Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

10 câu trắc nghiệm chương cảm ứng đề sở GD file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.63 KB, 3 trang )

Cảm ứng
Câu 1: Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?
A. Mang trước xináp → Chùy xináp → Khe xináp → Màng sau xináp.
B. Chùy xináp → Màng trước xináp → Khe xináp → Màng sau xináp.
C. Màng sau xináp → Khe xináp → Chùy xináp → Màng trước xináp.
D. Khe xináp → Màng trước xináp → Chùy xináp → Màng sau xináp.
Câu 2: Một trong những đặc điểm của tập tính bẩm sinh là
A. được hình thành trong quá trình sống của cá thể.
B. không đặc trưng cho loài.
C. được di truyền từ bố mẹ.
D. không bền vững và có thể thay đổi.
Câu 3: Tập tính nào sau đây là tập tính bẩm sinh?
A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
B. Học sinh giải được bài tập toán.
C. Người đi đường thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại.
D. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường được cho ăn.
Câu 4: Vận động cụp lá ở cây trinh nữ khi có va chạm cơ học thuộc kiểu
A. hướng động dương.

B. hướng động âm.

C. ứng động sinh trưởng.
trưởng.

D. ứng động không sinh

Câu 5: Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì
A. mặt trong của màng notron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương.
B. mặt trong và mặt ngoài của màng notron đều tích điện âm.
C. mặt trong và mặt ngoài của màng notron đều tích điện dương.
D. mặt trong của màng notron tích điện dương, mặt ngoài tích điện âm.


Câu 6: Vận động tự vệ của cây trinh nữ thuộc loại?
A. ứng động sinh trưởng.

B. hướng động dương.

C. hướng động âm.

D. ứng động không sinh trưởng.


Câu 7: Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?
A. Khe xináp → Màng trước xináp → Chuỳ xináp → Màng sau xináp.
B. Màng sau xináp → Khe xináp → Chuỳ xináp → Màng trước xináp.
C. Chuỳ xináp → Màng trước xináp → Khe xináp → Màng sau xináp.
D. Màng trước xináp → Chuỳ xináp → Khe xináp → Màng sau xináp
Câu 8: Người đi xe máy trên đường thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại. Đây
là tập tính
A. học được.

B. bẩm sinh.

C. hỗn hợp.

D. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp.

Câu 9: Tập tính ở động vật được chia thành các loại
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp.

B. bẩm sinh, hỗn hợp.


C. học được, hỗn hợp.

D. bẩm sinh, học được.

Câu 10: Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, khí khổng đóng mở.
C. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở.
D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ của cây trinh nữ

Đáp án
1
B

2
C

3
A

4
D

5
A

6
D

7

C

8
A

9
A

10
C

Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án C
Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ
bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Ví dụ: Nhên chăng tơ, thú con bú sữa mẹ
Câu 3: Đáp án A
Câu 4: Đáp án D
Lá cây trinh nữ nhạy cảm với sự trương nước đó (xòe lá hay cụp lá) do cấu trúc các thể gối (khớp
gối) luôn căng nước, làm cành lá xòe rộng. Khi va chạm, ion K+ rời khỏi không bào của các tế


bào thể gối phía dưới, nước bị mất di chyển nhanh, làm cụp lá xuống → Thuộc kiểu ứng động
không sinh trưởng
Câu 5: Đáp án A
Câu 6: Đáp án D
Câu 7: Đáp án C
Câu 8: Đáp án A
Câu 9: Đáp án A

Dựa vào thời gian hình thành tập tính có thể phân biệt 2 loại tập tính chính là:
+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ
bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Ví dụ: Nhên chăng tơ, thú con bú sữa mẹ
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua
học tập và rút kinh nghiệm.
Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
+ Tập tính hỗn hợp : bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.
Ví dụ: Mèo bắt chuột
Câu 10: Đáp án C
Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở là những ứng động liên quan
đến sức trương nước, không liên quan đến sinh trưởng → Chúng thuộc dạng ứng động không
sinh trưởng → Đáp án C



×