Tiến hóa
Câu 1 (Nhận biết): Cơ sở bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào sự giống và khác nhau về cấu
tạo
A. tế bào.
B. bên ngoài cơ thể.
C. polipeptit hoặc polinucleotit.
D. bên trong của cơ thể.
Câu 2 (Nhận biết): Cặp cơ quan nào sau đây được gọi là cơ quan tổng hợp tương đồng?
A. chân vịt và cánh gà.
B. tay người và cánh dơi.
C. vây cá voi và vây cá chép.
D. cánh chim và cánh ruồi.
Câu 3: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, kết quả của giai đoạn tiến hóa hóa học là
hình thành nên
A. các tế bào sơ khai
B. các đại phân tử hữu cơ phức tạp,
C. các sinh vật đơn bào nhân thực.
D. các sinh vật đa bào.
Câu 4: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa
II. Đột biến cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi vốn gen của quần thế có kích thước nhỏ.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi vốn gen của quần thể.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 5: Những hiện tưọng nào sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
I. Ngựa văn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
II. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
III. Lừa giao phối với ngựa, sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn cho nhau.
A. II và III.
B. I và III.
C. II và IV.
D. I và IV.
Câu 6: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số
alen của quần thể?
A. Đột biến
B. Các yếu tố ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
gồm các giai đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học
II. Tiến hóa sinh học.
III Tiến hóa tiền sinh học
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:
A. I→III→II
B. II→III→I
C. I→II→III
D. III→II→II
Câu 8: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trục tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của
quần
C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể
D. Di – nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định
Câu 9: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
B. có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng
khác nhau.
C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương
tự.
Câu 10: Một nhà khoa học quan sát hoạt động của hai đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi
đến kết luận chúng thuộc hai loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi
đến kết luận như vậy?
A. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau.
B. Các con ong của hai đàn kiếm ăn ở thời điểm khác nhau.
C. Các con ong của hai đàn bay giao phối ở thời điểm khác nhau.
D. Các con ong của hai đàn có kích thước khác nhau.
Câu 11: Theo Dacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là:
A. đấu tranh sinh tồn.
B. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
C. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
Câu 12: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản con lai hình thành giao tử.
B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
C. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
Câu 13: Một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là: 0,2AA : 0,3Aa :
0,5aa. Thế hệ F1 đột ngột biến đổi thành 100%aa. Giả sử quần thể này chỉ chịu tác động của một
nhân tố tiến hóa thì đó có thể làm nhân tố nào sau đây?
A. Đột biến.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
B. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ
càng gần gũi.
C. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi.
D. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
Câu 15: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy
trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
Câu 16: Các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền; (2) Đột biến; (3) Giao phối không ngẫu nhiên;
(4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là
A. (1), (2).
B. (2), (4).
C. (1), (4).
D. (1), (3).
Câu 17: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng
di truyền được.
C. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 18: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào?
A. Hình thành loài bằng cách li sinh thái và cách li tập tính.
B. Hình thành loài bằng cách li địa lý và lai xa kèm theo đa bội hóa.
C. Hình thành loài bằng cách li địa lý và cách li tập tính.
D. Hình thành loài bằng cách li địa lý và cách li sinh thái.
Câu 19: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
B. Bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này không còn chức năng
hoặc chức năng bị tiêu giảm.
C. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
D. Bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các
chức năng rất khác nhau.
Câu 20: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần
số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?
(1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Di-nhập gen.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Đáp án
1
C
11
A
2
B
12
B
3
B
13
B
4
B
14
A
5
A
15
C
6
D
16
D
7
A
17
C
8
B
18
A
9
B
19
D
10
C
20
C
Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án C
Cơ sở bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào sự giống và khác nhau về cấu tạo polipeptit hoặc
polinucleotit.
– Các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại
axitamin để cấu tạo nên prôtêin
– ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt
thông tin di truyền.
– ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.
– Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng chứng minh cho mối quan
hệ họ hàng giữa các loài trên Trái Đất.
– Các loài càng có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau thì sự tương đồng giữa các phân tử (ADN,
prôtêin) của chúng càng cao và ngược lại.
