Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tâm lý phụ nữ mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 55 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

TÂM LÝ, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC
SỨC KHỎE TRƯỚC SINH CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TẠI
3 XÃ THUỘC HUYỆN KIẾN XƯƠNG,
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2012

Chủ nhiệm đề tài: BSCKII. Trần Thị Thu Hà
Nhóm cán bộ tham gia: Nguyễn Văn Thịnh
Bùi Thị Huyền Diệu
Trần Thị Tố Hoa
Nguyễn Thị Minh Phương
Đặng Thị Bích Hằng

Thái Bình, tháng 6/2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

TÂM LÝ, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC
SỨC KHỎETRƯỚC SINH CỦA PHỤ NỮ MANG THAI
TẠI 3 XÃTHUỘC HUYỆN KIẾN XƯƠNG,
TỈNH THÁI BÌNHNĂM 2012

Chủ nhiệm đề tài: BSCKII. Trần Thị Thu Hà


Nhóm cán bộ tham gia: Nguyễn Văn Thịnh
Bùi Thị Huyền Diệu
Trần Thị Tố Hoa
Nguyễn Thị Minh Phương
Đặng Thị Bích Hằng


Mục lục
Trang...................................................................................................................................5

CHƯƠNG I.........................................................................................................3
TỔNG QUAN......................................................................................................3
CHƯƠNG II......................................................................................................18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................18
CHƯƠNG III....................................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................21
CHƯƠNG IV....................................................................................................41
BÀN LUẬN......................................................................................................41
CHƯƠNG V......................................................................................................47
KẾT LUẬN......................................................................................................47
KIẾN NGHỊ......................................................................................................48


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVBMTE/KHHGĐ Bảo vệ bà mẹ trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình
CSTS

Chăm sóc trước sinh

CSSKSS


Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSSKBMTE

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

GDP

Thu nhập bình quân đầu người

PNMT

Phụ nữ mang thai

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TPUV

Tiêm phòng uốn ván

WHO

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Trang

Trang...................................................................................................................................5

CHƯƠNG I.........................................................................................................3
TỔNG QUAN......................................................................................................3
CHƯƠNG II......................................................................................................18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................18
CHƯƠNG III....................................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................21
CHƯƠNG IV....................................................................................................41
BÀN LUẬN......................................................................................................41
CHƯƠNG V......................................................................................................47
KẾT LUẬN......................................................................................................47
KIẾN NGHỊ......................................................................................................48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Trang....................................................................................................................5


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ nữ là cốt lõi của sự phát triển kinh tế và xã hội. Sức khỏe và cuộc
sống của họ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Hơn
nữa, sức khỏe và đời sống của phụ nữ là yếu tố cơ bản cho thế hệ tương lai. Có
thai, sinh con là nhiệm vụ hết sức thiêng liêng và cũng là một quyền lợi của
người phụ nữ. Tuy vậy tình trạng bệnh tật và tỉ lệ tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và
sự chênh lệch giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề đáng quan
tâm. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 1 triệu phụ nữ mang thai thì có khoảng
2.500 phụ nữ trong số đó tử vong do các biến chứng trong quá trình mang thai
và sinh nở. Tử vong mẹ và tử vong trẻ em ở Việt Nam đã giảm nhanh và giảm
liên tục trong những năm gần đây. Tỉ số tử vong mẹ đã giảm 3 lần, từ mức

233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn 69/100.000 vào năm 2009. Tỉ suất
tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của Việt Nam đã giảm gần 2/3: Từ 44,4%o năm 1990
xuống còn 15,5%o năm 2011. Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm hơn một
nửa, từ 58%o năm 1990 xuống còn 23,3%o năm 2011.
76,3% trường hợp tử vong mẹ ở Việt Nam do những nguyên nhân như:
băng huyết, nhiễm độc thai nghén, nhiễm khuẩn và vỡ tử cung… tỉ lệ tử vong
mẹ có liên quan chặt chẽ đến tuổi của mẹ khi sinh và việc chăm sóc trước sinh.
Ngoài ra, sự mất cân bằng giới cũng là một vấn đề mà Việt Nam đang phải đối
mặt, tỷ số giới tính khi sinh hiện nay ở Việt Nam là 110,5 bé trai/100 bé gái
(theo UNFPA).
Việc chăm sóc tiền sản sẽ tạo cơ hội cho thai phụ tiếp cận những thông tin
về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản như: khám thai đầy đủ, tiêm
ngừa uốn ván, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi làm việc hợp lý, đặc biệt là
đảm bảo đời sống tinh thần thoải mái. Chăm sóc tiền sản có tác động rất tốt đối
với sức khỏe của người phụ nữ và đặc biệt đối với thai nhi trong thời gian mang
thai, thời kỳ sơ sinh và những năm đầu sau sinh. Việc chăm sóc tiền sản còn góp
phần bảo vệ cho thế hệ tương lai. Thông qua việc khám thai thường xuyên sẽ


2
giúp cho việc theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, sự thay đổi cân nặng của
người mẹ, từ đó phát hiện các bất thường xảy ra trong quá trình mang thai góp
phần hạn chế các tai biến sản khoa để duy trì một sức khỏe tốt nhất trong khi
mang thai và cho thai nhi một sự khởi đầu tốt nhất.
Tuy nhiên, hiện nay kiến thức của thai phụ về tầm quan trọng của việc đi
khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván, chăm sóc thai nhi trước sinh còn nhiều
hạn chế. Bên cạnh đó, họ luôn trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng và những áp
lực. Theo nghiên cứu năm 2010 của Hội kế hoạch hóa gia đình Hà Nội về chăm
sóc phụ nữ mang thai thì có tới 79% phụ nữ khi mang thai bị các biểu hiện về
rối loạn về tâm lý.

Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tâm lý, kiến thức và
thực hành chăm sóc sức khoẻ trước sinh của phụ nữ mang thai tại 3 xã thuộc
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2012.
Với mục tiêu:
- Tìm hiểu tâm lý của phụ nữ mang thai tại 3 xã thuộc huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình năm 2012.
- Mô tả kiến thức và thực hành chăm sóc sức khoẻ trước sinh của đối
tượng nghiên cứu


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình sức khỏe sinh sản
1.1.1. Lịch sử khám thai
Từ năm 1901, Bà William Lowell Putnam ở Boston (Anh) đã thực hiện
chương trình hộ sinh chăm sóc thai phụ đăng ký dịch vụ sinh tại nhà, khuyến
khích các thai phụ đến khám thai càng sớm càng tốt. Từ đó, người kế tục của bà,
J. Whitridge William đã ủng hộ hệ thống chăm sóc trước sinh tại bệnh viện John
Hopkins.
Đến năm 1914, William ước tính việc chăm sóc trước sinh có thể làm
giảm tử vong thai xuống 40%.
Trong suốt thập niên 1980, có 75% thai phụ tại Mỹ được chăm sóc trước
sinh ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ. Năm 1983, số thai phụ hoàn toàn không đi
khám thai hoặc chỉ bắt đầu từ 3 tháng cuối thai kỳ còn 6%, và giảm xuống còn
2% 10 năm sau đó.
Từ năm 1992, tổ chức chăm sóc sức khỏe Mỹ đề ra mục tiêu: từ năm 2000
trở đi có ít nhất 90% thai phụ tại Mỹ bắt đầu được chăm sóc trước sinh từ 3
tháng đầu thai kỳ. Đến năm 1996, vấn đề chăm sóc trước sinh đã được cơ quan

sức khỏe và bảo hiểm của Mỹ chấp nhận.
1.1.2. Tình tình sức khỏe phụ nữ và trẻ em hiện nay
* Tình hình tử vong mẹ và tử vong sơ sinh trên thế giới
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em là một trong những nội
dung chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Qua nhiều
năm triển khai nội dung chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phụ nữ, trẻ em trên toàn
thế giới, WHO cho biết tình hình sức khỏe phụ nữ hiện nay như sau:
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai, và hầu hết các
thai kỳ đều kết thúc tốt đẹp. Một ước lượng của WHO hàng năm có khoảng


4
585.000 ca tử vong mẹ mà 99% trong số đó xảy ra tại các nước đang và kém
phát triển.
Nguyên nhân tử vong mẹ tại các nước đang và kém phát triển ước tính:


25% do mất máu cấp.



15% do nhiễm trùng.



12% do tai biến của rối loạn huyết áp trong thai kỳ.



8% do chuyển dạ kéo dài và đình trệ.




13% do tai biến nạo phá thai.

Theo báo cáo của WHO và UNICEF năm 2005, tại Châu Á tỷ lệ tử vong
mẹ là 330/100.000 ca đẻ sống.
Tỷ lệ tử vong các bà mẹ ở các nước đang phát triển:


Trước khi sinh: 23,9 %



Trong khi sinh: 15,5 %



Sau khi sinh:

60,6 %

Tình hình tử vong sơ sinh
Theo WHO, hàng năm có khoảng 8 triệu thai nhi và trẻ sơ sinh chết vào
cuối thời kỳ thai nghén, lúc lọt lòng hoặc ngay sau khi sinh. Nguyên nhân là do
thiếu chăm sóc đối với người mẹ và xử lý các biến chứng không kịp thời.
Trẻ sơ sinh châu Á chết do người mẹ thiếu dinh dưỡng chiếm 37%, do tai
biến sản khoa chiếm 21%. Phần lớn trường hợp tử vong sơ sinh là do những
nguyên nhân trong khi mang thai. Các nguy cơ này có thể dự phòng được nếu
các bà mẹ đi khám thai đúng, đủ và được chăm sóc chu đáo trong quá trình

mang thai.
* Tình hình tử vong mẹ và tử vong sơ sinh tại Việt Nam
Theo tài liệu của WHO, các tổ chức Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế
giới công bố tháng 10/2010 thì tỉ số tử vong mẹ của Việt Nam đứng thứ 4/10
nước Đông Nam Á (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan). Theo số liệu trên,
năm 2008, tỉ số tử vong mẹ ở khu vực Đông Nam Á là 160/100.000 trẻ đẻ sống,


5
của Việt Nam chỉ còn 54/100.000 trẻ đẻ sống (thấp hơn của so với số liệu của
Tổng điều tra Dân số 2009 do Tổng cục Thống kê công bố năm 2009 là
69/100.000 trẻ đẻ sống).
Trong đánh giá về việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ số 4 và 5 đối
với 74 quốc gia của Hội nghị cấp cao “Kêu gọi hành động vì sự sống còn của trẻ
em” (tổ chức tại Washington DC, Hoa Kỳ từ 14 – 15/6/2012), Việt Nam được là
một trong số 8/74 quốc gia đạt tiến độ thực hiện mục tiêu 4 về giảm tử vong trẻ
em và là một trong số 9/74 quốc gia đạt tiến độ thực hiện về mục tiêu 5 về giảm
tử vong mẹ. Đặc biệt có 3 nước là Việt Nam, Nepal và Guinea Equatorial đạt
được mức độ giảm trên 75% tỉ số tử vong mẹ trong giai đoạn từ 1990 – 2010.
So với các quốc gia trong khu vực và các nước Đông Nam Á, tỉ lệ tử vong
mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống tại Việt Nam tốt hơn so với Indonesia, Philippines,
Myanmar, Campuchia, Lào.
Kết quả điều tra tử vong mẹ ở Việt Nam 2006 – 2007 do Viện Chiến lược
và Chính sách Y tế, Bộ Y tế cho thấy: Tỉ số tử vong mẹ ở khu vực miền núi là
108/100.000, vẫn cao hơn gấp 3 lần so với vùng đồng bằng 36/100.000. Điều tra
tử vong mẹ tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do Trường ĐH Y khoa
Thái Bình cho thấy tử vong mẹ là 119/100.000, trong đó cao nhất là vùng Tây
Bắc 242/100.000, tiếp đến là Tây Nguyên 108/100.000. Tử vong sơ sinh cũng
có sự chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân tộc: Tỉ suất này ở nông thôn
miền núi cao hơn 2 lần so với nông thôn đồng bằng, ở các dân tộc ít người cao

