Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giáo án vật lý 7 chủ đề nam hoc 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.06 KB, 10 trang )

TUẦN 11, 12
CHỦ ĐỀ: NGUỒN ÂM VÀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm là 1 vật dao động.
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
- Nêu được âm truyền trong các môi trường chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong
chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
2. Kĩ năng
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, ống sáo, âm thoa...
- Làm được một số TN về môi trường truyền âm.
3. Thái độ
- Tích cực tìm hiểu và giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến bài học.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực chung
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực sử dụng kiến thức.
+ Năng lực về phương pháp.
+ Năng lực trao đổi thông tin.


+ Năng lực cá thể.
B. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Hình thức: Tổ chức dạy học trên lớp.
- Phương pháp: Đàm thoại, tìm tòi gợi mở, đặt vấn đề, nghiên cứu, sử dụng các phương
tiện trực quan, dạy học hợp tác, hoạt động nhóm,thảo luận.


- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, giao nhiệm vụ.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy chiếu, máy tính, giáo án.
- Sợi dây cao su mảnh, âm thoa , búa cao su, cốc thủy tinh mỏng, tờ giấy và một mẩu lá
chuối.
- Trống da, que gõ, quả cầu bấc nhỏ, bình nhỏ có nắp đậy, nguồn phát ra âm bỏ lọt bình
nhỏ.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi. Đọc trước nội dung các bài 10 và 13 SGK.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
Lớp
7A

Ngày soạn

Tiết PPCT

26/10/2016

11

26/10/2016

12

Ngày dạy

Sĩ số


Tên HS vắng

II. Kiểm tra bài cũ: Không.
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe tiếng cười nói vui vẻ, tiếng đàn nhạc du
dương, tiếng chim hót líu lo, tiếng ồn ào ngoài đường phố . . . Chúng ta sống trong thế
giới âm thanh. Vậy em có biết âm thanh (gọi tắt là âm) được tạo ra như thế nào không?


Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe ?
Tại sao ?
Chủ đề “Nguồn âm và môi trường truyền âm” sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi
trên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Nhận biết nguồn âm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc câu C1.
- Cá nhân thực hiện C1.
- Tìm hiểu khái niệm nguồn âm.
- Tìm các ví dụ về nguồn âm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân hoàn thành C1.
- Từ câu C1, HS rút ra khái niệm nguồn âm và lấy ví dụ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện I. Nhận biết nguồn âm
nhiệm vụ học tập
C1:

- GV yêu cầu một số HS trình bày C1.
Âm thanh nghe Âm thanh phát ra từ
- Các HS khác nghe và nhận xét câu trả được
lời của bạn.
Tiếng quạt
Máy quạt
Tiếng nói chuyện
Các bạn HS
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

- HS chú ý nghe giảng nhận biết nguồn âm và
ghi vở.

- GV thông báo vật phát ra âm gọi là
* Vật phát ra âm được gọi là nguồn âm
nguồn âm.
- Lấy VD về các nguồn âm.
Tích hợp MT:

VD : Loa , đài, tivi….


Trong cơ thể con người bộ phận nào là
nguồn âm? Làm thế nào để bảo vệ được
nguồn âm đó?
- HS : Cổ họng. Để bảo vệ giọng nói cần
luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, hút
thuốc lá
Hoạt động 2.2: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu lên màn hình, hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm
TN 1
TN 2
TN 3

Cách tiến hành
- Kéo căng dây cao su, lúc này dây đang đứng yên ở vị trí cân bằng.
- Dùng ngón tay bật dây cao su và lắng nghe.
- Dùng thìa gõ nhẹ vào thành cốc thủy tinh mỏng.
- Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa và lắng nghe âm do âm
thoa phát ra.

- Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm theo các bước hướng dẫn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm.
- GV quan sát HS các nhóm làm thí nghiệm, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

- HS làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét hiện tượng trong
các thí nghiệm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
nhiệm vụ học tập
1. Thí nghiệm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của
từng thí nghiệm.
a. Thí nghiệm 1
- Các nhóm khác nhận xét kết quả thí - HS nhận dụng cụ và tiến hành TN h10.1

nghiệm của nhóm bạn.
SGK.
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

+ Hiện tượng: Dây cao su rung động

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

+ Kết quả : Nghe được âm phát ra


- GV: Đặt thêm 1 số câu hỏi yêu cầu học
sinh trả lời:
* Thí nghiệm 1:
b. Thí nghiệm 2
- Hiện tượng gì xảy ra ?
- Kết quả thí nghiệm như thế nào ?

