau 1 phần
Câu 9: Đáp án B
Loại H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
Loại L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau
Loại I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3
Loại P chỉ thuộc bật dinh dưỡng 4
Câu 10: Đáp án C
Các biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là: Sử dụng năng
lượng gió để sản xuất điện, Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, Chống xói mòn và chống ngập
mặt cho đất
Câu 11: Đáp án C