hơn gấp 2 lần so với người Kinh.
Số liệu về tử vong mẹ nói chung không thống nhất ở các nguồn khác
nhau. Theo ước tính của WHO và UNICEF năm 2007, tỷ lệ tử vong mẹ ở Việt
Nam là 160/100.000 ca sinh sống. Như vậy, hàng năm ở nước ta có khoảng 3000
phụ nữ tử vong liên quan đến thai nghén và sinh đẻ. Tỷ lệ này khác nhau ở từng
khu vực, cao nhất ở Tây Nguyên 418/100.000, tiếp đến là vùng núi phía Bắc
298/100.000, vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông


6
Cửu Long là trên 200/100.000, thấp nhất là Đông Nam Bộ 130/100.000, đồng
bằng sông Hồng 107/100.000 [7]
Tại Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y tế, năm 1991 có 50.408 trường hợp
tử vong sơ sinh. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do sức khỏe bà mẹ
kém, và chăm sóc không đầy đủ khi mang thai.
Trước tình hình sức khỏe sinh sản tại Việt Nam, ngày 06/11/1998, Bộ
trưởng Đỗ Nguyên Phương ra chỉ thị 08 về việc phấn đấu thực hiện các chương
trình làm mẹ an toàn, chăm sóc sản khoa thiết yếu và đa dạng hóa các biện pháp
KHHGĐ. Cho đến nay, chỉ thị này đã được triển khai tại hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước.
Bộ Y tế cũng đã đề ra mục tiêu của Chương trình Chăm sóc SKSS với
mục tiêu chung: Cải thiện sức khỏe phụ nữ và sức khỏe bà mẹ. Tỷ lệ mắc bệnh,
tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em phải được giảm thiểu đồng
đều giữa các vùng và các đối tượng trong nước nhờ sự cải thiện các dịch vụ về
SKSS cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ em trước, trong và sau sinh. Đặc biệt là những
vùng khó khăn, những đối tượng cần được giúp đỡ.
* Một vài chỉ số:


Loại trừ thiếu máu ở phụ nữ có thai.




Bảo đảm dinh dưỡng để thai phụ tăng được 9 - 12 kg đến cuối thai kỳ.



100% thai phụ được khám thai 3 lần và được sinh đẻ an toàn.



Giảm tai biến sản khoa từ >500/100.000 còn 200/100.000 ca sinh sống.



Giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ >90/100.000 còn 50-60/100.000 ca sinh sống.

* Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam
Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam
(UNFPA) trình bày trong cuộc họp báo ngày 26/10/2010 thì số lượng bé trai sinh
ra nhiều hơn bé gái không đồng đều trên các vùng lãnh thổ và giữa các nhóm dân
cư. Trong khi tỷ lệ giới tính khi sinh (SRB) – số bé trai sinh ra so với 100 bé gái


7
tương đối cân bằng ở khu vực Tây Nguyên (105,6) thì ở các khu vực khác lại cao
hơn, thậm chí trên 115, khiến cho tỷ số trung bình của cả nước là 110,5.
Ngoài ra, khi phân tích số liệu cấp độ vùng lại cho thấy một kết quả ngạc
nhiên về sự mất cân bằng ở các tỉnh phía Bắc, trừ khu vực miền núi và trung du
Bắc Bộ, đó là tỷ số giới tính khi sinh ở nông thôn cao hơn nhiều so với khu vực

thành thị. Ở khu vực phía Nam thì ngược lại, cụ thể là tỷ số giới tính khi sinh ở
đô thị cao hơn ở nông thôn, rõ rệt nhất là tại một số điểm nóng quanh khu vực
Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh rõ nét
nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, là 115 nam/100 nữ và cao nhất ở vùng nông
thôn thuộc các tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên
1.2. Một số khái niệm có liên quan

1.2.1. Tâm lý
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan. Tâm lý người có nguồn
gốc từ các sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào thần kinh,
não bộ của con người, tạo ra những hình ảnh, biểu tượng. Đó là cơ sở để hình
thành nên nhận thức, xúc cảm, tình cảm, ý chí hay đời sống tâm lý của con người.
Tâm lý người mang tính chủ thể, thể hiện ở chỗ: mỗi người trong khi tạo
ra hình ảnh, biểu tượng về thế giới khách quan đã đưa vốn hiểu biết, kinh
nghiệm của mình và cái riêng về tính cách, khí chất, nhu cầu, xu hướng, năng
lực vào trong hình ảnh, biểu tượng đó, làm cho nó mang đậm màu sắc cá nhân.
Tâm lý là những hoạt động diễn ra trong đời sống nội tâm của con người,
bao gồm: các quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng
tượng); các quá trình cảm xúc (biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó
chịu, nhiệt tình hay thờ ơ…). Tâm lý được hình thành từ nhu cầu, nguyện vọng,
niềm tin, lý tưởng… và được biểu hiện thông qua hành vi ứng xử của con người.
Trong phạm vi của đề tài, tìm hiểu tâm lý của phụ nữ mang thai, chúng tôi
tiến hành tìm hiểu về: những biểu hiện cảm xúc thường gặp của phụ nữ khi


8
mang thai (mong muốn, lo lắng về giới tính thai nhi, sức khỏe của mẹ và thai
nhi, tình trạng sinh, kinh tế gia đình…); phương pháp giải tỏa lo lắng của phụ nữ
mang thai.