- HS quan sát trả lời và nêu phương án kiểm
tra.

- GV thông báo về vị trí cân bằng của dây
cao su.

+ Để 1 quả bóng cao su lại gần cốc =>
quả bóng chuyển động.

* Thí nghiệm 2:
- Có hiện tượng gì xảy ra chiếc cốc.
- Chiếc cốc có rung động không ? Bằng c. Thí nghiệm 3

cách nào có thể kiểm tra ?
- Hs dùng búa gõ vào một nhánh của âm
- Y/c hs kiểm tra bằng các phương án.
thoa, lắng nghe và trả lời câu C5.
- GV thông báo sự rung động qua lại vị trí - HS nêu phương án kiểm tra.
cân bằng gọi là dao động
2. Kết luận
* Thí nghiệm 3:
Khi phát ra âm các vật đều dao động (rung
- Kiểm tra xem âm thoa có dao động động)
không bằng cách nào ?
- Qua 3 TN trên chúng ta thấy khi vật phát
ra âm có chung đặc điểm gì ?
Hoạt động 2.3: Nghiên cứu môi trường truyền âm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu lên màn hình, hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm

Cách tiến hành
- Đặt 2 trống da cách nhau 15cm.

TN 1

- Treo 2 quả cầu bấc vừa chạm sát vào giữa mặt trống.

TN 2

- Gõ mạnh vào trống 1.
- Dùng bút chì gõ xuống mặt bàn.



TN 3

- Đặt nguồn âm vào 1 cái cốc, bịt kín miệng. Treo cốc này lơ lửng trong
nước.

- Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm theo các bước hướng dẫn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm.
- GV quan sát HS các nhóm làm thí nghiệm, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

- HS làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét hiện tượng trong
các thí nghiệm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện III – Môi trường truyền âm
nhiệm vụ học tập
* Thí nghiệm :
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của
từng thí nghiệm.
1. Sự truyền âm trong chất khí.
- Các nhóm khác nhận xét kết quả thí C1 : Rung động (lệch khỏi vị trí ban
nghiệm của nhóm bạn.
đầu).Chứng tỏ âm được không khí truyền từ
mặt trống 1 sang mặt trống 2.
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
C2 : Quả cầu bấc thứ 2 có biên độ dao động
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
nhỏ hơn so với quả cầu bấc thứ 1.
* Thí nghiệm 1:

- GV hướng dẫn hs thí nghiệm thảo luận => càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ.
kết quả TN theo câu C1 và C2.
2. Sự truyền âm trong chất rắn
- GV yêu cầu HS các nhóm trình bày câu
C1 & C2.
- HS tiến hành TN => hiện tượng.
- Từ TN trên rút ra được kết luận gì ?

- Trả lời câu C3.

* Thí nghiệm 2:

C3 : Âm truyền đến tai bạn C qua MT chất
rắn.

- Hiện tượng gì xảy ra?
3. Sự truyền âm trong chất lỏng
- Yêu cầu HS trả lời câu C ?
- Hs nghiên cứu và trả lời.


* Thí nghiệm 3:

C4 :

- Âm truyền đến tai qua nhưng môi trường - HS: Âm truyền đến tai qua môi trường khí,
nào ?
rắn , lỏng.
- GV: Âm truyền qua các môi trường rắn , 4. Âm có thể truyền được qua môi trường
lỏng, khí. Vậy liệu âm có truyền được qua chân không hay không?

môi trường chân không hay không ?
C5 :
- Môi trường chân không là gì ?
- H13.4 chứng tỏ âm không truyền được
- GV phân tích môi trường chân không là trong chân không
môi trường không có không khí.
- GV sử dụng h13.4 mô tả TN SGK.
* Kết luận : Âm có thể truyền qua các môi
- Hướng dẫn thảo luận C5 và yêu cầu hoàn trường rắn , lỏng , khí và không thể truyền
thành kết luận.
qua chân không. Ở vị trí càng xa nguồn âm
thì âm nghe càng nhỏ.
- Tại sao cùng một chương trình thì lại có
đài nói trước, đài nói sau ?
=> vận tốc truyền âm.