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Đáp án B
Giai đoạn tiến hóa hóa học có kết quả là hình thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp
Câu 4: Đáp án B
Các phát biểu đúng là : I,II
Ý III sai vì các yếu tố ngẫu nhiên tác động tới cả các quần thể lớn
Ý IV sai vì giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể
Câu 5: Đáp án A
Các ví dụ về cách ly sau hợp tử là: II,III
I, IV là cách ly trước hợp tử
Câu 6: Đáp án D
Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể là Giao phối không
ngẫu nhiên (SGK trang 116)
Câu 7: Đáp án A
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các
giai đoạn theo thứ tự: Tiến hóa hóa học → Tiến hóa sinh học → Tiến hóa sinh học
Câu 8: Đáp án B
Phát biểu đúng là B
A sai vì đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
C sai vì giao phối ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể
D sai vì di nhập gen là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một
chiều hướng nhất định
Câu 9: Đáp án B
Câu 10: Đáp án C
Đặc điểm quan trọng để phân biệt 2 loài là chúng có sự cách li sinh sản.
Trong các đặc điểm trên, các con ong giao phối ở thời điểm khác nhau chứng tỏ chúng cách li
sinh sản với nhau → chúng thuộc hai loài khác nhau
Câu 11: Đáp án A
Định nghĩa của Darwin về chọn lọc tự nhiên : Sự bảo tồn những sai dị cá thể và những biến đổi
có lợi, sự đào thải những sai dị cá thể và những biến đổi có hại được gọi là chọn lọc tự nhiên
(CLTN) hay là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất.
Thực chất của chọn lọc tụ nhiên
Tính chất của chọn lọc tự nhiên là tự phát, không có mục đích định trước không do một ai điều
khiển, nhưng dần dần đã đi đến kết quả làm cho các loài ngày càng thích nghi với điều kiện
sống.
Nội dung của chọn lọc tự nhiên bao gồm hai quá trình song song, là đào thải những biến dị có
hại, và tích luỹ những biến bị có lợi cho bản thân sinh vật, là quá trình sống sót của những dạng
sinh vật thích nghi nhất.
Cơ sở của chọn lọc tự nhiên (CLTN) dựa trên hai đặc tính cơ bản của sinh vật là biến dị và di
truyền.
Động lực của CLTN là quá trình đấu tranh sinh tồn hiểu theo nghĩa rộng. Cạnh tranh cùng loài là
động lực chủ yếu trong sự tiến hoá của loài làm cho loài được chọn lọc theo hướng ngày càng
thích nghi với điều kiện sống.
Kết quả của CLTN là sự tồn tại những sinh vật thích nghi với điều kiện sống.
Vai trò của CLTN là nhân tố chính trong quá trình tiến hoá của các loài, làm cho các loài trong
thiên nhiên biến đổi theo hướng có lợi, thích nghi với hoàn cảnh sống cụ thể của chúng. Chính
chọn lọc tự nhiên quy định hướng và tốc độ tích luỹ các biến dị, thể hiện vai trò là tích lũy các
biến dị nhỏ có tính chất cá biệt thành những biến đổi sâu sắc, có tính chất phổ biến.
Câu 12: Đáp án B
Câu 13: Đáp án B
Ở quần thể có sự thay đổi tần số kiểu gen, tần số alen một cách đột ngột, nhanh chóng → quần
thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 14: Đáp án A
Trong các phát biểu trên, phát biểu A sai vì cơ quan tương tự là những cơ quan khác nhau về
nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phân giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Cơ
quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy. Ví dụ: gai xương rồng với gai cây hoa hồng, chân
chuột chũi với chân dế chũi, cánh dơi với cánh côn trùng.
Hai loài càng có nhiều cơ quan tương tự với nhau thì chúng có điều kiện sống gần giống nhau
chứ không thể kết luận được mối quan hệ họ hàng giữa hai loài này
Câu 15: Đáp án C
Trong các phát biểu trên, C sai vì các yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền): là sự xuất hiện
những vật cản địa lí (núi cao, sông rộng) chia cắt khu phân bố của quần thể thành những phần
nhỏ hay do sự phá tán, di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới.
Đặc điểm:
- Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối alen trong quần thể không theo một hướng xác định.
Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng
có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
- Quần thể có kích thước càng nhỏ thì chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên càng lớn và ngược lại.
- Yếu tố ngẫu nhiên không chỉ tác động độc lập mà còn phối hợp với chọn lọc tự nhiên.
- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa
dạng di truyền.
Câu 16: Đáp án D
Câu 17: Đáp án C
Câu 18: Đáp án A
Câu 19: Đáp án D
Câu 20: Đáp án C