1.2.2. Kiến thức
Theo Từ điển tiếng Việt, kiến thức là sự hiểu biết do cá nhân tìm hiểu, học
tập mà có. Đó có thể là kiến thức văn hóa, xã hội, là kinh nghiệm cá nhân tích
lũy được trong cuộc sống. Theo nghĩa rộng, đó là sự hiểu biết của con người về
thế giới. Ở góc độ xã hội, kiến thức nói chung là kho tàng hiểu biết của nhân loại
từ xưa đến nay. Sự hiểu biết này luôn được con người chắt lọc, đúc kết.
Có nhiều cách phân loại khác nhau, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi
tán thành với cách phân chia theo quan điểm của J. Piagie – nhà Tâm lý học
Liên Xô. Theo ông, kiến thức được phân làm hai loại: Một là, kiến thức phổ
thông – đó là những kiến thức mà cá nhân tích lũy được trong cuộc sống hàng
ngày, là những kinh nghiệm, trải nghiệm của người xưa được đúc kết và truyền
lại. Ví dụ: thai phụ được truyền kinh nghiệm dân gian về sinh đẻ như lao động
nhiều sẽ dễ sinh hơn, con sinh ra sẽ có làn da trắng, mịn nếu mẹ uống nhiều
nước dừa, hay phụ nữ mang thai không được ăn thịt thỏ… Hai là, kiến thức khoa
học – đó là những kiến thức mà cá nhân tích lũy được nhờ sự giáo dục của nhà
trường, đặc biệt là tính tích cực, chủ động tìm hiểu của cá nhân. Ví dụ: kiến thức
về chăm sóc thai nhi theo từng thời kỳ, cơ sở khoa học để bổ sung dưỡng chất
cần thiết cho mẹ và bé…
Nhìn chung, với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống người dân
ngày càng nâng cao, vấn đề làm mẹ an toàn nói chung được toàn xã hội quan tâm,
nhờ đó mà kiến thức của phụ nữ về chăm sóc trước sinh ngày càng sâu và rộng.
1.2.3. Chăm sóc trước sinh
Chương trình hành động VII Cairo 1994 (Hội nghị Dân số phát triển Liên
hợp quốc tại Cairo Ai Cập năm 1994), định nghĩa: “Sức khoẻ sinh sản là một
trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi khía cạnh liên


9
quan đến hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ
đơn thuần là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản. Như thế, sức

khoẻ sinh sản có nghĩa là mọi người có thể có cuộc sống tình dục an toàn và thoả
mãn đồng thời họ có khả năng sinh đẻ và tự do quyết định có sinh con hay không,
sinh khi nào, sinh bao nhiêu và khoảng cách bao xa. Ngầm hiểu trong điều cuối là
quyền của người đàn ông và đàn bà được có thông tin và có thể tiếp cận với
những biện pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, hiệu quả, có khả năng chi trả, có
thể chấp nhận được, do họ lựa chọn để điều hoà sinh sản nếu như không trái pháp
luật, và quyền được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thích hợp giúp
cho các cặp vợ chồng cơ may nhất để có được đứa con khoẻ mạnh”.
Theo định nghĩa này, sức khoẻ sinh sản đề cập đến tất cả đời sống tình
dục và sinh sản, bao gồm cả các khía cạnh xã hội và sinh học trong suốt cuộc
đời của mỗi con người. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản thực chất là chăm sóc sức
khoẻ theo vòng đời, từ khi là hai tế bào trứng và tinh trùng đến lúc con người trở
lại cõi vĩnh hằng. Và chăm sóc trước sinh là một giai đoạn nằm trong chiến lược
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mục tiêu của kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn
giai đoạn 2003 – 2010 nêu rõ: “Nâng cao chất lượng chăm sóc sản khoa, tăng
cường các hoạt động nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tập trung vào chăm
sóc trước, trong và sau sinh nhằm giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh”.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ bàn về vấn đề chăm sóc
trước sinh (hay chăm sóc bà mẹ mang thai). Bởi chăm sóc trước sinh là chìa
khóa của làm mẹ an toàn. Chăm sóc trước sinh bao gồm: khám thai định kỳ,
tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, bổ sung các dưỡng chất cần thiết kết hợp với
chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
1.3. Kiến thức về chăm sóc thai của phụ nữ mang thai
Theo nghiên cứu của BS Lâm Hà Thu, Nguyễn Văn Lơ về “Tỉ lệ thực
hành đúng về chăm sóc tiền sản và một số yếu tố liên quan của thai phụ đến
khám tại bệnh viện Từ Dũ năm 2009” cho thấy:


10
- Còn tỷ lệ khá cao phụ nữ không biết cần phải khám thai 3 lần (7,0%), khám

thai 1-2 lần (14,9%).
- Chỉ có 77,8% bà mẹ cho là cần khám thai ít nhất 3 lần.
- Hiểu đúng ý nghĩa của 3 lần khám thai ở 3 thời kỳ của thai nghén còn thấp,
đặc biệt ý nghĩa của khám thai 3 tháng giữa (22,5%) và 3 tháng cuối
(21,9%).
- KAP chung mức khá của đối tượng về làm mẹ an toàn thấp, kiến thức khá
là 13,1%, thái độ đúng là 36,4%, thực hành đúng 10,0%.
Các kiến thức về chăm sóc thai được thể hiện ở việc khám thai, tiêm phòng
uốn ván, uống viên sắt và bổ sung các dưỡng chất cần thiết, chế độ làm việc và
sinh hoạt…
+ Kiến thức về khám thai định kỳ:
Mục đích của khám thai định kỳ là theo dõi sự phát triển, thay đổi của mẹ
hay tình trạng bệnh lý của mẹ như cân nặng, ăn uống, nám mặt, sạm da, cao
huyết áp do thai, bệnh tim mạch... và phát hiện những bất thường của thai.
Ba tháng đầu (tuần đầu đến tuần thứ 13): giai đoạn hình thành, hoàn thiện



các cơ quan, cũng là thời gian dễ sẩy thai nhất.
Mục đích khám thai trong giai đoạn này:
-

Xác định việc có thai bằng: lâm sàng, siêu âm, thử b-HCG.