5. Vận tốc truyền âm.

- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK.

- HS trả lời

- Có phải âm truyền trong các môi trường - Hs khác nhận xét.
là như nhau không ?
- Môi trường vật chất nào âm truyền
nhanh nhất ?

Hoạt động 3: Luyện tập
- GV chiếu bài tập lên, cho HS, hoạt động cá nhân, suy - HS hoạt động cá nhân, trả lời
nghĩ và trả lời nhanh.

nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1:Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây Câu 1:
?
Đáp án: D
A. Khi kéo căng vật.


B. Khi uốn cong vật.
C. Khi nén vật.
D. Khi làm vật dao động.

Câu 2:

Câu 2.Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng Đáp án: C
trống. Vật nào đã phát ra âm đó ?
A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
B. Dùi trống.
C. Mặt trống.
D. Không khí xung quanh trống.
Câu 3:
Câu 3:Âm không thể truyền qua môi trường nào dưới
đây?
Đáp án: A
A. Khoảng chân không.
B. Tường bê tông.
C. Nước biển.
D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất.
Câu 4:Kết luận nào sau đây là đúng ?

Câu 4:

Đáp án: B

A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong
chất
lỏng,
nhỏ
hơn
trong
chất
rắn.
B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong
chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn.
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong
chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí.
- HS làm việc cá nhân trả lời
câu hỏi, HS khác nghe, nhận
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong xét.
chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn.
Câu 5:
Câu 5:Trong các vật sau, vật nào là nguồn âm? Tại sao?
- Cái còi mà trọng tài bóng đá
1. Cái trống để trong sân trường.
đang thổi, con chim đang hót là


2. Con chim đang hót.

nguồn âm. Vì nó phát ra âm.

3. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang cầm trên tay.


- Cái trống để trong sân trường,
chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang
cầm trên tay không là nguồn
âm. Vì nó không phát ra âm.

4. Cái còi mà trọng tài bóng đá đang thổi.

Câu 6: Để bảo vệ giọng nói của
người, ta cần luyện tập thường
xuyên, tránh nói quá to, tránh
Câu 6:Trong cơ thể con người bộ phận nào là nguồn hút thuốc lá…
âm? Làm thế nào để bảo vệ được nguồn âm đó?
- HS lắng nghe, chữa bài tập
vào vở.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Vận dụng phần nguồn âm

IV. Vận dụng

- Y/c HS tìm hiểu thông tin C6, C7, C8 trả - HS trả lời C6, C7, C8.
lời.
C6: Tờ giấy , đầu kèn lá chuối dao động =>
- Cho HS thảo luận chung => câu trả lời phát ra âm.
đúng.
C7: Dây đàn ghi ta , dây đàn bầu.
C8: Kiểm tra bằng cách dán vài tua giất nhỏ
ở miệng lọ.
* Vận dụng phần môi trường truyền âm
- Y/c HS tìm hiểu và trả lời C7, C8


C7: Truyền qua môi trường không khí.

- Y/c HS tìm hiểu và trả lời C9, C10.

C8: HS tự lấy VD thực tê ( đánh cá ).
C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không
khí nên nghe tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai
xuống đất.

- Cho HS thảo luận chung => câu trả lời C10 : Không vì môi trường chân không
không truyền được âm.
đúng.

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng


- GV giao 2 câu hỏi cho HS về nhà suy nghĩ và tìm hiểu, giờ học sau báo cáo kết quả:
Câu 1: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn
thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích.
Câu 2: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết, khi có người đi đến bờ sông, cá ở
dưới sông lập tức “ lẩn trốn ngay”. Hãy giải thích tại sao.
IV. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung chính của chủ đề.
V. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập trong SGK theo nội dung của chủ đề.
- Chuẩn bị bài, đọc trước nội dung bài 11: Độ cao của âm.
Nhận xét, rút kinh nghiệm, bổ sung




×