Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BAO CAO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DÙNG DẤU HỎI, DẤU NGÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.33 KB, 2 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Tân, ngày 20 tháng 3 năm 2014
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:
“Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng dấu hỏi, dấu ngã trong làm văn”
- Tên cá nhân thực hiện: Lê Xuân Dị
- Thời gian được triển khai thực hiện: từ 20/9/2013 đến 15/3/2014.
1/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

a. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến:
Trong quá trình học tập và giảng dạy tôi thấy tình trạng học sinh viết sai
chính tả còn rất nhiều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các
em, nhất là việc các em chưa phân biệt tốt cách sử dụng dấu hỏi, dấu ngã cho thật
phù hợp. Chính điều này đã kéo theo chất lượng bộ môn Ngữ Văn chưa cao.
Nguyên nhân của vấn đề trên là:
- Đặc thù vùng miền, phát âm chưa chuẩn
- Ý thức học tập của học sinh đối với viết đúng từ và hiểu đúng nghĩa còn
chưa cao.
- Chính vì thế việc thực hiện sáng kiến nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sử
dụng đúng dấu hỏi, dấu ngã trong làm văn là rất cần thiết.
b. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Tôi thực hiện sáng kiến này với mục đích hướng dẫn học sinh từng bước
khắc phục lối dùng sai dấu hỏi, dấu ngã trong quá trình hành văn. Không ồ ạt cùng
một lúc “lấn áp” các em phải viết đúng tất cả mà tôi đi từ khía cạnh nhỏ nhất cho
các em dễ nắm bắt. Qua đó, chất lượng dạy và học môn Văn trong nhà trường sẽ
nâng cao hơn.
2/ Phạm vi triển khai thực hiện:
Chuyên đề được triển khai thực hiện lớp 11c1, 11c3, 11c4 của trường THPT Phú
Tân.


3/ Mô tả sáng kiến:
Sáng kiến gồm 3 phần chính đó là: thực trạng , biện pháp khắc phục và phạm vi áp
dụng.
4/ Kết quả, hiệu quả mang lại:
- Học sinh có ý thức hơn trong việc sử dụng dấu hỏi, dấu ngã.
1


- Kết quả khảo sát từ việc lấy phiếu học tập từ ba lớp thực nghiệm (11C1, 11C3,
11C4 trường THPT Phú Tân), trong năm học 2013 – 2014: 72.6% học sinh hứng thú với
việc học môn Ngữ Văn.
5/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Qua thực tế kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của sáng kiến đến việc học tập của học
sinh là khá tốt. Đa số học sinh đều rất nhiệt tình hưởng ứng những biện pháp hỗ trợ sử
dụng đúng dấu hỏi, dấu ngã trong làm văn.
6/ Đề xuất, kiến nghị:
- Tổ chức các cuộc thi giáo viên viết chữ đẹp, chuẩn chính tả và vở sạch chữ đẹp
đối với học sinh.
- Cung cấp nhiều tài liệu giúp học sinh tham khảo với hình thức chuẩn chính tả.
- Ứng dụng trực tiếp trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn thông qua dạng bài
tập nhỏ về cách sử dụng đúng dấu hỏi, dấu ngã.
- Khuyến khích học sinh tham gia chương trình “Báo chí học đường” nhằm nâng
cao chất lượng viết và sử dụng đúng dấu câu.
- Đưa những sáng kiến có liên quan đến bộ môn vào ứng dụng rộng rãi.
Ý kiến xác nhận
Của thủ trưởng đơn vị

Ngày 20 tháng 3 năm 2014
Người báo cáo


Nguyễn Văn Hiên

Lê Xuân Dị

2



×