-

Xác định thai phụ có giữ thai hay không, tuổi thai và dự kiến sinh

-


Xác định tiền căn sản khoa, tiền căn tổng quát, và vấn đề sức khoẻ hiện có.

-

Đánh giá những yếu tố nguy cơ: thể trạng, bệnh lý, tiền căn SK

-

Tư vấn về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt khi mang thai.

-

Các cận lâm sàng cần thiết khi mang thai và lập kế hoạch khám thai.
Ba tháng giữa (tuần thứ 14 đến tuần thứ 27): Mục đích khám thai:


-

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ.

-

Đánh giá sự phát triển của thai, ghi nhận các dị tật bẩm sinh.

-

Tiêm VAT mũi 1.


11

Ba tháng cuối (tuần thứ 28 đến tuần thứ 40): giai đoạn tăng trọng, cũng là



giai đoạn thường xảy ra các biến chứng của thai kỳ như cao huyết áp thai
kỳ, xuất huyết do nhau tiền đạo ….
Mục đích khám thai:
-

Kiểm tra, đánh giá sự phát triển của thai.

-

Xác định ngôi thai, phát hiện sớm bất xứng đầu chậu.

-

Đánh giá sức khỏe thai phụ.
Dự kiến ngày sinh, phương pháp sinh, hướng dẫn chọn nơi

-

sinh an toàn.
Tiêm VAT mũi 2.

-

+ Kiến thức về tiêm phòng uốn ván:
Trong quá trình khám thai, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván 2 mũi,
kể từ tháng thứ 4 trở đi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, mục đích đề phòng 1 trong

5 tai biến sản khoa, giảm nguy cơ tử vong cho mẹ và con. Bộ Y tế đã công bố
tình hình tai biến sản khoa của phụ nữ Việt Nam năm 2008, 2009 như sau [13]
1. Băng huyết: năm 2008 có 2310 ca mắc trong đó 54 ca tử vong, đến năm
2009 giảm xuống còn 1990 ca mắc nhưng số ca tử vong lại tăng trong đó 65 ca
tử vong
2. Sản giật : năm 2008 có 482 ca mắc, tử vong 12 ca, năm 2009 co 460 ca
mắc và 6 ca tử vong
3. Nhiễm trùng hậu sản: năm 2008 có 305 ca mắc, 4 ca tử vong, năm 2009
có 291 ca mắc và 3 ca tử vong
4. Vỡ tử cung: năm 2008 có 66 ca mắc (tử vong 4 ca), năm 2009 có 57 ca
mắc trong đó tử vong 3 ca
5. Uốn ván: năm 2008 có 34 ca mắc trong đó 25 ca tử vong, năm 2009 có 33
ca mắc, trong đó tử vong 27 ca
+ Kiến thức về uống viên sắt và bổ sung dưỡng chất cần thiết:


12
Sắt không chỉ có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo máu mà còn có
mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển não bộ của thai nhi trong bụng mẹ. Phụ
nữ mang thai thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi mà còn tác
động tới chính trí tuệ của bé sau này. Sắt có vai trò then chốt trong việc duy trì
đủ lượng ôxi cung cấp cho thai nhi, đảm bảo sự phát triển bình thường của bé
trong bụng mẹ và phòng ngừa sinh non. Chính vì vậy, sắt cũng rất cần thiết để
não trẻ phát triển toàn diện. Những loại thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt,
cá, ngũ cốc, các loại đậu và các loại rau lá xanh đậm…
Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai cần được cân bằng, nhiều chất đạm, ít
chất béo, tức không ăn nhiều mỡ. Nên ăn thịt nạc, ăn nhiều rau củ tươi, trái cây
để có nhiều chất xơ (fiber), Calcium, chất sắt, các sinh tố nhất là sinh tố A, C.
+ Chế độ làm việc và nghỉ ngơi:
Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ tuyệt đối không được làm những

công việc nặng nhọc quá sức như: bốc vác nặng, ngâm mình dưới bùn nước, đi
bộ quá nhiều… Khi mang thai, cơ thể người mẹ thường gặp những vấn đề khó
chịu nhất định. Vì vậy, việc nghỉ ngơi rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động,
làm việc hợp lý sẽ giúp cho mẹ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ở giai đoạn cuối của thai kì, thai phụ cần chú ý nghỉ ngơi, thư giãn. Có nhiều
thai phụ sinh con lần đầu thường xuất hiện tâm lí lo lắng, sợ sệt. Điều này là
không nên. Việc nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng. Nó giúp con người hồi
phục lại sức khoẻ tiêu hao sau một ngày lao động mệt nhọc. Do vậy thai phụ cần
thiết nghỉ ngơi hợp lí để không bị mất sức. Đặc biệt, với những người mẹ sức
khỏe yếu, ăn uống thiếu thốn càng cần được nghỉ ngơi nhiều, nhất là đảm bảo
ngủ đủ giấc mỗi ngày.
1.4. Những thay đổi về sinh lý, tâm lý thường gặp ở phụ nữ mang thai
1.4.1. Những thay đổi sinh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai
 Thay đổi ở vú:


13
Tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển làm vú to và căng lên. Người phụ nữ
có cảm giác cương vú. Tuần hoàn tăng, tĩnh mạch phồng, núm vú to, quầng vú
sẫm mầu, nụ Montgomery nổi. Có thể ra sữa loãng khi nắn nhất là vào những
tháng cuối.
 Thay đổi ở hệ thống xương:
Đặc biệt là khi khớp mềm và giãn, nhất là ở những khớp khung chậu. Các
khớp mu, khớp cùng - cụt đã giãn và mềm ra làm cho khung chậu dễ dàng thay
đổi và tăng độ rộng giúp cho cuộc đẻ được dễ dàng hơn.
 Thay đổi ở da:
Da có thể có những vết rám, nhất là ở mặt, hai bên gò má khiến người phụ
nữ có mang có một vẻ đặc biệt. Ngoài ra vết rám có thể ở thành bụng, ở đường
trắng giữa. Thành bụng giãn nở đột ngột nên bị rạn nứt ra. Ở người con so, các
vết rạn nứt có mầu xanh sẫm do các sắc tố sắt bị đọng lại. Sau khi đẻ, các vết rạn

không mất đi nhưng nhạt mầu dần, để lại mầu trắng xà cừ.
 Thay đổi trong hệ tuần hoàn:
- Khối lượng máu: trong khi có thai, khối lượng máu tăng lên khoảng 1500
ml, có khi tăng gấp rưỡi so với lúc bình thường. Nghĩa là khi bình thường cơ thể
có 4 lít thì khi có thai có thể tăng lên đến 6 lít. Nhưng tăng nhiều về mặt huyết
tương hơn là huyết cầu. Do đó số lượng hồng cầu trong máu hơi giảm, tỷ lệ
huyết sắc tố giảm, tốc độ huyết trầm giảm. Sự tăng này đáp ứng một phần những
đòi hỏi của sự tăng huyết lưu, làm cho lưu lượng máu trong tuần hoàn tử cung rau được nâng cao.
- Thiếu máu: Sự tăng thể tích này còn giải thích hiện tượng loãng máu có xu
hướng làm thiếu máu nhược sắc, và giảm áp suất thẩm thấu.
- Tim: cơ hoành bị đẩy lên cao, tư thế của tim cũng thay đổi. Tim bè ngang,
bề cao giảm nhưng diện tim không thay đổi. Cung lượng tim cũng tăng lên 50%,
tăng cao nhất vào tháng thứ 7, sau đó giảm dần cho tới khi đẻ. Nhịp tim tăng lên.


14
Tiếng thổi tâm thu có thể nghe thấy, tiếng thổi cơ năng vào những tháng cuối, có
thể do độ nhớt của máu giảm xuống là chính.
- Mạch máu: khi có thai nhiều tháng, tử cung to đè vào tĩnh mạch chủ dưới và
các tĩnh mạch tiểu khung làm ứ huyết chi dưới, làm cản trở lưu thông của tuần
hoàn, do đó huyết áp tĩnh mạch tăng lên. Huyết áp động mạch không thay đổi
mặc dầu cung lượng tim tăng lên, vì các mạch máu đã dài và to ra. Các tĩnh
mạch phồng lên nhất là những tĩnh mạch ở chi dưới và âm hộ. Tại trực tràng, vì
có phồng tĩnh mạch và táo bón nên sản phụ hay bị trĩ.
 Thay đổi về hô hấp:
Vào những tháng cuối, tử cung to, đẩy cơ hoành lên phía trên, người phụ
nữ thở nông và nhanh. Ở những người có tử cung quá to như trong trường hợp
thai to, song thai, đa ối, thường hay có khó thở, thở nhanh.
 Thay đổi về tiêu hoá:
Trong ba tháng đầu, thai phụ hay bị nôn, buồn nôn, thích ăn thức ăn lạ,

thường được gọi là ăn dở, ăn của chua, quen được coi là triệu chứng nghén. Có
lẽ là do những rối loạn về nội tiết gây ra. Từ tháng thứ 4 trở đi, những triệu
chứng trên hết đi, thai phụ ăn uống trở lại bình thường và sức ăn tăng lên so với
trước khi có thai. Đai tiện thường bị táo bón do nhu động ruột bị giảm và đại
tràng bị chèn ép.
 Thay đổi về tiết niệu:
Niệu quản bị giảm trương lực cơ, thường giảm nhu động, dài và cong
queo, do đó dẫn lưu nước tiểu kém. Nhất là trong khi tử cung phát triển to chèn
ép vào niệu quản, tình trạng ứ nước tiểu ở bể thận dễ xẩy ra, viêm thận và bể
thận do ứ nước tiểu và nhiễm khuẩn ngược chiều không phải là hiếm gặp.
 Thay đổi về thần kinh:
Trong khi có thai dễ có những thay đổi về tâm lý, cảm xúc. Người phụ nữ
hay cáu gắt, trí nhớ bị giảm sút. Ngoài ra còn những thay đổi về giao cảm và phó


15
giao cảm. Những triệu chứng kém ăn, mất ngủ, buồn nôn, trong những tháng
đầu có thể phần nào do những thay đổi về thần kinh gây ra. Những thay đổi về
thần kinh có liên quan mật thiết với những thay đổi nội tiết.
1.4.2. Những thay đổi tâm lý thường gặp ở phụ nữ mang thai
Mang thai là một trong những thời kỳ hạnh phúc và thiêng liêng nhất trong
đời người phụ nữ. Quá trình người phụ nữ chuẩn bị chào đón đứa con khỏe
mạnh ra đời là bước khởi đầu trong giai đoạn làm mẹ. Tuy nhiên, đi cùng với
niềm vui sướng và nghĩa vụ thiêng liêng đó là những lo lắng của người phụ nữ
như: giới tính thai nhi, sức khỏe của mẹ, sức khỏe của con, tình trạng sinh, kinh
tế gia đình...
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân có những thay
đổi đáng kể. Song bên cạnh đó, tư tưởng muốn có con trai vẫn tồn tại ở nhiều
làng quê. Đó là áp lực tâm lý rất lớn mà phụ nữ mang thai phải gánh chịu. Trong
3 tháng đầu, bản thân thai phụ và gia đình rất hồi hộp về giới tính thai nhi. Sau

