Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích hình ảnh con sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.61 KB, 3 trang )

Phân tích hình ảnh con sông Đà
-

-

Mở bài:
Nguyễn Tuân là một nhà văn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có nhiều
đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại và đã được trao giải thưởng HCM về
văn học nghệ thuật. Bên cạnh truyện ngắn “ Chữ người tử tù” tác phẩm “ Người
lái đò sông Đà” là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm đầy ắp
những tư liệu địa lí, lịch sử khắc họa hình ảnh con sông Đà mang vẻ đẹp hiều hòa,
thơ mộng nhưng cũng rất dữ dội khắc nghiệt.
Thân bài:
Là bài tùy bút in trong tập sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Năm 1958: Nguyễn
Tuân có chuyến đi thực tế đến miền Tây Bắc của Tổ Quốc với mục đích tìm kiếm
chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hôn người
lao động. Trong chuyến đi này, phong cảnh thiên nhiên, hình ảnh người lao động
là nguồn cảm hứng để viết nên tác phẩm.
Qua hình tượng người lái đò sông Đà trên nền bức tranh sông nước, đất trời hùng
vĩ, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc
sống mới ở vùng núi cao Tây Bắc.
Sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân là một nhân vật đặc biệt, có 2 tính cách
dường như trái ngược nhau: hiền hòa thơ mộng; hung bạo dữ tợn.
Nhìn từ trên cao xuống: “ Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu
tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai”
Nghệ thuật điệp ngữ, so sánh vừa thân thuộc, vừa bất ngờ. Nhà văn ví con sống
như một người phụ nữ có áng tóc dài, đẹp.
Sông Đà mang một vẻ đẹp đa dạng: “mùa xuân dòng xanh ngọc bích…, mùa thu
nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa” Đoạn văn
nhiều màu sắc như một tác phẩm hội họa, hình thức so sánh độc đáo, mới lạ, ấn
tượng gợi sự thay đổi của màu nước theo mùa đầy quyến rũ.


Với Nguyễn Tuân thì con sông Đà gợi cảm và nhà văn nhìn con sông Đà như một
cố nhân, khi xa thì thấy thương nhớ: “Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người,
sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân.”
Có những quãng ven sông lặng tờ: “ Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời
Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi… Bờ sông
hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa”


Nhà văn bày tỏ tấm lòng trân trọng giá trị văn hóa cổ truyền và tình yêu thiên
nhiên sâu sắc.
=>Những câu văn miêu tả vẻ hiền hòa, thơ mộng, trữ tình của con sông Đà cho
thấy vốn tri thức uyên bác của nhà văn, mang dáng vóc mềm mại trải dài như
chính dòng nước trên sông. Nhà văn cảm nhận và đã miêu tả thiên nhiên bằng cái
nhìn độc đáo của người nghệ sĩ trên phương diện thẩm mỹ.
HUNG BẠO, DỮ TỢN:
Khi hung bạo dữ tợn, sông Đà là kẻ thù của con người, sẵn sàng cướp đi mạng
sống của con người. Để khắc họa tính cách này của con sông, nhà văn đã dựng lại
một khúc sông nguy hiểm. “ Quãng mặt ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số, nước
xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào
cũng muốn đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được qua đấy. Quãng này mà
khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.” Tác giả sử dụng điệp từ, so
sánh, câu văn dài và các vế với nhau để tạo ra nhịp chuyển động gấp gáp của sóng
và gió phối hợp với nhau càng nhấn mạnh sự hung bạo của con sông.
“Ở một đoạn khác, sông Đà có những chỗ nước xoáy mạnh. Nhiều thuyền đã bị nó
hút xuống, thuyền trồng cây chuối ngay cây chuối ngược mươi phút sau sẽ thấy
tan xác ở khuỷnh sông dưới”
Đá bày thạch trận trên sông: “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng
sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện là một số hòn bèn nhổm cả
dậy để vồ lấy thuyền… Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông
đòi ăn chết cái thuyền”. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để khắc

họa thạch trận là mối nguy hiểm bậc nhất của sông Đà sẵn sàng gieo tai họa cho
người lái đò.
Sông Đà còn nham hiểm, mưu trí, biết kết hợp dùng vũ lực với chiến tranh tâm lý:
“Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là
khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.”

=>Với sự quan sát tỉ mỉ, trí tưởng tượng phong phú, nhà văn đã huy động một hệ
sống từ vựng phong phú đa dạng từ nhiều ngành: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn
học.


KẾT BÀI:
Qua cách tiếp cận và miêu tả của Nguyễn Tuân, hình tượng sông Đà đã để lại cho
người đọc ẩn tượng khó quên về một con sông vừa dữ dội, hung bạo vừa nên thơ
trữ tình. Ẩn đằng sau những câu chữ là niềm tự hào của nhà văn về quê hương đất
nước giàu đẹp. Đọc “NLĐSĐ”, ta càng thêm yêu con người Việt Nam cần cù,
dũng cảm, ta tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga tráng lệ. Sông Đà là quà tặng
của thiên nhiên, là hồn thiên của sông núi đất Việt.



×