đó hoặc là sự vui mừng, phấn khởi khi đạt được kỳ vọng hoặc là sự thất vọng,
chán nản nếu giới tính thai nhi không phù hợp với mong muốn. Áp lực tinh thần
này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của thai.
Phụ nữ có nội tiết kém, bị các bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh về hô hấp,
xương khớp, viêm phụ khoa… thường lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình
trong suốt quá trình mang thai. Đó là sự lo sợ về khả năng phát triển của thai
nhi, nguy cơ lây truyền cho con và tình trạng sức khỏe của chính bản thân ở
những tháng cuối của thai kỳ. Ví dụ: thai phụ có bệnh lý tim mạch, nhất là tim
bẩm sinh, bệnh lý van tim hậu thấp. Trong lúc mang thai, có sự tăng làm việc
của tim nên có thể làm gia tăng mức độ suy tim trong lúc mang thai và sau sinh.
Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể gây khó khăn trong giai đoạn nuôi con bằng
sữa mẹ. Bên cạnh đó, trọng lượng của thai nhi, chế độ nghỉ ngơi và bồi dưỡng
ít… cũng là yếu tố khiến bà mẹ lo lắng về sức khỏe của thai nhi.


16
Như chúng ta đã biết, khi mang thai và sau khi sinh, phụ nữ cần phải được
nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Song không phải gia đình nào cũng dành những ưu tiên
đặc biệt đó cho bà mẹ trẻ em, đặc biệt ở nông thôn. Do đó, nhiều chị em sắp đến
kỳ sinh nở vẫn phải lao động nặng nhọc với tư tưởng “làm nhiều sau dễ đẻ” đã
dẫn đến tình trạng sinh non. Với những phụ nữ mang thai lần đầu, họ thường tỏ
ra lo lắng về việc đau đẻ, sự bất trắc có thể xảy ra, sinh thường hay sinh mổ…
khi ngày sinh cận kề. Một nguyên nhân nữa của sự lo sợ khi sinh con là do ảnh
hưởng từ những kinh nghiệm không tốt tới quá trình mang thai và sinh đẻ, có thể
là chính mẹ đẻ hoặc người thân của họ. Đó là những yếu tố cơ bản khiến phụ nữ
mang thai lo lắng về cuộc đẻ sắp tới.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn bị đè nặng bởi áp lực kinh tế. Với những gia
đình kinh tế khá, nguồn thu tương đối ổn định, có sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế, sự
trợ giúp của người thân… tạo tâm lý thoải mái cho thai phụ. Tuy nhiên, số đông
phụ nữ Việt Nam vẫn phải quan tâm đến vấn đề kinh tế trong suốt thai kỳ, đặc

biệt là phụ nữ vùng nông thôn. Bởi họ vừa là đối tượng cần được nghỉ ngơi song
vừa là lực lượng sản xuất chính của gia đình, từ việc đồng áng đến vai trò của
người phụ nữ trong gia đình, cùng một lúc họ phải đảm nhận nhiều vai trò khác
nhau. Vì thế, họ thường có tâm lý “làm cố”, lo sợ lúc sinh con không có ai làm
thay hoặc làm để có tiền chuẩn bị cho sinh nở như: viện phí, sữa…
Bên cạnh những lo lắng như đã nói ở trên, trong quá trình mang thai nhiều
thai phụ có những rối loạn tâm lý. Trong một nghiên cứu của Mỹ đã khảo sát
hơn 1.800 thai phụ tại các phòng khám sản phụ khoa thì có 17% (276 trường
hợp) được xác định là bị rối loạn tâm lý và 23% từng có tiền sử bị rối loạn tâm
lý mà có nguy cơ bị tái lại bất kỳ lúc nào trong quá trình mang thai. 2/3 trong số
những thai phụ bị rối loạn tâm lý chưa bao giờ được điều trị bằng thuốc hay một
liệu pháp tâm lý cụ thể. Ở 33% còn lại thì thường uống thuốc chống suy nhược
thần kinh với chu trình trị liệu thường ít nhất là 6 tuần.
Những biểu hiện rối loạn tâm lý thường gặp trong thai kỳ:


17

-

Stress tâm lý: Các nghiên cứu cho thấy stress trong thời gian

mang thai có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai. Phụ nữ có thai với thời
gian thai kỳ ngắn hơn, tỉ lệ thai chết lưu cao hơn và tác động này rõ nét nhất nếu
bị stress ở 3 tháng đầu thai kỳ. Còn nếu stress xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ thì
nguy cơ cao nhất là thai nhẹ ký. Dù stress xảy ra ở bất cứ thời điểm nào cũng
làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh.
-

Trầm cảm: tần suất rối loạn trầm cảm chủ yếu trong thời gian


mang thai ở phụ nữ khoảng từ 13% - 20%. Trầm cảm còn liên quan đến các tai
biến khác như sẩy thai, chảy máu trong thời gian thai kỳ, sức đề kháng động
mạch tử cung cao hơn và gia tăng nguy cơ sinh mổ. Thai nhi của các bà mẹ trầm
cảm cũng biểu lộ sự khác biệt về hành vi trong tử cung. Nhịp tim của chúng
cũng khác biệt nếu so với thai nhi của nhóm bà mẹ không bị trầm cảm. Trầm
cảm có thể dẫn đến các hành vi có hại cho sức khỏe thai nhi ở bà mẹ như hút
thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma túy và tăng cân. Họ cũng ít khi khám thai định
kỳ, ăn kém dẫn đến tình trạng không tăng đủ trọng lượng cần thiết ở người mẹ
và khả năng tự chăm sóc bản thân cũng kém.


18
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu: 2 xã và một thị trấn của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình là:
Thị trấn Thanh Nê, xã Bình Minh và xã Vũ An

Kiến Xương nằm phía nam của tỉnh Thái Bình. Phía tây giáp huyện Vũ
Thư và Thành phố Thái Bình. Phía tây bắc giáp huyện Đông Hưng, đông bắc
giáp huyện Thái Thụy. Phía đông giáp huyện Tiền Hải. Phía nam giáp tỉnh Nam
Định (ranh giới là sông Hồng). Đầu năm 2008, huyện Kiến Xương có diện tích
tự nhiên là 19.920,73 ha (199,21 km2) và dân số là 223.179 nhân khẩu. Huyện
Kiến Xương hiện có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Thanh
Nê và 36 xã
Thanh Nê là một thị trấn thuộc phía Nam huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình, Việt Nam.Thị trấn có diện tích 6,82 km², dân số năm 2002 là 11.500
người, mật độ dân số đạt 1.686 người/km².

Bình Minh nằm ở khoảng trung tâm huyện Kiến Xương, phía Nam giáp thị
trấn Thanh Nê, phía Đông Nam giáp xã An Bồi, phía Đông Bắc giáp xã Thượng
Hiền, phía Bắc giáp xã Đình Phùng, phía Tây Bắc giáp xã Hòa Bình, phía Tây
và Tây Nam giáp xã Quang Bình
Vũ An là xã nằm ở phía tây huyện Kiến Xương, diện tích tự nhiên 321,8ha.
Dân số 4272 nhân khẩu, trong đó 2140 nam, 2132 nữ. 95% làm nông nghiệp.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
-

Toàn bộ phụ nữ đang mang thai tại các xã nghiên cứu không phân biệt tuổi,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình.

-

Sổ sách lưu trữ và báo cáo thống kê về tình hình chăm sóc sức khỏe sinh
sản tại các xã nghiên cứu

2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2012
2.2.

Phương pháp nghiên cứu


19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Đề tài được thiết kế theo phương pháp dịch tễ học
mô tả cắt ngang.
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu cho nghiên cứu
- Chọn huyện: chọn chủ định huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình là
huyện mang đầy đủ những nét đặc trưng của tỉnh như người dân chủ yếu làm
ruộng, khí hậu nóng ẩm, đời sống kinh tế văn hoá, thu nhập bình quân/đầu người

đạt mức độ trung bình so với toàn tỉnh.
- Chọn xã: tại huyện Kiến Xương chọn chủ định 2 xã, 1 thị trấn vào
nghiên cứu, đó là: thị trấn Thanh Nê, xã Bình Minh, xã Vũ An. Đây là các xã này
có đầy đủ những nét đặc trưng cho huyện Kiến Xương
- Chọn đối tượng điều tra: phụ nữ mang thai tại các xã nghiên cứu
* Cỡ mẫu:
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:

Trong đó:
n: là cỡ mẫu điều tra
Z: Hệ số tin cậy phụ thuộc vào ngưỡng xác suất α
(Với α = 0,05 thì Z(1- α/2) = 1,96)
p: tỉ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức đúng về chăm sóc trước sinh (50%)
d: sai số ấn định (d = 0,07)
Với các dữ liệu trên chúng tôi tính được n = 196 người. Thực tế đã điều
tra 238 phụ nữ mang thai
2.2.3. Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu
2.2.3.1. Thông tin chung về phụ nữ mang thai
- Tỷ lệ phụ nữ mang thai theo độ tuổi
- Nghề nghiệp của phụ nữ mang thai
- Trình độ học vấn của phụ nữ mang thai
- Số lần mang thai, số tháng của thai nhi
- Tỷ lệ thai nhi được xác định giới tính (tính từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9)
2.2.3.2. Tâm lý của phụ nữ mang thai.
- Mong muốn của thai phụ về giới tính của thai nhi
- Mong muốn của phụ nữ mang thai khi chưa biết giới tính thai nhi


20
- Mong muốn của gia đình chồng về giới tính của thai nhi

- Tâm lý của phụ nữ mang thai về sức khỏe thai nhi
- Tâm lý của phụ nữ mang thai về sức khỏe bản thân
- Tâm lý của phụ nữ mang thai về kinh tế gia đình
- PNMT thường tâm sự với ai khi có căng thẳng
2.2.3.3. Kiến thức của phụ nữ mang thai về chăm sóc thai
- Số lần đi khám thai của phụ nữ mang thai
- Địa điểm khám thai của phụ nữ mang thai
- Lý do đi khám thai của phụ nữ mang thai
- Lý do không đi khám thai của phụ nữ mang thai
- Số lần cần phải đi khám thai
- Kiến thức về lần khám thai 1, 2, 3
- Sự cần thiết của việc đi khám thai.
- Số lần đi tiêm phòng uốn ván
- Lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván
- Số bà mẹ uống viên sắt.
- Lợi ích của việc uống viên sắt
- Chế độ làm việc và sinh hoạt trong thời kỳ mang thai.
- Chế độ dinh dưỡng thai kỳ.
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin:
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua bộ phiếu điều tra để
thu thập các thông tin về nhân khẩu học (tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, học vấn),
tâm lý và kiến thức của phụ nữ mang thai.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi data 6.01 và xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Mọi thông tin về nhận thức, tâm lý và thực hành chăm sóc trước sinh của
đối tượng nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nghiên cứu .
- Các đối tượng được mời tham gia phỏng vấn có quyền từ chối tham gia.
- Những kiến nghị sẽ được phân tích và sử dụng vào mục đích chăm sóc

sức khỏe cho đối tượng nghiên cứu và được cộng đồng chấp nhận.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×